Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29, 30, 31 - GV: Nguyễn Thị Yến

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29, 30, 31 - GV: Nguyễn Thị Yến

TUẦN 29

Bài 27 - Tiết 109 + 110

Đi bộ ngao du

 (Trích Ê-min hay Về giáo dục) Ru-xô

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; tác giả lại là nhà văn, bài này trích trong một tiểu thuyết, nên các lí lẽ luôn hoà quện với thực tiễn cuộc sống của riêng ông, khiến văn bản nghị luận không những sinh động mà qua đó ta còn thấy được ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.

B. Phương tiện và tài liệu tham khảo

- Bình giảng Ngữ Văn 8

- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

* Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của VB “Thuế máu” ?

- Qua văn bản “Thuế máu”, em hiểu gì về chế độ thực dân và đời sống nhân dân lao động lúc bấy giờ?

 

doc 30 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29, 30, 31 - GV: Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Bài 27 - Tiết 109 + 110
Ngày soạn: 22/3/2010
Ngày dạy: 30/3/2010
Đi bộ ngao du 
	 (Trích Ê-min hay Về giáo dục) Ru-xô
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS: 
- Hiểu rõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; tác giả lại là nhà văn, bài này trích trong một tiểu thuyết, nên các lí lẽ luôn hoà quện với thực tiễn cuộc sống của riêng ông, khiến văn bản nghị luận không những sinh động mà qua đó ta còn thấy được ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Bình giảng Ngữ Văn 8
- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của VB “Thuế máu” ?
- Qua văn bản “Thuế máu”, em hiểu gì về chế độ thực dân và đời sống nhân dân lao động lúc bấy giờ?
* Khởi động: 
- GV giới thiệu bài
* Bài mới:
Tiết 109
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
?. Dựa vào c.thích*, em hãy nêu một vài nét về t.g, tác phẩm ?
- TP đề cập đến việc giáo dục một em bétừ khi ra đời cho đến khi khôn lớn. Em bé là E min và thầy giáo gia sư đảm nhiệm công việc GD là bản thân ông. TP chia làm 5 quyểntương ứng với 5 GĐ liên tiếp của quá trình
+ GĐ 1: Từ khi em bé mới sinh cho đến khi 4
+ GĐ 2: Từ khi 4-> 12 tuổi
+ GĐ 3: Từ khi 13-> 15 tuổi
+ GĐ 4: Từ khi 16-> 20 tuổi
+ GĐ: 5: Từ 20 tuổi đến khi em trưởng thành gia sư bố trí cho em tình cờ gặp một cô bé nết na được giáo dục từ bé có tên là Xô phi. Hai người yêu nhảutước khi cưới E min đi bộ hai năm để có thêm những hiểu biết về CS-XH
I. Giới thiệu chung
- 1 -> 2 HS trả lời.
- HTL:
+ Tác giả: Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động XH Pháp.
+ Tác phẩm: Trích trg quyển V của TP “Ê min hay Về giáo dục”.
- HS nghe.
- HS nghe.
II. Đọc - hiểu văn bản 
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích
- Hd đọc: Rõ ràng, dứt khoát, t.cảm, thân mật, lưu ý các từ tôi, ta dùng xen kẽ, các câu kể, câu hỏi, câu cảm.
- GV đọc mẫu 1 đoạn
?. Nêu những thắc mắc của em về những từ em chưa hiểu?
1. Đọc, chú thích
- HS nghe
- HS đọc văn bản -> Lớp nhận xét.
- HS nêu thắc mắc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thể loại và bố cục
?. VB đc viết theo phương thức nào ? Vì sao em lại xác định được thể loại đó?
?. Đề tài và nv trg VB này có gì khác so với các VB nghị luận em đã học?
?. Để thuyết phục mọi người nếu ngao du thì nên đi bộ, t.g đã lập luận bằng 3 đv, mỗi đoạn trình bày 1 lđiểm. Theo em đó là những đoạn nào, ứng với những lđiểm nào?
2. Thể loại và bố cục
- HTL: Văn bản nghị luận. Vì bài này đc viết theo phương thức lập luận dùng lí lẽ và d.c để thuyết phục người đọc về lợi ích của người đi bộ ngao du.
- HTL: Khác ở t.chất đề tài, ở đây là đề tài sinh hoạt
- HTL:
+ Đoạn 1: Đi bộ ngao du - được tự do thưởng ngoạn.
+ Đoạn 2: Đi bộ ngao du - đầu óc được sáng láng.
+ Đoạn 3: Đi bộ ngao du - tăng cường sức khoẻ, tính tình vui vẻ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích văn bản
?. Trg đoạn này, t.g sd phương thức nào là chủ yếu: T.sự hay nghị luận?
?. Đoạn này kể gì?
?. Những điều thú vị nào đc liệt kê trg khi con người đi bộ ngao du?
?. Em có nx gì về ngôi kể ở đoạn này?
?. Cách lặp lại từ “tôi”, “ta” trg khi kể có ý nghĩa gì ?
?. Các cụm từ “ta ưa đi”, “ta thích dừng”, “ta muốn hđộng”, “tôi ưa thích”, “tôi hưởng thụ” x.hiện liên tục có ý nghĩa gì?
