Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 11

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 11

Tuần 29 – Bài 28, tiết 114

Tiếng Việt

LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

Kết quả cần đạt:

1. Kiến thức: HS nắm được mối quan hệ giữa việc thay đổi trật tự từ trong câu với ý nghĩa của văn bản.

2. Tích hợp với các văn bản đã học, với phần TLV qua bài Tìm hiểu các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận.

3. Kỹ năng: rèn kỹ năng thay đổi trâ tự từ để tăng hiêu quả khi giao tiếp.

Tiến trình thực hiện các bước lên lớp:

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về trật tự từ:

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	Ngày dạy
Tuần 29 – Bài 28, tiết 114
Tiếng Việt
Lựa chọn trật tự từ trong câu
Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức: HS nắm được mối quan hệ giữa việc thay đổi trật tự từ trong câu với ý nghĩa của văn bản.
2. Tích hợp với các văn bản đã học, với phần TLV qua bài Tìm hiểu các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận.
3. Kỹ năng: rèn kỹ năng thay đổi trâ tự từ để tăng hiêu quả khi giao tiếp.
Tiến trình thực hiện các bước lên lớp:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về trật tự từ:
GV viết đoạn văn của Ngô Tất Tố lên bảng. Câu văn in đậm được viết thành 4 băng giấy để có thể di chuyển dễ dàng khi thực hành.
GV gọi 1 học sinh lên bảng, y/c chuyển vị trí các băng giấy để tạo ra một trật tự mới mà ý nghĩa và cấu tạo ngữ pháp của câu không thay đổi. 
? Ngoài trật tự bạn vừa tạo ra, còn có thể tạo ra được những câu văn nào khác nữa? 
GV có thể cho các em chia nhóm, lên bảng để thực hành việc thay đổi.
Kết quả có được, GV yêu cầu HS ghi vào vở.
? Với một câu văn cho trước như trên, chúng ta có thể sắp xếp thành bao nhiêu trật tự từ khác nhau?
HS đọc đoạn văn. 
HS lên bảng, thực hiện yêu cầu của GV.
HS tự viết vào vở các trật tự có thể.
(1) Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
(2) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn
(3) Thét bằng giọng, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
(4)Bằng giọng khàn khàn, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.
(5) Bằng giọng khàn khàn.., gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
(6) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng, cai lệ thét.
I. Tìm hiểu chung.
1. Xét ví dụ.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
 Gv tổ chức hoạt động theo cặp ngồi cùng bàn.
? Vì sao tác giả NTT lại lựa chọn trật tự từ như câu văn in đậm?
( Gợi ý:
Cụm từ “gõ đầu roi” đứng trước có tác dụng gì trong việc lột tả tính cách cai lệ?
+ Từ “roi” có liên hệ gì đến câu văn đứng trước đó?
+ Từ nào trong cụm từ thứ tư có liên quan đến câu văn tiếp theo?
HS quan sát lại đoạn văn có câu văn in đậm và thảo luận, trả lời:
+ Cụm từ được đặt lên trước nhằm thể hiện thái độ hống hách, dụng ý uy hiếp người khác của cai lệ.
+ từ “roi” tạo tính liên kết với câu văn đứng trước.
+ Từ “thét” tạo tính liên kết với câu văn đứng sau.
=> Cách sắp xếp như vậy vừa đảm bảo được tính liên kết giữa các câu văn vừa khắc hoạ được tính cách nhân vật.
+ Cụm từ: thái độ hống hách.
+ roi: liên kết câu trước.
+ thét: liên kết câu sau.
? Trong số các cách sắp xếp lại sau này, em hãy thử nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy?
Tiếp tục cho hoc sinh thảo luận, trả lời.
Sau khi các em phát biểu, giáo viên có thể treo bảng sơ đồ thể hiện tác dụng. 
Y/c các em rút ra nhận xét: Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có giống nhau không? Từ đây em rút ra kinh nghiệm gì cho việc đặt câu?
Hs tiếp tục thảo luận và nêu lên ý kiến.
Nhấn mạnh
LK trước
LK sau
2
-
+
+
3
-
+
-
4
-
-
-
5
-
-
+
6
-
-
+
7
+
-
+
HS rút ra kết luận.
Nhắc lại ghi nhớ trong SGK.
Bảng kết quả.
2. Ghi nhớ: SGK 111
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ:
GV gọi HS đọc đoạn văn (a) mục 1/II.
? Trật tự từ của các bộ phận câu in đậm thể hiện điều gì?
? Trong đoạn văn (b), trật tự từ lại nhằm thể hiện điều gì?
? Tính chất tương ứng giữa con người và đồ vật đi theo được thể hiện ra sao trong trật tự “Roi song, tay thước và dây thừng”?
HS đọc đoạn văn (a)
Trật tự từ này thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động và trạng thái.
+ Thể hiện thứ bậc xã hội cao thấp của các nhận vật. Trật tự từ còn phản ánh thứ tự xuất hiện của các nhân vật.
+ Cai lệ mang theo roi song.
