Giáo án môn Ngữ văn 8 kỳ I

Giáo án môn Ngữ văn 8 kỳ I

Tiết 1

 8B: . . 2011

 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA,

 TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC BỘ MÔN

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng của SGK trong việc học tập bộ môn.

- Mục đích sử dụng SGK, biết cách sử dụng SGK, các tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung bài học.

- Nắm được phương pháp học tập bộ môn ngữ văn trong trường THCS.

2. Kỹ năng: Rèn cho HS thói quen đọc sách để học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu các tài liệu tham khảo có liên quan đến bộ môn, đến bài học.

3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn về việc thường xuyên sử dụng SGK và các tài liệu liên quan đến bộ môn.

- Có phương pháp học tập đúng đắn.

II. Chuẩn bị.

1. GV: SGK, SGV

2. HS: Vở ghi chép.

 

doc 166 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 790Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng: 8A: . . 2011 Tiết 1
 8B: . . 2011 
 Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa,
 tài liệu và phương pháp học bộ môn
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng của SGK trong việc học tập bộ môn.
- Mục đích sử dụng SGK, biết cách sử dụng SGK, các tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung bài học.
- Nắm được phương pháp học tập bộ môn ngữ văn trong trường THCS.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS thói quen đọc sách để học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu các tài liệu tham khảo có liên quan đến bộ môn, đến bài học.
3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn về việc thường xuyên sử dụng SGK và các tài liệu liên quan đến bộ môn.
- Có phương pháp học tập đúng đắn.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGK, SGV
2. HS: Vở ghi chép.
III. Tiến trình dạy và học.
1.ổn định tổ chức : (1’) 8A.........................................
 8B..........................................
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Kiểm tra vở ghi chép của HS.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động1:Tầm quan trọng của SGK trong học tập và hướng dẫn sử dụng SGK và tài liệu
- GV giới thiệu cấu trúc của SGK
- Sự tích hợp trong môn ngữ văn ( Từ ngữ Văn – Tập làm văn)
+ CH: Theo em có nhất thiết phải sử dụng SGK khi học bài cũ và chuẩn bị bài mới không?
+ CH: Vậy em phải sử dụng SGK như thế nào? 
-> Thường xuyên đọc để tìm hiểu, khám phá kiến thức.
-> Với phần văn bản: Đọc văn bản để cảm thụ, để hiểu nội dung văn bản, nắm được nhân vật, sự việc, diễn biến cốt truyện.
-> Với phần từ ngữ: Đọc để hiểu cách dùng từ đặt câu...
-> Với phần TLV: Củng cố kiến thức, kỹ năng đã được đọc- hiểu văn bản và phần từ ngữ để vận dụng viết bài văn.
+ CH: Đọc sách như thế nào để đạt được kết quả tốt?
+ CH: Ngoài SGK em có sử dụng các tài liệu tham khảo không? Em sử dụng như thế nào?
* Hoạt động 2: Phương pháp học tập bộ môn ngữ văn 8
- GV hướng dẫn HS phương pháp học tập bộ môn ngữ văn
(18’)
(20’)
I.Tầm quan trọng của SGK trong học tập và hướng dẫn sử dụng SGK và tài liệu
- SGK là tài liệu quan trọng, là phương tiện không thể thiếu đối với việc dạy và học
- SGK là người bạn đồng hành của các em trên con đường chiếm lĩnh những kiến thức cơ bản và rèn luyện những kỹ năng cần thiết khi học môn ngữ văn
- Có thói quen sử dụng SGK thường xuyên đúng mục đích, đúng lúc
- Phải có phương pháp đọc SGK phù hợp với mỗi phân môn
* Cấu trúc SGK
- Tích hợp trong một quyển SGK, nhưng kiến thức theo từng phần:
+ Phần Tiếng Việt, bao gồm: Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn
+ Phần văn bản bao gồm kiến thức chung về văn bản xưa và nay
- Phần nào cũng quan trọng, nhưng khó nhất là phần Tập làm văn
=> Chuẩn bị kiến thức cho phần văn, để có tư liệu cho bài TLV là rất quan trọng.
* Đọc các tài liệu như văn mẫu, bài tập... để tham khảo
- Đọc sách nâng cao để mở rộng năng cao kiến thức cho bài tập
II. Phương pháp học tập bộ môn ngữ văn 8
- Học phần tóm tắt tác giả, tác phẩm, phần chú thích của văn bản.
- Học phần ghi nhớ, học các ví dụ tiêu biểu cho từng ý trong bài học.
- Nếu là văn bản thơ thì học thuộc.
- Nếu văn bản là văn xuôi, cần học thuộc một số ý, một số câu văn hoặc một số đoạn văn hay.
- Nếu văn bản là tiếng Việt, cần học thuộc lí thuyết, làm bài tập.
- Phần TLV học lý thuyết, tập viết bài văn. Chuẩn bị trước các bài kiểm tra viết TLV bài thi HKI, HKII.
- Có phương pháp học tập đúng đắn.
- Luôn chủ động kiến thức, phát huy tính tích cực, không phụ thuộc vào tài liệu, SGK, không sao chép.
- Chống thói quen học tập thụ động.
- Học và hành phải đi đôi với nhau.
- Biết học tập cá nhân với học tập hợp tác.
4. Củng cố: (3’)
 - Tầm quan trọng của SGK trong học tập và hướng dẫn sử dụng SGK và tài liệu
 5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Soạn bài: Tôi đi học.
*Những lưu ý , kinh nghiệm rút ra sau bài dạy.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giảng: 8A: . .2011 Tiết 2
 8B: . .2011
 tôi đi học
 (Thanh Tịnh )
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trớch truyện cú sử dụng kết hợp cỏc yếu tố miờu tả và biểu cảm.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi đầy chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phân tích tâm trạng nhân vật.
3. Thái độ: yêu thích văn học. Liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân. 
II. Chuẩn bị .
- GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo.
- HS: Bài soạn , vở ghi.
III.Tiến trình bài dạy.
1.ổn định tổ chức : (1’) 8A.........................................
 8B..........................................
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Kiểm tra vở bài soạn của HS.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Họat động1:.Giới thiệu bài
Là học sinh ai cũng có lần đầu tiên cắp sách tới trường với bao điều bỡ ngỡ vì mới lạ với thầy cô, bạn bè, lớp học. Nhân vật xưng “Tôi” trong văn bản các em học hôm nay cũng đồng tâm trạng với các em ngày đó.
* Hoạt động 2: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục văn bản
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc, HS nhận xét, GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần chú thích. 
+ CH: Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh ?
+ CH: Nêu những nét cơ bản về tác phẩm?
+ CH: Giải nghĩa các từ sau :
- Ông đốc ? ( ông hiêu trưởng.)
- Lạm nhận? (nhận những điều không phải của mình )
+ CH: Tại sao lớp 5 là lớp nhỏ nhất thời xưa ?
+ CH: Văn bản được chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần?
-> Phần 1. Từ đầu đến tưng bừng rộn rã -> Khơi nguồn nỗi nhớ.
-> Phần 2. Tiếp đến trên ngọn núi -> Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường cùng mẹ tựu trường.
-> Phần 3. Tiếp đến trong các lớp -> Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn.
-> Phần 4. Tiếp đến chút nào hết -> Tâm trạng của tôi khi nghe giọi tên và rời mẹ vào lớp học.
-> Phần 5. Còn lại -> Tâm trạng của tôi khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên. 
* Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản
+ CH: Văn bản Tôi đi học thuộc kiểu văn bản nào đã học ? 
-> Văn bản biểu cảm. 
+ CH: Nhân vật chính là ai ?
+ CH: Em chỉ ra đoạn văn mang tính tự sự và đoạn văn mang tính miêu tả trong văn bản ?
-> Đoạn đầu : Tự sự.
