Đề kiểm tra Văn tiết 113 - Lớp 8

Đề kiểm tra Văn tiết 113 - Lớp 8

I. Trắc nghiệm: (3đ)

1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định đúng nhất trong các câu sau.

Câu 1: Khái niêm Thơ mới dùng để:

A. Gọi tên thể thơ lục bát, có số câu, số chữ trong bài không hạn định

B. Gọi tên thể thơ thất ngôn bát cú, có số câu, số chữ trong bài không hạn định

C. Gọi tên một trào lưu thơ lãng mạn xuất hiện vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, mở rộng vào khoảng những năm 1932 đến 1942; về hình thức, sáng tác không câu nệ vào số chữ bó buộc như thơ cổ

Câu 2: Tác giả Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo

Như nước đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

 Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc nam cũng khác.

để khẳng định:

A. Độc lập, chủ quyền dân tộc. C. Quốc hiệu Đại Việt.

B. Sự coi thường với kẻ thù phương Bắc. D. Lãnh thổ đất nước.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Văn tiết 113 - Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs 
đề kiểm tra văn
Tiết 113
(Thời gian làm bài 45 phút)
I. Trắc nghiệm: (3đ)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1: Khái niêm Thơ mới dùng để:
Gọi tên thể thơ lục bát, có số câu, số chữ trong bài không hạn định
Gọi tên thể thơ thất ngôn bát cú, có số câu, số chữ trong bài không hạn định
Gọi tên một trào lưu thơ lãng mạn xuất hiện vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, mở rộng vào khoảng những năm 1932 đến 1942; về hình thức, sáng tác không câu nệ vào số chữ bó buộc như thơ cổ
Câu 2: Tác giả Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo
Như nước đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
 Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc nam cũng khác.
để khẳng định:
Độc lập, chủ quyền dân tộc. C. Quốc hiệu Đại Việt.
Sự coi thường với kẻ thù phương Bắc. D. Lãnh thổ đất nước.
Câu 3:Trong bài văn“Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã nêu điều gì để làm một trong những lý do dời đô 
A.Sự thiêng liêng của Đại La. B. Sự lo sợ bị tấn công vào Hoa Lư.
C.Sự thuận lợi về nhiều mặt của Đại La: vị trí, địa hình, ưu thế phát triển...
D. Sự khó khăn về kinh tế của đất nước.
 Câu 4: Hình ảnh “ Đôi con điều sáo lộn nhào tầng không” trong bài thơ “Khi con Tu hú” của Tố Hữu ngoài ý nghĩa miêu tả cảnh còn:
A. Thể hiện con mắt tinh tế của tác giả. C. Cho thấy cuộc sống đẹp đẽ của đất nước ta lúc đó.
B. Thể hiện nỗi nhớ quê hương của tác giả. D. Khát vọng tung bay giữa bầu trời tự do của người tù.
2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có được nhận định đúng nhất về giá trị tư tưởng của bài thơ “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) của Hồ Chí Minh.
“Bài thơ vừa thể hiện ......................................của Hồ Chí Minh, vừa cho thấy lòng lạc quan cách mạng của người của Người.”
3. Nối ý cột A với ý cột B cho phù hợp để có cảm nhận đúng về cuộc sống và con người làng chài theo từng thời điểm trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
A
B
Khi đoàn thuyền ra khơi.
Khi đoàn thuyền trở về bến.
a. Tưng bừng, khí thế, mạnh mẽ, xông xáo.
b. Tấp nập, nhộn nhịp, khẩn trương, vui vẻ.
B. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) 
Chép lại thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh ( Theo văn bản SGK Ngữ văn 8-tập hai)
Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 2: (5đ) Phân tích các câu thơ sau:
	- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
	Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
	- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
	Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
 ( Trích “Quê hương ” – Tế Hanh).
Trường thcs 
đề kiểm tra Tiếng việt - tiết 132
 (Thời gian làm bài 45 phút)
Họ và tên: .. Lớp .
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Câu 1: ( 1,5 điểm) Em hãy đọc kĩ các câu trích sau và xác định các chức năng phủ định, đe doạ, cầu khiến, bộc lộ cảm xúc, khẳng định tương ứng với mỗi câu nghi vấn trong mỗi đoạn trích rồi điền vào chỗ trống.
Em có hứa với chị là sẽ nhắm mắt lại, không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa cho đến khi chị vẽ xong không nào?  (O. Hen ri)
Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi (Nam Cao)
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?.......................................................... (Thâm Tâm)
Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu ? .(Thế Lữ)
Câu 2: (1,5 điểm) Em hãy xác định các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán rồi điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau:
	Hỡi ơi lão Hạc! (..)(1) Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết(..)(2) Một người như thế ấy!...( )(3) Một người nhịn ăn để lại tiền làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng (.).(4) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? (.)(5) Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ()(6)
Câu 3 ( 3 điểm) Hãy đặt câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán trong các trường hợp sau:
Đề nghị cô giáo cho cả lớp đi tham quan
..
Trước tình cảm của một người thân dành cho mình
.
Giải thích cho bố mẹ hiểu vì sao em về nhà muộn
.
Câu 4 ( 1,5 điểm) Các cụm từ in đậm trong đoạn văn sau đây được sắp xếp theo thứ tự nào?
	Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
(Trần Quốc Tuấn)
.
Câu 5 (2,5 điểm) Viết một đoạn đối thoại ngắn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ
.

Tài liệu đính kèm:

  • dockt nv 8 tiet 113 132.doc