Giáo án Tuần 21 - Ngữ văn 8

Giáo án Tuần 21 - Ngữ văn 8

QUÊ HƯƠNG

 ( Tế Hanh )

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

+ Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.

+ Thấy được những nét đặc sắc NT của bài thơ.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn học, phân tích nghệ thuật nhân hóa, so sánh,

3- Thái độ: Qua bài thơ, giáo dục lòng yêu quê hương, con lao động.

B- Chuẩn bị:

- GV: Soạn GA, chân dung tác giả, một số bài phê bình văn học về bài thơ “ Quê hương”.

- HS: Chuẩn bị SGK, soạn bài đầy đủ.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 21 - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Tiết 77
Soạn: 2 / 01 / 2011
Dạy: / / 2011
Quê hương
 ( Tế Hanh )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. 
+ Thấy được những nét đặc sắc NT của bài thơ. 
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn học, phân tích nghệ thuật nhân hóa, so sánh, 
3- Thái độ: Qua bài thơ, giáo dục lòng yêu quê hương, con lao động.
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn GA, chân dung tác giả, một số bài phê bình văn học về bài thơ “ Quê hương”.
- HS: Chuẩn bị SGK, soạn bài đầy đủ.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhớ rừng” ? ND chính và nghệ thuụât tiêu biểu của bài thơ ?
? Đọc đoạn thơ mà em cho là hay nhất trong bài thơ “ Nhớ rừng” và nêu cảm nhận của em về đoanh thơ đó ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
* Nội dung dạy học cụ thể:
* GVgiới thiệu ảnh chân dung nhà thơ Tế Hanh:
? Giới thiệu nét chính về tác giả?
- Nguồn cảm hứng lớn là nỗi nhớ quê hương miền Nam và niềm khao khát tổ quốc thống nhất -> Có thể nói Tế Hanh là nhà thơ của quê hương. 
- GV giới thiệu cách đọc: đọc nhẹ nhàng, bay bổng, cảm xúc thiết tha.
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc NXét.
? Nêu các từ khó không hiểu trong bài ?
+ HS nêu, bạn giải thích, GV chốt ý đúng.
? Nêu xuất xứ của bài thơ ?
? Bố cục của bài thơ ?
+ 2 câu đầu: giới thiệu chung về làng quê
+ 6 câu tiếp: cảnh ra khơi
+ 8 câu tiếp: cảnh thuyền cá trở về
+ 4 câu cuối: nỗi nhớ quê hương
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? ( 8 chữ)
- Làng quê của tác giả được giới thiệu ở hai câu mở đầu có gì đặc biệt?
( bình dị, tự nhiên, giới thiệu chung về làng quê của mình, chỉ có ý nghĩa thông tin)
- Đoàn thuyền ra khơi trong khung cảnh ntn?
(bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh đ phù hợp với tâm trạng phấn chấn).
- Hình ảnh chiếc thuyền được miêu tả bằng BPNT gì? Tác dụng của BPNT đó?
- Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng?
- Chi tiết nào đặc tả con thuyền? ( cánh buồm). Có gì độc đáo trong chi tiết này? (so sánh ẩn dụ)
đ hình ảnh giàu ý nghĩa và đẹp đ bút pháp lãng mạn.
? Bức tranh trong SGK minh họa điều gì ?
? Cảnh dân chài đón thuyền trở về được miêu tả ntn?
? Người dân chài được miêu tả ntn? Cảm nhận của em về người dân chài qua những chi tiết đó? 
? Khi miêu tả chiếc thuyền, tác giả sử dụng BPNT gì ? Tác dụng của BPNT đó? Từ đó em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tâm hồn tác giả?
(sự nhạy cảm, tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương)
- Trong xa cách, lòng tác giả nhớ tới những điều gì nơi quê nhà?
- Giọng thơ ở khổ kết ntn? (giản dị, tự nhiên)
- Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả ?
? Bài thơ có những nét đặc sắc NT gì nổi bật? 
? Theo em bài thơ được viết theo phương thức nào?
( là thơ trữ tình, phương thức biểu cảm)
? Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì về cuộc sống người dân làng chài và tình cảm của nhà thơ với quê hương ?
* HS đọc ghi nhớ.
I – Đọc và tìm hiểu chung: 
1 – Về tác giả:
+ Tế Hanh ( 20-6-1921 ) ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi
+ Là nhà thơ của quê hương. 
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
