Giáo án Ngữ văn 8 tiết 65, bài 17: Ông đồ - Vũ Đình Liên

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 65, bài 17: Ông đồ - Vũ Đình Liên

Đề số 7,

Tiết 65, bài 17. ÔNG ĐỒ

 Vũ Đình Liên

A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS :

Kiến thức: - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của NV ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.

 - Thấy được sức truyền cảm NT đặc sắc của bài thơ

Kỹ năng: Đọc, phân tích, bình gaỉng

 Thái độ: Trân trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp, biết cảm thương chân thành một lớp người đang tàn tạ vì nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

B. Chuẩn bị

Giáo viên: - Tranh minh hoạ ông đồ

 - Bài soạn.

Học sinh: - Bài soạn

C. Nội dung và tiến trình tiết dạy.

1.Tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số.

2. Tiến trình tiết dạy:

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 65, bài 17: Ông đồ - Vũ Đình Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 7,
Tiết 65, bài 17. Ông đồ
 Vũ Đình Liên
A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS :
Kiến thức: - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của NV ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
 - Thấy được sức truyền cảm NT đặc sắc của bài thơ
Kỹ năng: Đọc, phân tích, bình gaỉng
 Thái độ: Trân trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp, biết cảm thương chân thành một lớp người đang tàn tạ vì nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
B. Chuẩn bị 
Giáo viên: - Tranh minh hoạ ông đồ
 - Bài soạn.
Học sinh: - Bài soạn
C. Nội dung và tiến trình tiết dạy. 
1.Tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số.
2. Tiến trình tiết dạy: 
Nội dung cần đạt
Hoạt động của giáo viên – học sinh
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Vũ Đình Liên (1913 -1996), quê Hải Dương.
- Là nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới.
- Thơ ông nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
2. Tác phẩm 
- Đọc: 
- Giải thích từ khó.
- Xuất xứ: sáng tác năm 1936
- Thể loại: ngũ ngôn.
- Là bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
- Thể hiện tâm hồn giàu thương cảm của VĐL
- Bố cục : 3 phần: 
 phần 1: (Khổ thơ 1 + 2): Hình ảnh ông đồ bán chữ trong những năm còn đông khách .
 phần2: (Khổ thơ 3 + 4): Hình ảnh ông đồ trong những mùa xuân ế khách, tàn tạ.
 phần 3: Khổ 5: Cảnh đó, người đâu (Tấm lòng của nhà thơ hoài cổ).
II. Phân tích
1. Hình ảnh ông đồ:
a. Ông đồ thời đắc ý:
- Thời gian: “mỗi năm”, “lại thấy”, “hoa đào nở”-> ông đồ thường xuyên xuất hiện, quen thuộc với mọi người khi tết đến, xuân về. 
- Địa điểm: bên phố đông người.
- Công việc: viết chữ, viết câu đối tết thuê.
+ “bao nhiêu”: nhiều, không kể xiết (người thuê viết)
+“tấm tắc ngợi khen tài”: thái độ thích thú ngưỡng mộ.
=> Ông được trọng vọng, ngưỡng mộ.Ông đồ trở thành trung tâm, được xã hội tôn vinh
2. Ông đồ thời tàn
- Hình ảnh ông đồ được khắc hoạ qua nghệ thuật tương phản xưa và nay.
- Không có người thuê viết: “Người thuê viết nay đâu?” -> vắng vẻ, hụt hẫng
- Không ai chú ý: “Qua đường không ai hay”
- Nghệ thuật nhân hoá: giấy đỏ buồn, nghiên sầu và tả cảnh ngụ tình làm tăng thêm sự cô đơn lạc lõng bẽ bàng của ông đồ.
=> Ông bị gạt ra rìa cuộc sống, bị cuộc đời bỏ quên.
3. Nỗi lòng của nhà thơ:
- Cảnh còn: đào lại nở -> sự luân chuyển tuần hoàn thời gian.
- Ông đồ hoàn toàn vắng bóng: không thấy ông đồ xưa -> lòng người thay đổi. Ông đồ hoàn toàn đã trở thành quá khứ.
+ Những người muôn năm cũ.
+ Hồn ở đâu?
=> Khổ cuối thể hiện nỗi niềm thương cảm chân thành của tác giả trước con người tài hoa một thời vang bóng (nỗi niềm hoài cổ) - Lòng yêu nước thầm kín của Vũ Đình Liên 
III. Tổng kết
1. Nội dung: Bài thơ thể hiện sự đồng cảm, xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ trong sự lụi tàn của văn hoá Nho học
 2. Nghệ thuật:
- Thể thơ ngũ ngôn thích hợp với âm điệu trầm lắng, bùi ngùi.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng và tương phản làm nổi bật chủ đề bài thơ.
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, hình ảnh gợi cảm bởi các thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng câu hỏi tu từ 
