Giáo án Ngữ văn khối 8 đủ bộ

Giáo án Ngữ văn khối 8 đủ bộ

 Tuần 1- Tiết1

TÔI ĐI HỌC

A. Mục tiêu cần đạt

 -Giúp học sinh hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu,trong sáng, man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh.

-Giáo dục các em ý thức học tập tốt,

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm.

B.Chuẩn bị:

- Thày: SGK - SGV - Thiết kế - Câu hỏi trắc nghiệm - Bảng phụ

- Trò: SGK - Để học tốt.

C.Tiến trình dạy học:

1.Tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ

3.Bài mới .

 

doc 263 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 đủ bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1- Tiết1
 Soạn ngày: 3/ 9/2007
tôi đi học
A. Mục tiêu cần đạt 
 -Giúp học sinh hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu,trong sáng, man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh. 
-Giáo dục các em ý thức học tập tốt,
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm.
B.Chuẩn bị:
Thày: SGK - SGV - Thiết kế - Câu hỏi trắc nghiệm - Bảng phụ
Trò: SGK - Để học tốt.
C.Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới .
I. Giới thiệu chung
	 1) Tác giả:
 ? Em hiểu gì về tác giả Thanh Tịnh?
- Thanh Tịnh (1911 - 1988) quê ở Huế, ông từng dạy học và viết báo. Ông là tác giả của nhiều truyện ngắn và tập thơ “ Quê mẹ “ “ “ Đi giữa mùa sen “ 
- Các sáng tác của ông đậm nét trữ tình.
2) Tác phẩm:
 ? Cho biết xuất xứ của văn bản trên?
“ Tôi đi học “ được in trong tập ”Quê mẹ “
II. Đọc –Hiểu văn bản 
1.Đọc –chú thích 
 - Đọc giọng chậm , hơi buồn, chú ý những câu nói của nhân vật tôi và người mẹ cũng như ông đốc.
 - GV đọc một đoạn - Gọi 3 HS đọc tiếp - HS & GV nhận xét cách đọc.
 - Học sinh đọc chú thích SGK - GV gọi một số em giải thích một số từ trong SGK.
2. Bố cục văn bản 
 ? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn?
 - Đầu -> Rộn rã: Khơi nguồn nỗi nhớ.
 - Tiếp -> Ngọn núi: Tâm trạng nhân vật tôi trên đường cùng mẹ đến trường.
 - Tiếp -> Chút nào hết: Tâm trạng nhân vật tôi khi nghe tên gọi và vào lớp.
 - Còn lại: Tâm trạng nhân vật tôi khi ngồi trong lớp học và khi học tiết học đầu tiên. 
4)Phân tích:
Khơi nguồn kỉ niệm:
 ? HS đọc đoạn 1 ?
 ? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
 ? Tâm trạng nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm cũ như thế nào?
 ? Những cảm xúc ấy có trái ngược và mâu thuẫn nhau không? Vì sao?
- Những cảm giác đó gần gũi và bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại cảm xúc thực sự của nhân vật tôi khi ấy.
- Các từ láy góp phần rút ngắn thời gian giữa quá khứ và hiện tại: Chuyện xảy ra từ lâu mà như vừa mới xảy ra hôm qua. Vì vậy câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
- Thời điểm cuối thu – Thời điểm khai trường:
 - Cảnh thiên nhiên: Lá rụng, mây bạc trắng.
 - Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
 => Sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
- Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã =>Cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tác giả.
 b – Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường đến trường.
 ? HS đọc đoạn 2 ?
