Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

 Tiết 29, 30. Văn bản:

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 (Trích) O Hen-ri

1. Mục tiêu bài dạy: Giúp hs:

 a) Kiến thức:

 - HS hiểu rõ sức mạnh của tình thương yêu con người, thương yêu những người nghèo khổ, sức mạnh của cái đẹp, của tình yêu cuộc sống đã kết thành tác phẩm hội họa kiệt tác. Tư tưởng chủ đề sâu sắc ấy được thể hiện bằng nghệ thuật độc đáo sự sắp xếp các tình tiết khéo léo dẫn đến sự đảo ngược tình hướng hai lần. Đó chính là sự hấp dẫn đặc biệt của đoạn trích.

 b) Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng phân tích nhân vật và tình huống truyện.

 c) Thái độ:

 - Giáo dục tình yêu thương những con người lao động nghèo khổ, yêu nghệ thuật

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
NGỮ VĂN - BÀI 8
Kết quả cần đạt:
- Hiểu rõ Chiếc lá cuối cùng hấp dẫn ở nghệ thuật kể chuyện độc đáo và lòng yêu thương những người nghèo khổ.
- Tìm hiểu và lập được bảng kê các danh từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương.
- Biết cách tìm, chọn lọc và sắp xếp các ý trong đoạn văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Ngày soạn:02/10/2010
Dạy ngày:04/10/2010
Dạy lớp: 8B
 Tiết 29, 30. Văn bản: 
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (Trích) O Hen-ri 
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp hs:
 a) Kiến thức:
 - HS hiểu rõ sức mạnh của tình thương yêu con người, thương yêu những người nghèo khổ, sức mạnh của cái đẹp, của tình yêu cuộc sống đã kết thành tác phẩm hội họa kiệt tác. Tư tưởng chủ đề sâu sắc ấy được thể hiện bằng nghệ thuật độc đáo sự sắp xếp các tình tiết khéo léo dẫn đến sự đảo ngược tình hướng hai lần. Đó chính là sự hấp dẫn đặc biệt của đoạn trích.
 b) Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng phân tích nhân vật và tình huống truyện.
 c) Thái độ:
 - Giáo dục tình yêu thương những con người lao động nghèo khổ, yêu nghệ thuật
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a) GV: SGK, tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
 b) HS: Đọc, soạn bài, tóm tắt.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức: Sĩ số: 8B:......./ 17
 a) Kiểm tra bài cũ : ( 5’) Kiểm tra miệng
 * Câu hỏi: Nêu những nét khái quát về nghệ thuật, nội dung của đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió?
 * Đáp án: (10 điểm) 
 	- Phép tương phản trong xây dựng nhân vật.
- Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý. Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt xong bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách
 b) Bài mới: 
O Hen ri là một nhà văn nổi tiếng của nước Mĩ. Thủa nhỏ ông không được học hành nhiều, năm 15 tuổi đã phải thôi học và làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống. Cha là thầy thuốc, mẹ qua đời khi ông mới lên 3. "Chiếc lá cuối cùng" là một trong những truyện ngắn hướng vào sức mạnh nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Đọc và tìm hiểu chung. (15’)
1. Vài nét về tác giả tác phẩm:
?Kh
Nêu đôi nét về tác giả, tác phẩm?
HS
GV
- Trình bày.
Š Bổ sung thêm:
- O Hen-ri, (11.9.1862 - 5.6.1910) là nhà văn Mĩ, tên thật William Sydney Porter, sinh ở vùng Greensboro thuộc Bắc Carolina. Cha ông là thầy thuốc. Mẹ qua đời khi ông mới ba tuổi. Lúc nhỏ, ông theo học ở một trường tư. Đến năm 15 tuổi ông phải nghỉ học để đi làm. O Hen-ri đến làm việc tại hiệu thuốc của người chú ruột. Năm 20 tuổi ông rời quê hương đi Teras, sau đó ông đến Austin làm nhiều nghề như nhân viên kế toán, thủ quỹ. Ông đã từng ngồi tù hơn 3 năm vì tội làm thụt két trong thời gian làm thủ quỹ ngân hàng. Sau khi mãn hạn tù, ông đến sống ở Nevv York và mất ở đó vì bệnh lao.