IV. Luyện tập
Hình ảnh nào trong bài thơ khiến em cảm động nhất? hãy giải thích vì sao?
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Nêu những hiểu biết của em về tác giả Thế Lữ?
 Vào bài: Nếu như Thế Lữ dùng thơ để khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước, thì Vũ Đình Liên lại gợi nhớ về một nét đẹp văn hoá cổ truyền đã mai một, chỉ còn lại nỗi đau khôn nguôi trong lòng người khi nhớ về cảnh cũ. Ông đồ thể hiện thật cảm động những tình cảm đó.
Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những nét chính về tác giả?
GV hướng dẫn đọc: đọc giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm xúc của từng khổ thơ.
GV cho HS tìm hiểu chú thích, lưu ý chú thích 1, 4, 6.
“Ông đồ” sáng tác năm nào?
HS trả lời
“Ông đồ” được sáng tác theo thể thơ gì?
HS trả lời
GV lưu ý: đây là thể thơ của phong trào Thơ mới nên ít bó buộc hơn về niêm luật so với thể ngũ ngôn tứ tuyệt thời trung đại đã học.
 Bài thơ có thể chia mấy phần? ND từng phần?
GV: chúng ta sẽ phân tích theo bố cục này
Hoạt động 2 :
Học sinh đọc hai khổ đầu.
- Ông đồ xuất hiện trong thời gian nào? ở đâu? Ông làm việc gì?
HS trả lời.
- BPNT so sánh: “Hoa tay thảo những nét như rồng múa phượng bay” giúp em hình dung như thế nào về nét chữ của ông đồ?
HS trả lời.
GV bình: chữ mềm mại, uốn lượn, nét thanh, nét đậm, đẹp sang trọng như chim phượng đang múa, đẹp oai hùng như con rồng đang bay trong mây. Cũng chính vì vậy ông thật đắt hàng: Bao nhiêu người thuê viết
- Tình cảm, thái độ của mọi người đối với ông đồ ntn?
Chuyển ý: Thời thế đã đổi thay, Hán học lụi tàn. Như Tú Xương từng nói: “Nào có ra gì cái chữ nho. Ông nghè, ông cống cũng nằm co” nên hình ảnh ông đồ dần vắng bóng.
Hoạt động 3 :
HS đọc khổ 3,4.
So sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh ông đồ ở khổ 1,2 và ở khổ 3,4?
GV bình: vẫn thời gian, không gian ấy, nhưng bằng nghệ thuật tương phản, tác giả dựng lên trước mắt người đọc hình ảnh tiều tụy, ế ẩm đáng thương của ông đồ. “Người thuê viết nay đâu?”. Câu hỏi tu từ cất lên, ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như thấm sang cả vật vô tri:
 “Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầuằ.
Em hãy cho biết BPNT nào được sử dụng trong hai câu thơ trên ?
HS thảo luận nhóm để trả lời.
GV: có thể nói đây là hai câu thơ xuất thần lay động sự thương cảm. Nỗi buồn không chỉ tấm vào giấy và bút mà còn từ lòng ông thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật:
 Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay.
Em hãy nêu cảm nhận của mình về hai câu thơ này?
HS trả lời:
GV bình: Hai câu thơ trên không chỉ tả cảnh mà còn tả tâm trạng và cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi- biểu hiện của sự tàn úa; lại kèm với mưa bụi bay - lạnh lẽo và buồn thảm, cảnh tượng đó gợi cho người đọc sự thương cảm. Ông đồ đang bị gạt ra ngoài rìa cuộc sống, ông đang bị cuộc đời bỏ quên cùng thú chơi câu đối một thời gắn với nền Hán học. Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang, lòng người buồn thương thấm thía
Hoạt động 4 :
HS đọc khổ cuối.	
Hình ảnh nào được lặp lại trong khổ thơ cuối? Tìm sự giống nhau và khác nhau của hình ảnh đó ở hai khổ thơ?
HS trả lời.
GV bình: Vẫn là sự tươi thắm của những bông hoa đào nở theo mùa, theo sự bất biến của thời gian, vẫn là sự rộn ràng khi tết đến. Nhưng cảnh cũ mà chẳng thấy người xưa
Hình ảnh hoa đào, ông đồ tạo nên kết cấu tương ứng chặt chẽ làm rõ chủ đề cảnh cũ, người đâu của tác phẩm.
Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ đã thể hiện ý nghĩa, cảm xúc gì ?
HS trả lời.
GV bình: Hai câu thơ cuối là lời tự vấn thể hiện nỗi niềm thương tiếc, xót xa của tác giả khi nghĩ đến “những người muôn năm cũ”, những đóng góp của họ tạo nên vẻ đẹp VH cổ truyền dân tộc. Khi đất nước bị ngoại bang, thì hoài cổ về một nét đẹp trong nền VHDT chính là thể hiện Lòng yêu nước thầm kín của Vũ Đình Liên 
Hoạt động 5:
Bài thơ chứa đựng nội dung gì?
Nét đặc sắc về NT của bài thơ là gì?
HS đọc ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 6:
HS làm việc các nhân và trả lưòi.
E.Dặn dò : - Tập PT các hình ảnh đặc sắc
 - Học thuộc bài thơ, soạn : Quê hương.

Tài liệu đính kèm:

  • docOng do(2).doc