Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 05 - Tiết 17 đến 20

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 05 - Tiết 17 đến 20

Tuần 5

Tiết 17

Từ địa phương và biệt ngữ xã hội

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS sẽ có:

1- Kiến thức:

+ Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội

+ Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.

2 – Kĩ năng: RLKNăng sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ

3 – Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, tránh thái độ cười nhạo, giễu cợt hay bông đùa đối với một số ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội mới lạ

B- Chuẩn bị:

+ GV: Soạn bài. Từ điển TV. Bảng phụ hoặc máy chiếu.

 + HS : Học bài cũ. Làm BTVN. Chuẩn bị bài mới.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 05 - Tiết 17 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/9/2009 .
Tuần 5
Tiết 17
Từ địa phương và biệt ngữ xã hội
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS sẽ có:
1- Kiến thức: 
+ Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội
+ Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
2 – Kĩ năng: RLKNăng sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ
3 – Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, tránh thái độ cười nhạo, giễu cợt hay bông đùa đối với một số ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội mới lạ
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn bài. Từ điển TV. Bảng phụ hoặc máy chiếu.
	+ HS : Học bài cũ. Làm BTVN. Chuẩn bị bài mới.
 C- Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
HĐ 1- ổn định: ( 1/ ):
8..
8...
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: ( 5/ ):
1 – KTBC: 
? Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? Ví dụ ? Tác dụng của việc dùng từ tượng thanh, từ tượng hình ? 
? Làm BT 2, 5 ( SGK ), bài 6, 7 ( SBT ).
2 – KT việc CBBM:
8..
8...
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM.
* Nội dung dạy học cụ thể:
? Hãy đọc các ví dụ, chú ý các từ in đậm ?
* GV: Bắp, bẹ đều có nghĩa là ngô.
? Trong 3 từ bắp, bẹ và ngô:
+ Từ nào dùng rộng rãi, phổ biến trong toàn dân ?
- ngô.
? Từ nào chỉ dùng ở một số địa phương nhất định?
- bắp, bẹ ( Việt Bắc, miền Nam, ... ).
* GV: Người ta gọi từ ngô là từ toàn dân, từ bẹ, bắp là từ địa phương.
? Vậy em hiểu thế nào là từ địa phương ? Nó khác từ toàn dân ở điểm nào ? 
+ Là từ ngữ chỉ dùng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định.
( Khác: Từ ngữ toàn dân dùng phổ biến trong toàn dân ).
* HS đọc ghi nhớ – Tr. 56.
? Em có thể kể thêm một số từ ngữ địa phương ?
+ heo ( lợn ), nhang ( hương ), đèn cầy ( nến ), ...
* HS đọc các VD, chú ý từ mợ, mẹ.
GV: Hai từ mợ và mẹ đồng nghĩa. Mẹ là từ toàn dân còn mợ là từ dùng trong một tầng lớp nhất định.
? HS trả lời câu hỏi cuối VD a ?
+ Tác giả dùng từ mẹ trong lời kể mà đối tượng là đọc giả. Còn từ mợ là dùng trong câu đáp của cậu bé Hồng với người cô - hai người cùng tầng lớp XH.
? Trước CMT8, tầng lớp XH nào ở nước ta mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu ?
+ Tầng lớp trung lưu, thượng lưu.
* GV: Như vậy, trước CMT8, không phải cả đất nước gọi cha, mẹ bằng cậu, mợ mà chỉ có tầng lớp trung lưu và thượng lưu mới gọi như thế.
* HS đọc ĐV b/
? các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì ?
+ ngỗng: là 2 ( điểm 2 ); trúng tủ: là đúng phần đã được học kĩ.
? Tầng lớp XH nào thường dùng những từ ngữ ấy ?
+ Học sinh, sinh viên.
GV: Người ta gọi các từ mợ, cậu, ngỗng, trúng tủ  là biệt ngữ xã hội.
? Vậy, em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội ?
+ Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong những tầng lớp xã hội nhất định.
* HS đọc ghi nhớ Tr. 57.
? Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý đến điều gì ? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
+ Sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nên dùng trong khẩu ngữ, ngườigiao tiếp là người cùng địa phương hoặc cùng một tầng lớp xã hội với mình.
+ Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để tránh sự khó hiểu và mất lịch sự.
? Muốn tránh sự lạm dụng khi sử dụng TNĐP vfa BNXH ta làm thế nào ?
+ Tìm từ ngữ toàn dân có nghĩa tương đương để thay thế.
* GV: Khi đối tượng giao tiếp là người không cùng địa phương, không cùng tầng lớp xã hội, nhất là trong ngôn ngữ viết, trong các hội nghị, trong các công văn, báo chí,  thì nên dùng từ toàn dân.
* HS đọc các VD ở phần 2.
? Tại sao trong các đoạn văn, đoạn thơ đó tác giả vẫn dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
+ Dùng từ ngữ địa phương ( mô, bầy tui, ví, nớ hiện chừ, ra ri ) để tô đậm sắc thái địa phương ( Nghệ Tĩnh )
+ Dùng các BNXH ( Cá, dằm thượng ) để tô đậm màu sắc tầng lớp xuất thân, tình cách nhân vật, 
? Nêu lại các lưu ý khi sử dụng TNĐP và BNXH ?
+ HS nêu. Bạn nhận xét. GV nhấn mạnh. 
+ HS đọc ghi nhớ.
 I – Từ ngữ địa phương:
+ Là từ ngữ chỉ dùng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định.
* Ghi nhớ – Tr. 56.
II – Biệt ngữ xã hội:
+ Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong những tầng lớp xã hội nhất định.
* Ghi nhớ – SGK / Tr. 57.
II – Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: 
+ Khi sử dụng cần chú ý tới đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
+ Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để tránh sự khó hiểu.
+ Dùng trong thơ văn: để tô đậm sắc thái địa phương tô đậm màu sắc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật.
* Ghi nhớ – Tr. 58.
HĐ 4- Củng cố: 
? TN là từ ngữ địa phương ?
Bài 1: Tìm từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng:
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
má, u, bầm,
mẹ
chén
bát
cây viết
bút
ni
này
đống
chỗ
..
..
? Biệt ngữ xã hội là gì ?
Bài 2: Nêu biệt ngữ xã hội:
* HS, sinh viên:
+ ghế đẩu - điểm 4 ( Hôm nay mình được cái ghế đẩu !).
+ quả trứng - điểm 0 ( Nam hôm nay được xơi “trứng” no nê ! )
* Vua quan triều đình PK xưa: 
+ trẫm, khanh, long thể, .
Bài 3: Sử dụng TNĐP:
+ Trường hợp nên sử dụng: a.
+ Trường hợp không nên sử dụng: b,c,d,e, g.
Bài 4, 5: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
HĐ 5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ nội dung bài học. Xem lại các BT đã làm. Đọc bài đọc thêm.
+ Làm BT 4, 5. CBBM: Tóm tắt văn bản tự sự.
II – Luyện tập:
Bài 1: Tìm từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng:
Bài 2: Nêu biệt ngữ xã hội:
Bài 3: Sử dụng TNĐP:
+ Trường hợp nên sử dụng: a.
+ Trường hợp không nên sử dụng: b,c,d,e, g.
Bài 4,5 : BTVN.
 ...............................................................................
Ngày soạn : 15/9/2009 .
Tuần 5
Tiết 18 Tóm tắt văn bản tự sự
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS sẽ có: 
1 – Kiến thức: Nắm được mục đích, cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
2- Kĩ năng: Rèn kỹ năng TT văn bản tự sự nói riêng và VB giao tiếp xã hội nói chung.
3 – Thái độ: Thói quen tóm tắt văn bản tự sự khi học các văn bản hoặc tóm tắt các truyện được đọc, được nghe.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn bài. 
+ HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
8..
8...
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: 
? Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” ?
2 – KT việc CBBM:
8..
8...
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM ( Từ việc HS TT văn bản “ Tức nước vỡ bờ”, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới ).
*Nội dung dạy học cụ thể:
* HS đọc phần 1
* GV: Trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập, công tác, tóm tắt văn bản tự sự là một việc làm rất phổ biến và rất quan trọng. Ví dụ: Xem một bộ phim hay muốn tóm tắt cho bạn nghe, ở trường được chứng kiến một sự việc nào đó muốn tóm tắt cho bố mẹ nghe
