Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Hiệp Thạnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Hiệp Thạnh

I/. Mục tiêu:

- Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức , khắc sâu kiến thức cơ bản , giá trị tư tưởng nghệ thuật qqua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (trừ các văn bản tự sự và nhật dụng) khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.

- Tập trung ôn tập kĩ hơn cụm văn bản thơ (18, 19, 20, 21) .

II/. Kiến thức chuẩn:

 Kiến thức :

- Một số khái niệm liên quan đến đọc – hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn .

- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản .

- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ .

- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, Thơ mới .

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Hiệp Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 34	 
TIẾT : 125	 
 VH 
I/. Mục tiêu:
- Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức , khắc sâu kiến thức cơ bản , giá trị tư tưởng nghệ thuật qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (trừ các văn bản tự sự và nhật dụng) khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.
- Tập trung ôn tập kĩ hơn cụm văn bản thơ (18, 19, 20, 21) .
II/. Kiến thức chuẩn:
Kiến thức :
Một số khái niệm liên quan đến đọc – hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn .
Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản .
Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngơn ngữ .
Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, Thơ mới .
Kĩ năng :
 - Khái quát, hệ thống hĩa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể .
 - Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
Hoạt động 1 : Khởi động .
Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.	
Giới thiệu bài mới :GV giới thiệu bài : GV nói qua cho học sinh thấy hệ thống văn bản văn học ở lớp 8 phong phú, đa dạng gồm nhiều cụm văn bản (việc thực hiện trong các bài 31,32,33 à Hôm nay, chúng ta thực hiện bài 31 à Ghi tựa bài .
Hoạt động 2: Lập bảng thống kê . 
 GV treo bảng phụ (dưới) để trống hàng-cột thứ hai trở xuống à Đưa ra hệ thống câu hỏi như sau để học sinh điền vào chỗ trống cho từng tác phẩm :
Tên tác phẩm ?
Tác giả ?
Thuộc thể loại gì ?
Giá trị nội dung bao gồm những gì (chủ yếu ghi nhớ) ? 
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung chủ yếu 
1
VÀO NHÀ NGỤC QĐ CẢM TÁC (B.15)
Phan Bội Châu (1867 – 1940)
Thất ngôn bát cú đường Luật.
Khí phách kiên cường bất khuất và phong thái ung dung đường hoàng, vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng.
2
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN (B.15)
Phan Châu Trinh (1872 – 1926)
Thất ngôn bát cú đường Luật.
Hình tượng đẹp ngang tàn, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn
3
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI (B.16)
Tản Đà (1889 – 1939)
Thất ngôn bát cú đường Luật.
Tâm trạng của một người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chị Hằng .
4
HAI CHỮ NƯỚC NHÀ (B.17)
Á Nam Trần Tuấn Khải (1895 – 1983)
Song thất lục bát
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào
5
NHỚ RỪNG (B. 18)
Thế Lữ (1907 – 1989)
Tám chữ
Mượn lời con Hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nổi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
6
ÔNG ĐỒ (B.18)
Vũ Đình Liên (1913 – 1996)
Ngũ ngôn
Tình cảnh đáng thương của Ông Đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ. Nổi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
7
QUÊ HƯƠNG (B.19)
Tế Hanh(1921)
Tám chữ
Tình quê hương trong suốt, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
8
KHI CON TU HÚ (B.19)
Tố Hữu (1920 – 2002)
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
9
TỨC CẢNH PÁC BÓ (B.20)
Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó, với Người làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
10
NGẮM TRĂNG (B.21)
Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt (chữ Hán)
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm .
11
ĐI ĐƯỜNG (B.21)
Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt (chữ Hán)
Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời; vượt qua gian nan chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Ghi chú : Bảng này GV phô tô cho HS (luôn cả các bài 32,33)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS nhận xét sự khác biệt về hình thức, nghệ thuật giữa các văn bản.
- GV nêu câu hỏi
- Văn bản thơ của bài 15, 16:
	+ Thơ cũ (cổ điển) hạn định về số câu, số chữ, niêm luật chặt chẽ, gò bó.
	+ Cảm xúc cũ, tư duy cũ, cái tôi cá nhân chưa được đề cao.
Văn bản thơ của bài 18, 19: 
+ Thể thơ tự do.
+ Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp phóng khoáng.
GV sửa chốt lại ý 2.
Hoạt động 4: GV giúp HS lựa chọn những câu thơ mà HS cho là hay nhất.
GV giúp HS tìm , có thể dẫn cho HS tìm trong các bài : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Nhớ rừng, Quê hương, Oâng đồ  
HS thực hiện.
HS nghe 
HS tự do phát biểu ý kiến à Nhận xét.
Sự khác biệt giữa thơ cũ-thơ mới :
Thơ cũ
Thơ mới
+ Thơ cũ (cổ điển) hạn định về số câu, số chữ, niêm luật chặt chẽ, gò bó.
+ Cảm xúc cũ, tư duy cũ, cái tôi cá nhân chưa được đề cao.
+ Thể thơ tự do.
+ Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp phóng khoáng.
Hs thực hiện ở nhà (chép vào sổ tay làm tư liệu sau này).
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
x Củng cố :
x Dặn dị :
Bài vừa học :
Chuẩn bị bài mới :
Bài sẽ trả bài : 
v Hướng dẫn tự học :
-HS trả lời theo câu hỏi của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
	E. DẶN DÒ:
	 - Chép lại những câu thơ hay nhất mà em thích nhất trong 4 bài thơ trên (mỗi bài chép 2 câu).
	 - Soạn bài ôn tập TV.
	+ Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 (I) – SGK trang 130, 131, 138
	+ Thực hiện bài tập ở mục II – SGK trang 131, 132, 138.
	+ Thực hiện bài tập ở III – SGK trang 132, 133, 138.	
TIẾT : 126	 
 T V 
I/. Mục tiêu:
- Các kiểu câu: Trần thuật, nghi vấn, cảm thán, cầu khiến.
- Các kiểu hành động: Trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
- Ơn tập, củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nĩi, lựa chọn trật tự từ trong câu .
- Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sử dụng tiếng Việt .
II/. Kiến thức chuẩn:
Kiến thức :
Các kiểu câu : nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định .
Các hành động nĩi .
Cách thực hiện hành động nĩi bằng các kiểu câu khác nhau .
Kĩ năng :
 - Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nĩi để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau .
 - Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu cĩ sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Khởi động .
Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ :
+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” và nêu nội dung chính của bài thơ.
Giới thiệu bài mới : GV dẫn dắt học sinh vào bài mới và ghi tựa bài .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
Ôn tập về kiểu câu.
-GV treo bảng phụ có ngữ liệu trong SGK .
- GV cho HS đọc và thực hiện yêu cầu của câu hỏi 1.
- Gv nhận xét, sửa chữa bài tập cho HS.
-GV treo bảng phụ có ngữ liệu trong SGK .
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 – SGK theo bàn.
- GV sửa chữa bài cho HS.
-GV treo bảng phụ có ngữ liệu trong SGK .
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 3 – SGK theo bàn.
- GV sửa chữa bài cho HS.
-GV treo bảng phụ có ngữ liệu trong SGK .
- GV cho HS đọc và thực hiện yêu cầu của câu hỏi 4.
- GV sửa chữa bài cho HS.
- Đọc, trao đổi và trình bày.
- HS sửa chữa, ghi vào tập.
