Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 21

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 21

Tập làm văn

VIẾT ĐOẠN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I, Mục tiêu cần đạt

 1.Kiến thức: Giúp hs biết nhận dạng, sắp xếp ý và viết một đoạn văn thuyết minh ngắn.

 2.Kĩ năng: Xác định chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

 3.Thái độ: Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí

II, Chuẩn bị

- Dự kiến khả năng tích hợp : Phần TLV qua các vb ở học kì I Phương pháp thuyết minh , phương pháp thuyết minh về một thứ đồ dùng , phương pháp thuyết minh một thể loại vb ; Phần Vh qua vb Nhớ rừng , Phần tiếng việt qua bài Câu nghi vấn

- HS : soạn bài , học bài

III, Tiến trình lên lớp

 1, ổn định tổ chức (1)

 2, kiểm tra bài cũ :

 3, Bài mới : (2)

Đoạn văn là một phần của vb gồm 1 số câu có cùng đề tài liên kết với nhau theo một thứ tự nội bộ nhất định . Tuỳ vào phạm vi giới hạn của vấn đề mà mỗi vb có số lượng đoạn văn hợp lí và mỗi đoạn văn có thể có dung lượng dài ngắn khác nhau . Trong vb thuyết minh , đoạn văn cũng đóng vai trò quan trọng . Vậy để viết và trình bày như thế nào cho đúng ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó .

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21, tiết 81
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tập làm văn
VIẾT ĐOẠN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I, Mục tiêu cần đạt 
 1.Kiến thức: Giúp hs biết nhận dạng, sắp xếp ý và viết một đoạn văn thuyết minh ngắn.
 2.Kĩ năng: Xác định chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. 
 3.Thái độ: Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí 
II, Chuẩn bị 
Dự kiến khả năng tích hợp : Phần TLV qua các vb ở học kì I Phương pháp thuyết minh , phương pháp thuyết minh về một thứ đồ dùng , phương pháp thuyết minh một thể loại vb ; Phần Vh qua vb Nhớ rừng , Phần tiếng việt qua bài Câu nghi vấn 
HS : soạn bài , học bài 
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức (1’)
 2, kiểm tra bài cũ : 
 3, Bài mới : (2’)
Đoạn văn là một phần của vb gồm 1 số câu có cùng đề tài liên kết với nhau theo một thứ tự nội bộ nhất định . Tuỳ vào phạm vi giới hạn của vấn đề mà mỗi vb có số lượng đoạn văn hợp lí và mỗi đoạn văn có thể có dung lượng dài ngắn khác nhau . Trong vb thuyết minh , đoạn văn cũng đóng vai trò quan trọng . Vậy để viết và trình bày như thế nào cho đúng ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó . 
Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Đoạn văn trong văn bản thuyết minh (25’)
(?) Em hiểu thế nào là đoạn văn ? 
- Đoạn văn là một phần của vb gồm một số câu có cùng đề tài liên kết nhau theo một thứ tự nội bộ nhất định. Tuỳ vào phạm vi giới hạn của vấn đề mà mỗi văn bản có số lượng đoạn văn có thể có dung lượng dài ngắn khác nhau 
Gọi hs đọc đoạn văn ( a)
(?) Ở đoạn văn a câu nào là câu chủ đề các câu còn lại có nhiệm vụ gì ?
- Câu 1 là câu chủ đề . Câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi . Câu 3 cho biết lượng nước âùy bị ô nhiễm . Câu 4 nêu sự thiếu nước ở ácc nước trên thế giới thứ 3 . Câu 5 dự baó 
- Như vậy , các câu sau bổ sung thông tin làm rõ câu chủ đề . Câu nào cũng nói về nước 
 Gọi hs đọc đoạn văn ( b)
(?) Hãy tìm từ ngữ chủ đề và cách sắp xếp của các câu trong đoạn văn ?
- Từ ngữ chủ đề là Phạm văn Đồng , các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm. 
 Gọi hs đọc đoạn văn ( a) phần 2 
(?) Hãy nêu nhược điểm của đoạn văn ?
Còn sắp xếp lộn xộn 
(?) Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu ntn? Đoạn văn trên nên tách đoạn và mỗi đoạn viết lại ntn? 
- Trước hết phải giới thiệu cấu tạo : Muốn thế phải chia từng bộ phận :: Ruột bút bi ( phần quan trọng nhất , vỏ bút , các loại bút bi khác 
+ Phần ruột bút bi: gồm đầu bút và ông mực, loại mực đặc biệt 
+ Phần vỏ: gồm ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán viết . Phần này gồm ông , nắp bút có lò so
(?) Qua đó , chúng ta phải tách ra làm mấy đoạn ? Hãy sửa lại đoạn văn vào vở ?
 ( 2 đoạn)
 Gọi hs đọc đoạn ( b) 
(?) Chỉ ra những chổ không hợp lí trong đoạn văn ?
 (Sắp xếp lộn xôn )
(?) Nên giới thiệu đàn bàn ằng phương pháp nào ? Từ đó nên tách làm mấy đoạn ?
- Phương pháp phân loại. Nên tách làm 3 đoạn 
(?) Mỗi đoạn nên viết như thế nào ?
Phần bóng đèn , đui đèn , dây điện , công tắc ; p hần chao đèn , phần đế đèn 
(?) Hãy sửa lại đoạn văn trên?
(?) Khi làm bài văn thuyết minh cần chú ý điều gì ? Khi viết đoạn văn cần trình bày ra sao và sắp xếp ý như thế nào ? 
( Ghi nhớ sgk) 
Hoạt động 2: Luyện tập (13’)
(?) Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
(?) Muốn có kiến thức để làm bài văn này , em sẽ phải làm gì ? 
- Tìm hiểu, điều tra, quan sát , ghi chép 
 (?) Em dự định sẽ trình bày theo những ý lớn nào ? ( HSTLN)
(?) Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 ? 
Nội dung
I, Đoạn văn trong văn bản thuyết minh 
1, Nhận dạng đoạn văn thuyết minh 
 Đoạn a:
- Câu 1 là câu chủ đề . Câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi . Câu 3 cho biết lượng nước âùy bị ô nhiễm . Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới. Câu 5 dự báo. 
->Như vậy , các câu sau bổ sung thông tin làm rõ câu chủ đề . Câu nào cũng nói về nước
Đoạn b: 
- Từ ngữ chủ đề là Phạm văn Đồng, các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm.
2, Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn 
Đoạn 1 : sắp xếp lộn xộn
- Trước hết phải giới thiệu cấu tạo . Muốn thế phải chia từng bộ phận : Ruột bút bi ( phần quan trọng nhất , vỏ bút , các loại bút bi khác
+ Phần ruột bút bi: gồm đầu bút và ông mực, loại mực đặc biệt 
+ Phần vỏ: gồm ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán viết . Phần này gồm ông , nắp bút có lò so
Đoạn 2 : Sắp xếp lộn xôn
* Sửa lại :
+ Phần bóng đèn , đui đèn , dây điện , công tắc 
+ Phần chao đèn 
+ Phần đế đèn 
* Ghi nhớ sgk/15
II.Luyện tập
Bài tập 1 :
 - Tên trường , ngày thành lập 
- Vị trí , diện tích của trường , đóng ở đâu ? 
- Các khu vực của trường : phòng Giám hiệu , số phòng học , vườn trường , thư viện 
- Các lớp học ( số lượng , mội khối mấy lớp). Số lượng giáo viên , nam , nữ 
- Các thành tích của trường trong đào tạo , thi đua 
- Vị trí của nhà trường trong đời sống xh ở địa phương . Tình cảm của em đối với trướng 
Bài tập 2 : 
Giới thiệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác 
Tình cảm của Bác dành cho nhân dân 
Tình cảm của nhân dân đối với Bác 
4, Củng cố : Khi viết đoạn văn cần trình bày ntn? Các ý trong đoạn văn sắp xếp ra sao ? (3’)
5, HDHT: Về học thuộc phần ghi nhớ , Hoàn thành hết bài tập còn lại . (1’)
Soạn bài Thuyết minh về 1 phương pháp (cách làm)
IV.Rút kinh nghiệm: 
Tuần 21, tiết 82-83
Ngày soạn:
Ngày dạy: Văn bản
QUÊ HƯƠNG
 	 ( Tế Hanh)
I, Mục tiêu cần đạt 
 1.Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng , giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác gia. Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
 2.Kĩ năng: Đọc diễn cảm thơ tám chữ, phân tích các hình ảnh nhân hóa, so sánh đặc sắc.
 3.Thái độ: Cảm nhận được tình cảm thân thiết gắn bó với quê hương củ tác giả.
II, Chuẩn bị 
- GV : Dự kiến khả năng tích hợp : Phần Văn qua bài Nhớ Rừng ; phần TLV qua vb Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm ); Phần Tiếng việt qu vb Câu nghi vấn 
 Sưu tầm chùm thơ viết về Quê hương của Tế Hanh 
HS : học bài , sọan bài 
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức (10’)
 2, Kiểm tra bài cũ : Đọc diễn cảm bài thơ Nhớ rừng ? Cho biết nội dung của bài thơ đó ?
 3, Bài mới : Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt cuộc đời của Tế Hanh . Dưới ngòi bút của ông , nguồn cảm hứng này đã tạo thành một dòng chảy tâm tình với nhiều bài thơ nổi tiếng . Bài thơ Quê hương là sáng tác mở đầu cho mạch cảm hứng viết về quê hương xứ sở của Tế Hanh. Ở thời điểm sáng tác bài thơ này, nhà thơ còn rất trẻ, đang phải sống xa quê . Oâng mượn lời thơ để diễn tả nỗi nhớ quê da diết không nguôi . Vậy nỗi nhớ quê đó được thể hiện ntn? Tiết học hôm nay , cô cùng các em đi tìm hiểu. 
Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Đọc –Tìm hiểu chung (20’)
HDĐ: Đọc giọng nhẹ nhàng, trong trẻo, chú ý nhịp phổ biến 3-2-3 hoặc 3-5.
(?) Em hãy nêu sơ lược vài nét về tác giả , tác phẩm ? ( SGK)
 Gv cùng hs đọc ( Khi đọc chú ý về cảm hứng quê hương trong thơ Tế Hanh)
 Giải thích từ khó 
(?) Hãy nhâän xét về thể thơ và bố cục của bài thơ Quê hương? 
 (Bài thơ thuộc thể tám chữ , gồm nhiều khổ , gieo vần ôm và vần liền ) . Bố cục : 2 phần
+ Phần 1 : 3 khổ đầu – Hình ảnh quê hương 
+ Phần 2 : Khổ còn lại – Nỗi nhớ quê hương 
(?) Mỗi nội dung đó được thể hiện bằng phương thức biểu đạt chính nào ? 
 - Phương thức miêu tả ( phần đầu )
Phương thức biâểu cảm ( phần sau)
 Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản (55’)
Gọi hs đọc phần đầu 
(?) Tác giả đã giới thiệu chung về làng quê của tác giả ntn? 
 Làng tôi vấn làm nghề chài lưới 
 Nước bao vây cách biển nửa ngày sông 
(?) Vậy về hình ảnh làng hài được vẽ bằng mấy nét chính ? ( 2 nét chính ) 
- Cảnh dân chài bơi thuyết đi đánh cá 
- Cảnh thuyền và người về bến 
* Từ đoạn thơ diễn tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá , hãy cho biết 
(?) Làng chày lưới được miêu tả qua hình ảnh nổi bật nào ? 
( chiếc thuyền và cánh buồm )
(?) Người dân chài ra khơi trong thời điểm nào và thời tiết ra sao ? 
 “Thời tiết đẹp và ra khơi vào buổi sớm mai 
Khi trời trong , gió nhẹ , sớm mai hồng 
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
(?) Chiếc thuyền ra khơi được miêu tả ntn? 
 - Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã ,Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
(?) Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? 
- So sánh và sử dụng 1 loạt từ : ( hăng , phăng , vượt )
(?) Chi tiết nào đặc tả con thuyền ? 
 Cánh buồn giương to như mãnh hồn làng 
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió 
(?) Có gì độc đáo trong chi tiết này ?
- Dùng phép so sánh , ẩn dụ gợi liên tưởng con thuyền như mang linh hồn , sự sống của làng chài 
(?) Qua phân tích cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cả cho ta thấy phong cảnh thiên nhiên và con người ở đây ntn? 
Phong cảnh thiên nhiên tươi sáng , vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống 
 Đọc đoạn thơ tả cảnh thuyền và người về bến cho biết: 
(?) Cảnh dân làng đón thuyền cá trở về được thể hiện qua những câu thơ nào ? 
 Ngày hôm sau , ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đó ghe về 
Nhờn trời biển lặng cá đầy nghe 
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng 
(?) Qua đó , ta thấy khung cảnh lao động ở đây như thế nào ? 
(Bức tranh lao động náo nhiệt , đầy ắp niềm vui và sự sống , trong ... m mai hồng 
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá 
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
So sánh và sử dụng một loạt từ ( hăng , phăng , vượt ) 
“Cánh buồn giương to như mãnh hồn làng 
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió “ù
 Dùng phép so sánh , ẩn dụ gợi liên tưởng con thuyền như mang linh hồn , sự sống của làng chài
 Phong cảnh thiên nhiên tươi sáng , vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống
- Bức tranh lao động náo nhiệt , đầy ắp niềm vui và sự sống , trong đó có cả lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên biển lặng để người dân chài trở về an toàn
- Người dân chài nơi đây mang vẻ đẹp và sự sống nồng nhiệt của biển cả
- Dùng phép nhân hoá . Cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống , như một phần sự sống lao động ở làng chài , gắn bó mật thiết với sự sống con người ở đây
2, Nỗi nhớ quê hương 
- Biển , cá , cánh buồm , mùi biển
- Đó là mùi riêng của làng biển được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê
Cụ thể , thắm thiết , bền bỉ 
* Ghi nhớ sgk/18
4, Củng cố:	Bài thơ có những đặc sắc gì nỗi bật ? (3’)
Từ nghệ thuật đó làm nổi bật lên nội dung gì của bài thơ ?
5, Dặn dò :	Học thuộc lòng bài thơ ,nội dung bài thơ . Sưu tầp , chép lại một số câu thơ , đoạn thơ về tình cảm quê hương mà em thích nhất. Soạn bài “ Khi con tu hú”. (1’)
IV.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 21, tiết 84
Ngày soạn :
Ngày dạy : Văn bản
KHI CON TU HÚ
 ( Tố Hữu)
I, Mục tiêu cần đạt 
 1.Kiến thức : Giúp hs cảm nhận được lòng yêu sự sống ,niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết .
 2.Kĩ năng : Đọc sáng tạo thơ lục bát, phân tích những hình ảnh lãng mạn, bay bổng trong bài thơ, sức mạnh nghệ thuật của các câu hỏi tu từ.
