Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Tường THCS Chiềng Ngần

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Tường THCS Chiềng Ngần

Tiết 33- 34 8B:

 Văn bản

HAI CÂY PHONG

(Trích: Người thầy đầu tiên)

 ~ Ai- Ma- Top ~

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 - Hiểu được nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Hai cây phong” có 2 mạch kể ít nhiều lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện. Vì ở trong bài người kể chuyện là hoạ sĩ, nên hướng học sinh và tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả 2 cây phong.

 - Giúp học sinh hiểu rõ ngạc nhiên khiến 2 cây phong gây xúc động cho người đọc

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của 2 cây phong

 - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học

 - Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, con người, yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị

Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV

Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Tường THCS Chiềng Ngần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9- NGỮ VĂN BÀI 9
 Kết quả cần đạt:
 Hiểu được rõ hai cây p hong trong văn bản này được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ, với tâm hồn đầy xúc động của người kể chuyện.
 Hiểu được thế nào là nói quá. Tác dụng của biện pháp tu từ này.
 Vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Ngày soạn: 22.10.2008 Ngày giảng: 8C:24.10.2008
Tiết 33- 34 8B:
 Văn bản
HAI CÂY PHONG
(Trích: Người thầy đầu tiên)
 ~ Ai- Ma- Top ~
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
	- Hiểu được nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Hai cây phong” có 2 mạch kể ít nhiều lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện. Vì ở trong bài người kể chuyện là hoạ sĩ, nên hướng học sinh và tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả 2 cây phong.
	- Giúp học sinh hiểu rõ ngạc nhiên khiến 2 cây phong gây xúc động cho người đọc
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của 2 cây phong
	- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học
	- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, con người, yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị
Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV
Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP.
* Ổn định: Sĩ số 8B.. 8C
I. Kiểm tra. 4’
 Kiểm tra vở soạn của học sinh
 Hai, ba em giáo viên nhận xét cho điểm.
II. Bài mới. 1’
	 Với người Việt Nam tuổi thơ thường gắn liền với cây đa bến nước hay những cánh diều, con cò. Còn với hoạ sĩ nhân vật t rong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của Ai- Ma- Top kí ức tuổi thơ lại được gắn liền với kí ức tuổi thơ của hoạ sĩ như vậy chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
TB
GV
TB
GV
GV
GV
TB
KH
TB
TB
KH
TB
KH
TB
TB
GV
KH
HS
Yếu
GV
TB
TB
TB
KH
G
GV
TB
KH
TB
TB
Yếu
TB
KH
TB
GV
TB
KH
TB
KH
G
Yếu
KH
KH
TB
Yếu
Hãy trình bày những hiểu biết của mình về Ai- Ma- Top
Ông xuất thân trong 1 gia đình viên chức. Năm 1953 Ai- Ma- Top tốt nghiệp đại học nông nghiệp, sau đó học tiếp đại học tại Matxcơva. Ông được đánh giá cao ngay từ những tác phẩm đầu tay Gia-mi- li- a (1958) tiếp đó là tập núi đồi và thảo nguyên (1961). Được giải thưởng Lê- nin gồm 3 truyện: Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà.
- Ông còn viết nhiều tác phẩm như: Con tàu trắng (1970), Một ngày dài hơn 1 thế kỉ (1980). Ông viết văn bằng Tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga.