b- Xuất xứ : 
Rút trong tập “ Nghẹn ngào ” ( 1939 ), sau in trong tập “ Hoa niên” ( 1945 ).
c- Bố cục : 4 phần
d- thể thơ : 8 chữ
II - Phân tích: 
1 - Cảnh ra khơi:
- Hình ảnh so sánh, động từ mạnh
 -> diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền -> toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ khỏe đẹp hùng tráng của con người.
- Hình ảnh cánh buồm trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Đó chính là biểu tượng của làng chài.
2. Cảnh thuyền chài về bến:
- Cảnh sống lao động náo nhiệt đầy niềm vui.
- Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn, có tầm vóc phi thường.
- Con thuyền được nhân hóa 
-> gắn bó mật thiết với sự sống con người 
=> Thể hiện tâm hồn tinh tế của tác giả.
3 - Nỗi nhớ quê hương:
- Nỗi nhớ chân thành, da diết.
=> Lòng yêu quê hương sâu nặng.
III. Tổng kết
- NT : Sự sáng tạo hình ảnh thơ : vừa chân thực, vừa bay bổng, lãng mạn.
- ND:
+ Cảnh thiên nhiên tươi sáng, sinh động.
+ Người lao động khỏe khoắn, tươi vui, đầy sức sống.
+ Tình yêu quê hương thiết tha, đằm thắm.
* Ghi nhớ – SGK / Tr. 18
HĐ 4- Củng cố: 
? Đọc diễn cảm bài thơ ?
? Nhận xét về bức tranh làng chài trong bài thơ ?
? Qua bài thơ, hãy chứng minh rằng: Tế Hanh là nhà thơ của quê hương ?
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học thuộc lòng, hiểu ND, NT của bài thơ.
+ CBBM: Khi con tu hú.
 ---------------------------------
Tuần 21
Tiết 78
Soạn: 3 / 01 / 2011
Dạy: / / 2011
Khi con tu hú
 ( Tố Hữu )
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc sáng tạo,phân tích những hình ảnh sáng tạo bay bổng, câu hỏi tu từ.
3- Thái độ: Giáo duc HS trân trọng cảm phục người cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu độc lập, tự do.
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn GA, chân dung tác giả, một số bài phê bình văn học về bài thơ “ Quê hương”.
- HS: Chuẩn bị SGK, soạn bài đầy đủ.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Đọc thuộc 8 câu miêu tả cảnh đoàn thuyền về bến và phân tích 8 câu thơ đó ?
? Nỗi nhớ quê hương của tác giả được diễn tả ntn? Nét đặc sắc về NT của bài thơ ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
* Nội dung dạy học cụ thể:
* GVgiới thiệu ảnh chân dung nhà thơ Tố Hữu:
? Nêu vài nét khái quát về tác giả Tố Hữu ?
* HS nêu, bạn bổ sung. GV nhấn mạnh: 
+ Tố Hữu ( 1920-2002 ) 
+ Quê: Thừa Thiên Huế.
+ Giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.
+ T4 – 1939 bị TDP bắt giam ở nhiều nhà tù.
+ Đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng.
+ Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. 
+ Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCMinh về văn học nghệ thuật năm 1996.
+ Để lại nhiều tập thơ hay, có giá trị.
* Đoạn 1 đọc giọng vui tươi, náo nức. Đoạn 2 chuyển giọng uất ức, căm hờn.
? GT một số từ khó ?
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
? Bài thơ có bố cục NTN ? Phương thức biểu đạt chính ở mỗi phần ?
+ 2 phần:
- 6 câu đầu: Cảnh mùa hè ( Miêu tả )
- 4 câu cuối: Tâm trạng người tù ( Biểu cảm )
? Nhận diện thể thơ ?
+ Thể thơ lục bát.
? Nhận xét của em về nhan đề bài thơ và tác dụng của cách đặt nhan đề ấy ?
+ Là một mệnh đề
-> Gây sự tò mò, tạo sức hấp dẫn, luôi cuốn.
? Theo em, phương thức biểu đạt chính ở mỗi đoạn của bài thơ là gì ?
+ Đoạn 1: Chủ yếu là miêu tả
+ Đoạn 2: Biểu cảm là chính.
? Theo em, thể thơ lục bát có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ ?
+ 6 câu đầu gieo vần với những âm mở -> gợi sự thoáng đãng, thanh thoát.
I – Đọc và tìm hiểu chung: 
1 – Về tác giả:
+ Tố Hữu ( 1920-2002 ) 
+ Quê: Thừa Thiên Huế.
+ Giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.
+ Đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng.
+ Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. 
2- Tác phẩm:
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
b- Xuất xứ : 
Bài thơ sáng tác khi Tố Hữu đang bị giam ở nhà lao Thừa Phủ.
c- Bố cục : 2 phần
d- Thể thơ : Lục bát.
e – Nhan đề:
+ Là một mệnh đề 
-> Tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn.
II – Phân tích:
HĐ 4- Củng cố: 
? Đọc diễn cảm đoạn thơ 1 và 4 ?
? Cảm nhận của em về hai đoạn thơ đó ?
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ nội dung bài học. Học thuộc lòng đoạn thơ 1 và 4
+ Chuẩn bị tiếp các nội dung còn lại.
 ---------------------------------
Tuần 20
Tiết 79
Soạn: 3 / 01 / 2011
Dạy: / / 2011
Câu nghi vấn (tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
+ Học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
+ Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng câu nghi vấn.
3- Thái độ: Nghiêm túc học tập.
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án. Máy chiếu hoặc bảng phụ.
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị tốt các nội dung của bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, em hãy nêu dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
* Nội dung dạy học cụ thể:
* HS đọc đoạn trích trong SGK.
? Trong đoạn trích đó có câu nào là câu nghi vấn ?
+ Có 3 câu nghi vấn:
1- Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
2- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ?
3- Hay là u thương chúng con đói quá ?
? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ? 
( Các câu trên thường có những từ nào ? Kết thúc câu bằng dấu gì ? )
+ Thường có các từ : không, thế sao, hay là, 
-> Đó là các từ nghi vấn.
+ Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
? Kể thêm các từ nghi vấn ?
+ ai, gì, tại sao, sao không, ư, à, bao nhiêu, 
? Câu nghi vấn khi viết thì kết thúc bằng dấu chấm hỏi còn khi nói có gì khác về giọng điệu ? Em hãy thể hiện điều đó ?
+ Nhấn giọng cao hơn.
( HS thể hiện ví dụ. GV minh họa ).
? Các câu nghi vấn trên dùng để làm gì ?
+ Để hỏi ( về điều mình chưa rõ: đau không, sao khóc mãi, hay là thương các con đói ).
* GV: Dùng để hỏi là chức năng chính của câu nghi vấn, tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta có thể dùng câu nghi vấn để thể hiện thái độ chê bai hoặc để ra lệnh, yêu cầu,  Và cuối câu nghi vấn cũng có thể không dùng dấu chấm hỏi mà dùng dấu chấm than,  để thể hiện một dụng ý nào đó như nhấn mạnh yêu cầu, mệnh lệnh, 
VD: 
+ Trời rét thế này mà con mặc phong phanh thế hả ?
( -> Hỏi để thể hiện thái độ bực tức và yêu cầu con phải mặc áo ấm )
+ Các em để bộ mặt của cả lớp thế này ư ? 
( -> Hỏi để phê bình lớp lau bảng không sạch và yêu cầu lau bẳng lại.
Trong câu còn sử dụng BPTT nhân hóa, nói giảm nói tránh ).
? Qua tìm hiểu, em hãy cho biết thế nào là câu nghi vấn ?
+ HS trả lời. GV nhấn mạnh. HS đọc ghi nhớ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh các cặp câu sau và rút ra lưu ý:
+Tôi không biết nó ở đâu.
+ Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào.
- Các câu có chứa từ nghi vấn nhưng không phải là câu nghi vấn vì nội dung là để kể.
+ Nó ở đâu ?
+ Tiếng ta đẹp như thế nào ?
-> Là các câu nghi vấn vì nội dung là để hỏi.
+ Ai cũng biết.
+ Nó không tìm gì cả.
+ ở đâu cũng bán cá.
-> Không phải là câu nghi vấn vì các từ ( in đậm ) là từ phiếm định chứ không phải là từ nghi vấn .
+ Ai biết ?
+ Nó tìm gì ?
+ Cá bán ở đâu ?
-> Là các câu nghi vấn vì có chứa các từ nghi vấn và nội dung là để hỏi.
I . Đặc điểm hình thức và chức nămg chính:
1- Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
2- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ?
3- Hay là u thương chúng con đói quá ?
1- Hình thức:
+ Có từ nghi vấn
+ Cuối câu có dấu chấm hỏi
2- Chức năng:
+ Dùng để hỏi
( Chức năng chính )
+ Ngoài ra còn để yêu cầu, bộc lộ cảm xúc, 
3 . Ghi nhớ SGK / Tr. 11.
4- Lưu ý:
+ Phân biệt câu nghi vấn và có chứa từ nghi vấn nhưng để miêu tả, kể.