- O Hen-ri bắt đầu viết văn từ năm ngoài hai mươi tuổi. Tổng số, ông có đến khoảng 400 truyện ngắn và một số bài thơ. Có những năm ông viết được đến 65 truyện (1904), 50 truyện (1905). Truyện ngắn của O Hen-ri tập trung trong các tập: Bắp cải và vua chúa; Bốn triệu; Tiếng nói của thành phố (1908) Những con đường của số phận (1909); Hỗn loạn (1911), ...
Tác phẩm của O Hen-ri phản ánh bối cảnh xã hội, kinh tế và văn hoá Mĩ trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Ông viết về nhiều đề tài khác nhau, nhưng đề tài xuyên suốt trong nhiều truyện ngắn của O Hen-ri là c /s của những tầng lớp người dân lao động Mĩ. Nhiều n /v của ông làm những nghề mà chính tg’ của nó đã từng trải qua. Bên cạnh đó là các nhân vật như hoạ sĩ, diên viên, thợ cắt tóc, dân tìm vàng và cả những người vô gia cư. Ông từng bỏ ra nhiều lang thang khắc các ngõ ngách của thành phố New York để tìm hiểu c /s của những tầng lớp lao động nghèo. Tác phẩm của ông thể hiện tình thương yêu đối với những người nghèo khổ và ý thức phê phán xã hội. O Hen-ri có lối viết nhẹ nhàng. Nhiều truyện của ông làm cho người đọc có ấn tượng nửa thực nửa hư. Ông có tài biệt tài trong việc xây dựng những cốt truyện chặt chẽ với nhiều tình huống ngẫu nhiên và thường có những kết thúc bất ngờ, thú vị. 
Sau khi ông mất, Hội Nghệ thuật và KH ở Mĩ đã lập một giải thưởng mang tên O Hen-ri để tặng cho các truyện ngắn hay hàng năm. 
- O Hen-ri (1862 - 1910) là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. Tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo rất cảm động.
?Tb
Nêu vị trí đoạn trích?
- Đoạn trích là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
2. Đọc và tóm tắt:
GV
Nêu yêu cầu đọc: Chú ý phân biệt lời kể, tả với những câu, đoạn đặt trong dấu ngoặc kép. Lời dẫn trực tiếp của các nhân vật. Đoạn cuối truyện lời kể của Xiu về cái chết cảu cụ Bơ-men cần đọc với giọng xúc động, nghẹn ngào.
- Đọc từ đầu Š mạnh mẽ hơn.
2HS
- Đọc đến hết văn bản (có nhận xét, uốn nắm)
?Tb
Giải nghĩa các từ: chuyến xa xôi bí ẩn, khỏi nguy hiểm, Kiệt tác?
HS
- Giải thích theo chú thích * SGK.
?Kh
Tóm tắt ngắn gọn nd đoạn trích?
HS
 Cụ Bơ-men và Xiu lên gác thăm Giôn-xi. Hai người lo sợ nhìn những chiếc lá cuối cùng trên dây leo trường xuân ngoài cửa sổ. Nhưng qua một buổi sáng và một đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó đã giúp cho Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Cuối cùng, Xiu đã cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng là bức tranh của hoạ sĩ già Bơ-men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn-xi, còn cụ thì bị chết vì xưng phổi.
?Tb
VB’ sử dụng phương thức biểu đạt nào?
HS
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 
?Tb
Trong đoạn trích có mấy nhân vật? Liệt kê những nhân vật đó?
- Cụ Bơ-men, Xiu, Giôn-xi, bác sĩ (n/v o đặt tên)
GV
- Với vb’ này chúng ta không phân tích theo bố cục mà phân tích theo diễn biến tâm trạng hành động của nhân vật.
II. Phân tích.
 1. Nhân vật cụ Bơ-men: (25’)
?Tb
Trong đoạn trích nh /v cụ Bơ-men được khắc hoạ ntn?(tuổi tác, hình dáng, công việc).
- Là một họa sĩ nghèo đã 60 tuổi, râu xồm, kiếm ăn bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ 1 kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.
?Tb
Khi cụ Bơ-men và Xiu lên gác thăm Giôn-xi, những biểu hiện nào của họ làm em chú ý?
- Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.