- Đầu năm 2004 ông được nhận danh hiệu giáo sư danh dự của trường đại học Matxcơva mang tên Lômôlôxốp.
Nêu xuất xứ đoạn trích “Hai cây phong”.
Văn bản là phần đầu truyện “Người thầy đầu tiên”. Nhan đề “Hai cây phong” là do người biên soạn SGK đặt. Truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh Cư- rơ- gư- xtan vào những năm 20 của thế kỉ trước. Lúc đó trình độ phát triển còn thấp, tư tưởng phong kiến còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-Tư-Nai mồ côi sống với gia đình chú thím ở làng Ku-ku-rêu, không được học hành, chịu sự sai khiến của bà thím. Thầy Đuysen được cử về làng mở trường dạy học. Bà Thím ép gả An-Tư-Nai làm vợ lẽ cho người ta. Một lần nữa cô bé lại được thầy Đuy sen giải thoát được lên tỉnh học, rồi học tiếp ở Matxcova và trở thành nữ viện sĩ An-Tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Còn thầy Đuysen bấy giờ đã già làm nghề đưa thư. Khi cô còn học ở trường làng, có hôm Đuysen mang về trường 2 cây phong non và bảo “Hai cây phong này thầy mang về cho em đây, chúng ta sẽ cùng trồng. Khi chúng lớn lên và em cũng trưởng thành, là 1 người tốt. Em bây giờ trẻ măng như 1 thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này”
Gv hướng dẫn đọc: giọng đọc chậm rãi, hơi buồn buồn, gợi nhớ nhung và nghĩ suy của người kể chuyện. Thay đổi giọng đọc phù hợp với người kể chuyện xưng tôi và chúng tôi để phân biệt ngôi kể.
Gv đọc từ đầu đến “Chiêc gương thần xanh”
Hs đọc phần còn lại.
Hãy tóm tắt đoạn trích “Hai cây phong”
Thuở ấu thơ nhân vật tôi với các bạn thường chơi đùa trên đồi có 2 cây phong lớn. Tận hưởng niềm vui của tuổi thơ là phá tổ chim cũng từ trên cành cao, lũ trẻ đã phát hiện ra quê hương của chúng rất đẹp, chứa những điều bí ẩn khiến chúng say xưa ngất ngây.
- Khi trưởng thành mặc dù đã hiểu rõ bí mật về Hai cây phong chỉ là chân lí đơn giản. Nhưng mỗi lần về thăm quê đều có tâm trạng say xưa ngây ngất với bao kỉ niệm tuổi học trò, và càng hiểu rằng 2 cây phong chính là nhân chứng vô cùng xúc động về thầy giáo Đuysen. Đó là viên thầy mang 2 cây phong là mơ ước hi vọng của những đứa trẻ nghèo khổ thất học ước mơ được học hành.
Đọc chú thích 3, 5, 6.
Giải nghĩa từ Thuỷ triều, Nông trang, thảng thốt, người vô danh.
Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Phương thức tự sự, kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Văn bản được kể theo ngôi kể nào? Từ ngữ nào thể hiện ngôi kể đó?
- Dùng ngôi thứ nhất.
- Đại từ nhân xưng: chúng tôi, tôi.
Theo dõi văn bản. Hãy cho biết người kể xưng “chúng tôi” trong đoạn văn nào? Xưng hô như vậy có ý nghĩa gì?
- Người kể xưng “chúng tôi” trong đoạn văn “vào năm học cuối cùng → lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”
- Cách xưng hô đó biểu thị cảm xúc của nhân vật tôi với các bạn cùng tuổi và kể về hình ảnh 2 cây phong.
Cho biết nội dung của đoạn văn này?
Khi nào người kể lại xưng tôi? Điều đó thể hiện trong đoạn văn nào?
- Trong đoạn văn từ đầu đến “chiếc gương thần xanh” và phần cuối văn bản. “tôi lắng nghe” đến hết.
- Bộc lộ cảm xúc của cá nhân trong hiện tại, quá khư chính cách kể và cách sử dụng ngôi kể như vậy nên văn bản 2 cây phong gồm 2 mạch kể lồng ghép vào nhau ở 2 thời điểm, 2 thời gian, hiện tại, quá khứ.
Việc lồng ghép 2 mạch kể này có ý nghĩa như thế nào?
- Mở rộng cảm xúc: vừa riêng vừa chung khiến câu chuyện trở nên sống động, chân thật, gần gũi, ấm áp, đáng tin cậy chân thật với người đọc.
Nó diễn ra như thế nào chúng ta cùng
