Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 03

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 03

TUẦN 3-Tiết 9: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục, tác dụng của việc xây dựng bố cục.

- Bíêt cách xây dng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc

2. Kĩ năng:

- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.

- Vận dụng kiến tức về bố cục trong việc đọc- hiểu văn bản.

3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vận dụng tốt khi nói, viết văn theo một bố cục nhất định.

II. Kỹ năng sống cần đạt: Kỹ năng tổng hợp,khái quát,phân tích luyện tập.

1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo,

2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

-Bố cục của văn bản là gì?

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Giới thiệu bài:

- Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.

- Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3-Tiết 9: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được yêu cầu của văn bản về bố cục, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
- Bíêt cách xây dng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc
2. Kĩ năng:
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến tức về bố cục trong việc đọc- hiểu văn bản. 
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vận dụng tốt khi nói, viết văn theo một bố cục nhất định.
II. Kỹ năng sống cần đạt: Kỹ năng tổng hợp,khái quát,phân tíchluyện tập.
1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, 
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
-Bố cục của văn bản là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở.
- Thời gian: 2’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV: Hôm nay ta tiếp tục làm phần luyện tập.
Lắng nghe, suy nghĩ.
Hoạt động 2. Luyện tập:
- Mục tiêu: HS thực hành tìm hiểu cách sắp xếp ND, khái quát về trình tự trình bày bố cục của VB; phân tích được cách sắp xếp đó, nêu tác dụng của nó.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm, kĩ thuật động não.
- Thời gian: 34’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Hoạt động nhóm: Gv chia 3 nhóm hoạt động theo yêu cầu của bài.
HS đọc yêu cầu bài tập 2.
H. bài 3 yêu cầu ntn?
Thảo luận nhóm.
Trả lời, bổ sung.
- Nhận xét.
Ghi bài
Làm việc cá nhân
Ghi bài
II. Luyện tập:
Bài tập 1- SGK- T26.
Theo không gian: Giới thiệu đàn chin từ xa à gần à đến tận nơi à đi xa dần.
Theo không gian hẹp: miêu tả trực tiếp Ba Vì.
Rộng: miêu tả Ba Vì trong mối quan hệ hài hòa với các vật xung quanh.
 Theo thời gian: về chiều, lúc hoàng hôn.
Bàn về mối quan hệ giữa các sự thật lịch sử và các truyền thuyết.
- Luận chứng về lời bàn trên.
- Phát triển lời bàn và luận chứng.
àSắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm chứng minh.
Bài tập 2- SGK- T27.
Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô.
Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé khi ở trong lòng mẹ.
Bài tập 3- SGK- T27.
Đưa phần giải thích câu tục ngữ lên trước
Hoạt động 3. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà::
- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là bố cục và cách bố trí, sắp xếp phần thân bài trong văn bản.
- Phương pháp: vấn đáp, khái quát hoá, thuyết trình, gợi mở.
- Thời gian: 5’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H. Bố cục của văn bản là gì? Nhiệm vụ của mỗi phần? Cách sắp xếp?
Ghi nhớ kiến thức.
GV định hướng nội dung cho HS:
- Học kĩ nội dung. Làm bài tập. 
- Chuẩn bị bài: Tức nước vỡ bờ
Lắng nghe
Xây dựng bố cục một bài văn tự sự (tự chọn chủ đề).
* Rút kinh nghiệm:
 Tiết 10: XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp, song hành.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vận dụng tốt khi nói, viết văn.
4, Giáo dục:
* Kĩ năng sống: Giao tiếp, ra quyết định.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, 
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: H. Thế nào là bố cục của văn bản? Các phần của bố cục như thế nào?(4’)