- HS trao đổi, thực hiện.
- HS trao đổi, thực hiện.
- HS trao đổi, thực hiện.
- HS trao đổi, thực hiện.
- HS quan sát, sửa và ghi bài.
I. CÁC KIỂU CÂU (SGK Trang 131).
(Mỗi câu GV treo bảng phụ có ngữ liệu) 
Œ xác định kiểu câu .
Câu 1: Trần thuật ghép, có một vế dạng phủ định.
Câu 2: TT đơn
Câu 3: TT ghép, vế cuối có VN PĐ.
 Đặt câu nghi vấn .
- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lắp mất? (bị động).
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta? (chủ động).
Ž đặt câu cảm thán .
Buồn thật !
Buồn ơi là buồn !
Đẹp thật ! 
 Xác định kiểu câu, câu nghi vấn để hỏi và không để hỏi .
a. Xác định kiểu câu .
C1: Trần thuật.
C2: Nghi vấn.
C3: Trần thuật.
C4: Cầu khiến
C5: Nghi vấn
C6: Trần thuật
C7: Nghi vấn
b. Câu nghi vấn dùng để hỏi C7. Hỏi 
c. Câu nghi vấn không dùng để hỏi.
C2 : Bộc lộ cảm xúc.
C5 : Giải thích (khuyên bảo) . 
Ôn tập về hành động nói.
- GV dùng bảng phụ đã ghi bài tập 1 lên bảng cho HS quan sát và điền vào phần hành động nói.
- Gv nhận xét sửa chữa bài.
- HS trao đổi, thực hiện. 
II. HÀNH ĐỘNG NÓI – SGK TRANG 131.
STT
Câu đã cho 
Hành động nói 
1
Tôi bật cười bảo lão:
Kể (trình bày) 
2
-Sao cụ lo xa quá thế?
Bộc lộ cảm xúc 
3
Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ !
Nhận định (trình bày) 
4
Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay !
Đề nghị (điều khiển) 
5
Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? 
Trình bày (giải thích cho câu 4) 
6
-Không, ông giáo ạ !
Phủ định bác bỏ (T.bày) 
7
Aên mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?
Hỏi 
- GV dùng bảng phụ đã ghi bài tập 2 lên bảng cho HS quan sát và điền vào chỗ trống.
- GV nhận xét sửa chữa bài.
- HS quan sát, thực hiện.
STT
Kiểu câu 
Hành động nói được thực hiện 
Cách dùng 
(1)
Trần thuật 
Kể 
Trình bày 
(2)
Nghi vấn 
Bộc lộ cảm xúc 
Biểu lộ sự ngạc nhiên 
(3)
Trần thuật 
Nhận định 
Trình bày 
(4)
Cầu khiến 
Đề nghị 
Điều khiển 
(5)
Nghi vấn 
Giải thích cho câu 4
Giải thích 
(6)
Trần thuật 
Phủ định bác bỏ 
Trình bày 
(7)
Nghi vấn 
Hỏi 
Hỏi 
- GV cho HS 5’ để viết một đoạn văn theo y ... 
- Nắm được đặc điểm của văn bản tường trình.
- Biết cách làm một văn bản tường trình đúng qui cách.
 - Nhận biết và nắm được đặc điểm, cách làm loại văn bản tường trình .
II/. Kiến thức chuẩn:
Kiến thức :
Hệ thống hĩa kiến thức về văn bản hành chính .
Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản tường trình .
Kĩ năng :
 - Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác .
 - Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Khởi động .
Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ :
+ Nêu khái niệm về câu NV, TT và đặt câu với 2 kiểu câu trên.
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
Giới thiệu bài mới : GV dẫn học sinh vào bài mới và ghimtựa bài .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
Hình thành khái niệm và đặc diểm của văn bản tường trình.
- GV cho HS quan sát 2 văn bản mẫu ở SGK.
- Yêu cầu HS quan sát câu hỏi 1, 2, 3, 4 sau khi đã quan sát 2 văn bản mẫu ở SGK.
- GV giảng, chốt:
+ HS là người viết tường trình.
+Viết cho người có trách nhiệm giải quyết.
+ Nhằm mục đích trình bày sự việc.
+ Nội dung văn bản là: Trình bày cho ngươi có thẩm quyền hiểu được rõ 2 sự việc trên.
+ Thể thức văn bản: Theo đúng quy cách của loại văn bản tường trình.
+ Người viết tường trình cần phải có thái độ ttrung thực, khách quan rõ ràng.
+ Một số trường hợp cần viết văn bản tường trình : Đi muộn, đánh nhau, ..
+ Vậy theo em hiểu thế nào là văn bản tường trình.
- HS quan sát.
- HS suy nghĩ, trao đổi và trình bày ý kiến:
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH.
1/ Tìm hiểu .
- Hai em HS viết văn bản tường trình : 1 viết cho giáo viên dạy văn; 1 viết cho thầy Hiệu trưởng à trình bày sự việc để được xem xét – giải quyết .
- Thể thức theo đúng quy cách và quy định của văn bản tường trình . 
