Giáo án Ngữ văn 8 tuần 5 đến 7

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 5 đến 7

Tiếng Việt:

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI.

A. Mục tiêu.

 - Học sinh hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

 - Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

 - Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.

B. Chuẩn bị.

 - GV: sgk. sgv, giáo án, tài liệu.

 - HS : Đọc trước sgk.

C. Tiến trình dạy – học.

 - Tổ chức.

 - Kiểm tra: Nêu đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh?

 Làm bài tập 5.

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 5 đến 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 – Tiết 17 Ngày soạn: 15/ 9
 Tiếng Việt: 
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
A. Mục tiêu.
	- Học sinh hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
	- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
	- Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
 - GV: sgk. sgv, giáo án, tài liệu.
 - HS : Đọc trước sgk.
C. Tiến trình dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: Nêu đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh?
 Làm bài tập 5.
 - Bài mới.
- Hs đọc và quan sát kỹ ví dụ sgk để lấy thông tin trả lời câu hỏi.
? Trong ba từ “bắp, bẹ, ngô” từ nào được sử dụng trong một địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân ?
- Gv nhấn mạnh: đó là đặc điểm chung của từ toàn dân và từ địa phương. Hãy khái quát đặc điểm của chúng ?
- Hs đọc và quan sát kỹ ví dụ sgk để lấy thông tin trả lời câu hỏi.
? Tại sao trong đoạn văn, có chỗ tác giả dùng từ “mợ” có chỗ lại dùng từ “mẹ” ?
? Trước cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta “mẹ” được gọi bằng “mợ”; cha được gọi bằng “cậu” ?
? Các từ “ngỗng, trúng tủ” có nghĩa là gì ?
? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này ?
- Gv nhấn mạnh: đó là đặc điểm của biệt ngữ xã hội. Hãy khái quát thành khái niệm về biệt ngữ xã hội ?
? Hãy giải thích câu nói “Mần răng rứa hề ” ?
- Từ việc hs có thể giải thích được hoặc không, gv hướng hs đến nội dung khi sử dung từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần phải chú ý điều gì ?
? Tại sao trong các tác phẩm văn, thơ các tác giả vấn dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
? Tìm một số từ ngữ địa phương – nêu từ ngữ toàn dân tương ứng?
- Gv hướng dẫn hs chia hai bảng để ghi từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
.
- Đọc và nêu yêu cầu bài 2.
? Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc tầng lớp xã hội khác. Giải thích các từ ngữ đó. Cho VD. 
? Trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương?
- Đọc yêu cầu bài 4.
I. Từ ngữ địa phương.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
- Từ “bắp, bẹ” là từ địa phương.
- Từ “ngô” là từ toàn dân.
- Từ toàn dân: là lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực được sử dụng rộng rãi trong cả nước.
- Từ địa phương: lớp từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
3. Ghi nhớ.
II. Biệt ngữ xã hội.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
- Từ “mợ, mẹ” là hai từ đồng nghĩa.
- Trong tầng lớp trung, thượng lưu thuộc giai cấp tư sản, tiểu tư sản.
- Từ “ngỗng” có nghĩa là điểm 0.
- Từ “trúng tủ” có nghĩa là đúng câu hỏi đã học.
- Tầng lớp hs, sinh viên.
- Biệt ngữ xã hội là từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
3. Ghi nhớ.
III. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Làm sao thế hả ?
- Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý phải phù hợp với tình huống giao tiếp nếu lạm dụng sẽ gây khó hiểu, khó nghe, dễ dẫn đến hiểu lầm.
- Để tô đậm màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
* Ghi nhớ: hs đọc.
IV. Luyện tập.
Bài 1.
Từ toàn dân
Mần
răng
chủi