?Kh
Cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ nhìn những chiếc lá cuối cùng sắp rụng nhìn Giôn xi, nhìn Xiu, chẳng nói gì. Thái độ ấy của cụ gợi cho em suy nghĩ gì?
- Thái độ sợ sệt của cụ khi nhìn những chiếc lá theo nhau rụng (lúc này trên cây chỉ còn một hai chiếc) nói lên tấm lòng thương yêu lo lắng cho số phận của Giôn-xi. Trước đó nghe Xiu kể chuyện Giôn-xi, lúc đầu cụ đã hét lên giận dữ “vì sao ở đời lại có những kẻ dở hơi muốn chết vì những chiếc lá”, nhưng sau đó hiểu rõ bệnh tình và hoàn cảnh tội nghiệp của Giôn-xi, cụ đã khóc, nước mắt ròng ròng.
Cụ nhìn Xiu, chẳng nói gì. Có lẽ vì quá lo lắng cho Giôn-xi, nhưng có lẽ trong thâm tâm cụ đã nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu lấy Giôn-xi, điều này ta được biết ở đoạn cuối truyện qua lời kể của Xiu.
?Tb
Tìm chi tiết nói về việc cụ Bơ-men tạo nên kiệt tác chiếc lá cuối cùng?
HS
- Bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giầy và quần áo cụ ướt sũng và lạnh buốt [...]người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nón, và vài chiếc bút lông rơi vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau. 
?Tb
Để đem lại sự sống cho Giôn xi thì số phận của người họa sĩ già ấy ntn? 
HS
- Cuối cùng họa sĩ già Bơ- men đã chết vì sưng phổi
?Giỏi
Tại sao tác giả lại bỏ qua không kể lại sự việc cụ đã vẽ chiếc lá ntn trong đêm mưa tuyết mà đợi đến dòng cuối cùng mới cho người đọc biết qua lời kể của Xiu?
- Trong đ/v nhà văn không kể cụ Bơ-men đã nghĩ gì, làm gì ngay trong đêm mưa tuyết mà đã dùng thủ pháp giấu kín sự việc, ngắt đoạn để kể câu chuyện về hai chị em Xiu và Giôn-xi. Mà mãi cho đến giây phút quan trọng nhất của c /đ Giôn-xi và người đọc chúng ta mới biết rõ công việc của cụ. Thì ra trong đêm lạnh giá, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ người hoạ sĩ già đã vẽ chiếc lá thường xuân thay cho chiếc lá lìa cành. Cách kể chuyện như vậy mới tạo được sự bất ngờ cho Giôn-xi và gây sự hứng thú cho người đọc.
Vì tình thương và sự lo lắng cho Giôn-xi mà cụ Bơ-men đã làm âm thầm vẽ chiếc lá trên tường thay cho chiếc lá đã rụng. Hành động hi sinh cả thân mình, không tiếc gì đến tính mạng để cứu bằng được cô gái trẻ và cụ đã chết sau cái đêm làm công việc vị tha, nhân đạo đó.
?Kh
Có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác được không? vì sao?
HS
- Thảo luận theo bàn (2’ ) :
Đó là một kiệt tác nghệ thuật vì:
+ Sinh động, giống thật.
+ Tạo ra sức mạnh, khơi dạy sự sống trong tâm hồn con người.
+ Được vẽ bởi một họa sĩ lao động quên mình. 
Chiếc lá cụ vẽ đúng là một kiệt tác trước hết vì nó giống như thật (ở gần cuống lá còn giữ lại màu xanh xẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa) đến mức hai cô hoạ sĩ trẻ cũng không phát hiện ra tưởng đấy là chiếc lá thật. Tuy nhiên, ngày nay người ta không quan niệm cứ vẽ thật giống, như chụp ảnh là được một bức tranh kiệt tác. Chiếc lá của cụ Bơ-men vẽ trên tường trong đêm mưa tuyết thực sự là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ vẽ bằng bút lông, bột màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng.
?Tb
Qua phân tích em có nhận xét gì về nhân vật cụ Bơ-men và kiệt tác của cụ?
 Cụ Bơ-men là người cao thượng sống quên mình vì người khác. Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn-xi và được vẽ lên bằng cả tình thương bao la, lòng hi sinh cao thượng.
 c) củng cố, luyện tập: (2')
 ? Tóm tắt đoạn trích Chiếc lá cuối cùng? Kiệt tác của cụ Bơ-men giúp em hiểu thêm điều gì về nghệ thuật chân chính?
