Bài soạn Ngữ Văn 8 - Tiết 3 & 4 - Trường THCS Cao Nhân

Bài soạn Ngữ Văn 8 - Tiết 3 & 4 - Trường THCS Cao Nhân

TIẾT 3

CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức.

- Cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.

2. Kĩ năng:

- Thực hành, so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ và vận dụng trong giao tiếp

B. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giao án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về từ ngữ.

2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong vở soạn bài.

C. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước I: Ổn định tổ chức lớp.

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.

Bước II: Kiểm tra bài cũ

GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

Ở lớp 7, các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Bây giờ em nào có thể cho 1 số ví dụ về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa?

 VD: Từ đồng nghĩa VD: Từ trái nghĩa

- Máy bay, tàu bay- phi cơ - Sống- chết

- Nhà thương - bệnh viện - Nóng - lạnh

- Đèn biển - hải đăng - Tốt – xấu

Hỏi: Em có nhận xét gì về ngữ nghĩa giữa các từ trong 2 nhóm trên?

(các từ có mối quan hệ bình đẳng về ngữ nghĩa cụ thể)

- Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong 1 câu văn cụ thể.

- Các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau. Khi lựa chọn để đặt câu.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ Văn 8 - Tiết 3 & 4 - Trường THCS Cao Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 18 tháng 08 năm 2012 
 Ngày dạy lớp 8B: 20 tháng 08 năm 2012 
Tiết 3 
Cấp độ khái quát nghĩa của từ 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức.
- Cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng: 
- Thực hành, so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ và vận dụng trong giao tiếp
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giao án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về từ ngữ.
2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong vở soạn bài.
C. Tổ chức dạy và học
Bước I: ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Bước II: Kiểm tra bài cũ 
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
ở lớp 7, các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Bây giờ em nào có thể cho 1 số ví dụ về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa?
 VD: Từ đồng nghĩa VD: Từ trái nghĩa
Máy bay, tàu bay- phi cơ - Sống- chết
Nhà thương - bệnh viện - Nóng - lạnh
Đèn biển - hải đăng - Tốt – xấu
Hỏi: Em có nhận xét gì về ngữ nghĩa giữa các từ trong 2 nhóm trên?
(các từ có mối quan hệ bình đẳng về ngữ nghĩa cụ thể)
- Các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế cho nhau trong 1 câu văn cụ thể.
- Các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau. Khi lựa chọn để đặt câu.
Bước III : Bài mới.
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
+ Thời gian: 1 phút
+ Phương pháp: thuyết trình.
Nhận xét của các em là rất chính xác. Hôm nay chúng ta học bài mới: “Cấp độ khái quát của nghiã từ ngữ”.
Giáo viên ghi tên bài dạy.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt Động 2, 3, 4.
+ Thời gian : 15 phút
+ Phương pháp - kĩ thuật : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình, Phiêú học tập, Khăn trải bàn, Các mảnh ghép,..
GV treo bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ (như SGK / 10) - HS quan sỏt sơ đồ, cho biết: 
H. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú , chim , cá ? Vì sao ? 
H. Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi , hươu ? Nghĩa của các từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô , cá thu ? Vì sao ?
H. Qua đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ “thú, chim, cá” so với các từ còn lại?
GV: Chia học sinh theo nhóm nghiên cứu câu hỏi SGK.
- Thảo luận trình bày vào phiếu học tập, đại diện trả lời các câu hỏi. (5 phút).
H. Qua phần tìm hiểu trên em có nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ?
GV: Diễn giải: Nghĩa của từ ngữ đó là mối quan hệ bao hàm. Nói đến mối quan hệ “bao hàm” tức là nói đến phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ, nhưng trong phạm vi khái quát nghĩa của từ ngữ không giống nhau. Có từ ngữ có nghĩa rộng, có từ ngữ có nghĩa hẹp.
H. Tìm nhưng từ ngữ có nghĩa rộng và hẹp trong văn bản “tôi đi học”?
- Khóc: nức nở, thút thít.
=> Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. (tính chất rộng hẹp chỉ là tương đối).
H. Những từ ngữ như thế nào được coi là có nghĩa rộng, nghĩa hẹp?
H. Bài tập nhanh: Cho các từ “cây, cỏ, hoa” tìm các từ ngữ có phạm vi rộng và hẹp hơn.
a. Nghĩa của từ “Động vật” rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá vì động vật bao gồm cả thú, chim và cá.
- Nó có nghĩa chung nghĩa khái quát bao hàm.
- Ngược lại nghĩa của từ chim, thú, cá hẹp hơn vì nó chỉ cụ thể hơn, chi tiết hơn, nó là nghĩa riêng, nghĩa được bao hàm.
b. Nghĩa của từ “thú” rộng hơn: voi, hươu.
-Nghĩa của từ “Chim” rộng hơn tu hú, sáo.
-Nghĩa của từ “cá” rộng hơn: cá rô, cá thu.
=>giải thích tương tự như trên.
c.Thú rộng hơn voi, hươu.
Chim rông hơn tu hú, sáo.
Cá rộng hơn cá rô, cá thu.
- Thú, chim, cá hẹp hơn “động vật”.
Nhận xét: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Từ ngữ có nghĩa hẹp được bao hàm trong phạm vi 
- một từ ngữ có thể có nghĩa rộng với những từ ngữ này nhưng cũng có nghĩa hẹp đối với những từ ngữ khác.
- 2 học sinh đọc ghi nhớ.
Bài tập nhanh:
Thực vật > cây, cỏ, hoa > cây cam, dừa, cỏ gà
I. Từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp.
* Ví dụ :
a. Động vật rộng hơn thú, chim, cá.
b. Thú, chim, cá có nghĩa rộng hơn voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu.
c. Thú, chim, cá rộng hơn voi, hươu, sao nhưng hẹp hơn so với động vật.
=>nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
*Ghi nhớ: SGK/tr.8
Hoạt động 5 : luyện tập. 
+Thời gian: 25 phút
+Phương pháp - Kĩ thuật: Vấn đáp, giải thích Phương pháp : Vấn đáp, giải thích, Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV); 
Bài tập 1: Gv hướng dẫn HS tự làm.
VD: Y phục > quần áo> quần đùi, quần dài; áo dài, áo sơ mi.
Hoặc cụ thể hơn:
 Y phục
 Quần áo
 Quần đùi, quần dài áo dài, áo sơ mi
Bài tập 2: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của các từ trong các nhóm
a. Chất đốt > xăng, dầu hoả, ga, ma dút, củi, than.
b. Nghệ thuật > hội hoạ, âm nhạc, vănhọc, điêu khắc.
c. Thức ăn > canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
d. Nhìn > liếc, ngắm, nhòm, ngó.
e. Đánh > đấm, đá, thụi, bịch, tát.
Bài tập 3: Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ khác.
a. Xe cộ bao hàm các từ xe đạp, xe máy, xe hơi.
b. Kim loại ( sắt, đồng, nhôm)
c. Hoa quả ( chanh, cam, chuối) 
d. Họ hàng ( họ nội, họ ngoại, bác, chú, cô, dì)
e. Mang ( khiêng, xách, gánh)
Bài tập 4. Chỉ ra các từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ:
Thuốc b. Thủ quĩ c. Bút điện d. Hoa tai.
D.Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài học sau.
*Bài tập về nhà: bài 5 - 11.
- Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
* Rút kinh nghiệm.
 Ngày soạn: 18 tháng 08 năm 2012 
 Ngày dạy lớp 8B: 20 tháng 08 năm 2012 
Tiết 4
tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức.
- Chủ đề văn bản.
- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Đọc hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ: Có ý thức viết và trình bày bài văn theo chủ đề của văn bản
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Tư liệu bài dạy, sách tham khảo, giao án, bảng phụ, phiếu học tập, tư liệu về từ ngữ
2. Trò: Chuẩn bị nội dung bài học, đọc trước bài ở nhà.
C. Tổ chức dạy và học
Bước I: ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp ...
Bước II: Kiểm tra bài cũ 
 Trả lời các câu hỏi sau :
GV cho HS nhắc lại khái niệm về văn bản , tính mạch lạc trong văn bản...
Bước III : Bài mới
Hoạt động1 : Tạo tâm thế
+ Thời gian : 1phút
+ Phương pháp : thuyết trình.
 Muốn tạo lập được một văn bản có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc, người nghe thì văn bản ấy phải đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Vậy chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản là gì, làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
- Ghi tên bài
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt Động 2, 3, 4. Tri giác, phân tích, tổng hợp
+ Thời gian : 15 phút
+ Phương pháp - kĩ thuật : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình, Phiêú học tập, ...
H: Đọc lại văn bản "Tôi đi học" của Thanh 
Tịnh cho biết tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thở thiếu thời của mình?
GV gợi dẫn học sinh các chi tiết trong đoạn văn 
H: Những hồi tưởng ấy gợi lên cảm giác như thế nào trong lòng tác giả?