Tóm tắt văn bản giúp ta thông báo cho người khác biết nội dung chính của văn bản hoặc để ta sử dụng.
* HS chia nhóm ( theo bàn ) thảo luận và trả lời câu hỏi 2:
+ Tóm tắt văn bản là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự. 
* HS đọc VB tóm tắt SGK - Tr. 60.
a/ ? VB tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào ?
+ VB “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh”
? Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó ?
+ Dựa vào các nhân vật quan trọng: Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng, Mị Nương.
+ Dựa vào các sự việc chính của văn bản “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh”.
? VB tóm tắt trên có hay không nêu được nội dung chính của văn bản “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh” ?
+ Nêu đầy đủ nội dung chính.
b/ VB tóm tắt trên có gì khác so với văn bản “ STTT” ?
+ Ngắn gọn hơn.
+ Lời văn là của người tóm tắt.
+ Số lượng nhân vật ít hơn ( chỉ có các NV quan trọng ).
+ Sự việc cũng ít hơn ( chỉ có các sự việc tiêu biểu ).
c/ Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt ?
+ HS trả lời. Bạn bổ sung. GV nhấn mạnh lại các yêu cầu.
? Muốn viết được một văn bản tóm tắt ta phải làm những việc gì ? Những việc ấy phải được thực hiện theo trình tự nào ? ( Nghĩa là đầu tiên ta phải làm gì, các bước tiếp theo và cuối cùng của việc TT văn bản là gì ? )
+ Bước 1: Đọc kĩ văn bản được tóm tắt.
+ Bước 2: Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
+ Bước 3: Sắp xếp các ý thể hiện nội dung chính theo thứ tự hợp lí ( Trình tự trước sau của các sự việc, sự xuất hiện của các nhân vật quan trọng,  ).
+ Bước 4: Viết văn bản tóm tắt. 
? Dựa vào đâu để viết VB tóm tắt ? Và viết NTN ?
+ Dựa vào trình tự các ý chính đã sắp xếp, ding lời văn của mình diễn đạt thành một văn bản tóm tắt.
? Nêu các nội dung chính mà em nắm được qua tiết học ?
+ HS trả lời. Bạn bổ sung. GV nhấn mạnh 3 nội dung chính. HS đọc ghi nhớ. 
I- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
- Là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
II – Cách tóm tắt văn bản tự sự:
1- Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
+ VB tóm tắt cần ngắn gọn.
+ Dùng lời văn của người tóm tắt.
+ Có các nhân vật quan trọng và những sự việc tiêu biểu.
2 – Các bước tóm tắt văn bản:
+ Bước 1: Đọc kĩ văn bản được tóm tắt.
+ Bước 2: Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
+ Bước 3: Sắp xếp các ý thể hiện nội dung chính theo thứ tự hợp lí.
+ Bước 4: Viết văn bản tóm tắt. 
* Ghi nhớ / Tr. 61.
HĐ 4 –Củng cố:
? TN là tóm tắt VB tự sự ?
? Nêu các yêu cầu đốivới việc tóm tắt VB tự sự ?
? Tóm tắt VB tự sự cần thực hiện các bước nào ?
? Đọc lại VB “ Lão Hạc” ( Nam Cao ).
HĐ5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ ND bài học. 
+ Đọc lại các văn bản tự sự đã học từ đầu năm.
+ CBBM: Luyện tập tóm tắt VB tự sự.
 .....................................................................................
Ngày soạn ; 15/9/2009 .
Tuần 5
Tiết 19
Luyện tập Tóm tắt văn bản tự sự
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS sẽ có: 
1 – Kiến thức: Ôn lại kiến thức về văn bản tự sự và cách tóm tắt văn bản tự sự.
2- Kĩ năng: Rèn luyện các kỹ năng về sử dụng ngôn từ và kĩ năng TT văn bản tự sự.
3 – Thái độ: Nghiêm túc học tập, thực hiện tốt các yêu cầu của tiết luyện tập.
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Soạn bài, làm các bài tập.
+ HS : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
8..
8...
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: Kết hợp trong giờ luyện tập. 
2 – KT việc CBBM:
8..
8...
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM 
* Nội dung dạy học cụ thể:
* GV kiểm tra việc học lí thuyết của HS, sau đó GV nhấn mạnh lại các ý chính và chuyển sang làm các bài tập.
? TN là tóm tắt VB tự sự ?