 3.Thái độ : Đồng cảm với niềm khao khát tự do cháy bổng của tác giả.
II, Chuẩn bị 
Dự kiến khả năng tích hợp : Phần Tiếng việt qua bài Câu nghi vấn ; tập làm văn qua bài Thuyết minh về một phương pháp ( Cách làm )
Một số bài thơ có liên quan : Từ ấy( Tố Hữu ) , Người bạn tù thổi sao ( HCM)
III, Tiến trình lên lớp 
 1, ổn định tổ chức (7’)
 2, Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng – diễn cảm bài thơ Quê hương của Tế Hanh .
Đây là bài thơ tả cảnh hay tả tình ? Vì sao ?
- Hình ảnh nào trong bài thơ gây cho em ấn tượng và xúc động nhất ? Vì sao ? 
 3, Bài mới :
Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Đọc –tìm hiểu chung (13)
Gọi hs đọc phần chú thích dấu sao 
(?) Em hãy nêu vài nét về thân thế sự nghiệp của tác giả ?
(sgk)
 Gv cùng hs đọc ( yêu cầu Chú ý thay đổi giọng đọc . Đoạn đầu với gịng vui , náo nức , phấn chấn , đoạn sau với giọng bực bội và các từ ngự cảm thán ..)
Giải thích từ khó 
(?) Khi con tu hú được viết trong hoàn cảnh đặc biệt nào ? 
- Được viết trong nhà lao thừa phủ ( Huế ) khi tác giả đang hoạt động cách mạng , mới bị bắt. 
(?) Nên hiêu nhan đề của bài thơ ntn? Hãy viết một đoạn văn có bốn chữ đầu là “ Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ ? 
- Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến , người tù cách mạng ( nhân vật trữ tình ) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội , càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài . Tên bài thơ đã gợi mở cảm xúc của toàn bài 
(?) Bài thơ này được viết theo thể thơ gì ? Hình thức thơ ấy có diễn tả cảm xúc ntn? 
- Thể thơ lục bát . Diễn tả cảm xúc tha thiết , nồng hậu của tâm hồn 
(?) Bài thơ này chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung từng phần ? 
Đoạn 1 : Cảnh mùa hè 
Đoạn 2 : Tâm trạng người tù 
(?) Hãy xác định phương thức biểu đạtt chính của mỗi đoạn và của toàn bài ? 
Đoạn 1 : Chủ yếu là miêu tả 
Đoạn 2 : Biểu cảm 
Toàn bài : Kết hợp miêu tả và biểu cảm 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản (22’)
Gọi hs đọc đoạn 1 
(?) Thời gian mùa hè được gợi tả bằng những âm thanh nào ? 
Tiếng tu hú / tiếng ve sầu
(?) Trong bài thơ Bếm lửa của Bằng Việt cũng có tiếng chim tu hú : ‘’Tu hú ơi chẳng đến ở cùng ba – Kêu chi hoài trên những cảnh đồng xa’’. Theo em , có gì giống nhau và khác nhau trong cảm nhận tiếng chim tu hú ở hai nhà thơ Tâố Hữu và Bằng Việt ?
Giống nhau : Tiếng tu hú đều gợi không gian đồng quê gần giũ , thân thuộc . Đều là âm thanh được đón nhận bởi tình thương mến 
Khách nhau : 
+ Trong thơ BV , tiếng tu hú gợi nhớ về những kỉ niệm thân thương của tình bà cháu nơi quê nhà. 
+ Trong thơ TH , tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè sôi động được cảm nhận từ tâm hồn yêu sống , khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh ngộ tù đày. 
(?) Mùa hè còn được gợi tả qua dấu hiệu điển hình nào của không gian . Không gian ấy nhuốm những màu sắc nào ? 
Vàng ( Bắp rây vàng hạt )
 Hồng ( đầy sân nắng đào)
 Xanh ( TrờiXanh càng rộng càng sao )
(?) Những sản vật điển hình nào của mùa hè được gợi nhắc ? 
Lúa chim đang chín 
Trái cây ngọt dần 
Bắp dây vàng hạt 
(?) Một sự sống như thế nào được gợi lên từ những âm thanh , màu sắc , sản vật đó? 
Một sự sống tưng bừng rộn rã , thanh bình , Tràn trề nhựa sống 
(?) Bầu trời hạ cao xanh , nơi những tiếng sáo diều vạng trong lời thơ : ‘’Trời xanh càng rộng càng cao – Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ‘’ gợi lên một không gian như thế nào ?
 ( phóng khoáng , tự do ) 
(?) Tác giả đã cảm nhận rõ nát cảnh tượng đó của mùa hè từ trong nhà tù . Điều đó cho thấy năng lực tâm hồn nào của nhà thơ ntn? 
Nồng nàn tình yêu cuộc sống 
Tha thiết với cuộc sống tự do 
Nhạy cảm với mọi biến cố của cuộc đời 
(?) Năng lực yêu quí tự do còn được Tố Hưũ thể hiện trong những vần thơ nào khác mà em biết ? 