-> Đoạn ba : miêu tả. 
+ CH: Nội dung chính của văn bản là gì ? 
-> Bộc lộ tâm trạng nhân vật. 
+ CH: Vậy nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào trong buổi tựu trường chúng ta tìm hiểu phần một? 
+ CH: Nỗi nhớ của buổi tựu trường của tôi được khơi nguồn vào thời điểm nào ? 
+ CH: Tìm những chi tiết gây ấn tượng với tôi trong ngày đầu tiên đến trường ?.
-> Cảnh thiên nhiên, con người, trường lớp, đều có sự thay đổi lạ thường.: con đường quen -> thấy lạ .
+ CH: Em hãy lí giải tại sao nỗi nhớ buổi tựu trường lại được khơi nguồn từ thời điểm đó?
-> Vì đó chính là sự liên tưởng tương đồng , tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của bản thân.
+ CH: Tại sao tôi lại cảm thấy cảnh vật thay đổi như vậy?
-> Vì chính lòng nhân vật tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
+ CH: Trước sự thay đổi đó tôi có tâm trạng như thế nào? 
+ CH: Em hãy phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc đó?
-> Những từ láy được sử dụng để tả tâm trạng, cảm xúc của tôi khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường. đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
+ CH: Cảm giác và tâm trạng của tôi có trái ngược nhau không ? 
-> Không trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau thể hiện cảm xúc thực của tôi. 
(1’)
(20’)
(14’)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục.
1. Đọc. 
2. Tìm hiểu chú thích.
 a.Tác giả: Thanh Tịnh tờn thật là Trần Văn Ninh.(1911-1988) ở Huế.
- Ông vừa dậy học, viết báo tham gia kháng chiến, vừa viết văn và làm thơ. 
b.Tác phẩm: Tác phẩm “Tôi đi học “ in trong tập Quê mẹ xuất bản năm 1941
c.Tìm hiểu từ khó.
3. Bố cục.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Khơi nguồn kỉ niệm của “Tôi” trong ngày tựu trường.
-Thời điểm : Cuối thu ( Tháng 9 khai trường) 
- Thiên nhiên : Lá rụng nhiều, mây bàng bạc. 
- Cảnh sinh hoạt : Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường. 
- Tâm trạng : náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
-> Những cảm giác, kỷ niệm sâu sắc trong sáng nảy nở trong lòng. 
4. Củng cố. (3’)
- CH: Cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật tôi ở đầu đoạn văn ?
5. Hướng dẫn về nhà.(1’)
- Soạn phầng còn lại. 
- Kể lại tâm trạng của em trong ngày đầu tiên đến trường (viết ra giấy).
 * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng.
Giảng:8A: . .2011. Tiết 3
 8B: . .2011.
 Tôi đi học
 (Tiếp)
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức. Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trớch truyện cú sử dụng kết hợp cỏc yếu tố miờu tả và biểu cảm.
- Tâm trạng của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường và tại sân trường ở lớp học.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ: yêu thích văn học. Liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân. 
II. Chuẩn bị.
- GV: SGV, SGK, tài liệu tham khảo.
- HS: Bài soạn , vở ghi.
III.Tiến trình tổ chức dạy – học. 
1.ổn định tổ chức lớp : ( 1’) 8A....................................................................................
 8B.....................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
+ CH: Khơi nguồn kỉ niệm của nhân vật tôi trong ngày tựu trường được thể hiện như thế nào? 
Đáp án: -Thời điểm : Cuối thu ( Tháng 9 khai trường) 
-Thiên nhiên : Lá rụng nhiều, mây bàng bạc. 
- Cảnh sinh hoạt : Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường. 
- Tâm trạng : nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
-> Những cảm giác, kỷ niệm sâu sắc trong sáng nảy nở trong lòng. 
3. Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS Tìm hiểu văn bản