Những chi tiết nào thể hiện cảm nhận của nhân vật tôi trên đường đến trường ?
Cảm nhận đó cho ta thấy tâm trạng nào của tôi ?
 ? Chi tiết nào cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật tôi ?
Nhân vật tôi có những hành động và ý nghĩ nào ?
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi viết về những cảm xúc của tôi khi trên đường đến trường?
Tác dựng của những nghệ thuật đó trong việc miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi 
-Con đường ...tự nhiên thấy lạ 
=> Tâm trạng ngỡ ngàng trước sự đổi thay của cảnh vật 
-Không lội qua sông thả diều , không dong chơi nô đùa ,thấy mình trang trọng đứng đắn 
=> Sự thay đổi trong nhận thức 
-Muốn cầm thước , ghì chặt hai quyển vở ...
-ý nghĩ ấy ...như làn mây
So sánh ...=> Tâm trạnghồi hộp , rụt rè của trẻ lần đầu tiên đến trường => Tư thế ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu
III – Luyện tập: GV treo bảng phụ - Lần lượt gọi HS lên làm
 Bài 1- “ Tôi đi học “ của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
 A - Bút ký B - Truyện ngắn trữ tình C - Tiểu thuyết D - Tuỳ bút
 Bài 2- Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?
 A - Người mẹ B - Ông đốc C - Thày giáo D- Nhân vật tôi
 Bài 3- Theo em, nhân vật chính trong tác phẩm được thể hiện ở phương diện nào?
 A- Lời nói B- Tâm trạng C- Ngoại hình D- Cử chỉ
 Bài 4- Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề TP ?
 	A- “ Tôi đi học “ tô đậm cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên.
 B- “ Tôi đi học “ tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi ở buổi đến trường đầu tiên.
 	C- - “ Tôi đi học “ tô đậm niềm sung sướng, hân hoan của nhân vật tôi và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên. 
D. Hướng dẫn về nhà : 
 - Đọc lại văn bản, tóm tắt VB, tìm hiểu kỹ phần đã phân tích, xem tiếp phần còn lại.
--------------------------------------------------------------------------------------------Tuần 1 - Tiết 2
 Soạn ngày: 3 / 9/2007
 tôi đi học
.A. Mục tiêu cần đạt 
 -Giúp học sinh hiểu và phân tích được những cảm giác êm dịu,trong sáng, man mác buồn của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh. 
-Giáo dục các em ý thức học tập tốt,
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm.
B.Chuẩn bị:
Thày: SGK - SGV - Thiết kế - Câu hỏi trắc nghiệm - Bảng phụ
Trò: SGK - Để học tốt.
C.Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ 
 Nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào khi cùng mẹ đến trường ?
 Hãy nhớ và thuật lại tâm trạng của em trong buổi đầu tiên đến trường ?
3. Bài mới 
4- Phân tích:
C- Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôilúc ở sân trường :
 ? Cảnh sân trường làng Mĩ Lí có gì đặc biệt qua cảm nhận của tôi ?
Cảnh tượng đó phản ánh điều gì ?
Ngôi trường trong mắt nhân vật Tôi trước và trong buổi khai trường có gì khác ?
Tác giả sử dụng nghệ thuật nào khi miêu tả cảm nhận của Tôi về ngôi trường ?.Tác dụng của nghệ thuật đó ?
Tìm những chi tiết cho thấy cảm nhận của Tôi về đám học trò trên sân trường ?
Qua những chi tiết đó ta thấy tâm trạng nào của nhân vật Tôi lúc ở sân trường ?
Khi nghe ông đốc đọc tên ,Tôi có hành động như thế nào ?Hành động đó nói lên điều gì ?