Từ địa phương
làm
sao ?
chổi
Bài 2.
Từ ngữ của tầng lớp hs thường dùng.
Gậy: điểm 1.
Ghi đông: điểm 2.
 Đứt: trượt
Bài 3.
Trường hợp nên dùng: a.
 Bài 4.
 - Sưu tầm: Con ra tiền tuyến xa xôi
 Yêu bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền. 
D. Củng cố – Hướng dẫn.
 - Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
 - Hs nghe, hiểu nắm nội dung chính của bài.
	 - Về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập vào vở.
 - Tìm hiểu trước bài: Tóm tắt văn bảm tự sự.
_______________________________________
Tuần 5 Tiết 18 Ngày soạn: 15/ 9
 Tập làm văn:
tóm tắt văn bản tự sự.
A. Mục tiêu.
 - Học sinh nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
 - Nhận biết các bước tóm tắt văn bản tự sự.
 - Tạo ý thức khi đọc xong một văn bản phải tóm tắt được nội dung.
B. Chuẩn bị.
 - GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
 - HS : Đọc trước bài.
C. Tiến trìng dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: Liên kết văn bản có tác dụng ntn?
 Có mấy cách để liên kết đoạn văn trong văn bản?
 - Bài mới.
- Gv nêu vấn đề: khi có ai đó hỏi em về nội dung tác phẩm văn học “Lão Hạc”, em sẽ phải làm gì để người đó hiểu 
 ? Từ đó, các em hãy thảo luận các
 phương án trả lời trong sgk để tìm câu trả 
 lời đúng nhất về cách tóm tắt một văn bản ?
I- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
 - Phương án đúng: ý b
 II. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
 1. Ví dụ. 
- Hs đọc và quan sát ví dụ .
? Văn bản trên tóm tắt nội dung của văn bản nào ? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó ? 
? Văn bản trên có nêu được nội dung chính của văn bản được tóm tắt không ?
? Văn bản trên có gì khác so với văn bản gốc về độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc ... ? 
? Hãy tổng kết lại những yêu cầu với một văn bản tóm tắt ? 
? Muốn viết được văn bản tóm tắt theo em cần phải làm những công việc gì ? Theo trình tự nào ?
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
2. Nhận xét.
a. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
- Văn bản trên tóm tắt truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”; Dựa vào các nhân vật, sự việc, chi tiết tiêu biểu mà văn bản đã nêu để nhận ra.
- Văn bản trên đã tóm tắt được nội dung của truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.
- Văn bản tóm tắt khác với văn bản gốc là :
- Độ dài: ngắn hơn nhiều.
- Lời văn: của người viết tóm tắt.
- Số lượng nhân vật , sự việc: ít hơn trong tác phẩm, chủ yếu là nhân vật và sự kiện chính, quan trọng của tác phẩm.
- Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thực nội dung của văn bản được tóm tắt.
b. Các bước tóm tắt.
- Đọc kỹ tác phẩm được tóm tắt để nắm chắc nội - Xác định nội dung chính cần tóm tắt, lựa chọn sự việc, nhân vật quan trọng, tiêu biểu.
- Sắp xếp các nội dung chính theo trật tự của văn bản được tóm tắt.
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
3 Ghi nhớ: Hs đọc. 
D. Củng cố – Hướng dẫn.	
 - Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
 - Hs nghe, hiểu, nắm chắc trọng tâm chính của bài.
	 - Về nhà học bài, tập tóm tắt các tác phẩm đã học.
 - Chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
___________________________________________
Tuần 5 – Tiết 19 Ngày soạn: 16/ 9
 Tập làm văn:
luyện tập tóm tắt văn bản.
A. Mục tiêu.
 - Hs vận dụng những kiến thức đã học về tóm tắt văn bản để thực hành tóm tắt một VB cụ thể.
	- Nhận biết và rèn kỹ năng tóm tắt.
	- Giáo dục ý thức tự giác ôn tập, tóm tắt.
B. Chuẩn bị.
 - GV: sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
 - HS : Đọc trước bài.
C. Tiến trìng dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: Liên kết văn bản có tác dụng ntn?
 Có mấy cách để liên kết đoạn văn trong văn bản?