? Nêu các yêu cầu đốivới việc tóm tắt VB tự sự ?
? Nêu các bước thực hiện khi tóm tắt VB tự sự ?
Bài 1/ 
* HS đọc yêu cầu. 
* GV chia lớp làm 4 nhóm.
* Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trả lời:
+ Các sự việc tiêu biểu và NV quan trọng đã khá đầy đủ.
+ Sắp xếp các sự việc còn lộn xộn, chưa hợp lí.
-> Sắp xếp lại: b – a – d – c – g – e – i – h – k.
? Dựa vào trình tự sắp xếp các sự việc trên, em hãy viết VB tóm tắt ?
+ Từng HS viết. GV gọi HS xung phong đọc VB tóm tắt.
+ GV thu 3-5 bài để chấm. HS có bài tóm tắt tốt sẽ dọc cho cả lớp nghe.
( Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão Hạc đi đồn điền cao su, chỉ còn lão và “cậu Vàng”. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó mặ dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống của lão mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm đượcgì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. Mộ hôm lão xin Binh Tư ít bả chó để giết con chó hay sang vườn nhà lão.Ông giáo biết chuyện này rất buồn. Rồi bỗng nhiên lão Hạc chết, cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai biết vì sao lão Hạc chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu rõ. )
Bài 2/
* HS đọc yêu cầu và thực hiện:
+ Sự việc tiêu biểu: 
- Anh Dậu ốm, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu.
- Anh Dậu vừa kề bát cháo vào miệng thì bọn tay sai hung hãn xông vào đòi sưu.
- Anh Dậu lăn ra bất tỉnh.
- Cai lệ đe trói anh Dậu lôi ra đình tiếp.
- Chị Dậu thiết tha van thiết tha
- Cai lệ đánh chị Dậu, xông vào để trói anh Dậu.
- Chị Dậu liều mạng đánh ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
+ Nhân vật quan trọng: Chị Dậu, cai lệ, anh Dậu.
+ Viết VB tóm tắt ( khoảng 10 dòng ):
Anh Dậu bị ốm. Chị Dậu tất tả nấu cháo chăm sóc anh Dậu. Anh Dậu vừa run rẩy kề bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập xông vào, quát tháo đòi sưu. Anh Dậu lăn ra bất tỉnh. Cai lệ đe trói anh ra đình tiếp. Chị Dậu nhẫn nhịn van xin. Cai lệ đánh chị Dậu và xông vào để trói anh Dậu. Không chịu nổi sự tàn ác Chị Dậu liều mạng đánh ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng đẻ bảo ệ anh Dậu.
Bài 3
+ Có ý kiến: “ Tôi đi học” và “ Trong lòng mẹ” rất khó tóm tắt.
? ý kiến của em về vấn đề này ? Vì sao ?
+ Đúng là như vậy. 
Bởi vì: “ Tôi đi học” và “ Trong lòng mẹ” là hai văn bản tự sự nhưng giàu chất thơ, chứa đựng nhiều tình cảm, cảm xúc, ít sự việc ( truyện ngắn trữ tình ), các tác giả tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt.
I- Lí thuyết:
1- Tóm tắt văn bản tự sự là gì ?
2 – Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt.
3 – Các bước tóm tắt văn bản tự sự
II – Bài tập: 
Bài 1/
 * Sắp xếp các sự việc: 
b – a – d – c – g – e – i – h – k.
* Tóm tắt bằng văn bản:
Bài 2/
Bài 3/
* Các văn bản tự sự nhưng giàu chất thơ, út sự việc thì khó tóm tắt hơn các văn bản tự sự thông thường.
HĐ 4 –Củng cố:
1/ Đọc hai văn bản tóm tắt ở bài đọc thêm ? Nhận xét về hai văn bản tóm tắt đó ?
+ Hai VB tóm tắt đã nêu đầy đủ NV quan trọng:
- VB 1: dế Mèn, dế Trũi, 
- VB 2: Thị Kính, Thị Màu.
+ Hai văn bản tóm tắt đều nắn gọn và dùng lời văn của người kể để kể đầy đủ các sự viêc tiêu biểu làm rõ chủ đề của văn bản.
2/ Trả lời các câu hỏi:
? TN là tóm tắt VB tự sự ?
? Nêu các yêu cầu đốivới việc tóm tắt VB tự sự ?
? Nêu các bước khi tóm tắt VB tự sự ?
HĐ5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Học kĩ lí thuyết về tóm tắt VB tự sự.
+ Xem lại các bài tập đã làm.
+ Tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm”.
+ CBBM: Trả bài TLV số 1.
 ................................................................................
Ngày soạn : 15/9/2009 .
Tuần 5
Tiết 20
Trả bài tập làm văn số 1
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS sẽ có: 
1 – Kiến thức: Học sinh được ôn lại kiến thức về kiểu văn tự sự kết hợp với MT và biểu cảm, tích hợp với các văn bản tự sự đã học.