GV tích hợp với bài “Cổng trường mở ra” 
 - Sân trường đông người , ai cũng đẹp và vui tươi 
=>Không khí vui tươi, rộn rã của ngày khai giảng 
-Trước : Trường xa lạ , cao ráo ,sạch 
-Trong ngày khai trường :Trường vừa xinh vừa oai nghiêm 
=>So sánh : Đề cao cảm xúc tôn nghiêm về ngôi trường 
-Họ như con chim non ...còn e sợ
-Đứng nép bên người thân , chỉ dám nhìn một nửa , đi từng bước nhẹ 
So sánh, miêu tả =>Tâm trạng rụt rè , vụng về , lúng túng 
-Giúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở 
=>Lo sợ và một phần vì sung sướng 
D- Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên:
 ? HS đọc đoạn cuối ?
 ? Nhân vật Tôi có cảm giác nào khi vào lớp học ?
 ? Hình ảnh con chim con liệng đến , vỗ cánh bay cao có ý nghĩa gì ?
 ? Dòng chữ “ Tôi đi học “ kết thúc truyện có ý nghĩa gì ?
 -Mùi hương xông lên , nhìn cái gì cũng thấy lạ và hay hay, Cảm giác lạm nhận.
 - Nhìn người bạn mới chưa quen mà đã thấy quyến luyến vì đó là người bạn sẽ gắn bó cả năm.
=> Lạ lẫm , xao xuyến 
- Hình ảnh con chim con liệng đến , vỗ cánh bay cao gợi nhớ tiếc những ngày trẻ thơ chơi bời tự do đã chấm dứt để bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời. Đây là một hình ảnh so sánh nghệ thuật có ý nghĩa tượng trưng.
 “ Tôi đi học “ kết thúc truyện một cách tự nhiên, bất ngờ, khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới. Nó thể hiện niềm tự hào, hồn nhiên, trong sáng của tôi. “Tôi đi học” thể hiện chủ đề của tác phẩm 
III. Tổng kết
Nêu những nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ?
Văn bản “Tôi đi học” làm nổi bật nội dung nào ?
1.Nghệ thuật
-Bố cục theo dòng hồi tưởng 
-Kết hợp miểu tả , tự sự ,biểu cảm 
-Hình ảnh so sánh giàu chất trữ tình 
2.Nội dung 
*Ghi nhớ (SGK)
D.Củng cố –Hướng dẫn 
1. Củng cố 
1)Chủ đề của tác phẩm thể hiện ở phần nào ?
 A- Nhan đề văn bản 
B- Quan hệ giữa các phần của văn bản.
C- Các từ ngữ thên chốt - Câu then chốt.
D- Cả 3 yếu tố trên.
 2) Câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
 A- Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ .
 B- Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ giám đi từng bước nhẹ.
 C- Lần ấy, trường đối với tôi là một nơi xa lạ.(X)
	3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản “ Tôi đi học “?
 A- Nhân hoá B- So sánh (X) C- Hoán dụ D- ẩn dụ
2.Hướng dẫn 
 -Đọc lại toàn bộ văn bản, liệt kê biện pháp tu từ so sánh được thể hiện trong các câu văn. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật tôi - Xem bài “ Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ “. Soạn bài “ Trong lòng mẹ “
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 1 - Tiết3
 Soạn ngày: 4 / 9/2007
cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A.Mục tiêu cần đạt 
 -Giúp học sinh hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 -Rèn kĩ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp. 
 -Giáo dục các em ý thức học tập tốt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
B. Chuẩn bị 
Thày: SGK - SGV - Thiết kế - Câu hỏi trắc nghiệm - Bảng phụ
Trò: SGK - Để học tốt.
C.Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