 “Cô đơn thay là cảnh thân tù 
Tai mở rộng và , lòng nghe rạo rực 
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức 
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu” 
 Gọi hs đọc đoạn cuối 
(?) Khi nhà thơ viết : “Ta nghe hè dậy bên lòng” em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn ?
Bằng sức mạnh tâm hồn , bằng tấm lòng 
(?) Từ đó có thể hình dung trạng thái tâm hồn tác giả ntn? 
Nồng nhiệt với tình yêu cuộc sống tự do
(?) Con người muốn đạp tan phòng giam hãm khi nghe hè dậy bên lòng còn vì lí do gì khác ? 
- Cảm giác bực bội, u uất trong nhà giam chật chội thiếu sinh khí 
(?) Nhận xét về cách diễn đạt lời thơ này , Ý nghĩa của cách diễn đạt này ? 
- Bộc lộ thẳng thắn ,trực tiếp cảm xúc của lòng mình 
- Dùng câu cảm thán liên tiếp, dùng một loạt động từ , cách ngắt nhịp đổi khác thường cho thấy trạng thái căng thẳng cao độ đang diễn ra trong tâm hồn người tù mất tự do 
(?) Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu , nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú kêu thể hiện ở câu đầu và câu cuối khác nhau ntn? Vì sao ? ( HSTLN)
- Tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ gợi ra bức tranh mùa hè trong tưởng tượng với tâm trạng náo nức bồn chồn của nhà thơ 
- Tiếng chim tu hú ở câu kết gợi cảm xúc khác hẳn : u uất , nôn nóng , khắc khoải – Tâm trạng của kẻ bị cưỡng đoạt tự do , bị tách rời cuộc sống 
- Vì : Vì 2 tâm trạng được khơi dậy từ hai không gian hoàn toàn khác nhau : tự do và mất tự do 
(?) Em cảm nhận điều mãnh liệt nào diễn ra trong tâm hồn con người từ những lời cuối cùng của bài thơ khi con tu hú ?
- Thèm khát cao độ cuộc sống tự do 
- Tâm hồn đang cháy lên khát vọng yêu sống , yêu tự do 
(?) Hai đoạn thơ , một thiên về tả cảnh , một thiên về tả tình nhưng đều là tiếng nói của một tâm hồn . Em cảm nhận được những điều cao đẹp nào từ tâm hồn ấy ? 
- Lòng yêu sống , niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày 
(?) Theo em , những tác dụng của thơ lục bát đem lại cho bài thơ này là gì ? ( HSTLN)
- Có ưu thế diễn tả cảm xúc tha thiết , nồng cháy của tâm hồn 
- Giàu nhạc điệu 
- Dễ đọc , dễ thuộc , dễ nhớ 
(?)Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
(?) Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do là cảm xúc thường gặp trong thơ từ của nhiều chiến sĩ cách mạng . Trong vốn thơ của mình , em còn biết những vần thơ nào như thế ? ( HS tự bộc lộ ) 
Nội dung
I,Đọc, tìm hiểûu chung
 1.Đọc: Sgk 
2. Giới thiệu tác giả – tác phẩm
3. Chú giải từ
 4. Thể loại (lục bát )- bố cục:
2 đoạn 
II, Đọc, hiểu văn bản
 1, Cảnh mùa hè 
+ Aâm thanh : Tiếng tu hú / tiếng ve sầu
+ Màu sắc :
- Vàng ( Bắp rây vàng hạt )
- Hồng ( đầy sân nắng đào)
- Xanh( Trời Xanh càng rộng càng sao )
+ Sản vật : 
- Lúa chim đang chín 
- Trái cây ngọt dần 
- Bắp dây vàng hạt
 Một sự sống tưng bừng rộn rã, thanh bình, tràn trề nhựa sống. Qua đó ta thấy được một thế giới tự do, phóng khoáng.
2, Tâm trạng của nguời tù 
“Ta nghe  cứ kêu!”
- Cảm giác bực bội, u uất trong nhà giam chật chội thiếu sinh khí
- Bộc lộ thẳng thắn ,trực tiếp cảm xúc của lòng mình 
- Dùng câu cảm thán liên tiếp, dùng một loạt động từ , cách ngắt nhịp đổi khác thường cho thấy trạng thái căng thẳng cao độ đang diễn ra trong tâm hồn người tù mất tự do
 Thèm khát cao độ cuộc sống tự do .Tâm hồn đang cháy lên khát vọng yêu sống , yêu tự do
* Ghi nhớ sgk/20 
4, Củng cố : Nêu nội dung của bài thơ ? Theo em cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào ? (2’)
5, Dặn dò: Học thuộc bài thơ và phần ghi nhơ. Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh mùa hè nơi em ơ.û Chép và đọc thêm một số bài thơ của TH. Soạn bài “ Câu nghi vấn”. (1’)
IV.Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan21.doc