- Nghệ thuật chân chính được tạo ra bằng tình thương yêu con người. Vì con người.
 d) Hướng dẫn hs học bài và làm bài: (1’)
 - Đọc lại văn bản, kể tóm tắt nội dung chính của văn bản.
 - Tập phân tích lại nội dung đã tìm hiểu.
 - Chuẩn bị bài: Đọc và tìm hiểu tiếp phần còn lại (trả lời theo câu hỏi SGK), tiết sau tìm hiểu tiếp.
=================================
Ngày soạn:04/10/2010
Dạy ngày: 06/10/2010
Dạy lớp: 8B
 Tiết 30. Văn bản: 
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Tiếp)
 (Trích) O Hen-ri 
1. Mục tiêu bài daỵ: Tiếp tục giúp hs:
 a) Kiến thức:
 - HS hiểu rõ sức mạnh của tình thương yêu con người, thương yêu những người nghèo khổ, sức mạnh của cái đẹp, của tình yêu cuộc sống đã kết thành tác phẩm hội họa kiệt tác. Tư tưởng chủ đề sâu sắc ấy được thể hiện bằng nghệ thuật độc đáo sự sắp xếp các tình tiết khéo léo dẫn đến sự đảo ngược tình hướng hai lần. Đó chính là sự hấp dẫn đặc biệt của đoạn trích.
 b) Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng phân tích nhân vật và tình huống truyện.
 c) Thái độ:
 - Giáo dục tì ... ữ toàn dân em hãy chỉ ra từ ngữ nào của địa phương em không trùng với từ ngữ toàn dân?
 - Từ “bố”: không trùng với từ ngữ toàn dân. Còn phần lớn các từ ngữ còn lại đều trùng với từ ngữ toàn dân.
 ? Tìm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương khác?
 HS thảo luận theo nhóm và điền vào cột thứ tư của bảng từ .
 ? Hãy đối chiếu so sánh từ ngữ chỉ mối quan hệ ruột thịt ở địa phương khác mà các em đã sưu tầm được với từ ngữ toàn dân và nêu nhận xét?
 - Cùng chỉ mối quan hệ ruột thịt thân thích mỗi địa phương có những cách gọi riêng mặc dù hình thức ngữ âm của các từ ngữ địa phương so với từ ngữ địa phương khác biệt nhau nhưng ý nghĩa của từ ngữ này hoàn toàn giống nhau.
II. Luyện tập ( 15’)
 ? Em biết những câu thơ, ca dao nào có dùng từ ngữ địa phương chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích?
 - Ví dụ: U ốm nằm nhà - Tía là tía em
 Không ra đồng được Tía đi tuyền tuyến
 U đắp kín chăn Đánh giặc chạy re 
 Mặt quay vào vách (Cẩm Thơ)
 (Trần Đăng Khoa)
 - Và má muôn đời Nam Bộ vẫn chờ tôi
 Má ngước đầu lên má biểu “thằng Hai”!
 Gặp bữa con ngồi xuống đây ăn cơm với má!
 (Xuân Diệu)
 - Bố ở chiến khu bố còn việc bố 
 Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
 Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên
 (Bằng Việt)
Ca đao, tục ngữ:
 - Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì
	 - Cây xanh thì lá cũng xanh
 Cha mẹ hiền lành để đức cho con
- Cha mẹ nuôi con bằng giời bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày
- Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
	 - Sảy cha con ăn cơm với cá,
 sảy mẹ gặm lá đứng đường.
- Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy
? Trong những vb’ đã học có những vb’ nào có sd từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt? 
 - Vb’ “ Tức nước vỡ bờ”: - Thầy em .... u nó 
 c) Củng cố, luyện tập: (2')
? Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân khác nhau ở điểm nào? Khi dùng từ ngữ địa phương cần lưu ý vấn đề gì?
 d) Hướng dẫn hs học bài và làm bài: (1’)
	- Sưu tầm thêm từ ngữ của địa phương khác.
 - Nắm các từ chỉ quan hệ ruột thịt trong bảng từ.