Học sinh đọc thần từ vào năm học cuối cùng đến “chân trời xa thẳm biêng biếc kia”.
Đoạn văn này tác giả kể về sự việc gì? 
Đoạn văn nói lên cảm xúc tâm trạng của nhân vật tôi hồi trẻ thơ với lũ bạn khi chơi đùa trèo lên 2 cây phong ngắm nhìn quê hương.
Trong mạch kể về 2 cây p hong và kí ức tuổi thơ có thể chia làm mấy đoạn nhỏ, mỗi đoạn kể về sự việc gì?
- Chia làm 2 đoạn”
Đoạn 1: từ “vào năm học cuối cùng” đến “bao la và ánh sáng”
Đoạn 2 tiếp đến “biêng biếc xanh”
Nội dung đoạn 1: Kí ức về buổi trèo cây phá tổ chim
Nội dung đoạn 2: phong cảnh làng quê và cảm giác của nhân vật tôi khi trèo lên cao nhìn xuống.
Theo dõi mạch kể thứ nhất. Hãy cho biết 2 cây phong trong kí ức về buổi trèo cây phá tổ chim được tác giả miêu tả như thế nào?
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để vẽ bức tranh này.
- Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh, sử dụng từ tượng hình, tượng thanh với cách kể xen với tả và biểu cảm.
Cách phác vẽ về 2 cây phong có ý nghĩa gì? Cách kể có gì đặc biệt?
 Trong mạch kể xen tả này, 2 cây phong tuy chỉ được phác đôi ba nét nhưng đúng là những nét phác thảo như 1 hoạ sĩ. Hai cây phong khổng lồ với các “mắt mấu, các cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay với bóng râm mát rượi”, với động tác nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời lại có thêm “hành đàn chim chao đi chao lại tô điểm thêm cho bức tranh”.
Em có nhận xét gì về hình ảnh 2 cây phong trong kí ức của nhân vật tôi trong kí ức người kể chuyện.
 - Nhân vật họa sĩ nhớ quê hương, nhớ làng Ku-Ku-rêu là nhớ kỉ niệm tuổi thơ với cây phong thân thương. Không bao giờ có thể quên được buổi học cuối cùng của năm ấy trước khi bắt đầu nghỉ hè. Bọn con tra nghịch ngợm và hồn nhiên. Hai cây phong như những người bạn thân tình mở lòng đón tiếp nghiêng ngả, chào mời lũ nhóc con chân đất trèo lên cây phong mà ngắm nhìn cảnh gần xa. Ta thấy hai cây phong rất đẹp là người bạn vô cùng thắm thiết, gắn bó hội tụ niềm vui của tuổi thơ.
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
Theo dõi từ đất rộng bao la đến biêng biếc kia
Từ trên cành cao lũ trẻ đã nhìn thấy những gì?
Tại sao có thể nói người kể chuyện (1 hoạ sĩ) đã miêu tả 2 cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?
 - Bởi những nét miêu tả đó đã tạo nên bức tranh thiên nhiên có đường nét, có hình khối, có màu sắc đó là cảnh đất đai thiên nhiên rộng lớn bao la choáng ngợp khiến lũ trẻ phá tổ chim. Tiếp theo là chuồng ngựa nông trang Thảo nguyên hoang vu với dòng sông lấp lánh chỉ bạc chạy tới tận chân trời và cái màu biêng biếc kia của thảo nguyên của chân trời tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy bí ẩn.
Điều khiến lũ trẻ ngây ngất từ trên cao nhìn xuống.
 - Trên cao lũ trẻ nhìn xuống tầm mắt được mở rộng được thu vào khoảng không gian bát ngát. Một thế giới vừa quen vừa lạ đẹp đẽ, quyến rũ lũ trẻ.
Hình ảnh 2 cây phong có ý nghĩa như thế nào trong kí ức tuổi thơ.
Có thể nói rằng từ trên cao của ngọn cây phong các cậu bé được sống trong những phút giây hạnh phúc với cảm giác không gian bao la choáng ngợp làm các cậu bé nín thở. Đúng là những giây phút đó trên đỉnh cao tầm nhìn của lũ trẻ được mở rộng. Tầm suy nghĩ được khơi sâu cả tâm hồn trí tuệ như đang cất cánh để cảm nhận 1 vẻ đẹp rộng rãi, lắng nghe âm thanh huyền ảo, suy nghĩ rộng mở với bao điều thiêng liêng kì thú.
Theo dõi đoạn văn đầu đến “cháy rừng rực”.
Đoạn văn nói về điều gì?
Ấn tượng nổi bật nhất của nhân vật tôi mỗi lần về thăm quê là gì?