 - Bài mới.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs thảo luận, nêu nhận xét, kết quả thảo luận của các nhóm.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs thảo luận tìm nhân vật, sự việc của văn bản. Tóm tắt văn bản.
- Hs trình bày- Hs nhận xét -> Gv nhận xét.
? Hãy nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
Tại sao văn bản Tôi đi học và văn bản Trong lòng mẹ lại khó tóm tắt?
Bài 1.
- Thứ tự sắp xếp b, a, d, c, g, e, i, h, k.
- Tóm tắt truyện bằng VB ngắn gọn( 10 dòng)
 - Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai LH đi phu đòn điền cao su lão chỉ còn lại “ Cậu Vàng”. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con lão phải bán con chó mặc dù rất buồn bã đau xót. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông Giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn lão kiếm được gí ăn nấy, và từ chối những gì ông Giáo giúp đỡ. Lão bị ốm một trận khủng khiếp. Một hôm lão xin Bing Tư ít bả chó nói là để đánh chó rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông Giáo.
Bài 2.
- Anh Dậu bị trả về nhà trong trạng thái bất tỉnh do bị đánh vì thiếu sưu của chú em đã chết năm ngoái.
- Chị Dậu được bà hàng xóm cho bát gạo nấu cháo, chuẩn bị cho anh Dậu ăn thì cai lệ và người nhà Lý trưởng đến đòi sưu.
- Chị Dậu đã van xin tha thiết song bọn chúng vẫn không buông tha, uất qúa chị đã đánh lại để bảo vệ chồng.
Bài 3.
- Nhân vật: ít, chủ yếu là chủ thể nhà văn.
- Sự việc: ít, chủ yếu là cảm xúc và diến biến nội tâm nhân vật.
- Khó tóm tắt.
* Văn bản “Trong lòng mẹ”
 - Bé Hồng là cậu bé mồ côi cha, mẹ bỏ đi tha hương nên cậu phải sống với bà cô cay nghiệt.
- Bà cô cậu vốn không ưa gì mẹ cậu nên khi nói chuyện, bà cô đã cố ý nói xấu mẹ để cậu bé Hồng ghét mẹ. Nhưng cậu rất yêu mẹ và căm ghét những thủ tục đã đầy đoạ mẹ.
- Bé Hồng gặp mẹ được mẹ âu yếm, vuốt ve được tận hưởng cảm giác hạnh phúc mãn nguyện khi ở bên mẹ. 
D. Củng cố – Hướng dẫn.
 - Đọc thêm hai bài tóm tắt sgk.
 - Về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập vào vở.
 - Chuẩn bị kiến thức về kiểu bài kể chuyện để giờ sau trả bài.
_____________________________________________
Tuần 5 – Tiết 20 Ngày soạn: 16/ 9
 Tập làm văn:
Trả bài tập làm văn số 1.
A. Mục tiêu.
	 - Hs thông qua tiết trả bài rút kinh nghiệm về cách viết văn bản tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
	 - Nhận biết và khắc phục những lỗi sai về chính tả, câu, đoạn, bố cục....
	 - Giáo dục ý thức tự khắc phục những nhược điểm để hoàn thiện bài viết sau tốt hơn.
.
B. Chuẩn bị.
 - GV: sgk, sgv, giáo án 
 - HS : Đọc trước bài.
C. Tiến trìng dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: 
 - Bài mới.
 I. Đề bài.
 Em hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
 II. Dàn ý: ( Xem tiết 11- 12 )
 III. Nhận xét.
* Ưu điểm:
 - Đa số bài viết của các em bước đầu thể hiện được chủ đề, bố cục, liên kết đoạn, câu trong bài 
- 2/ 3 số bài viết sạch sẽ, rõ ràng, ít sai ngữ pháp.
- Một số bài viết điển hình có sự sáng tạo trong diễn đạt, cách tạo tình huống, biết kết hợp hài hoà các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tự sự.
- Bài viết tốt: Xoan, Trang (8A) , Thư, Lan (8C)
* Nhược điểm.
- Một số bài viết còn chưa rõ bố cục, chủ đề, liên kết đoạn, câu.
- Rất nhiều bài chỉ nặng về kể lể dài dòng mà chưa sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Có khoảng hơn mười bài chữ viết rất xấu, sai chính tả, trình bày bẩn.
- Bài viết yếu: Tuân, Huế (8A), Thành, Long (8C)
* Gv có thể nhận xét từng bài cụ thể để hs rút kinh nghiệm theo sự tổng kết của gv khi chấm.
 IV.Trả bài - Chữâ bài. 
 - Gv trả bài cho hs xem.
 - Gv hướng dẫn hs trao đổi bài cho nhau để nhận xét.
- Hs tự chữa bài của mình hoặc chữa theo nhóm.
- Gv đôn đốc, giúp hs sửa khi thấy cần thiết.
