Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 5 chuẩn

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 5 chuẩn

Tiết 17

Bài TỮ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

 I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương , biệt ngữ xã hội trong văn bản

II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1.Kiến thức

- Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

- Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phưng, biệt ngữ xã hội trong văn bản

- 2. Kỹ năng

-Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

-Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 5 chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
Ngày dạy 14-9-2011
Tiết 17
Bài TỮ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
 I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương , biệt ngữ xã hội trong văn bản
II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1.Kiến thức
Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phưng, biệt ngữ xã hội trong văn bản
2. Kỹ năng
-Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
-Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp
III HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
 3.Ổn định: 
4. Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Liên kết các đoạn văn trong văn bản có tác dụng như thế nào?
	HS 2: Để liên kết đoạn văn người ta dùng những phương tiện liên kết nào?
5Giới thiệu bài mới:
“Nếu anh có đi mô thì anh cũng nhớ về o”. Các em cho cô biết câu nói trên ở địa phương nào trong nước? 
Bài học hôm nay chúng ta sẽ biết thêm một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?
TG
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN DẠT
10p
20p
10p
Treo bảng phụ ghi 2 VD SGK.
-Trong 3 từ : bắp, bẹ, ngô đều có nghĩa là ngô nhưng từ nào được dùng phổ biến hơn? Tại sao?
-Vậy thế nào là từ ngữ địa phương?
- Treo bảng phụ, HS làm BT nhanh.
-Trong những từ sau từ nào là từ địa phương?
a: Cươi; b: Mè đen; c: Mô; d: Sân.
e: Vừng đen; g: Mẹ; h:Tui; k:Bu. 
-Hãy tìm 2,3 từ địa phương Hà Tĩnh.
- Treo bảng phụ ghi 2 VD trong SGK.
-“Mợ” và “Mẹ” trong đoạn văn trên cùng chỉ một đối tượng. Tại sao khi tác giả dùng mẹ, khi tác giả dùng mợ?
-Các từ “ngỗng”, “trúng tủ” có nghĩa là gì? Tầng lớp XH nào thường dùng các từ
ngữ này?
-Những từ ngữ vừa xét trên được gọi là biệt ngữ XH. Em hiểu thế nào là biệt ngữ XH?
 Bài tập nhanh: 
Các từ: Trẫm, khanh, long, sàng, ngự thiện có nghĩa là gì? 
 Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?
a- Mọi tầng lớp
b- Tầng lớp trí thức.
c- Tầng lớp vua , quan triều đình.
d- Tầng lớp nông dân.
-Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội khác nhau ở điểm nào?
-Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? Vì sao?
-Vì sao trong ví dụ này người ta vẫn sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
Có nên sử dụng loại từ ngữ này một cách tuỳ tiện không?
Bài tập 1:
? Tìm từ địa phương nơi em ở và từ toàn dân tương ứng?
GV nhận xét.
Bài tập 2:
Tìm một số biệt ngữ xã hội? Giải nghĩa?
BT3
-- Quan sát bảng phụ.
Ngô(bắc)
Bắp( nam)
- Trình bày nhận xét;
=>Ghi nhớ 1.
- Quan sát bảng phụ.
- Trình bày ý kiến.
=> Đáp án đúng: a, b,c, h, k.
- HS trình bày.
Đọc VD ở bảng phụ.
- Trả lời câu hỏi.
=> Ghi nhớ 2: SGK.
- Quan sát bảng phụ.
- Giải thích các từ theo sự hiểu biết.
-> Vua, quan triều đình.
- HS.
- Đọc ví dụ SGK.
=> Ghi nhớ: SGK.
Tầng lớp vua , quan triều đình
HS làm nhanh
I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG:
.
- Từ “ngô” dùng phổ biến vì từ có tính chuẩn mực cao được dùng rộng rãi (trong các tác phẩm, trong giấy tờ hành chính) => đó là từ toàn dân.
- Hai từ: “bắp”, “bẹ” chỉ dùng trong một phạm vi hẹp
*Từ ngữ địa phương.là từ ngữ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
.
II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI:
- - Trước CMT8, ở tầng lớp khá giả của xã hội “mẹ” được gọi bằng “mợ”, “cha” được gọi bằng “cậu” hoặc “thầy trong “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng”
- “Ngỗng”= điểm 2; “trúng tủ”= đúng các phần đã học, đã làm rồi => tầng lớp học sinh 
* Biệt ngữ xã hội: Từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 
III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI:
- Chú ý đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
- Tô đậm sắc thái địa phương.
- Tô đậm tầng lớp xuất thân, tính cách nhân vật.