Hai cây phong hiện ra trước mặt như ngọn hải đăng có ý nghĩa gì?
Hình ảnh so sánh 2 cây phong như ngọn hải đăng tạo sự ấn tượng đối với bất cứ ai là tình yêu quê hương chan hoà đã gắn bó với tình thương nhớ 2 cây phong lớn đầu làng.
Cách so sánh này có ý nghĩa gì?
- Bên cạnh việc tác giả kể chuyện lại sự háo hức đợi chờ của nhân vật tôi khi muốn nhìn thấy cây phong thì tác giả lại còn sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả, biểu cảm và nhân hoá.
Chỉ ra chi tiết miêu tả và biểu cảm, nhân hoá đó.
Với việc sử dụng 1 loạt các biện pháp nghệ thuật đó văn bản muốn nói tới điều gì?
- Nói về vị trí của 2 cây phong.
Nói về vị trí của 2 cây phong trong mạch kể chuyện sưng “tôi” được thể hiện như thế nào?
- Trong mạch kể chuyện đó 2 cây phong chiếm vị trí độc tôn lôi cuốn sự chú ý của người đọc làm cho “say sưa ngây ngất” và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện.
 - Người kể chuyện rất háo hức đợi chờ những lần trở về làng “ta đã thấy chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với 2 cây phong.”
Trong chuyện này lôi cuốn được người đọc nhờ sự tài tình của tác giả làm cho mỗi chúng ta, mỗi khi đọc câu chuyện này đều xúc động.
Xúc động cho người đọc và người kể chuyện là 2 cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của người kể. Trong hồi ức của mình khi 2 cây phong hiện lên rất sống động mỗi khi đặt chân về quê hương tác giả lại phải trông lại cây phong quen thuộc đó. Dù đi đâu vẫn nhớ về hình ảnh 2 cây phong đó chính là tình yêu quê hương đất nước.
Tại sao 2 cây phong đó lại gắn bó đến vậy.
 - Bởi nó gắn bó với tuổi học trò “tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi này, bên cạnh chúng như 1 mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”.
Ngoài lí do trên nhớ tới 2 cây phong tác giả còn nhớ tới điều gì nữa?
 - Nhớ tới thầy Đuysen.
Hai cây phong gắn với thầy Đuysen như thế nào? Tại sao họ lại gọi là trường Đuysen?
 - Bởi 2 cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về thầy Đuysen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư- nai gần 40 năm về trước mà người kể chuyện gần đây mới biết.Chính thầy Đuysen đã đem về 2 cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An- tư- nai và thầy đã gửi gắm ở 2 cây phong non ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng mở mang kiến thức trở thành con người hữu ích.
Đoạn văn cuối giúp người đọc hiểu ra điều gì?
Hãy khái quát lại nội dung, nghệ thuật của truyện.
Học sinh đọc ghi nhớ.
Học xong văn bản 2 cây phong theo em đoạn văn nào làm em cảm động nhất.
- Đoạn văn kể về kỉ niệm tuổi thơ trèo lên 2 cây phong nhìn về bốn phía chân trời là cảm động nhất.
I. Đọc và tìm hiểu chung. 15’
1. Tác giả- tác phẩm.
* Tác giả:
Ai- Ma- Top sinh năm 1928 là nhà văn Cư- rơ- gư- xtan, một nước cộng hoà ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.
* Tác phẩm:
- Đoạn trích là phần đầu của truyện “Người thầy đầu tiên”.
2. Đọc văn bản
II. Phân tích văn bản
1. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ. 30’
a. Kí ức về buổi trèo cây phá tổ chim.
[] hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời
[] bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền
[...] chúng tôi [...] bám vào các mắt mấu [...] những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay.
- Hàng đàn chim hoảng hốt kêu lên chao đi chao lại trên đầu.
* Hai cây phong rất đẹp là người bạn vô cùng thắm thiết, gắn bó hội tụ niềm vui của tuổi thơ.
b. Phong cảnh làng quê và cảm giác của nhân vật tôi khi trèo lên cao nhìn xuống.
Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt.
- Chuồng ngựa của nông trang mà chúng tôi vẫn coi là toà nhà rộng lớn nhất trên thế gian ngồi đây chúng tôi chỉ thấy hcỉ như 1 căn nhà xép bình thường.
- [] thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục.
- Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh.
* Hai cây phong là nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới mở rộng tầm hiểu biết.
2. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của nhân vật tôi (người hoạ sĩ) 27’
Giữa một ngọn đồi, có 2 cây phong lớn hiện ra trước mắt như ngọn hải đăng đặt trên núi.
* Hai cây phong là tín hiệu để dẫn đường về làng.
- Miêu tả: thân cây nghiêng ngả, lay động cành lá, không ngớt tiếng rì rào [] làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát [] như ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
- Biểu cảm: chúng có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu. Rồi khắp lá cành lại cất tiếng lá cành thở dài một lượt như tiếc người nào
[] hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng cố hình dung ra miền xa lạ kia.
* Hai cây phong là hình ảnh của quê hương.
* Hai cây phong gắn liền với tình cảm yêu quý thầy Đuysen.
III. Tổng kết- ghi nhớ. 4’
- Nội dung: Người kể chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là 2 cây phog gắn với câu chuyện về thầy Đuysen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
Nghệ thuật: hình ảnh 2 cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ với mạch kể lồng ghép.
* Ghi nhớ SGK 
IV. Luyện tập. 3’
III. Hướng dẫn học ở nhà. 1’
	- Nắm nội dung bài
	- Học thuộc ghi nhớ
	- Học thuộc lòng từ: “vào năm học cuối cùng” đến “biêng biếc kia”.
	- Xem lại lí thuyết viết văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 35+ 36
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày.
II. Chuẩn bị
 Thầy: soạn bài, ra đề, đáp án
 Trò: ôn lại lí thuyết viết văn
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
I. Ổn định:
II. Đề bài
Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
III. Đáp án- biểu điểm
1. Dàn ý
a. Mở bài: 
- Giới thiệu con vật nuôi (con chó, con mèo)
- Sự việc gì gợi nhớ đến kỉ niệm đó (chuyện vui, buồn)
b. Thân bài: 
Trình bày các sự việc theo 1 trình tự hợp lí.
 - Nêu kỉ niệm gắn bó với con vật
+ Khi con vật mới xuất hiện
+ Hoàn cảnh con vật xuất hiện và cảm xúc của em
+ Lí do em yêu thích con vật (hình dáng cử chỉ tính nết)
 - Kỉ niệm khi chăm sóc con vật
+ Khi cho nó ăn
+ Những công việc chăm sóc khác
+ Những đổi thay của con vật.
 - Kỉ niệm về sự trưởng thành của con vật
+ Bản thân có cảm giác như thế nào khi thấy nó trưởng thành
 - Kỉ niệm khi nó không ăn (cảm giác của em)
+ Hiện tại nó còn và như thế nào?
c. Kết bài
	Ấn tượng của em về kỉ niệm đó
2. Biểu điểm
a. Hình thức: 1 điểm
Bài trình bày sạch đẹp có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc viết đủ ý, không sai lỗi chính tả, văn viết có nhiều sáng tạo
b. Nội dung: 9 điểm
- Mở bài: 1,5đ
	Giới thiệu con vật nuôi, sự việc nhớ tới kỉ niệm đó.
- Thân bài: 6đ
	- Nêu kỉ niệm gắn bó với con vật. 1,5đ
	- Kỉ niệm chăm sóc con vật. 1,5đ
	- Kỉ niệm về trưởng thành của con vật. 1,5đ
	- Kỉ niệm về những khi nó không ăn. 1,5đ
- Kết bài: 1,5đ
	 Ấn tượng của em về kỉ niệm đó
III. Hướng dẫn học ở nhà
	- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
	- Soạn: Nói quá
	- Đọc các ví dụ trong SGK trang 101 và trả lời các câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 9.doc