- Người viết phải : Trung thực, khách quan, chính xác .
2/ Ghi nhớ 1 : SGK/136 mục l (1) 
Tường trình là văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
Hình thành cho HS hiểu biết những tình huống cần viết tường trình.
- GV cho HS quan sát các tình huống SGK. Sau đó cho HS biết tình huống nào nên viết tường trình.
- GV kết luận: Tình huống a, b, là phải làm tường trình. Tình huống d nếu là mất trộm vặt thì không cần viết tường trình.
- Hãy nêu thêm một tình huống cần viết tường trình.
+ Như vậy, người viết văn bản tường trình phải thực hiện viết như thế nào ?
-HS đọc ghi nhớ ll
- HS suy luận và trình bày.
- HS quan sát, thảo luận và trình bày.
II. CÁCH LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH.
A. Tình huống cần phải viết văn bản tường trình.
1. Tìm hiểu .
-Tình huống : (a), (b) cần viết tường trình .
+ (a) : Viết bản tường trình với Cô chủ nhiệm và ban giám hiệu trường .
+ (b) : Viết cho cô giáo phụ trách phòng thí nghiệm .
-Tình huống (c) và (d) không viết tường trình , vì: không trực tiếp chứng kiến .
2. Ghi nhớ 2 . SGK/136 mục ll (2)
Người viết tường trình là người có liên quan đến sự việc, người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết .
Hình thành cho HS cách viết bản tường trình.
- Cho HS quan sát 2 văn bản SGK và cho biết những phần chủ yếu của văn bản.
- GV chốt:
+ CHXHCNVN
+ Địa điểm, thời gian.
+ Tên văn bản.
+ Kính gởi.
+Trình bày nội dung: 
 * Người viết
 * Nội dung diễn biến
+ Người làm tường trình kí tên. 
GV yêu cầu HS đọc to phần ghi nhớ lll.
- GV nhấn mạnh phần lưu ý. 
- HS suy suy nghĩ, trình bày.
- HS quan sát và trình bày ý kiến.
- HS ghi vào tập phần ghi nhớ 
B. Cách làm văn bản tường trình.
1. Tìm hiểu .
-HS ghi thể thức trong SGK (trang 135-136) 
2. Ghi nhớ 3 . SGK/136 mục lll (3)
Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và phài trình bày đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người liên quan cùng đề nghị của người viết ; có đầy đủ người gởi, người nhận, ngày tháng, địa chỉ thì mới có giá trị .
Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dị .
x Củng cố :
x Dặn dị :
Bài vừa học :
Chuẩn bị bài mới :
Bài sẽ trả bài : 
v Hướng dẫn tự học :
-HS trả lời theo câu hỏi của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
	E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 1) Củng cố : Đã thực hiện trong bài học theo từng vấn đề .
 2) Dặn dò : 
	- Học kĩ bài đã học.
	- Thực hành viết một bài tường trình đề d.
	- Soạn bài: Luyện tập làm văn bản tường trình: Làm phần luyện tập.
TIẾT : 128	 
 TLV 
I/. Mục tiêu:
- Ôn tập lại những kiến thức về văn bản tường trình: Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản tường trình.
- Nâng cao năng lực viết tường trình cho HS.
- Củng cố lại những hiểu biết về văn bản tường trình .
 - Viết được văn bản tường trình thuần thục hơn .
II/. Kiến thức chuẩn:
Kiến thức :
Hệ thống hĩa kiến thức về văn bản tường trình .
Mục đích, yêu cầu cấu tạo của văn bản tường trình .
Kĩ năng :
 - Nhận biết rõ hơn tình huống cần viết văn bản tường trình .
 - Quan sát và nắm được trình tự sự việc để tường trình .
 - Nâng cao một bước kỹ năng tạo lập văn bản tường trình và viết được một văn bản tường trình đúng quy cách .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Khởi động .
Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ :
Trình bày cách làm một văn bản tường trình.
Giới thiệu bài mới : GV liên hệ bài cũ để giới thiệu bài mới .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
Ôn lại lí thuyết
 GV yêu cầu HS xem lại phần lí thuyết à trả lời câu hỏi :
+ Mục đích viết văn bản tường trình là để làm gì ? 
+ Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau ?
+ Em hãy nêu bố cục của văn bản tường trình ? 
Những mục nào không thể thiếu trong văn bản tường trình ? 
