Giáo án Sinh học 8 - Năm học 2010 - 2011 - Tiết 23: Vệ sinh hô hấp

Giáo án Sinh học 8 - Năm học 2010 - 2011 - Tiết 23: Vệ sinh hô hấp

1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này phải:

 Về kiến thức:

- Trình bày được động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thể.

- Nêu rõ khái niệm dung tích sống lúc thở sâu ( bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).

- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.

- Trình bày được cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.

 Về kĩ năng:

- Quan sát, phân tích sơ đồ.

- Thực hành tưởng tượng.

- Hoạt động nhóm

 Nội dung trọng tâm:

- Tìm hiểu cơ chế thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và ở tế bào

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Năm học 2010 - 2011 - Tiết 23: Vệ sinh hô hấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Võ Thị Sáu Người soạn: Đào Trọng Điều
Lớp:8A Ngày soạn: / /
 Ngày dạy: / /
Tiết:23 Bài 22: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này phải:
Về kiến thức:
Trình bày được động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thể.
Nêu rõ khái niệm dung tích sống lúc thở sâu ( bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).
Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
Trình bày được cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. 
Về kĩ năng:
Quan sát, phân tích sơ đồ.
Thực hành tưởng tượng.
Hoạt động nhóm
Nội dung trọng tâm:
Tìm hiểu cơ chế thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
Phương tiện – thiết bị dạy học:
Giáo viên:
- Tranh phóng to hình 21.1, 21.2, 21.4 SGK
Học sinh:
- Xem trước bài mới.
Phương pháp và hình thức tổ chức:
Phương pháp chủ yếu:
 + Thuyết trình.
Kết hợp với phương pháp: 
 + Quan sát phương tiện trực quan.
 + Thảo luận nhóm 
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Trình bày khái niệm hô hấp
Kể tên các cơ quan của hệ hô hấp
Dạy bài mới:
ĐVĐ: Hô hấp gồm những giai đoạn nào? (sự thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và ở tế bào). Vậy các giai đoạn này diễn ra như thế nào, và chúng có mối liên quan như thế nào? Bài học hôm nay sẽ cho ta câu trả lời về vấn đề này. Chúng ta sẽ nghiên cứu bài: “Hoạt động hô hấp”
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình thông khí ở phổi
PPDH: quan sát phương tiện trực quan+thuyết trình
TG
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.Ở bài trước các em đã học về hô hấp. Vậy em nào hãy cho thầy biết:
+ Hô hấp có ý nghĩa như thế nào?
+ Vì sao chúng ta phải thở.
+ Thở bao gồm những cử động nào?
+ Nhịp hô hấp là gì?
- Yêu cầu HS quan sát H21.1 và 21.2 và cho biết:
+ Thông khí ở phổi được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan nào?
+ Khi các cơ hoành, cơ nâng sườn, cơ liên sườn ngoài co thì gây ra tác dụng gì?
- GV thông báo: Phổi có tính đàn hồi: khi lồng ngực rộng ra, phổi rộng theo, nên áp suất không khí trong phổi giảm làm cho không khí từ ngoài ùa vào phổi gây ra cử động hít vào; Khi các cơ trên giãn ra, lồng ngực bé lại, phổi xẹp xuống, áp suất không khí trong phổi tăng lên làm cho không khí từ phổi bị tống ra ngoài: đó là sự thở.
- Cho HS tiến hành thảo luận nội dung SGK:
+ Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra.
+ Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào.
- Sau quá trình thông khí ở phổi là quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào. Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này 
- Đọc thông tin SGK. Nhớ lại kiến thức và trả lời:
+ Cung cấp khí oxi, đồng thời thảy CO2.
+ Thở giúp cho không khí trong phổi thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 để cung cấp cho liên tục cho máu đưa tới tế bào
+ Thở bao gồm những cử động hít vào và thở ra, nhờ đó không khí từ môi trường ngoài vào được trong phổi và không khí từ phổi ra được môi trường ngoài.
+ Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong 1 phút.
- Quan sát hình SGK.
+ Cơ hoành và cơ liên sườn, cơ nâng sườn là chủ yếu
+ Cơ hoành co làm lồng ngực rộng thêm về chiều phía dưới; Cơ nâng sườn, cơ liên sườn ngoài co làm lồng ngực rộng thêm về phía trước và hai bên.
- Thảo luận theo yêu cầu:
+ Cơ hoành co làm lồng ngực rộng thêm về chiều phía dưới; Cơ nâng sườn, cơ liên sườn ngoài co làm lồng ngực rộng thêm về phía trước và hai bên. Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
+ Phụ thuộc vào: tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, sự luyện tập.
I. Thông khí ở phổi:
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp: hít vào và thở ra.
- Sự hoạt động chủ yếu của các cơ hoành, cơ liên sườn và cơ nâng sườn làm thay đổi thể tích lồng ngực trong cử động hô hấp.
- Dung tích phổi phụ thuộc vào tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, sự luyện tập.
- Thông khí ở phổi giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về trao đổi khí ở phổi và tế bào.
PPDH: Thuyết trình+hoạt động nhóm
a) Trao đổi khí ở phổi:
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết:
+ Tỉ lệ của O2, CO2, N2, H2O khi hít vào và thở ra.
+ Tỉ lệ khí O2 hít vào nhiều hơn tỉ lệ O2 thở ra chứng tỏ điều gì?
+ Tỉ lệ CO2 và hơi nước thở ra nhiều hơn hít vào là do đâu? 
+ Tỉ lệ N2 không thay đổi nói lên điều gì?
ó Đây là quá trình trao đổi khí ở phổi.
b) Trao đổi khí ở tế bào:
- Sự trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào: Chính tế bào mới là nơi sử dụng O2 và thải CO2.
+ Như vậy thực chất của sự hô hấp xảy ra ở đâu
 + Các khí trao đổi ở phổi và tế bào tuân theo cơ chế nào?
- Nghiên cứu SGK và trả lời:
+ Tỉ lệ O2 hít vào nhiều hơn tỉ lệ O2 thở ra. Tỉ lệ CO2 và hơi nước thở ra nhiều hơn hít vào. Tỉ lệ N2 không thay đổi
+ Có hiện tượng O2 từ phế nang vào máu.
+ Do CO2 và hơi nước từ trong máu đi vào phế nang.
+ Cơ thể không cần CO2
+ Như vậy thực chất của sự hô hấp xảy ra ở tế bào.
+ Cơ chế khuếch tán.
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào:
1) Trao đổi khí ở phổi: 
+ O2 khuếch tán từ không khí vào máu.
+ CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang
2) Trao đổi khí ở tế bào: 
+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Cũng cố:
So sánh sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
Dặn dò:
Học bài cũ.
Xem bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • dochoat dong ho hap.doc