+ CH: Tâm trạng khi tôi trên con đường cùng mẹ tới trường như thế nào? 
+ CH: Những chi tiết nào diễn tả tâm trạng của tôi khi ở sân trường ?
-> Sự chuyển biến tâm trạng từ háo hức hăm hở sang bỡ ngỡ... là sự chuyển biến hợp quy luật tâm lí trẻ em. 
+ CH: Khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS tâm trạng của tôi như thế nào?
+ CH: Khi chuẩn bị bước vào lớp học tâm trạng của tôi như thế nào?
+ CH:Tâm trạng và cảm xúc của tôi khi bước vào chỗ ngồi như thế nào?
-> Cảm giác nhận bừa chỗ ngồi, nhìn người bạn mới chưa quen ... là sự biến đổi tự nhiên của tâm lí nhân vật.
+ CH: Hình ảnh một con chim liệng đến đứng bên bờ cửa sổ , hó ... ều đau đớn xót xa trước cảnh nước mất, nhà tan, cha con li biệt
2. Hai mươi câu thơ tiếp theo
- Bốn phương lửa khói.
- xương rừng máu sông.
- Thành tung quách vỡ.
- Bỏ vợ lìa con.
- Xiêu tán hao mòn.
-> Người đọc liên tưởng đến tình hình đất nước hiện thời những năm 20 của thế kỉ XX.
- Vong quốc, cơ đồ, đất khóc, giời than, nòi giống
-> Một nỗi đau thiêng liêng, cao cả, vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước, kinh động cả trời đất.
-> Giọng thơ thống thiết, phẫn uất, hờn căm, mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa, cay đắng. 
3. Tám câu thơ cuối.
- Thân tàn, tuổi già sức yếu, sa cơ, đành chịu bó tay -> Nói đến cái thế bất lực của mình để kích thích hun đúc ý chí của người con, làm cho lời trao gửi thêm sức nặng tình cảm.
 Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
- Là lời trao gửi của thế hệ cha truyền lại cho con trong phút chia li vĩnh biệt.
* Ghi nhớ SGK ( T. 163)
III. Luyện tập.
- Mây sầu, gió thảm, hạt máu, hồn nước, Hồng Lạc, vong quốc...-> nhưng chúng vẫn làm xúc động người đọc đương thời vì sự chân thành trong tình cảm, cảm xúc của tác giả.
4. Củng cố (3’) 
- Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Ôn tập chuẩn bị thi học kì I.
- Soạn bài: Làm thơ bảy chữ
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng.
Giảng : 8B: . .2011. Tiết 67 + 68
Kiểm tra tổng hợp Học kì I
(THI THEO đề và đáp án của phòng giáo dục )
Giảng : 8B: . .2011 Tiết 69
 Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết thơ bảy chữ.
- Làm thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần.
3.Thái độ : Tạo hứng thú cho việc học ngữ văn và có ước mơ sáng tạo thơ văn.
III. Chuẩn bị
- GV: sgv, sgk.
 - HS: Soạn bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học 
1.ổn định tổ chức : (1’) 8B.........................................
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh?
+ CH: Em hãy nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu?
* Hoạt động 2: HDHS nhận diện luật thơ bảy chữ và tập làm thơ bảy chữ.
+ CH: Cách ngắt nhịp của thơ bảy chữ như thế nào?
+ CH: Nêu vị trí gieo vần của câu thơ bảy chữ?
+ CH: Hãy gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ?
+ CH: Hãy chỉ ra chỗ sai của bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ? 
+ CH: Giải thích tại sao sai và nêu cách sửa?
+ CH: Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương?
+ CH: Hai câu tiếp theo phải tuân theo luật sau:
 B B T T B B T
 T T B B T T B
-> Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị chê cười có thể viết.
 Đáng cho cái tội quân lừa dối
 Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
-> Nếu giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi thì có thể viết:
 Cung trăng chỉ toàn đất và đá,
 Hít bụi suốt ngày có sướng chăng
-> Nếu lo cho chị Hằng thì có thể viết:
 Cõi trần ai cũng chường mặt nó,
 Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng.
(10’)
(30’)
I. Chuẩn bị ở nhà
- Khái niệm và phạm vi luyện tập.
- Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học .