 - Chuẩn bị bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
=============================
Ngày soạn: 05/10/2010
Dạy ngày: ..../10/2010
Dạy lớp: 8B
Tiết 32: Tập làm văn:
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ 
VÀ BIỂU CẢM
1. Mục tiêu bài dạy : Giúp hs
 a) Kiến thức:
 - HS nhận diện được bố cục các phần MB, TB, KB của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 b) Kỹ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng tìm, lựa chọn và sắp xếp ý trong bài văn ấy.
 c) Thái độ:
 - Học sinh biết lập một dàn ý với sự kết hợp của văn miêu tả và biểu cảm.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a) GV: GSK, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 b) HS: Đọc, soạn bài.
3. Tiến trình bài dạy: 
 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B:....../17 
 a) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs 
 b) Bài mới: 
 Để nhận diện bố cục các phần của một vb’ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm và bước đầu biết cách tìm, lựa chọn sắp xếp các ý trong bài văn ấy chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Dàn ý của bài văn tự sự.
 1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự: (28’)
HS
Đọc bài văn: Món quà sinh nhật (Tr 92->94)
 Bài văn: Món quà sinh nhật.
?Tb
Bài văn trên thuộc kiểu vb’ nào?
HS
- Kiểu vb’ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
?Kh
Hãy chỉ ra 3 phần MB, TB, KB và nêu nội dung khái quát của mỗi phần?
HS
- Bố cục: 3 phần.
+ MB: Từ đầu -> bày la liệt trên bàn -> Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
+ TB: Tiếp -> gật đầu không nói - kể về món quà sinh
nhật độc đáo của người bạn.
KB: Còn lại - Cảm nghĩ về món quà sinh nhật. 
đáo của người bạn.
?Kh
Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện (ở ngôi thứ mấy)?
HS
- Truyện kể về món quà sinh nhật độc đáo của một người bạn trong ngày sinh nhật của nhân vật tôi 
- Nhân vật “tôi” là người kể chuyện, ở ngôi thứ nhất 
?Tb
Câu chuyện xảy ra ở đâu? vào lúc nào? trong hoàn cảnh nào?
HS
- Thời gian: Buổi sáng
- Không gian: Trong nhà Trang
- Hoàn cảnh: Ngày sinh nhật của Trang có các bạn đến chúc mừng.
Câu truyện diễn ra trong ngày sinh nhật của trang ở nhà vào buổi sáng, trong lúc buổi sáng sinh nhật vui vẻ có đông đủ bạn bè, nhiều hoa, nhiều quà
?Tb
Truyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật?
HS
- Sự việc xoay quanh nhân vật Trang (nhân vật chính). Ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác.
- Trang: hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột.
- Trinh: Kín đáo, đằm thắm, chân thành.
- Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý
?Tb
Câu truyện diễn ra ntn? (mở đầu nêu vấn đề gì? đỉnh điểm câu truyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào?
HS
Câu chuyện diễn ra như sau:
+ Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết thúc. Trang sốt ruột vì một người bạn thân nhất chưa đến.
+ Diễn biến: Trinh đến và giải toả những băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm là món quà độc đáo. Một chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn là những cái nụ.
+ Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà SN độc đáo. 
?Kh
Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ?
HS
- Điều tạo nên sự bất ngờ trong câu truyện chính là tình huống truyện. Tác giả đã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi có ý chê trách của nhân vật Trang về sự chậm chẽ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ ngời ý muốn. Suýt nữa thì Trang trách nhầm người bạn mà lại là người bạn có tấm lòng thơm thảo thật đáng trân trọng, thể hiện qua món quà sinh nhật rất nặng tình cảm bạn bè.
?Kh
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? tác dụng?
HS
- Trong truyện, các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã được kết hợp để thể hiện rõ ở những chi tiết sau:
- Miêu tả quang cảnh buổi sinh nhật
=> Tác dụng của yếu tố miêu tả: Miêu tả tỉ mỉ diễn biến của buổi SN giúp cho người đọc có thể hình dung ra không khí của nó và cảm nhận được tình bạn thắm thiết giữa Trang và Trinh. 
- Biểu cảm: 
- Tâm trạng của Trang khi thấy vắng Trinh người bạn thân nhất của mình.
- Tâm trạng của Trang khi thấy Trinh đến.