Trước khi dạy bài mới GV ôn lại kiến thức về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa để HS nắm được:
Từ đồng nghĩa: Là từ có thể thay thế cho nhau.
Ví dụ: Máy bay, tàu bay, phi cơ....
Từ trái nghĩa: Là những từ có thể loại trừ nhau khi lựa chọn.
Ví dụ: Sống - Chết ; Sáng - Tối ; ...
Từ ngữ có cấp độ khác nhau về nghĩa
3.Bài mới 
I- Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp
 GVtreo bảng phụ.
 ? HS quan sát sơ đồ SGK trên bảng phụ ?
 GV hướng dẫn HS trả lời 3 câu hỏi SGK
 GV ra bài tập nhanh - HS làm:
 Cho các từ :
Cây, cỏ, hoa. Tìm các từ có nghĩa hẹp và nghĩa rộng hơn 3 từ đó ?
 ? Qua phân tích các ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp ?
 ? Một từ vừa có nghĩa rộng, lại vừa có nghĩa hẹp được không? Tại sao ?
- Nghĩa của từ “ Động vật “ rộng hơn nghĩa của từ “ Thú, chim, cá “ => Phạm vi nghĩa của từ “Động vật ” bao hàm nghĩa của 3 từ “ Thú, chim, cá “
- Các từ: “ Thú, chim, cá “ có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ: “ Voi, hươu, tu hú, ...“ vì “ Thú, chim, cá “ có nghĩa bao hàm các nghĩa kia.
- Các từ “ Thú, chim, cá “ có nghĩa hẹp hơn từ “ Động vật “
 Thực vật
 Cây Cỏ Hoa
 Cây cà Cây na Cỏ gấu Cỏ gà Hoa lan Hoa huệ
 - Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Một từ có nghĩa hẹp khi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
 - Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp, vì nghĩa của từ chỉ là tương đối
* Ghi nhớ: SGK 
II.Luyện tập:
 Bài1) a- Y phục
 Quần áo
 Quần đùi Quần dài áo dài áo ngắn
 Bài 2)
 a- Chất đốt
Nghệ thuật
Thức ăn
 Bài 3)
Xe cộ: Xe đạp, xe máy, xe hơi....
Kim loại: Đồng, chì, sắt...
Hoa quả: Cam, chanh, chuối...
 Bài 4)
Thuốc lào
Thủ quỹ
Bút điện
Hoa tai
 D. Hướng dẫn về nhà 
 ...  Sự chuẩn bị của HS.
 3- Bài giảng
Đề bài
I-Phần trắc nghiệm: (4 điểm) 
 Khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng.
 Câu 1: Bài “ Nhớ rừng” của tác giả nào ?
 A - Vũ Đình Liên	B - Tố Hữu	C - Thế Lữ 	D - Tản Đà	
Câu 2: Tác phẩm “ Hịch tướng sĩ ” của Trần Quốc Tuấn viết khi nào ?
Trước khi quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần thứ nhất.
Trước khi quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần thứ hai.
Sau khi kết thúc thắng lợi lần hai chống quân Mông Cổ.
Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ.
Câu 3: Văn bản “ Bàn luận về phép học ” đợc trích từ đâu?
 A - Bài tấu của Nguyễn Trãi.	 B - Bài cáo của Quang Trung.
 C - Bài tấu của Nguyễn Thiếp. 	 D - Bài hịch của Nguyễn Thiếp. 
 Câu 4: Bài “ Quê hơng ” của Tế Hanh và bài “ Ông đồ ” của Vũ Đình Liên có đặc điểm gì chung ?
A -Là thể thơ tự do.	 B- Là thể thơ song thất lục bát. 
C- Là thể thơ thất ngôn bát cú. C- Là thể thơ tám chữ.
 Câu 5: Bài “ Ông đồ ” của Vũ Đình Liên và bài “ Nhớ rừng ” của Thế Lữ có cảm hứng chung là:
 A- Đau xót, bất lực. B- Thương ngời và hoài cổ.
 C- Nhớ tiếc quá khứ.	 D- Coi thường, khinh bỉ cuộc sống tầm thường hiện tại.
 Câu 6: Câu: “Lúc bấy giờ ta cùng các ngơi sẽ bị bắt đău xót biết chừng nào”là câu gì? 
 A- Câu cầu khiến. B- Câu trần thuật. C- Câu cảm thán. D- Câu nghi vấn. 
 Câu 7: Câu trên, người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào ?
 A- Trình bày. B- Hỏi. C- Bộc lộ cảm xúc. C- Câù khiến.