+ Người nhà lý trưởng mang theo dây thừng và tay thước.
+ Thứ tự trước sau.
+ thứ bậc cao thấp.
+ Trình tự quan sát
GV trao bảng phụ có đoạn văn của Thép Mới. Y/c HS thảo luận theo nhóm.
? Trong đoạn văn trên, chúng ta đã nhắc đến những tác dụng nào của trật tự từ?
Vận dụng nhận xét hai ví dụ sau?
HS đọc, thảo luận theo nhóm.Trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
+ Tác giả đã đặt sóng đôi từng cặp sự vật: làng – nước; mái nhà tranh - đồng lúa chín.
+ Nhịp điệu cân đối, hài hoà về mặt bằng trắc: nhịp 2/2 luân phiên bằng trắc, nhịp 4/4 cũng luận phiên bằng trắc.
=> Cách viết của Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó tạo được sự cân xứng hài hoà về nhịp điệu và hình ảnh của câu văn.
Tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn và nhấn mạnh đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
+ Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. ở tù thì hắn coi là thường.
=> Liên kết các câu.
+ Lom khom dưới núi tiều 
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
=> Nhấn mạnh các từ tượng hình gợi tả vẻ tiêu sơ hoang vắng của cảnh vật nơi đèo Ngang.
+ đảm bào sự hài hoà về ngữ âm.
+ Liên kết câu
+ Nhấn mạnh đặc điểm
? Từ các ví dụ đã được tìm hiểu, có thể rút ra được một số tác dụng cơ bản của trật từ sắp xếp từ là gì?
HS dựa vào các ý đã chốt trên bảng, nhắc lại.
HS đọc ghi nhớ SGK 112.
2. Ghi nhớ: SGK112
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập:
Chia bốn cụm từ cho 4 nhóm thảo luận.
đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả:
(a) Cụm từ trong câu văn của HCM: Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị trong thời gian lịch sử.
(b) Cụm từ “đẹp vô cùng” đặt trước hô ngữ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của TQ và thể hiện niềm xúc động, vui sướng của tác giả khi được ngắm nhìn đất nước trọn vẹn trong ngày giải phóng.
(c) Cụm từ “hò ô tiếng hát” được đảo để bắt vần với “sông Lô” đứng trước tạo cảm giác kéo dài ngân nga của tiếng hò trên mênh mang sông nước, đồng thời đảm bảo sự bắt vần cho câu dưới với câu trên (ngạt – hát) => tạo sự hài hoà về ngữ âm.
(d) Câu văn của NCH lặp lại các cụm từ để tạo sự liên kết.
GV chốt lại kiến thức. HS đọc cả hai phần ghi nhớ của bài học.
Về nhà, có thể tự viết một đoạn văn ngắn về chủ đề mùa hè trong đó giải thích tác dụng sắp xếp trật tự từ của một câu.
Ngày soạn	Ngày dạy
Tuần 29 – Bài 28, tiết 116
Tập làm văn
Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả 
trong văn nghị luận
Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức:Giúp HS nắm được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người nghe (người đọc) nhận thức nội dung nghị luận một cách dễ dàng, sinh động, cụ thể hơn. Nắm được những yêu cầu và cách thức đưa những yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận một cách hiệu quả.
2. Tích hợp với các văn bản đã học, và phần Tiếng Việt những nội dung có liên quan.
3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng bước đầu biết vận dụng các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận.
Tiến trình thực hiện các bước lên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
GV có thể treo bảng phụ một đoạn trích trong Chiéu dời đô hoặc Hịch tướng sỹ có chứa yếu tố biểu cảm.
? Ngoài phương thức chính là nghị luận, đoạn văn trên còn có sự tham gia của yếu tố nào? Nó có tác dụng ra sao?
-Yếu tố biểu cảm, có tác dụng bày tỏ cảm xúc đối với ý kiến mà người viết nêu ra và khơi dậy tình cảm tương tự ở người đọc.
Hoạt động 2: Dẫn vào bài:
Bên cạnh yếu tố biểu cảm, sức hấp dẫn và thuyết phục của bài văn nghị luận còn có những yếu tố nào khác nữa, và sự có mặt của chúng trong bài văn nghị luận có tác dụng gì, thế nào là vừa đủ. Chúng ta sẽ cùng
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận.
Y/c HS đọc to đoạn văn (a) trong SGK 113.
? Trong đoạn văn này, tác giả bài viết đã kể cho người đọc nghe về sự việc gì?
? Theo em, việc kể lại chi tiết một kiểu bắt lính kỳ quặc và tàn ác như vậy nhằm làm sáng tỏ điều gì?
HS đọc.
Kể về những cách thức xoay xở để bắt lính và để làm tiền của bọn quan lại.
Khẳng định cho ý kiến của người viết: việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra những sự nhũng lạm hết sức trắng trợn.
1. Vai trò của tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
1. Ví dụ:
a. Tự sự.
Y/c HS đọc đoạn văn (b)