?. Từ đó., t.g muốn thuyết phục bạn đọc tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du ?
?. Khi quả quyết rằng: Tôi chỉ q.niệm đc 1 cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ, tác giả đã tự cho thấy mình là người ntn ?
Tiết 109
?. Theo t.g thì ta sẽ thu nhận đc những k.thức gì khi đi bộ ngao du như Ta-lét, Pi-ta-go?
?. Để nói về sự hơn hẳn của các k.thức thu đc khi đi bộ ngao du, t.g đã dùng so sánh kèm theo lời bình luận nào?
?. Cách diễn đạt bằng so sánh kèm theo lời bình luận có ý nghĩa gì?
?. Khi cho rằng đi bộ ngoa du như Ta lét, Pla tông, Pi ta go, t.g đã bộc lộ q.điểm đi bộ của mình ntn?
?. Từ đó, những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du đc khẳng định \?
?. Những lợi ích cụ thể nào của việc đi bộ ngao du đc nói đến ?
?. Trg đv này, việc sd các tính từ liên tiếp như: vui vẻ, khoan khoái, hân hoan, thích thú,... có ý nghĩa gì ?
?. ở đây h.thức so sánh nào đc sd ?
?. ý nghĩa của cách sd này là gì ?
?. Bằng lí lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế đó, t.g muốn bạn đọc tin vào những td nào của việc đi bộ ngao du ?
?. Theo em, sự diễn đạt bằng các câu cảm thán: Ta hân hoan biết bao..., Ta thích thú biết bao..., Ta ngủ ngon giấc biết bao...đã phản ánh đặc điểm nào của văn nghị luận Ru-xô ?
?. Qua đó bộc lộ tinh thần đặc biệt nào của người viết?
3. Phân tích
a. Đi bộ ngao du - được tự do thưởng ngoạn 
- HS đọc đoạn 1
- HTL: tự sự.
- HTL: Kể lại những điều thú vị của người ngao du bằng đi bộ
- HTL: 
+ Ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng.
+ Quan sát khắp nơi... ; xem xét tất cả...
+ Xem tất cả n gì con ng có thể xem...
+ Hưởng thụ tất cả sự tự do...
- HTL: -> Kể từ ngôi thứ nhất "tôi", "ta" - Nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trg việc đi bộ ngao du, từ đó tác động vào lòng tin của người đọc.
- HTL: Sử dụng các cụm từ ta ưa đi, ta thích dừng, ta muốn hđộng, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ - Nhấn mạnh sự thỏa mãn cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ ngao du.
=> Thỏa mãn nhu cầu hòa hợp với TN, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
=> Ưa thích ngao du bằng đi bộ, quí trọng sở thích và nhu cầu cá nhân, muốn mọi người cũng yêu thích đi bộ như mình.
b. Đi bộ ngao du - đầu óc được sáng láng
- HS đọc đoạn 2.
- HTL: Đó là những k.thức của nhà khoa học tự nhiên như: các sản vật đặc trưng cho khí hậu... và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy...
- HTL: 
+ So sánh k.thức linh tinh... trg các phòng sưu tập, thậm chí cả các phòng sưu tập của vua chúa với sự ph.phú trg phòng sưu tập của người đi bộ ngao du.
+ Phòng sưu tập ấy là cả trái đất đến cả nhà tự nhiên học nổi tiếng người Pháp là Đông-băng-tông chắc cũng không thể làm tốt hơn.
=> Đề cao k.thức thực tế k.quan, xem thường k.thức sách vở giáo điều.
- HTL: Đi bộ ngoa du như Ta lét, Pla tông, Pi ta go...
-> Đề cao k.thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế; khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang k.thức.
- HTL: => Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ.
c. Đi bộ ngao du - tăng cường sức khoẻ, tính tình vui vẻ
- HS đọc đoạn 3.
- HTL: Sức khỏe đc tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả; hân hoan khi về đến nhà; thích thú khi ngồi vào bàn ăn; ngủ ngon giấc trg một cái giường tồi tàn,...
- HTL: Sd 1 loạt các tính từ- Nêu bật cảm giác phấn chấn trg tinh thần của người đi bộ ngao du.
- HTL: Người ngồi trg xe ngựa: mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ.
- HTL: So sánh đối lập -> K.định lợi ích tinh thần của người đi bộ ngoa du, từ đó thuyết phục bạn đọc muốn trách khỏi buồn bã cáu kỉnh thì nên đi bộ ngao du.
- HTL: Nâng cao sức khỏe và tinh thần, khơi dậy niền vui sống.
- HTL: Lồng cảm xúc cá nhân vào các lí lẽ.
- HTL: Bộc lộ cảm xúc phấn chấn, vui vẻ, tin tưởng ở việc đi bộ ngao du.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết
?. Bài văn đã cho em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du ?
- Thảo luận: Với em, td nào của đi bộ ngao du có ý nghĩa hơn cả ?
?. Có những biểu hiện h.thức nào làm nên tính hấp dẫn của bài văn ?