 Câu 8: Phương thức biểu đạt chính đợc sử dụng trong văn bản “ Chiếu dời đô ” của Lí Công Uẩn là gì ?
 A- Tự sự . B- Biểu cảm. C- Nghị luận. D- Thuyết minh.
II- Phần tự luận: ( 6 điểm )
Câu 1: (2 điểm) Cho câu “ Bạn học bài ”, hãy lần lợt trả lời bằng các câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, phủ định ?
Câu 2 (4 điểm) Bạn em còn mải chơi điện tử, cha say mê học tập. Em hãy viết bài văn để thuyết phục bạn.
 đáp án – Biểu điểm
 I- Phần trắc nghiệm: 
 4 điểm – Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
C
A
C
C
C
C
 II- Phần tự luận:
	Câu 1: 2 điểm – Trả lời đúng mỗi kiểu câu cho 0,5 điểm.
 Câu 2: 4 điểm - Bài văn phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng.
Phần thân bài đảm bảo những nội dung sau:
+ Thời đại hiện nay là thời đại của công nghệ thông tin.
+ Mọi người cần phải biết để hoà nhập cộng đồng.
+ Tác dụng của trò chơi điện tử.
+ Tác hại của trò chơi điện tử, nếu chơi quá đà sẽ ảnh hưởng lớn đến học tập.
+ Lời khuyên của em với bạn.
	- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, lập luận chặt chẽ, tính thuyết phục cao.
	Giáo viên căn cứ vào đó để định mức điểm cho phù hợp.
 D- Củng cố :
Thu bài.
Nhận xét u khuyết điểm giờ làm bài.
Hướng dẫn về nhà: Ôn tập toàn bộ chương trình, tìm hiểu ngôn ngữ địa phương, xem bài “ Ôn tập tiếng việt ”
Tuần 35 – Tiết 137
Ngày soạn: 07 /05/07
Chương trình địa phương 
( Phần tiếng việt)
A- Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập về đại từ xưng hô.
- Rèn ký năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng vai, đúng màu sắc địa phương.
- Có ý thức trong việc dùng đại từ xưng hô.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn bài, TLTK.
- Trò: Học bài cũ, xem bài mới
C- Tiến trình bài giảng:
1- Tổ chức: 8B
2- Kiểm tra
3- Bài mới:
1 - Ôn tập về ngữ xưng hô
GV giảng giải “ Xưng hô”
Vậy en hãy cho biết có những từ ngữ nào dùng để xưng hô ?
Khi giao tiếp có những quan hệ xưng hô nào ?
- Xưng: Người nói tự gọi mình
- Hô: Người nói gọi người đối thoại
VD: Tự gọi mình là “em”gọi GV là “cô”
* Các từ ngữ xưng hô:
- Dùng đại từ trỏ người: Tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, ta, chúng ta, mình....
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và 1 só danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước: Ông, bà, anh, chị, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác,... tổng thống, bộ trưởng, nhà giáo, nhà văn.....
* Quan hệ xưng hô:
- Quan hệ quốc tế: Giao tiếp trong hoạt động ngoại giao....
- Quan hệ quốc gia: Giao tiếp cơ quan nhà nước, trường ....
- Quan hệ xã hội: giao tiếp trong đời sống xã hội: Rạp chiếu, siêu thị, bãi biển, sinh nhật.....
* Trong giao tiếp chú ý “ Vai xã hội”: Vai trên – dưới, ngang hàng.
2 – Xác định các từ ngữ xưng hô ( Luyện tập)
Bài 1: Nhóm 1 dãy ngoài làm ý a
	Nhóm 2 dãy trong làm ý b
Từ ngữ xưng hô địa phương: U -> dùng gọi mẹ
Từ “mợ” không là từ toàn dân -> biệt ngữ xã hội ( dùng cho 1 tầng lớp trong xã hội.
Bài 2:	Thi 2 tổ, đội nào sau 3 phút tìm được nhiều nhất sẽ thắng.
Nghệ Tĩnh: Mi ( mày), choa ( tôi)
Thừa Thiên Huế: eng ( anh), ả ( chị)
Nam Trung Bộ: Tau ( tao), mầy ( mày)
Nam Bộ: tui ( tôi), Ba ( cha), ổng ( ông ấy)