Phần nội dung tường trình cần như thế nào ? 
-GV theo hệ thống câu hỏi để hỏi HS à GV sửa chữa để học sinh nắm được lý thuyết .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
1.
- Yêu cầu 3 HS đọc, nêu yêu cầu và thực hiện bài tập 1.
a. Không, mà phải viết kiểm điểm.
b. Không, mà phải viết thông báo.
c. Không mà phải viết báo cáo.
- GV nhấn mạnh các bước khi viết bản tường trình.
2.
GV cho Hs đọc và nêu yêu cầu bài tập 2 .
- GV có thể đưa ra tình huống :
+ Khi đi xe đạp qua đường à vô tình đụng phải một cụ già à Viết TT để công an giải quyết .
+ Trên đường đi học về, em đánh mất chiếc cập, trong đó có tiến à Viết tường trình để công an giải quyết .
- Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Ä Nhấn mạnh thể thức trình bày một văn bản tường trình.
-GV cho HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 3 .
- GV đưa ra tình huống : Không cẩn thận à làm hỏng ống nghiệm đựng hóa chất .
-GV cho thảo luận nhóm –> HS Trình bày àNhận xét .
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS trả lời theo từng câu hỏi .
- HS trả lời .
-HS trả lời 
-HS trả lời, nhận xét .
HS nghe và sửa chữa .
- HS đọc và nêu yêu cầu .
- HS suy nghĩ viết và trình bày ð Nhận xét chéo.
- HS đọc và nêu yêu cầu .
- HS suy nghĩ viết và trình bày ð Nhận xét chéo.
- HS đọc và nêu yêu cầu .
- Đại diện nhóm trình bày à Nhận xét à Nghe và thực hiện theo yêu cầu .
I/ Oân tập lý thuyết.
1. Mục đích viết tường trình là để trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét .
2. Báo cáo – Tường trình giống và khác .
- Báo cáo là bản tổng hợp về tình hình, sự việc và kết quả . Tường trình là để trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
- Nội dung báo cáo không nhất thiết phải đầy đủ . Nội dung tường trình phải đầy đủ theo quy định.
3. Bố cục .
a. Thể thức :
-Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi ở chính giữa).
-Địa điểm, thời gian làm tường trình (ghi ở góc bên phải) .
-Tên văn bản (ghi chính giữa).
-Tên người nhận, cơ quan nhận bản tường trình: Kính gửi 
-Chữ ký của người làm tường trình (góc bên phải, ghi đầy đủ họ và tên) 
b. Nội dung :
Người viết phải trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả, người chịu trách nhiệm .
II/Luyện tập .
Bài 1 .
a) Không làm tường trình mà viết kiểm điểm .
b) Không viết tường trình vì việc chưa xảy ra .
c) Không làm tường trình mà viết báo cáo .
Bài 2 .
HS tự đặt ra .
Bài 3 .
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tập Ngãi , ngày  tháng  năm 2010 
BẢN TƯỜNG TRÌNH 
VỀ VIỆC LÀM HỎNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM .
 Kính gởi: Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm .
 Em là Nguyễn Hoàng Thông , học sinh lớp 83 Trường THCS Tập Ngãi , xin phép được trình bày với cô một việc như sau :
 Hôm qua, trong tiết học thí nghiệm môn hóa do không cẩn thận em đã sơ ý làm vỡ một ống nghiệm đựng hóa chất. Vậy, em viết bản tường trình này để cô biết và xem xát .
 Em xin cam đoan từ lần sau sẽ cẩn thận hơn trong lúc làm thí nghiệm .
Người làm tường trình 
 Thông 
Nguyễn hoàng thông 
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
x Củng cố :
x Dặn dị :
Bài vừa học :
Chuẩn bị bài mới :
Bài sẽ trả bài : 
v Hướng dẫn tự học :
-HS trả lời theo câu hỏi của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
	E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 1) Củng cố : 
 Đã thực hiện từng phần trong bài tập .
 2) Dặn dò :
	- Về nhà thực hiện viết một văn bản tường trình về sách của Thư viện bị hỏng.
	- Ôn lại kiến thức đã học về phần văn học.
Duyệt của BLĐ Trường
Tập Ngãi, ngày ..tháng..năm
Duyệt của Tổ trưởng _____________________________ ____________________________ ____________________________ _____________________________
Trần Văn Thắng

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN TUAN 34.doc