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
- Mục tiêu: Định hướng, tạo tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở.
- Thời gian: 2’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV: Chúng ta đã được tìm hiểu mạch lạc, liên kết trong văn bản. Cách xây dựng đoạn văn trong văn bản như thế nào?
Lắng nghe, suy nghĩ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đoạn văn: 
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là đoạn văn.
- Phương pháp: Phân tích, thực hành, gợi mở.
- Thời gian: 10’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Y/c HS đọc VD SGk- 34.
H. Văn bản trên gồm mấy ý?
- 2 ý.
H. Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? Nội dung các ý như thế nào?
- Viết thành 1 đoạn văn.
- Tương đối hoàn chỉnh.
H. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
- Viết hoa lùi đầu dòng và dấu chấm xuóng dòng.
H. Vậy theo em, đoạn văn là gì?
Giáo viên chốt lại: đoạn văn là đơn vị trên câu, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản.
Lắng nghe
Suy nghĩ, trả lời
- Nhận xét.
Suy nghĩ, trả lời khái quát.
Ghi bài
I. Thế nào là đoạn văn? 
1. Ví dụ: Văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn””.
2. Ghi nhớ: Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, gồm có nhiều câu, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh.
Hoạt động 3. Tìm hiểu Từ ngữ và câu trong đoạn văn.
- Mục tiêu: HS hiểu cách sắp xếp, bố trí, trình bày của từ ngữ và câu trong đoạn văn.
- Phương pháp: Phân tích, thực hành, gợi mở.
- Thời gian: 11’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn 1 trong phần I?
H. Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn?
Gọi học sinh đọc đoạn văn 2?
H. Tìm từ ngữ chủ đề?
Ý nghĩa khái quát bao trùm cả đoạn văn là gì?
Tắt đèn (tác phẩm).
- Đánh giá thành công NTT, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người lao động chân chính.
H. Câu nào trong đoạn văn chứa đựng ý khái quát ấy? vì sao?
- Câu 1
H. Câu chứa đựng khái quát của đoạn văn gọi là câu chủ đề. Em có nhận xét gì về câu chủ đề? (về nội dung, hình thức, vị trí)
Nội dung: mang ý nghĩa khái quát
- Về hình thức: ngắn gọn, 2 phần chủ - vị ngữ
- Vị trí: đầu hoặc cuối
H. Vậy từ sự phân tích trên, em hãy cho biết: từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Vai trò?
Dựa vào đoạn văn 2 mục I trả lời câu hỏi:
+ Tìm 2 câu trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề?
+ Quan hệ giữa câu chủ đề và câu khai triển, giữa câu khai triển với nhau có gì khác biệt?
H. Tìm các câu khai triển cho câu: “qua một vụ thuế đương thời”?
Vậy mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn như thế nào?
Trong văn bản ở mục I, đoạn văn nào có câu chủ đề? Vị trí của nó ở đâu?
Cách trình bày ý ở mỗi đoạn?
Học sinh đọc đoạn văn mục I
Đoạn văn có câu chủ đề không? nằm ở vị trí nào?
H. Vậy có mấy cách trình bày nội dung trong đoạn văn?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ?
Lắng nghe
Trả lời, bổ sung.
- Nhận xét.
Suy nghĩ, trả lời khái quát.
Ghi bài
Câu 2 và 3.
- Quan hệ: chính_phụ
- Quan hệ: đẳng lập
- Câu 4, 5, 6, 7.
- Chặt chẽ.
- Đoạn văn 2.
- Nằm đầu đoạn.
- Có, cuối đoạn.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn.
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
* Từ ngữ chủ đề:
Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần, nhằm duy trì đối tượng biểu đạt.
* Câu chủ đề:
- Mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ 2 thành phần: chủ ngữ_vị ngữ.
- Đứng ở đầu hoặc cuối đoạn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề.
- Có 3 cách:
+ Diễn dịch.
+ Quy nạp.
+ Song hành.
 * Ghi nhớ- SGK- T36.
Hoạt động 4. Luyện tập:
- Mục tiêu: HS xác định các đoạn văn ở 1 phần VB cho trước. Tìm hiểu chủ đề của 1 đoạn văn cụ thể. Viết đoạn văn.
- Phương pháp: Phân tích mẫu, thực hành, hoạt động nhóm.
- Thời gian: 13’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Hoạt động nhóm: Gv chia 3 nhóm hoạt động theo yêu cầu của bài.
HS đọc yêu cầu bài tập 2.
H. bài 3 yêu cầu ntn?
* Theo gợi ý:
Câu chủ đề ( có sẳn)
Các câu triển khai.
+ Câu 1: khỡi nghĩa Hai Bà Trưng
+ Câu 2: Chiến thắng của Ngô Quyền.
+ Câu3: Chiến thắng của nhà Trần.
+ Câu 4: Chiến thắng của Lê Lợi.
+ câu 5: Kháng chiến chống Pháp thành công.
+ Câu 6: Kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng.
Thảo luận nhóm.
Trả lời, bổ sung.
- Nhận xét.
Ghi bài
Ghi bài
II. Luyện tập:
Bài tập 1- SGK- T36. 
Văn bản gồm 2 ý, mỗi (đoạn) ý được diễn đạt thành một đoạn văn.
Bài 2:
a) Đoạn diễn dịch;	
b) Đoạn song hành;	
c) Đoạn song hành.
Bài 3:
Cho câu chủ đề: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tả tinh thần yêu nước của dân ta.
Yêu cầu: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn theo cách diễn dịch thành đoạn văn quy nạp.
Hoạt động 4. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:
- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là đoạn văn và cách trình bày ND của đoạn văn.
- Phương pháp: vấn đáp, khái quát hoá.
- Thời gian: 5’.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H. Đoạn văn là gì? Một văn bản có thể có mấy đoạn văn?
Ghi nhớ kiến thức.
GV định hướng nội dung cho HS:
- Học kĩ nội dung. Làm bài tập. 
- Chuẩn bị bài: Giờ sau viết bài văn số 1.
Lắng nghe
Tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn cho trước, từ đó chỉ ra cách trình bày các ý trong đoạn văn.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 11-12: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS: Ôn lại kiểu bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
2. Kĩ năng: Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi vận dụng tốt khi nói, viết văn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Đề bài, đáp án, thang điểm.
2. Học sinh: Đồ dùng cần thiết.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Đềbài: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN SỐ 1- NGỮ VĂN 8
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
cao
Tập làm văn
 Viết bài văn: 
Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Số câu
1
Số điểm= Tỉ lệ%
10=100%
10=100%
Tổng số câu
1
1
Tổng số=Tỉ lệ%
1
10=100%
Yêu cầu:- Học sinh phải xác định được phương thức biểu đạt là tự sự, miêu tả và biểu cảm. Ba phương thức ấy kết hợp nhau trong một bài văn.
Xác định được ngôi kể thứ nhất, thứ ba.
Xác định trình tự kể, tả:
+ Theo thời gian, không gian.
+ Theo diễn biến của sự việc.
+ Theo diễn biến của tâm trạng.
Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần), dự định phân đoạn và cách trình bày các đoạn văn.
Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản.
Đáp án – biểu điểm:
Điểm 8, 9: Bài văn có bố cục 3 phần. Văn viết mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, thể hiện nhuần nhuyễn 3 phương thức biểu đạt nêu ở phần yêu cầu và các yêu cầu khác đã nêo ở trên. Bài văn giàu cảm xúc, tự nhiên, không quá 3 lỗi chính tả.
Điểm 6, 7: Bài văn thực hiện tốt theo yêu cầu đã nêu ở trên, văn viết mạch lạc, ngôn ngữ cảm xúc đúng, chân thực, không quá 5 lỗi chính tả nhỏ.
Điểm 4, 5: Bài văn thực hiện đúng theo yêu cầu nêu trên, văn viết tương đối, ngôn ngữ cảm xúc đúng, chân thực song chưa hay, không quá 6 lỗi chính tả.
Điểm 2, 3: Bài văn có thực hiện theo các yêu cầu trên nhưng chưa hay, chưa thật sự thích hợp, đôi chỗ còn lúng túng, lộn xộn, văn viết chưa mạch lạc, bài văn chưa có cảm xúc.
Điểm 1: Đối với bài văn chưa thực hiện đúng các yêu cầu nêu trên. Văn viết vụng về, lời lẽ sơ sài. Mắc rất nhiều lỗi.
Điểm 0: Đối với bài văn bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.
Cộng từ 0,5 đến 1 điểm: Đối với bài văn biết vận dụng – kết hợp rất tốt 3 phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả, biểu cảm), lời văn sáng sủa, hay, gây cảm xúc mạnh mẽ, trình bày sạch đẹp, bố cục cân đối.
3) Thu bài, kiểm tra số lượng bài: 
 4) Dặn dò: - Chuẩn bị “Liên kết các đoạn văn trong văn bản”
Xem lại lý thuyết của 3 phương thức biểu đạt nêu trên và nội dung các bài đã học ở lớp 8

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8TUAN 3CHUAN MOI GIAM TAI.doc