 D. Củng cố – Hướng dẫn.	
- Gv lấy điểm vào sổ.
- Gv nhấn mạnh những kiến thức cần ghi nhớ khi viết bài.
- Ôn tập cách viết bài.
- Soạn bài: Cô bé bán diêm.
___________________________________________
Tuần 6 – Tiết 21 Ngày soạn: 22/ 9
 Văn bản:
cô bé bán diêm.
 ( Trích : Truyện cổ An- đéc- xen. )
A. Mục tiêu.
 - Học sinh khám phá nghệ thuật kể truyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện, qua đó An- đéc ... ..trong sách.
- Nhiệt thành tâm niệm cầu mong nàng Đuyn xi nêacứu giúp cho trong lúc nguy nan.
- Suốt đêm khong ngủ để nghĩ tới nàng.
- Nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.
- Cao cả, cao thhượng.
=> Tuy có ít nhiều khía cạnh tốt đẹp, nhưng do ngốn quá nhiều loại truyện xấu nên Đôn trở thành nhân vật nực cười, đáng trách mà cũng đáng thương.
D. Củng cố – Hướng dẫn.
	 ? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Đôn ki hô tê?	
 - Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
 - Học bài. Tiếp tục soạn phần còn lại để giờ sau học tiếp.
______________________________________
Tuần 7 – Tiết 26 Ngày soạn: 6/ 10
 Văn bản: 
Đánh nhau với cối xay gió.
 ( Trích " Đôn- ki- hô- tê" của Xéc- van- tét ).
A. Mục tiêu.
	- Giúp học sinh thấy rõ tài nghệ của tác giả Xéc- van- tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn- ki- hô- tê và Xan- chô Pan- xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn.
	- Nhận biết được cách xây dựng nhân vật theo lối tương phản đối lập: các chi tiết liên quan đến hai nhân vật đối chọi nhau, tạo tính hài hước, gây cười trong các chi tiết và tính cách.
	- Giáo dục ý thức noi gương những đức tính tốt, phê phán những thói xấu.
B. Chuẩn bị.
 - GV: sgk, sgv, giáo án. tài liệu. 
 - HS : Trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trìng dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: Phân tích nhân vật Đôn để thấy được cáI đáng khen và cáI đáng chê?
 - Bài mới
b. Nhân vật Xan chô Pan xa. 
- Gv giới thiệu: Xan chô thông qua hình dáng, lí do trở thành giám mã.
? Khi nhìn thấy cối xay gió, Xan chô có nhận định gì ?
? Khi Đôn đánh nhau với cối xay gió, Xan chô có thái độ và hành động gì ? Nhận xét ?
?Tại sao trong khi chủ bị đau không kêu rên thì Xan lại nói rằng: “ Còn tôi rên rỉ ngay”?
? Nhận xét về Xan trong đoạn: Được phéplà khác.
? Xan còn thích điều gì?
?Trong cuộc chiến đấu với cối xay gió của chủ, Xan là người đứng ngoài cuộccho thấy tính cách của Xan ntn?
? Em có nhận xét gì về nhân vật này ?
? Nừu cần bình luận về viên giám mã này thì lí lẽ của em là gì?
- Thấy cối xay gió, đầu óc bác hoàn toàn tỉnh táo nhận ra sự thực.
- Bác can ngăn, không theo chủ xông tới giao tranh với cối xay gió. Bác sợ hãi, nhút nhát, đớn hèn .
- Xan tự biết không chịu được đau đớn.
- Vì Xan có thể tin rằng con người khi đã đau thì phải kêu.
- Rất thích ăn uống và biết cách ăn uống.
- Thích ngủ và ham ngủ
- ích kỉ, hén nhác.
=> Xan chô luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng song lại ích kỉ, hèn nhát.
- Con người cần tỉnh táo, nhưng không vì thế mà quá thực dụng, tầm thường.
? Qua phân tích hai nhân vật, hãy so sánh họ về các mặt: hình dáng, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động ... ?
.
? Tác giả đã xây dựng hai nhân vật đó bằng nghệ thuật gì ? Tác dụng ?
 c. Cặp nhân vật tương phản.
*Đôn Ki hô tê
* Xan chô Pan xa
- Dòng dõi quý tộc.
- Gầy gò, cao lênh khênh, cỡi ngựa còm ( càng cao).
- Khát vọng cao cả.
- Mong giúp ích cho đời.
- Dũng cảm song hão huyền.
- Nguồn gốc nông dân.
- Béo, lùn, cỡi lừa (càng lùn tịt ).
- Ước muốn tầm thường.
- Chỉ nghĩ đến cá nhân.
- Hèn nhát song thực tế.
 - Tác giả đã rất thành công khi sử dụng nghệ thuật
 tượng phản để xây dựng hai nhân vật đó, góp phần tô đậm thêm đầu óc hão huyền của lão hiệp sĩ dòng dõi quý tộc Đôn Ki hô tê.