Bắc Ninh, Bắc Giang: U, bầm, bủ ( mẹ), thầy ( cha)
Bài 3:
	- Từ ngữ địa phương dùng trong phạm vi hẹp: Đại phương, trong gia tộc, gia đình.
	- Có thể sử dụng ở tác phẩm văn học để tạo sắc thái địa phương.
	- không được dùng ở hoạt động giao tiếp quốc tế, quốc gia ( nghi thức trang trọng)
Bài 4:
+Hai nhận xét : 1- Trong tiếng việt có số lượng khá lớn danh từ chỉ họ hàng thân thuộc , chỉ nghề nghiệp , chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô
 2- Cách dùng từ ngữ xưng hô trên của tiếng việt có 2 cái lợi 
-Thoả mãn nhu cầu giao tiếp , bày tỏ tình cảm phong phú phức tạp của tiếng việt 
VD: ôn hoà : Anh –tôi 
 Nóng nảy : Mày –tao 
D. Củng cố – Hướng dẫn 
1. Củng cố : Làm bài tập 
2. Hướng dẫn :
 - Tìm hiểu một số từ ngữ xưng hô khác , Xem trước luyện tập văn bản thông 	báo 
Tuần 35 – Tiết 138
Ngày soạn: 12 /05/07
Luyện tập về văn bản thông báo 
A- Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập về đại từ xưng hô.
- Rèn ký năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng vai, đúng màu sắc địa phương.
- Có ý thức trong việc dùng đại từ xưng hô.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn bài, TLTK.
- Trò: Học bài cũ, xem bài mới
C- Tiến trình bài giảng:
1- Tổ chức: 8B
2- Kiểm tra
3- Bài mới:
 I – Ôn tập lí thuyết
Hãy cho biết tình huống nào cần viết văn bản thông báo, ai thông báo cho ai ?
Nội dung thông báo thường là gì ?
Có những mục nào trong văn bản thông báo ? ( học sinh nhắc lại)
GV tổng kết theo sách giáo khoa trang 142.
Văn bản thông báo có những điểm nào giống và khác văn bản tường trình ?
+ Giống nhau: Đều là văn bản hành chính công vụ
 - Có 3 mục : - thể thức mở đầu
 - nội dung
 - thể thức kết thúc
+ Khác nhau: ( bảng phụ)
* Cấp trên:
- Viết thông báo khi muốn truyền đạt một thông tin nào đó.
- Cấp trên, tổ chức Đảng, nhà nước viết cho cấp dưới, nội dung biết về một vấn đề, chủ trương chính sách...
* Nội dung và thể thức thông báo.
=> Trình bày chủ trương, kế hoạch, nội dung nào đó.
Thông báo
Tường trình
- Cấp trên gửi cấp dưới
- Trình bày 1 chủ trương chính sách, kế hoạch
- Phần tiêu ngữ bên phải
- Góc tái cuối văn bản có tên cơ quan chủ quản
- Cấp dưới, cá nhân gửi cấp trên, tổ chức có thẩm quyền.
- Trình bày mức độ thiệt hại, trách nhiệm người viết tường trình đẻ cấp trên hiểu.
- Tiêu ngữ ở giữa.
- Không có
II – Luyện tập
Bài 1: 
a) Viết thông báo: Hiệu trưởng viết
	Cán bộ GV, học sinh nhân thông báo
	Nội dung: Kế hoạch tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ
b) Báo cáo:
	Người viết: Các chi đội
	Người nhận: Ban chỉ huy liên đội
	Nội dung: Tình hình hoạt động của chi đội trong tháng
c) Thông báo:
	- Người viết: Bvan quản lý dự án
	- Người nhận: Bà con nông dân có đất dai, hoa màu trong phạm ví giải phóng mặt bằng của dự án
	- Nội dung: Chủ trương của dự án
Bài 2: Những lỗi sai:
	- Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết góc trái phía dưới.
	- Nội dung thông báo còn thiếu so với tên thông báo: Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách kiểm tra.
Bài 3: ( học sinh nêu 1 vài tình huống)
	- Kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long – Quảng Ninh.
	- Thu các khoản tiền đầu năm học...... 
