Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 8

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

MÔN LỊCH SỬ 8

Câu 1: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?

Câu 2: Chứng minh khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 3: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX?

Câu 4: Vì sao những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không được thực hiện?

Câu 5: Trình bày nội dung, mục đích của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Câu 6: Vì sao đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước Việt Nam lại muốn noi theo con đường của Nhật Bản?

Câu 7: Nêu những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918?

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1032Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN LỊCH SỬ 8
Câu 1: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
Câu 2: Chứng minh khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 3: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX?
Câu 4: Vì sao những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không được thực hiện?
Câu 5: Trình bày nội dung, mục đích của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Câu 6: Vì sao đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước Việt Nam lại muốn noi theo con đường của Nhật Bản?
Câu 7: Nêu những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918?
	HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Câu 1: Phong trào Cần Vương:
Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó một phong trào yêu nước chống Pháp đã diễn ra sôi nổi trong cả nước – phong trào cần vương.
Phong trào phát triển qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là ở Trung Kì, Bắc Kì.
+ Giai đoạn 2 (1888-1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
Chiếu Cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng vì đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ có tinh thần yêu nước và khẳng khái, mong muốn giành độc lập dân tộc. Chiếu cần vương phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam.
Câu 2: Hương Khê:
Khởi nghĩa diễn ra với quy mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Trình độ tổ chức cao: nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ, mỗi quân thứ có vài trăm người, được chỉ huy thống nhất. Giữa các quân thứ có sự phối hợp khá chặt chẽ
Nghĩa quân sử dụng phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động và sáng tạo khi đánh địch gây cho chứng nhiều tổn thất nặng nề.
Khởi nghĩa diễn ra trong thời gian hơn 10 năm (1885-1896). Khởi nghĩa thất bại cũng là mốc kết thúc phong trào Cần Vương.
Câu 3: Nhận xét phong trào kháng chiến chống Pháp:
Phong trào diễn ra muộn (do thực dân Pháp bình định những vùng này muộn hơn so với vùng đồng bằng).
Diễn ra sôi nổi, rộng khắp ở nhiều vùng, miền của miền núi:
+ Ở Nam Kì: khi Pháp nổ súng xâm lược các dân tộc thiểu số đã phối hợp cùng người kinh chống Pháp như: người Thượng, Khơ me,
+ Ở Trung Kì: phong trào diễn ra sôi nổi tiêu biểu như Hà Văn Mao, dân tộc Mường
+ Ở Tây Nguyên: các Tù Trưởng như Nơ-Trang Gư, Ama-conđã lãnh đạo nhân dân chống Pháp.
Ở Tây Bắc: đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông đã tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích
- Phong trào đấu tranh của đông bào miền núi đã trực tiếp thức tỉnh tinh thần dân tộc, làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
Câu 4: Các đề nghị cải cách bị từ chối vì:
Mang tính chất lẻ tẻ , rời rạc, chưa xuất phát từ những cở sở bên trong, chưa động chạm đến các vấn đề của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Triều đình phong kiến bảo thủ bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi cải cách
Câu 5: Nội dung, mục đích của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:
* Nội dung:
- Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp ruộng đất lập đồn điền
- Trong công nghiệp:
- Trong giao thông vận tải:
- Trong thương nghiệp:	SGK, bài 29, mục 2 nhỏ, trang 138.
- Thuế:
* Mục đích: 
- Nhằm vơ vét tối đa sức người, sức của ở Đông Dương để làm giàu cho chính quốc.
Câu 6: Các nhà yêu nước Việt Nam lại muốn noi theo con đường của Nhật Bản:
- Trong bối cảnh các giai cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc, các tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu được truyền bá vào qua sách báo của Trung Quốc. Tấm gương Nhật Bản tự lực tự cường tiến hành duy tân, cải cách đã thoát khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản Phương Tây, trở thành nước tư bản hùng mạnh duy nhất ở Châu á, đánh thắng được đế quốc Ngakhiến các sĩ phu rất khâm phục.
- Xuất phát từ lòng yêu nước, lại được tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài, các trí thức nho học Việt Nam bấy giờ đã hướng theo gương Nhật Bản là nước đồng văn-đồng chủng.
Câu 7: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918:
5- 6 – 1911 NTT rời beebs cảng nhà rồng đi sang phuong Tây tìm con đường cứu nước mới.
Từ năm 1911 đến năm 1917 đi qua nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu. Người lao động, hoạt động, tìm hiểu thực tế của các nước tư bản và thuộc địa. 
Cuối năm 1917 người trở lại Pháp,.SGK, MỤC 3 Nhỏ, trang 148, bài 30.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SU 8(3).doc