- Đọc các bài thơ và nhận xét .
II. Hoạt động trên lớp
1. Nhận diện luật thơ
- Ngắt nhịp: 4/3 hoặc 3/4 nhưng đa phần là 4/3.
- Vần có thể trắc bằng, nhưng phần nhiều là bằng.
- Vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và câu 4 có khi cả tiếng cuối câu 1.
a. Bài thơ Chiều của Đoàn Văn Cừ.
 B B T T T B B
 T T B B T T B
 T T B B B T T
 B B T T T B B
b. Bài thơ Tối của Đoàn Văn Cừ.
 - Sau Ngọn đèn mờ không có dấu phẩy, dấu phẩy gây đọc sai nhịp.
- Vốn là ánh xanh lè chép thành ánh xanh xanh chữ xanh sai vần.
- Cách sửa: Bỏ dấu phẩy sửa chữ xanh thành một chữ hiệp vần với chữ che ở trên.
2. Tập làm thơ
a.Tôi thấy người ta có bảo rằng:
 Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng!
 Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng cuội
 Tôi gớm gan cho cái chị Hằng. 
4. Củng cố (3’) 
- CH: Nêu cách ngắt nhịp và cách gieo vần của thơ bảy chữ?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Tập làm thơ bảy chữ?
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng.
Giảng : 8B: . .2011 Tiết 70
 Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ
 ( Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết thơ bảy chữ.
- Làm thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần.
3.Thái độ : Tạo hứng thú cho việc học ngữ văn và có ước mơ sáng tạo thơ văn.
II.Chuẩn bị 
- GV: sgv, sgk.
 - HS: Soạn bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học 
1.ổn định tổ chức : (1’) 8B.........................................
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tập làm thơ bảy chữ.
- Luật bằng trắc của hai câu thơ tiếp theo phải là:
 T T B B B T T
 B B T T T B B
-> Có thể Thêm hai câu như sau:
 Nắng đấy rồi mưa như trút nước
 Bao người vẫn vội vã đi về...
- Gọi HS đọc bài thơ chiếc rổ may; cuối thu trong SGK ( T. 166)
+ CH: Hãy xác định luật bằng trắc trong bài thơ: Chiếc rổ may?
- Gọi HS đọc thơ bảy chữ mà các em đã sưu tầm được?
- GV giới thiệu một số bài thơ bảy chữ hay:
áO Đỏ
áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?
 ( Vũ Quần Phương)
Trên hồ ba bể
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
 ( Hoàng Trung Thông)
Tình hoài
Trời buồn làm gì trời rầu rầu
Anh yêu em xong anh đi đâu?
Lắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc
Một bụng một dạ một nặng nhọc
ảo tưởng chỉ để khổ để tủi
Nghĩ mãi giữ mãi lỗi vẫn lỗi
Thương thay cho em căm thay anh
Tình hoài càng ngày càng tầy đình
+ CH: Hãy chỉ ra sự độc đáo của bài thơ trên?
-> Mỗi dòng thơ chỉ sử dụng một thanh điệu.
áo dài
Dưới nắng tung tăng bóng áo dài
Thoảng theo làn gió nhẹ lung lay
Ôi màu áo trắng thời xa vắng
Cho mắt ai buốn theo ... ngẩn ngơ
- Gọi HS đọc thơ bảy chữ mà các em đã làm ở nhà?
(40’)
I. Chuẩn bị ở nhà.
II. Hoạt động trên lớp
1. Nhận diện luật thơ.
2. Tập làm thơ.
b. Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
 Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
 Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
 Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
3. Đọc thơ bảy chữ
4. Đọc thơ tự làm ở nhà
4. Củng cố (3’) 
- CH: Nêu cách ngắt nhịp và cách gieo vần của thơ bảy chữ?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Tiếp tục tập làm thơ bảy chữ.
- Sưu tầm những bài thơ bảy chữ hay.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng.
Giảng: 8B: . .2011 Tiết 71
 Trả bài Kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần tiếng Việt đã học từ đầu năm đến nay.
- Học sinh tự đánh giá được bài làm của mình theo yêu cầu đề bài.
2. Kĩ năng: Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
3.Thái độ : Có ý thức vận dụng viết và làm bài tiếng việt và sử dụng hàng ngày tốt hơn.