Giáo viên yêu cầu học sinh viết 2 văn bản thông báo trên rồi trình bày trước lớp.
D- Hướng dẫn:
	- làm bài tập tiếp
	- Xem trước “ Ôn tập phần tập làm văn”
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 35 – Tiết 139
Ngày soạn: 12 /05/07
ôn tập phần tập làm văn 
A- Mục tiêu:
- Giúp học sinh hệ thông hoá kiến thức và kỹ năng phần tập làm văn đã học trong năm học: Văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận.
- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, viết đoạn văn.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn bài, TLTK
- Trò: Học bài cũ, xem bài mới
C- Tiến trình bài giảng
1- Tổ chức: 8B
2- Kiểm tra:
3- Bài mới:
1 – Tính thống nhất của văn bản
Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất. Tính thống nhất biểu hiện ở những mặt nào ?
Viết thành đoạn văn từ môĩ chủ đề sau:
- Em rất thích đọc sách 
- Mùa hè thật hấp dẫn.
Học sinh viết – trình bày – nhận xét
Giáo viên tổng kết lại 
- Tính thống nhất của văn bản thẻ hiện trước hết ở trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề văn bản .
+ Thể hiện ở câu chủ đề, trong văn bản, trong quan hệ giữa các phần, các đoạn cá từ ngữ lặp đi lặp lại có chủ ý.
+ Tính thống nhất của chủ đề: Không xa rời, lạc sang chủ đè khác, còn thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết các phần, đoạn trong văn bản.
2 - Ôn tập về tự sự ( nâng cao)
Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm có tác dụng như thế nào ?
Viết một đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý điều gì ?
- Các yếu tố miêu tả biểu cảm sẽ làm cho câu chuyện, sự việc và nhân vật cụ thể, sinh động.
- Khi đưa yếu tố miêu tả, bioêủ cảm vào văn tự sự cần lựu chọn chi tiết cần thiết để đan xen, không nên sử dụng quá nhiều tránh lạc thể loại. các yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ đủ giúp làm rõ hơn yếu tố kể.
3 - Ôn tập văn thuyết minh
Văn bản thuyết minh có tính chất như thế nào và có những lợi ích gì ?
Muốn làm văn bản thuyết minh cần làm gì ? vì sao phải làm như vậy ?
Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm văn thuyết minh ?
HS tự nêu lần lượt
- Vai trò: Cung cấp tri thức, kiến thức cơ bản xung quanh cuộc sống con người.
- Tính chất: Khách quan, trung thực, khioa học
- Muốn làm văb bản thuyết minh cần học tập, nghiên cứu, quan sát... để hình dung rõ đặc điểm, tính chất....của sự vật.
- Mỗi loại bài thuyết minh có bố cục riêng:
+ Thuyết minh đồ dùng
+ Thuyết minh danh lam thắng cảnh
+ Thuyết minh 1 sản phẩm... (cách làm) – phương pháp
+ Thuyết minh về động vật, thực vật...
4 - Ôn tập về văn nghị luận
Thế nào là luận điểm ? lấy ví dụ ?
Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào ?
Nêu ví dụ về sự kết hợp đó ( Hịch tướng sĩ .....)
- Luận điểm là ý kiến quan điểm của người viết để làm rõ, sáng tỏ vấn đề bàn luận.
- Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm làm sáng tỏ rõ luận điểm, tăng tính hấp dẫn, thuyết phục.
- Đưa 3 yếu tố trên đan xen chỉ đủ không nên dùng nhiều, tránh phá vỡ mạch lập luận.
D – Củng cố - Hướng dẫn
- Học và ôn kỹ kiến thức đã học và chuẩn bị bài trả tập làm văn .
	-

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8(24).doc