?. Đi bộ ngao du cho em hiểu gì về nhà văn Ru-xô ?
?. Chọn đọc diễn cảm một đv ?
4. Tổng kết
- HTL: Thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do, mở rộng tầm hiểu biết c.sống, nhân lên niềm vui sống cho con người.
- HS thảo luận theo cặp (3’)
- HS tự bộc lộ.
- HTL: Chứng cớ lấy từ kinh nghiệm cá nhân, đan xen các y.tố t.sự và b.cảm trg khi lập luận, câu văn tự do, phóng túng, giọng điệu vui tươi nhẹ nhàng
-HTL: Ru-xô là người tôn trọng kinh nghiệm đời sống, coi trọng tự do cá nhân, yêu quí đời sống tự nhiên; tâm hồn giản dị, trí tuệ sáng láng.
*Luyện tập:
	* Củng cố:
- Có thể thay đổi trật tự sắp xếp 3 luận điểm trên được không?. Vì sao tác giả lại sắp xếp như vậy?
- Qua văn bản, có thể thấy bóng dáng của tác giả là một con người như thế nào?
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Chuẩn bị bài: Hội thoại (tiếp)
+ Ôn tập các vai trong hội thoại.
+ Nghiên cứu trước bài học
Bài 27 - Tiết 111
Ngày soạn: 23/3/2010
Ngày dạy: 31/3/2010
Hội thoại (tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS: 
- Nắm được khái niệm lượt lời trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng cướp lời trong khi giao tiếp.
- Rèn kĩ năng cộng tác hội thoại trong giao tiếp xã hội.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Ngữ pháp Tiếng Việt.
- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra bài cũ: 
- Vai xã hội là gì ? Khi tham gia hội thoại cần lưu ý điều gì ?
* Khởi động: 
- GV giới thiệu bài
* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lượt lời
- Đọc lại đv m.tả cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và người cô (sgk-92,93).
?. Trg cuộc hội thoại đó, mỗi nv nói bao nhiêu lượt ?
?. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng đc nói nhưng Hồng không nói?
?. Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô ntn?
?. Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?
?. Qua tìm hiểu VD, em hiểu thế nào là lượt lời trg hội thoại ? Khi tham gia hội thoại cần chú ý gì ?
I. Lượt lời trong hội thoại
1. Ví dụ (SGK)
- HS đọc VD.
2. Nhận xét
- 1 -> 2 HS trả lời.
- HTL: Bà cô 5 lượt, hồng 2 lượt
+ Các lượt lời của bà cô:
1- Hồng mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
2- Sao lại không vào?
3- Mày dại quá cứ vào đi tao chạy cho tiền tàuchứ
4- Vậy mày hỏi cô Thông.
5- Mấy lại rằm tháng tám..
+ Các lượt lời của Hồng:
1- Không, cháu không muốn vào
2-Sao cô biết mợ con có con?
- HTL: Bình thường thì sau mỗi câu hỏi của người cô, Hồng phải trả lời bằng một câu nói, tức là sau lượt lời của người cô là đến lượt lời của Hồng. Nhưng ở đây, Hồng lại im lặng, đó cũng là cách thể hiện một lượt lời.
- HTL: Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của Hồng đối với người cô.
- HTL: Vì Hồng ý thức đc rằng Hồng là người vai dưới, không đc phép xúc phạm người cô
3. Kết luận
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
?. Qua cách m.tả cuộc thoại giữa các nv cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trg đoạn trích Tức nc vỡ bờ, em thấy tính cách của mỗi nv đc thể hiện ntn ?
- Y/c HS đọc đoạn trích.
?. Sự chủ động tham gia hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều ntn ?
?. Tác giả m.tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp với tâm lí nv không ? Vì sao ?
?. Việc t.g tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí ... ệc đó phải theo một trình tự hợp lí: Muốn phát huy tinh thần y.nc, trc hết cần phải làm cho mọi người có nhận thức đúng về tinh thần y.nc, tức là cần phải giải thích tinh thần y.nc là gì và phải tuyên truyền tinh thần y.nc cho mọi người; trên c.sở đó mới có thể tổ chức, lãnh đạo để làm cho tinh thần y.nc của tất cả mọi người đc thực hành vào công việc y.nc, công việc kháng chiến.
b. Các hoạt động đc xếp theo thứ bậc: việc chính, việc diễn ra hằng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn; còn bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trg những phiên chợ chính.
Bài tập 2
- HS nêu yêu cầu BT 
- HTL: Các cụm từ in đậm đc lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt hơn.
Bài tập 3
- HS nêu yêu cầu BT.