II.Chuẩn bị 
- GV: Bài kiểm tra của HS đã chấm
 - HS: vở ghi.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học 
1.ổn định tổ chức : (1’) 8B.........................................
2. Kiểm tra bài cũ.(5’)
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1( 25 phút) GV nhận xét ưu, nhược điểm trong bài làm của HS 
? GV nhận xét ưu điểm trong phần trắc nghiệm khách quan?
? GV nhận xét nhược điểm trong phần trắc nghiệm khách quan?
? GV nhận xét ưu điểm trong phần tự luận? 
? GV nhận xét nhược điểm trong phần tự luận?
? Gọi 5 HS làm sai câu 2 đặt câu ghép với quan hệ từ đã cho sao cho đúng?
Hoạt động 2. ( 15 phút) Trả bài- lấy điểm.
? GV trả bài cho học sinh-> HS rút ra những chỗ sai của mình để khắc phục trong bài kiểm tra lần sau?
? GV gọi điểm vào sổ?
I. Nhận xét .
1. Phần trắc nghiệm khách quan.
* Ưu điểm.
- Đa số các em làm đúng phần trắc nghiệm khách quan. Một số em làm tốt: Kiều, Lý, Thương, Thuý, Khánh.
* Nhược điểm.
- Có một số ít em làm phần này chưa chính xác: Tiến, Trung, Toan, Thuỷ. Đa số các em làm sai câu 5.
Phần tự luận.
* Ưu Điểm.
- Một số em làm tốt phần tự luận như: Kiều, Lý, Thương, Thuý, Khánh.
- Phần đặt câu ghép với quan hệ từ đã cho đa số các em làm đúng.
* Nhược điểm.
- Phần lớn các em chưa xác định được câu ghép trong câu 1 dẫn đến việc trả lời sai ở phần sau.
- Chữ viết của một số em cẩu thả, bài làm còn tẩy xoá nhiều.
- Một số ít em còn làm sai câu 2.
II. Trả bài – lấy điểm.
4.Củng cố (3 phút) 
? Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ?
5.Hướng dẫn về nhà(1 phút) 
? Ôn tập phần tiếng việt?
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng.
Giảng: 8B: . .2011 Tiết 72
 Trả bài Kiểm tra tổng hợp
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học từ đầu năm đến nay.
- Học sinh tự đánh giá được bài làm của mình theo yêu cầu đề bài.
2. Kĩ năng: Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
3. Thái độ : HS rút ra được những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình để bài kiểm tra lần sau đạt kết quả tốt hơn.
II.Chuẩn bị 
- GV: Bài kiểm tra học kì I đã chấm.
 - HS: Vở ghi.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học 
1.ổn định tổ chức : (1’) 8B.........................................
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1( 25 phút) GV nhận xét ưu, nhược điểm trong bài làm của HS 
? GV nhận xét ưu điểm trong phần tiếng việt ?
? GV nhận xét nhược điểm trong phần tiếng Việt?
? GV nhận xét ưu điểm trong phần tự luận? 
? GV nhận xét nhược điểm trong phần tự luận?
Hoạt động 2. ( 15 phút) Trả bài- lấy điểm.
? GV trả bài cho học sinh-> HS rút ra những chỗ sai của mình để khắc phục trong bài kiểm tra lần sau?
? GV gọi điểm vào sổ?
I.Nhận xét .
1. Phần Tiếng Việt
* Ưu điểm.
- Đa số các em làm đúng phần tiếng Việt. Một số em làm tốt: Kiều, Lý, Thương, Thuý, Khánh.
* Nhược điểm.
- Có một số ít em làm phần này chưa chính xác: Tiến, Trung, Toan, Thuỷ, Triệu Tú, Vương. Đa số các em làm sai phần phân tích cấu tạo các cụm C - V.
Phần tự luận.
* Ưu Điểm.
- Một số em làm tốt phần tự luận như: Kiều, Lý, Thương, Thuý, Rúm, Dương Tú, Thanh. bài viết đúng thể loại văn tự sự, bố cục chặt chẽ, điễn đạt lưu loát.
* Nhược điểm.
- Chữ viết của một số em cẩu thả, bài làm còn tẩy xoá nhiều.
- Còn sai lỗi chính tả nhiều.
- Một số bài viết phần tự luận còn quá sơ sài , lủng củng: Toan, Thủy, Tiến, Vương, Trung.
II. Trả bài – lấy điểm.
4.Củng cố (3’) 
- CH: Ôn tập phần lí thuyết văn tự sự?
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Soạn bài: Nhớ rừng.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án ngữ văn 8 ki I (2011-2012).doc