2- Kĩ năng: Rèn luyện các kỹ năng về sử dụng ngôn từ và kĩ năng tạo lập văn bản.
3 – Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập, biết học tập, tích luỹ những ưu điểm, sửa chữa những hạn chế trong bài viết của bạn, của chính mình để làm các bài sau tốt hơn.
B- Chuẩn bị: 	 
+ Thầy: Chấm bài, nhận xét kĩ lưỡng, hệ thống các ưu, nhược điểm.
+ Trò: Kiến thức về văn tự sự, kết hợp miêu tả, biểu cảm; kĩ năng về tạo lập văn bản.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cần cần đạt
HĐ 1- ổn định: 
8..
8...
HĐ 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
1 – KTBC: Kết hợp trong giờ trả bài. 
2 – KT việc CBBM: ( Về việc đọc lại bài viết TLV số 1, hệ thống các lỗi,  ).
8..
8...
HĐ3 - Bài mới: 
* GTBM 
* Nội dung dạy học cụ thể:
? Đọc lại đề bài ?
? Xác định yêu cầu của đề ?
+ Về thể loại ?
+ Về nội dung ( đối tượng ) ?
+ Về phạm vi ?
GV: Đây là bài văn kể nhưng HS phải biết sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: MT và biểu cảm vào bài viết của mình cho hấp dẫn.
? Hãy trình bày lại dàn ý cho đề bài này ?
a- MB: Giới thiệu chủ đề của văn bản: Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học 
b – Thân bài: Triển khai chủ đề của văn bản:
+ Kể chi tiết những kỉ niệm hồi tưởng trong quá khứ về ngày đầu tiên đến trường ( tức là những kỉ niệm đã trải qua, đã xảy ra ). Kỉ niệm phải trong sáng, tự nhiên, phù hợp với lứa tuổi:
( - Kỉ niệm lúc bắt đầu đến trường.
- Kỉ niệm khi gặp các thầy cô giáo dẫn đến lớp mới.
- Kỉ niệm gặp các bạn mới
- Kỉ niệm về buổi học đầu tiên ư
- . )
+ Biết tổ chức các nội dung trong phần thân bài thành nhiều đoạn văn, các đoạn văn liên kết, thể hiện chủ đề: kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường ( không hẳn phải là ngày tựu trường ).
+ Trong khi kể biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm,  
+ Biết sử dụng các BPTT như : so sánh, nhân hoá, đối lập,  và các từ ngữ gợi hình, gợi cảm, 
c- Kết bài: Tổng kết, đánh giá lại chủ đề:
+ Đánh giá, nhấn mạnh cảm xúc, ấn tượng về kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường 
( GV đã trả bài cho HS xem trước ít nhất 1 ngày ).
? Qua việc đã đọc lại bài kiểm tra ở nhà, em hãy nêu nhận xét về bài làm của em ?
+ HS nêu nhận xét ưu, nhược điểm về bài viết của mình.
* GV nhận xét:
a- Ưu điểm:
b- Nhược điểm:
? Hãy chữa lại các nội trong bài viết của mình, của bạn ?
+ HS chữa lỗi trên cơ sở các lỗi đã nêu. 
+ Bạn nhận xét. GV chữa lại.
1 – Về nội dung:
+ 
+ 
+ 
+ 
2- Về hình thức:
+ Bố cục bài TLV
+ Lỗi chính tả
+ Lỗi diễn đạt
+ Lỗi viết câu
+ Lỗi dùng từ
+ Lỗi xây dựng và liên kết các đoạn văn.
+ Chữ viết
* Đọc – Bình đoạn văn hay
* Đọc – Bình bài văn hay:
I – Đề bài:
Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học 
II – Tìm hiểu những yêu cầu của đề:
1- Yêu cầu: 
+ Thể loại: Kể.
+ Nội dung: Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
+ Phạm vi: ở trường 
2 – Dàn ý:
a- MB: Giới thiệu chủ đề của văn bản: Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học 
b – Thân bài: Triển khai chủ đề của văn bản: Kể chi tiết những kỉ niệm hồi tưởng trong quá khứ về ngày đầu tiên đến trường 
c- Kết bài: Tổng kết, đánh giá lại chủ đề: Nhấn mạnh cảm xúc, ấn tượng về ngày đầu tiên đến trường 
III – Trả bài:
IV – Nhận xét:
1- Học sinh đọc và tự nhận xét
2 – Giáo viên nhận xét chung: 
a- Ưu điểm:
b- Nhược điểm: 
V – Chữa lỗi điển hình:
1 – Về nội dung:
2- Về hình thức:
VI - Đọc – Bình một số đoạn văn, bài văn hay:
HĐ 4 –Củng cố:
? Nêu bố cục của bài văn tự sự ?
? Để bài văn tự sự được hay, ngoài phương thức chính là tự sự người ta còn kết hợp sử dụng các phương thức biểu đạt nào ?
+ 
HĐ5 – Hướng dẫn về nhà: 
+ Đọc lại bài viết TLV số 1 của mình, của bạn để học cái hay, tránh nhược điểm cho các bài viết sau.
+ CBBM: “Cô bé bán diêm”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 van 8 hot.doc