+ Phân biệt từ nghi vấn và từ phiếm định.
HĐ 4- Củng cố: Làm bài tập phần luyện tập để củng cố lí thuyết.
Bài 1- Xác định câu nghi vấn và đặc điểm cho biết đó là câu nghi vấn:
a) Chị khất tiền sưu ... phải không ?
b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
c) Văn là gì ? Chương là gì ?
d) + Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ?
 + Đùa trò gì ? 
 + Cái gì thế ?
 + Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả ?
* Các câu trên là câu nghi vấn vì: 
+ Có chứa các từ nghi vấn ( phải không, tại saonhư thế, không, gì , thế, hả )
+ Cuối câu có dấu chấm hỏi.
+ Để hỏi.
Bài 2
* HS đọc các câu dẫn trong SGK. GV chiếu bảng hoặc treo bảng phụ.
? Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ?
+ Căn cứ vào mục đích của các câu, dấu câu và các từ nghi vấn.
* Cho học sinh thay từ hoặc vào vị trí từ ''hay'' để nhận xét.
+ Câu a, b, c: có từ ''hay không'' ( từ ''hay'' cũng có thể xuất hiện trong các câu khác, nhưng riêng trong câu nghi vấn từ hay không thể thay thế bằng từ hoặc được. Nếu thay từ hay trong câu nghi vấn bằng từ hoặc thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn: chỉ sự lựa chọn ).
Bài 3:
? Có thể đặt dấu chẫm hỏi ở cuối những câu sau được không ? Vì sao ?
* Không vì đó không phải là câu nghi vấn 
+ Câu a và b có các từ nghi vấn như : có .. không, tại sao nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong 1 câu.
+ Trong câu c, d thì: nào (cũng), ai (cũng) là những từ phiếm định.
* Giáo viên lưu ý học sinh phân biệt từ phiếm định và từ nghi vấn:
Những cụm từ: ai cũng, gì cũng, nào cũng, sao cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, ... có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối -> là từ phiếm định chứ không phải là câu nghi vấn.
Bài 4
? Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu:
+ Anh có khoẻ không ?
+ Anh đã khoẻ chưa ?
- Khác nhau về hình thức – chứa từ nghi vấn: có ... không, đã ... chưa.
- Khác nhau về ý nghĩa: Câu thứ hai có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề sức khoẻ, còn câu 1 thì không có giả định này.
* Giáo viên cho học sinh 4 câu sau và yêu cầu học sinh phân biệt đúng sai:
+ Quyển vở này có nát lắm không ? (Đ)
+ Cái cặp này đã cũ lắm chưa ? (Đ)
+ Cái bảng này có mới lắm không ? (Đ)
+ Cái áo này đã mới lắm chưa ? (S )
Bài 5, 6: BTVN: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
 II . Luyện tập:
Bài 1- Xác định câu nghi vấn và đặc điểm cho biết đó là câu nghi vấn:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
Bài 5, 6: BTVN
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ, hiểu nội dung bài học, làm BTVN
+ CBBM: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Tuần 20
Tiết 80
Soạn: 3 / 1 / 2011
Dạy: / / 2011
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức: 
+ Học sinh biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí.
2- Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các cách trình bày nội dung đoạn văn đã học để viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc. 
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn bài.
+ HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Nêu đặc điểm của đoạn văn ?
2 – KT việc CBBM: 
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM: 
* Nội dung dạy học cụ thể:
* GV nêu tầm quan trọng của đoạn văn trong bài văn thuyết minh:
Đoạn văn là bộ phận của bài văn, viết tốt đoạn văn làm bài tốt.
- Đoạn văn thường gồm từ 2 câu trở lên.
+ HS đọc các đoạn văn.
Đoạn văn a
? Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn a ? ( Trả lời lần lượt các câu hỏi sau ):
? Nêu câu chủ đề của đoạn văn ? 
+ Câu chủ đề: Câu 1 - Đứng đầu đoạn văn.
? Tìm từ ngữ chủ đề ? 
+ Từ ngữ chủ đề: thiếu nước sạch
? Các câu giải thích, bổ sung ? 
+ Câu 2- câu 5: Câu nào cũng nói về nước.
Đoạn văn b