- Không, dể gây sự khó hiểu.
- Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp
-Được sử dụng trong khẩu ngữ, giao tiếp với người cùng địa phương hoặc với người cùng tầng lớp xã hội với mình.
- Trong thơ văn tác giả sử dung hai lớp từ nầy thể hiện nét riêng về ngôn ngữ, tính cách của nhân vật
- Tránh lạm dụng hai lớp từ nầy
IV. LUYỆN TẬP:
- HS làm theo nhóm: 10 từ.
- Hãy xử hắn theo luật rừng-> không phải luật do nhà nước đặt ra mà do một nhóm người quy đinh.
- Tớ lại xơi gậy -> một điểm. Thường được HS, SV dùng.
- Chỉ được dùng ở trường hợp a.
* Ca dao:
Đứng bên ni đồng
IV.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC -5p
 Học bài; - Làm bài tập 4.
- Sưu tầm một số câu ca dao,hò, vè, thơ, văn có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Xem trước bài: Tóm tắt văn bản tự sự và luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
RÚT KINH NGHIỆM:
.. 
Ngày dạy15-9-2011
Tiết 18,19
Bài TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ 
 VÀ LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
 I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
-Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự
II TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1.Kiến thức
- Các yêu cầu đối với việc tóm tắt một văn bản tự sự
2. Kỹ năng
- Đọc hiểu nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự
-Phân biệt sự khác nhan giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết
Tóm tắt một văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng
III HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
 3.Ổn định: 
4. Kiểm tra bài: Kiểm ta sự chuẩn bị bài của HS
5. Giới thiệu bài mới :
Khi các em học văn trong các văn bản đã học có những văn bản dung lượng tình tiết câu chuyện rất dài mà thời lượng tiết học không cho phép chúng ta kể hết . điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết tóm tắt văn bản, hay khi trong cuộc sống kể một câu chuyện cho một ai đó nghe chúng ta không thể nào kể bài bản đòi hỏi phải kể tóm tắt . Vì vậy nhu cầu tóm tắt chuyện được đặt ra, bài học hôm nay giúp các em rõ điều đó.
TG
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG CẦN DẠT
10p
20p
50p
Thế nào là TTVBTS?
Mục đích của việc TTVBTS?
Khi tóm tắt phải đạt được yêu cầu gì?các bước TTVBTS?
- Sắp xếp theo suy nghĩ của cá nhân vào phiếu học tập.
=> Đại diện nhóm trình bày.
- nhóm bạn bổ sung
- Em hãy nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?
- Em thử tóm tắt đoạn trích?
- Tại sao nói VB “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng lại rất khó tóm tắt?
-Nếu muốn tóm tắt hai VB này chúng ta phải làm gì?
- Hai VB này rất khó tóm tắt vì đây là những VB trữ tình, chủ yếu miêu tả những diễn biến trong đời sống nội tâm của nhân vật, ít các sự việc kể lại
- Muốn tóm tắt hai VB này thì trên thực tế chúng ta phải viết lại truyện. Tất nhiên nếu viết lại truyện thì yếu tố biểu cảm trong hai VB giảm đi nhiều.
=> Đây là công việc rất khó khăn, cần phải có thời gian và vốn sống mới thực hiện được.
HS TL SGK
- Đọc thầm mục 1
.- Bản tóm tắt đã nêu tương đối đầy đủ các sự kiện, nhân vật, nhưng trình tự còn lộn xộn.
I.THẾ NÀO LÀ TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
- Dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn , trung thành với nội dung chính của tác phẩm đó nhằm phục vụ cho học tập và trao đổi mở rộng hiểu biết về văn học.
II CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
 1.Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
-Trung thành với văn bản chính gồm:- các sự việc tiêu biểu, nhân vật, các chi tiết quan trọng.
2.Các bước tóm tắt văn bản tự sự
+Đọc và hiểu đúng chủ đề văn bản
+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt
+ Sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lý
+Viết văn bản tóm tắt
-Yêu cầu: phản ánh trung thành nội dung văn bản tóm tắt
HS III LUYỆN TẬP
-Tóm tắt truyện ngắn “ Lão Hạc”
- Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
- Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu vàng.
- Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán chó mặc dù việc bán chó khiến lão rất buồn bã và đau xót.
- Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn.
- Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão
- Một lần ông lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ đánh bã một con chó và ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu.
- Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
- Lão Hạc đột ngột chết dữ dội.
- Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh
 Tư và ông giáo hiểu.
-Tóm tắt đoạn “tức nước vỡ bờ”
 Buổi sáng hôm ấy, cháo chín, chị Dậu ngả mâm bát múc ra la liệt. Anh Dậu vẫn ốm rề rề, run rẫy cất bát cháo, mới kề đến miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào. Mặc dù chị Dậu hạ mình van xin, hai tên tay sai đó vẫn sấn sổ vào trói anh Dậu. Tức quá, không chịu được, chị Dậu chống tay cự lại quyết liệt. Chị Dậu túm ấy cổ tên cai lệ, ấn giúi ra cửa, hắn ngã chỏng quèo và túm lấy tóc tên người nhà lí trưởng, lẳng một cái hắn ngã nhào ra thềm.
IV.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 10p
- Củng cố kiến thức-
Tuyên dương HS có khâu chuẩn bị bài tốt có nhiều đóng góp xây dựng tiết học 
-Đọc hai văn bản đọc thêm SGKtrang 62,63
RÚT KINH NGHIỆM:
.. 
Ngày soạn:16 -9-2011
Tiết 20: 
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	1.Kiến thức- Ôn lại kiến thức về kiểu bài tự sự. Tích hợp với các văn bản tự sự đã học trong chương trình 6, 7, 8.
	2.Kĩ năng: Rèn luyện lĩ năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng xây dựng VB.
 3.Thái độ:Theo dõi quá trình chữa bài của GV: ý thức sữa lỗi HS
II- CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: chấm bài, lưu ý những ưu khuyết điểm của các bài làm, và nhận xét chất lượng bài viết của HS.
	- Ghi lại những lỗi cần phải sửa chữa, những bài làm có nội dung tốt, những câu văn hay, những ý văn đẹp.
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
 1.ồn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới
	I- Nhận xét, đánh giá chung
	1/ HS đọc lại đề GV ghi lên bảng, nêu mục đích, yêu cầu của bài viết.
	* Mục đích:
	Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, kết hợp kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7. Luyện viết đoạn văn và bài văn.
	* Yêu cầu:
	- Viết đúng thể loại tự sự.
	- Có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	- Ghi lại được ít nhất là một kỉ niệm đáng nhớ.
	- Diễn đạt trôi chảy, chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ.
	2/ Nhận xét về kết quả bài làm:
	a/ Ưu điểm:
- Phần lớn bài làm trình bày được VB đúng thể loại tự sự.
- Có nhiều bài viết biết cách sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đánh giá xen kẽ.
- Một số bài ghi lại kỉ niệm về cô giáo cũ
- Có cảm xúc chân thành, lời văn có chọn lọc, diễn đạt trôi chảy, bố cục 3 phần cân đối
Các bài tiêu biểu
	b/ Khuyết điểm:
- Phần lớn hành văn viết khô khan, ít có cảm xúc.
- Một số bài sa vào tả cô giáo, một số bài nặng về cảm xúc.
- Sai nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ ngữ, dấu câu.
- Một số bài có nội dung sơ sài.
- Một số ít bài bố cục thiếu cân xứng.
- Đặc biệt có em chưa biết cách trình bày một bài văn, thường dùng các gạch đầu dòng.
Cụ thể:
+ HS viết sai nhiều lỗi chính tả: em............................................................................
+ Lỗi dùng từ, lỗi dùng dấu câu: em...........................................................................
+ Bài có bố cục không cân xứng: em.........................................................................
+Bài chưa biết cách trình bày: 	em..............................................................................
+ Bài sa vào miêu tả : em.............................................................................
 II- Kết quả cụ thể:
	 Lớp: 8A1 Lớp 8A2 Lớp 8 A3
 - Điểm 9: ......bài Điểm 9:......bài Điểm 9.bài
 - Điểm 8: ......bài.	 Điểm 8:......bài Điểm 8bài
- Điểm7: ......bài.	 Điểm 7:......bài Điểm 7bài
- Điểm 6: .......bài	 Điểm 6:.......bài Điểm 6bài
- Điểm 5: ......bài	. Điểm 5:.......bài Điểm 5bài
- Điểm 4: ......bài	 Điểm 4:......bài Điểm 4bài
- Điểm 3,2,1 .....bài. Điểm 3.2.1:.....bài Điểm 3,2,1bài
 III- Giáo viên đọc bài khá cho cả lớp nghe, trả bài cho HS, học sinh tham khảo bài của nhau.
- Hướng dẫn HS chữa lỗi 
-Vào điểm sổ lớn
I.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Ôn lại lí thuyết văn tự sự, văn biểu cảm.
- Những bài đạt điểm thấp ( dưới 5) làm lại bài.
- Rèn kĩ năng viết chữ để chuẩn bị cho bài viết số 2.
- Đọc kĩ VB và soạn bài “Cô bé bán diêm”.
 	RÚT KINH NGHIỆM:
.. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tuan 5 chuan.doc