? Người viết đã tái hiện cảnh tượng những người lính An Nam bị bắt lính bằng những chi tiết miêu tả sinh động như thế nào?
? Những cảnh tượng được miêu tả ấy trái ngược với cảnh do nhà cầm quyền rêu rao “ các bạn đã tấp nập đầu quân” đã chứng tỏ được nhận xét gì mà người viết muốn chuyển đến người đọc?
HS đọc đoạn văn.
+ Tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lỵ, tốp thì trước khi xuống tàu có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần 
Sự trái ngược được thể hiện sinh động đã chứng tỏ sự giả dối, bịp bợm của nhà cầm quyền thực dân về chế độ bắt lính mà chúng gọi là tình nguyện.
b. Miêu tả
? Hai đoạn văn đều có mặt phương thực tự sự và miêu tả, tại sao chúng ta không xếp chúng vào loại văn bản miêu tả hay tự sự?
Vì miêu tả hay tự sự ở đây chỉ được dùng như một yếu tố hỗ trợ cho mục đích chính của văn bản là làm sáng tỏ tội ác dã man và sự lừa bịp giả dối của chính quyền thực dân đối với người bản xứ.
Mục đích: hỗ trợ cho nghị luận.
GV treo bảng phụ có hai đoạn văn đã được tước bỏ các yếu tố miêu tả và tự sự.
? Nếu không đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong nội dung nghị luận, liệu có ảnh hưởng gì không?
HS đọc hai đoạn văn còn lại, nhận xét:
Nếu tước bỏ các yếu tố tự sự và miêu tả đoạn nghị luận sẽ trở nên rất khô khan, mất hẳn sự sinh động và tính thuyết phục của luận điểm cũng ảnh hưởng rất nhiều.
? Từ đây, có thể thấy được tự sự và miêu tả có vai trò ra sao trong nghị luận?
HS rút ra nhận xét.
Ghi nhớ thứ nhất.
Ghi nhớ:
Bài văn nghị luận thường cần yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, sinh động, do đó tăng sức thuyết phục cho nghị luận.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách thức sử dụng miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận.
Gọi HS đọc to đoạn văn bản trong SGK 115.
? Tìm các yếu tố miêu tả và tự sự có trong đoạn văn trên.
? Nêu tác dụng của các yếu tố ấy trong đoạn nghị luận này?
HS đọc đoạn văn.
Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả.
Làm rõ cho luận điểm: Sự gần gũi đẹp đẽ giữa các truyện anh hùng của các dân tộc Việt Nam.
II. Cách sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
1. Ví dụ:
+ Mục đích: làm sáng tỏ luận điểm chính.
? Vì sao tác giả không kể lại trình tự chi tiết đầy đủ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, thậm chí truyện Tháng Giómg hoàn toàn không kể lại chi tiết nào?
? Nếu kể lại cụ thể trình tự diễn biến truyện hạơc đi sâu miêu tả vẻ đẹp của diện mạo hoặc hành động nhân vật thì có ảnh hưởng gì đến bài văn nghị luận không? Tại sao?
? Từ đó cần rút ra bài học thế nào về việc sử dụng hai yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?
HS đọc Ghi nhớ 2
Vì mục đích không phải kể lại chuỗi sự việc hay tái hiện đặc điểm, hình ảnh của nhân vật dân gian mà mục đích là chỉ dùng các chi tiết trọng tâm thể hiện sự gần gũi với truyện Thánh Gióng để làm sáng tỏ luận điểm chính.
+ Truyện Thánh Gióng vì rất phổ biến quen thuộc với đông dảo người dân Việt nên không cần kể lại, hai truyện kia vì là những truyền thuyết các tộc ít người nên có người không biết vì vậy cần tóm tắt qua.
Không kể lại hoặc tả chi tiết được vì tự sự và miêu tả lấn át nghị luận sẽ làm vỡ mạch nghị luận của bài.
HS thấy được:
+ Chỉ sử dụng khi nó cần thiết cho luận điểm, góp phần làm sáng tỏ luận điểm.
+ Không lạm dụng vì sẽ dẫn đến việc phã vỡ mạch lập luận của bài văn.
Ghi nhớ 2:
Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm sáng rõ luận điểm, không phã vỡ mạch nghị luận của bài văn.
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận và nêu lên tác dụng của chúng:
HS phát hiện. Nhận xét:
Yếu tố tự sự và miêu tả rất dồi dào, phong phú, trong miêu tả còn kết hợp cả các yếu tố biêu cảm. Nhưng đây không phải là đoạn văn tả cảnh đêm trăng, cũng không phải kể chuyện người tù sống trong nhà ngục hay bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về đêm trăng đẹp. Các yếu tố tự sự , miêu tả và biểu cảm kết hợp cùng nhau trong đoạn đều nhằm phục vụ cho lời bình luận của tác giả về vẻ đẹp của tâm hồn người tù trong đêm trăng sáng, khẳng định ý kiến của người viết về tâm hồn dào dạt yêu trăng của HCM ngay trong hoàn cảnh lao tù. 
Bài tập 2: Hs trả lời câu hỏi.
Có thể nêu lên một số yếu tố tự sự và miêu tả mà theo ý các em có thể đưa vào đoạn văn nghị luận.
HS đọc đoạn văn tham khảo của Huy Cận.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 - phan 11.doc