- Tâm trạng của Trang khi nhìn thấy món quà độc đáo của Trinh.
-> Biểu cảm nhằm bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành, sâu sắc, giúp cho người đọc hiểu rằng tặng cái gì không quan trọng bằng tặng ntn? Š GV liên hệ gd. 
?Tb
Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào?
- Thứ tự: Trình tự thời gian,( kể các sự việc từ đầu đến cuối buổi sinh nhật) nhưng trong khi kể tác giả có dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra trước đó “lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa”. (từ hiện tại nhớ về quá khứ).
?Tb
Dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
HS
- Dàn ý của bài văn tự sự gồm 3 phần:
- MB : Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu truyện (cũng có khi kết quả của sự việc, số phận của nhân vật)
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu truyện theo một trình từ nhất định (thực chất là trả lời câu hỏi: câu chuyện diễn ra ntn?)
- Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó)
* Dàn ỳ của bài văn tự sự gồm 3 phần:
- MB : Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu truyện.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu truyện theo một trình từ nhất định.
- Kết bài: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc 
HS
- Đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: (sgk,T. 95)
?Tb
Trong từng phần cần lưu ý điều gì ?
HS
- Chú ý: Trong từng phần cần đưa vào các nd miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.
II. Luyện tập (15’)
?Tb
Từ vb’ “Cô bé bán diêm”. Hãy lập một dàn ý cơ bản theo gợi ý sau: 
1. Bài tập 1: (sgk,T.95) 
Mở bài giới thiệu ai? Trong hoàn cảnh nào?
 Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của cô bé bán diêm.
a) Mở bài: 
 (Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian (lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả. Mấy lần quẹt diêm? Mỗi lần quẹt diêm diễn ra ntn và kết quả ra sao?).
b) Thân bài: 
Lúc đầu: Do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”. Sau đó, em đánh liều quẹt một que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện lên một cảnh ấm áp và đẹp đẽ.
- Quẹt que diêm thứ nhất: em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi, hơi ấm của que diêm khiến em cảm thấy thật dễ chịu. Thế rồi que diêm vụt tắt, lò sưởi cũng biến mất.
Quẹt que diêm thứ 2: em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn có cả một con ngỗng quay. Rồi bàn ăn cũng biến mất khi que diêm vừa tắt. 
Quẹt que diêm thứ 3: Một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy hiện lên với hàng ngàn ngọn nến sáng rực. Nhưng rồi nến tắt, ngọn nến bay về trời.
Quẹt que diêm thứ 4: em nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em” rồi em xin bà cho đi cùng. Diêm tắt bà nội biến mất.
Em vội bật tắt cả những que diêm còn lại trong bao để níu bà lại. Trong ánh sáng rực rỡ em thấy bà cầm tay em rồi hai bà cháu dắt tay nhau bay vụt lên cao, cao mãi.
?Tb
Trong khi nêu các sự việc chính, chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó?
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen vào trong quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm, đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được miêu tả sinh động, kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.
- Sáng mùng một tết người ta thấy thi thể một em bé gái ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao đã hết nhẵn mọi người không ai biết cái điều kì diệu mà em bé đã trông thấy nhất là phút giây em được gặp lại bà và cùng bà bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
c) Kết bài:
Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi?
2. Bài tập 2: (sgk,T.95)
* Đề bài: "Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi".
 - Thảo luận bàn - 3’
- Đại diện trả lời, nhận xét.
- Mở bài:
+ Giới thiệu người bạn của mình là ai?
+ Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì?( nêu một cách khái quát).
- Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
+ Nó xảy ra ở đâu? lúc nào? Với ai? (thời gian, hoàn cảnh, nhân vật, ...).
+ Chuyện xảy ra ntn? (mở đầu, diễn biến, kết thúc).
Điều gì khiến em xúc động? Xúc động ntn? (Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động ấy)
- Kết bài: Suy nghĩ của em về kỷ niệm đó. 
 c) Củng cố luyện tập: 1’
 GV gọi học sinh đọc lại bài học để khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ.
 d) Hướng dẫn hs học bài và làm bài: (1’)
 - Học ghi nhớ, làm bài tập 1 (T95)
 - Ôn tập để giờ sau viết kiểm tra TLV số 2 
 - Soạn bài: Hai cây phong

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 8.doc