Nội dung trả lời những câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản "Tôi đi học". Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này?
H: Vậy theo em chủ đề của văn bản là gì?
* Chú ý phân biệt chủ đề và đề tài.
Ví dụ: Đề tài người nông dân.
Chủ đề: Ngô Tất Tố: Người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng vì nạn sưu thuế.
 Tìm hiểu mục II.
- Học sinh đọc.
- Buổi tựu trường đầu tiên, sự biến chuyển của trời đất, cảnh vật tâm trạng cảm giác của tác giả trên con đường cùng mẹ tới trường, khi nhìn ngôi trường cùng các bạn, khi phải rời bàn tay mẹ vào lớp, lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
- Cảm giác: hồi hộp, lo âu, ngỡ ngàng, mới lạ, tự tin.
- Chủ đề: Những kỉ niệm và cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Là vấn đề trung tâm, vấn đề cơ bản được tác giả nêu lên đặt ra qua nội dung cụ thể của văn bản (ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả).
I. Chủ đề của văn bản.
- Những kỉ niệm sâu sắc của buổi tựu trường đầu tiên.
- Những cảm giác mới lạ của tác giả.
ị Chủ đề của văn bản "tôi đi học".
*Khái niệm chủ đề của văn bản.
*Ghi nhớ 1: SGK
H : Căn cứ vào đâu em biết văn bản "Tôi đi học" nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi đầu tiên đến trường?
* Văn bản "Tôi đi học" tập trung tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở bằng nghệ thuật khác nhau.
- Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật tôi suốt cuộc đời?
- Em hiểu như thế nào về tính thống nhất chủ đề của văn bản? Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào trong văn bản?
- Văn bản sau có tính thống nhất về chủ đề không? Vì sao? 
- Làm thế nào để có tính thống nhất về chủ đề?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Căn cứ vào nhan đề của văn bản.
- Các từ ngữ: Những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường lần đầu tiên đến trường, đi học, hai quyển vở mới...
- Các câu: Hôm nay tôi đi học. Hằng năm của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được... trong sáng ấy.
Hai quyển vở ... thấy nặng ... tôi bặm tay ... chúi xuống đất.
- Trên đường đi học: cảm nhận con đường thay đổi.
- Trên sân trường: Cảm nhận ngôi trường, khi xếp hàng vào lớp.
- Trong lớp học: cảm thấy xa mẹ...
- Thể hiện ở chỗ văn bản có đối tượng xác định, có tính mạch lạc. Tất cả các yếu tố của văn bản đều tập trung thể hiện ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả.
- Phải lưu ý tìm hiểu nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản: phát hiện các câu, các từ ngữ tập trung biểu hịên chủ đề đó như thế nào.
- Học sinh đọc.
II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên được xuyên suốt trong văn bản ị tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Các phương diện thể hiện tính thống nhất.
- Phải làm như thế nào để tìm hiểu tính thống nhất của văn bản.
Hoạt động 5 : luyện tập. 
+Thời gian: 25 phút
+Phương pháp - Kĩ thuật: Vấn đáp, giải thích Phương pháp : Vấn đáp, giải thích, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV).
Bài tập 1: Phân tích tính thống nhất về chủ đề của vănbản “ Rừng cọ quê tôi”
HS đọc văn bản.
GV hướng dẫn làm bài tập.
HS trả lời các câu hỏi phần dưới văn bản.
VD: Văn bản trên viết về rừng cọ ở quê hương tác giả.
*Cơ sở để xác định chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi:
- Nhan đề của văn bản: Rừng cọ quê tôi( đối tượng phản ánh)
- Các đoạn văn đều nhằm mục đích làm hiện lên hình ảnh rừng cọ : giới thiệu rừng cọ, lá cây cọ, tác dụng của cây cọ, tình cảm gắn bó với cây cọ.
- Không nên thay đổi trật tự sắp xếp của văn bản vì: các ý lớn của phần thân bài đã được sắp xếp hợp lí.
* HS dựa vào bố cục của văn bản để tự chứng minh 
Bài tập 2: GV chia nhóm cho HS thảo luận.
GV gợi ý: Những ý nào không hướng vào chủ đề thì sẽ làm cho người viết lạc đề và văn bản thiếu tính thống nhất.
VD: Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.
D.Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài học sau 
* HS làm bài tập 3.
- Hướng dẫn: HS phải đọc lai văn bản Tôi đi học.Dựa vào văn bản để giải quyết các yêu cầu của bài 3.
* Soạn văn bản: trong lòng mẹ
 - Hướng dẫn soạn bài: Đọc phần chữ in nhỏ để nắm được vị trí đoạn trích thì mới xác định được chủ đề của văn bản đồng thời mới hiểu được diễn biến truyện và nhân vật chính của truyện.
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 34.doc