? Qua tìm hiểu văn bản, em rút ra nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật ?
? Từ đó giúp em hiểu gì về nhà văn Xéc van tét ?
? Với em, bài học rút ra từ hai tính cách nhân vật này là gì ?
3.Tổng kết.
- Ghi nhớ: hs phát biểu, gv nhấn mạnh.
- Sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng và tầm thường, đề cao cái thực tế và cao thượng.
- Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng.
D. Củng cố – Hướng dẫn.	
 ? Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật ?
 - Gv nhấn mạnh trọng tâm bài.
 - Về nhà học bài . 
 - Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng.
 - Đọc trước bài " Tình thái từ ".
_____________________________________________
Tiết 27 Ngày soạn: 7/ 10
 Tiếng việt :
Tình thái từ
A. Mục tiêu.
	- Giúp hs hiểu được thế nào là tình thái từ.
	- Nhận biết và sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
	- Tạo ý thức sử dụng từ đúng.
B. Chuẩn bị.
 - GV: sgk, sgv, giáo án. tài liệu. 
 - HS : Trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: Thế nào là trợ từ , thán từ? Cho VD 
 - Bài mới
I. Chức năng của tình thái từ. 
- Gv cung cấp bảng phụ ghi ví dụ sgk.
? Trong các ví dụ a, b, c, nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi ? 
? Em hãy nhận xét về chức năng của các từ đó ? 
? Ví dụ d, từ " ạ " biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói ?
- Gv nhấn mạnh: Đó là các tình thái từ ? Vậy thế nào là tình thái từ ?
? Lấy VD minh hoạ?
1. Ví dụ:	 
2. Nhận xét.
- Ví dụ a : nếu bỏ từ " à " thì câu này mất ý nghĩa nghi vấn.
- Ví dụ b : nếu bỏ từ " đi " thì câu không còn là câu cầu khiến.
- Ví dụ c: nếu bỏ từ " thay " thì câu cảm thán không tạo lập được.
- Vậy : Từ "à" để tạo lập câu nghi vấn; "đi " tạo lập câu cầu khiến; " thay" tạo lập câu cảm thán .
- Ví dụ d : Từ "ạ " biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép của người dưới với người trên ( trò - cô giáo ) 
3 Ghi nhớ.
 - Hs đọc ghi nhớ.
II. Sử dụng tình thái từ. 
- Gv cung cấp bảng phụ ghi ví dụ sgk.
? Các tình thái từ in đậm trong ví dụ được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau ntn ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm ...)?
? Lấy VD minh hoạ?
? Vậy khi sử dụng các tình thái từ phải chú ý điều gì ? 
1.Ví dụ 
2. Nhận xét.
a. Dùng hỏi, thân mật.
b. Dùng hỏi, kính trọng.
c. Cầu khiến, thân mật.
d. Cầu khiến, kính trọng.
3. Ghi nhớ: 
- Hs đọc. Gv nhấn mạnh.
- Gv yêu cầu hs đọc yêu các yêu cầu bài tập.
? Trong các từ in đậm từ nào là tình tháI từ, từ nào không phảI là tình thái từ? 
? Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm?
? Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn
? Tìm tình thái từ trong tiếng địa phương em hoặc tiếng địa phương khác?
III. Luyện tập.
Bài 1. 
- Các trường hợp là tình thái từ : b, c, e, i.
 - Các trường hợp còn lại không phải là tình tháI từ.
Bài 2. 
- Nghĩa của các tình thái từ trong ví dụ:
a. chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
 b. chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được.
c. ư  : hỏi, với thái độ phân vân.
d. Nhỉ: Thái độ thân mật.
e. Nhé: Dặn dò, thái độ thân mật.
g. Vậy: Thái độ miễn cưỡng.
h. Cơ mà: Thái độ thuyết phục.
Bài 3. 
- Đặt câu : a. Tôi đã nói với nó rồi mà.
Bài 4. 
- Đặt câu: a. Cô giảng lại cho em nghe bài này ạ ?
b. Bạn đã chuẩn bị cho buổi lễ khai mạc chu đáo chưa?
c. Chiều nay , mẹ đã về chưa nhỉ?
Bài 5:
- Tình thái từ địa phương: há,nhá , hầy.
- Tình thái từ toàn dân: hả, nhé, nhỉ.
D. Củng cố – Hướng dẫn.	 
 ? Thế nào là tình thái từ?
 - Về nhà học bài, làm bài tập còn lại.
 - Tìm hiểu trước bài " Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ".
________________________________________
Tiêt 28 Ngày soạn: 7/ 10
 Tập làm văn:
 Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp
 với miêu tả và biểu cảm
A. Mục tiêu.
	- Giúp học sinh thông qua thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.
	- Rèn kĩ năng dựng đoạn.
B. Chuẩn bị.
 - GV: sgk, sgv, giáo án. tài liệu. 
 - HS : Trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trìng dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: Khi kể cần kết hợp các yêu tố nào? Tác dụng của các yếu tố đó?
 - Bài mới
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
* Gv cho sự việc và nhân vật:
1. Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
2. Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ.
3. Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, Tết. 
? Hãy xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm ?
? Hs tiến hành làm các yêu cầu của Gv bằng cách xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm cho từng sự việc và nhân vật.
- Hãy tiến hành dựng đoạn theo các bước gợi ý sau:
a. Lựa chọn ngôi kể.
b. Xác định thứ tự kể.
c. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ viết.
d. Viết đoạn 
- Hs viết đoạn văn từ 10-> 15’.
- Trình bày bài viết của mình.
? Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó lão Hạc báo để ông Giáo biết.Hãy đóng vai ông Giáo và viết một đoạn văn kể lạigiây phút lão Hạc sang báo tin bán chó
? Tìm trong chuyện lão Hạc của Nam Cao đoạn văn kể lại giây phút trên.So sánh với đoạn mình vừa viết.
- Có thể theo các bước sau:
1 Lựa chọn sự việc chính.
2 Ngôi kể : thứ ba hoặc thứ nhất.
3 Thứ tự kể : câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra thế nào và kết thúc ra sao.
4 Yếu tố miêu tả: 
- Lọ hoa đẹp ntn?
- Bà cụ có hình dáng ra sao? Cụ lúng túng, sợ sệt khi qua đờng ntn?
- Đó là món quà ntn( hình dáng, đặc điểm)
+ Yếu tố biểu cảm:
- Khi làm vỡ thái độ, tình cảm của em ntn?
- Tình cảm, thái độ của em khi thấy bà cụ qua đường như vậy.
- Cảm xúc bất ngờ, vui sướng của em khi nhận được quà.
5 Hs viết đoạn ( 10 - 15 phút).
Chú ý: Bước 3: + Khởi đầu: Lời mở đầu có thể là cảm tưởng nhận xét, hành động.
- Huỵch một cái em đã bị vấp ngã không sao gượng lại được. Cái lọ hoa đẹp ở trên tay văng ra và bị vỡ.
+ Diễn biến: Kể lại sự việc một cách chi tiết xen miêu tả và biểu cảm.
- Vỡ thành từng mảng lớn có thể gắn lại bằng keo hoặc vỡ vụn.
- Ngắm nghiá mân mê những mảng vỡ có hoa văn đẹp.
- Thu dọn nhặt nhạnh những mảnh vỡ.
+ Kết thúc: Suy nghĩ cảm xúc của bản thân,thái độ tình cảm của mọi người sau khi sự việc xảy ra.
- Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận. 
Bước 5: - Xác định cấu trúc đoạn diễn dịch,qui nạp, xong hành.
II. Luyện tập.
 Bài 1.
 - Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa trông thấy tôi lão báo ngay rằng đã bán con chó vàng đi rồi. Trông lão buồn lắm, Mặc dù lão cố làm ra vẻ vui bởi lão cười như mếu và muốn khóc. Tôi ái ngại cho lão và hỏi cho qua chuyện về việc bán chó, không ngờ động vào nỗi đau của lão làm lão khóc huhu như một đứa con nít. 
Bài 2.
- Đoạn văn Nam Cao kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm: Sự việc trong đoạn văn của Ncao rất đơn giản, chỉ là việc lão báo tin đã bán cậu vàng cho ông Giáo biết nhưng ông lồng yếu tố miêu tả biểu cảm: chân dung lão Hạc( nụ cười như mếuhu hu khóc.) 
- Những yếu tố đó giup Ncao : khắc sâu vào lòng người đọc một lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài và đặc biệt thể hiện sinh động sự đau đớn quằn quại về tinh thầncủa một người trong giây phút ân hận, xót xa” già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” 
D. Củng cố – Hướng dẫn,	 
 ? Hãy so sánh cách dựng đoạn của bài viết số 1 em đã làm với cách dựng đọan tiết này để rút ra những hạn chế của em ?
.	 - Về nhà tiếp tục luyện tập viết đoạn.
 - Soạn bài " Chiếc lá cuối cùng

Tài liệu đính kèm:

  • docVan8Tuan 567.doc