( HS trả lời các câu hỏi tương tự như tìm hiểu đoạn văn a )
+ Câu chủ đề: Không có.
+ Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng – nằm ở câu 1.
Các câu giải thích, bổ sung:
+ Câu 2, câu 3: cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các họat động đã làm.
? Qua tìm hiểu 2 đoạn văn, hãy nhận xét về cách trình bày nội dung của ĐV ?
( Mỗi ĐV trình bày mấy ý lớn ? và trình bày ý lớn đó như thế nào ? )
+ Mỗi đoạn văn trình bày một ý lớn.
+ Đoạn văn trình bày rõ ý chủ đề. Tránh lẫn ý của đoạn văn khác.
( Thường thì ý chủ đề nằm ở đầu đoạn văn, các câu sau nhằm giải thích, bổ sung rõ hơn cho ý chủ đề ). 
* HS đọc 2 đoạn văn
? Nêu nội dung của từng đoạn văn TM ?
+ ĐV a: TM về cây bút bi
+ ĐV b: TM về chiếc đèn bàn
? Nhận xét về nội dung của 2 ĐV trên ?
+ Cả hai đoạn văn đều TM đúng đối tượng, không lạc đề.
? Nhược điểm của hai ĐV TM trên là gì ? Nêu cách sửa cho từng nhược điểm ở mỗi ĐV ?
* Đoạn văn a: 
+ Không rõ câu chủ đề
+ Chưa nêu công dụng
+ Trình bày các ý lộn xộn
-> Cần tách thành 3 ý rõ rệt: Cấu tậo, công dụng, cách sử dụng -> Viết thành 3 đoạn văn, mỗi đoạn TM một ý lớn đó.
* Đoạn văn b:
+ Câu 1: Dễ làm người đọc nhầm sang thể văn kể ( kể về việc nhà mình có chiếc đèn bàn ) -> Nên TN bằng phương pháp nêu định nghĩa hoặc so sánh.
+ Các câu sau TM về chiếc đèn nhưng không theo thứ tự nhất định -> Nên TM theo cấu tạo từng phần của chiếc đèn bàn một cách rõ ràng: phần bóng đèn, phần chân đế,
? Qua trên, em hãy rút ra cách trình bày các ý trong đoạn văn TM ?
+ Trình bày các ý trong đoạn văn theo thứ tự nhất định: Cấu tạo của sự vật hoặc từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc cái chính – cái phụ, 
* Trên cơ sở HS đã nắm được các nhược điểm của 2 ĐV trên, GV cho HS viết lại 2 đoạn văn trên ( Tổ 1, 3 viết lại ĐV a, tổ 2, 4 viết lại ĐV b ).
? Nêu những ý chính của bài học cần nắm vững ?
+ HS nêu. GV nhấn mạnh lại. HS đọc ghi nhớ.
I- Đọan văn trong văn bản thuyết minh:
1- Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh:
* Đoạn văn là bộ phận của bài văn, viết tốt đoạn văn làm bài tốt.
+ Mỗi đoạn văn trình bày một ý lớn.
+ Đoạn văn trình bày rõ ý chủ đề, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.
2- Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
* Trình bày các ý trong đoạn văn theo thứ tự nhất định: Cấu tạo của sự vật hoặc từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc cái chính – cái phụ, 
# Ghi nhớ: SGK / Tr. 15.
HĐ 4- Củng cố: HS làm BT phần luyện tập và củng cố kiến thức lí thuyết.
Bài 1
? Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn ''Giới thiệu trường của em''.
+ Tổ 1,3 viết MB. Tổ 2,4 viết KB
VD: 
+ MB: 
- Nếu đi qua đường Quốc lộ 5, đến gần cầu vượt Như Quỳnh – tại KM 14 Hải Phòng – Hà Nội, nhìn về phía bên phải, qua cánh đồng hoa, rau màu tươi đẹp, bạn sẽ thấy nôi trường của mình- ngôi trường xinh xinh có biết bao điều đáng tự hào.
- Hoặc: Trường THCS Như Quỳnh đã nhiều năm nay luôn là lá cờ đầu của ngành Giáo dục văn Lâm. Từ ngôi trường này, biết bao lớp lớp học trò đã tung cánh bay cao.
+ KB: Trường mình đáng tự hào như vậy đó. Mình yêu quý mái trường này vô cùng. Nếu có dịp, mời bạn đến thăm trường mình nhé. Khi ấy, mình sẽ tình nguyện là “ hướng dẫn viên du lịch” cho bạn.
Bài 2:
+ HS viết, trình bày. Bạn nhận xét. GV chữa.
* Cần có các ý chính:
+ Năm sinh, năm mất, quê quán, truyền thống gia đình.
+ Đôi nét về quá trình hoạt động.
+ Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại.
Bài 3: BTVN: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
II. Luyện tập: 
Bài 1
Bài 2:
Bài 3: BTVN.
HĐ 5. Hướng dẫn về nhà: 
+ Nắm chắc đặc điểm của đoạn văn thuyết minh, cách trình bày các ý trong đoạn văn TM.. 
+ Xem lại các BT đã làm, làm tiếp BT 3.
+ CBBM: Quê hương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21-2 V8.doc