a. Trật từ từ của những câu thơ in đậm phản ánh trình tự quan sát sự vật và dụng ý nhấn mạnh đặc điểm, trạng thái sự vật và tâm trạng của nhà thơ. Cách đảo trật tự từ như vậy tạo nên chất tạo hình của bài thơ. Nó giúp người đọc cảm nhận một cách rõ rệt nỗi buồn đến nao lòng của nhà thơ trc cảnh vật hiu hắt, vắng lặng ở Đèo Ngang.
b. Đảo trật tự từ để nhấn mạnh vẻ đẹp của hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trg thời kì kháng chiến chống Pháp.
Bài tập 4
a. Tôi / thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.
b. Tôi / thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa.
- HTL: ở cả 2 câu, phụ ngữ của ĐT thấy đều là cụm C-V. Trong câu a, cụm C-V có CN đứng trc, nhằm nêu tên nv và m.tả hoạt động của nv. Trg câu b, cụm C-V làm phụ ngữ có VN đảo lên trc, đồng thời từ trịnh trọng (chỉ cách thức tiến hành hoạt động nêu ở ĐT) lại đặt trc ĐT. Cách viết ấy có tác dụng nhấn mạnh sự làm bộ làm tịch của Bọ Ngựa.
- HTL: Chọn câu b, để điền vào chỗ trống.
Bài tập 5
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS đọc đoạn văn.
- HTL:
+ nhũn nhặn, xanh, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
+ ngay thẳng, nhũn nhặn, xanh, thuỷ chung, can đảm.
+ xanh, ngay thẳng, can đảm, nhũn nhặn, thuỷ chung.
....
- 1 -> 2 HS trả lời -> Lớp nhận xét.
- HTL: Cách sắp xếp của nhà văn Thép Mới là hợp lí nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn.
	* Củng cố:
- Nhận xét về ý nghĩa của các câu văn khi có sự thay đổi trật tự từ ngữ:
	a. + Hôm nay tôi đọc báo.
	 + Tôi đọc báo hôm nay.
	b. + Bao giờ anh về?
	 + Anh về bao giờ?
	c. + Anh ấy nói giỏi lắm.
	 + Anh ấy giỏi nói lắm.
	d. + Anh ăn ít như thế là không được!
	 + Anh ít ăn như thế là không được! 
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Học bài, làm bài tập 6
	Gợi ý: 
+ Viết đoạn văn nghị luận.
+ Lớp 8B: Viết về đề tài Lợi ích của đi bộ đối với sức khoẻ.
+ Lớp 8C: Viết về đề tài Lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
+ Ôn tập bài học trước
+ Nghiên cứu trước bài học.
Tiết 120
Ngày soạn: 9/4/2010
Ngày dạy: 17/4/2010
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong các tiết trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa những yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn tự học Ngữ văn 8.
- Một số bài văn mẫu lớp 8.
- Rèn kĩ năng và cảm thụ thơ văn lớp 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra: 
- Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gì trong văn nghị luận?
- Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận cần chú ý gì ?
	* Khởi động:
	* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HD học sinh tìm hiểu đề
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV: Có thể cụ thể hóa đề bài trên thành tình huống cụ thể sau: Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi hs, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
?. Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm trên ?
*Đề bài: "Trang phục và văn hóa". Hãy lập dàn bài chi tiết. Tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh và những câu chuyện mà em đã tích lũy đc xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống ở nhà trường và ngoài xã hội.
- HS nghe.
I. Xác lập luận điểm
-HS đọc những luận điểm trg sgk.
- HTL: Đưa luận điểm a,b,c,e (bỏ luận điểm d, vì nó không phù hợp với v.đề đặt ra trong bài nghị luận).
Hoạt động 2: HD học sinh sắp xếp các luận điểm 
?. Cần sắp xếp các luận điểm đã chọn (có thể bổ sung, nếu cần) theo một hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục đc người đọc, người nghe ?
II. Sắp xếp luận điểm
1-(a) Gần đây, cách ăn mặc cuả một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
2-(c) Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành người "văn minh", "sành điệu".
3-(e) Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại nhưng cũng phải phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống và nói lên phẩm chất tốt đẹp của con người.
4-(b) Việc chạy theo các "mốt" ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ.
5- Kết luận: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn.
Hoạt động 3: HD học sinh tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào 1 đoạn văn nghị luận
?. Em có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trg quá trình lập luận của mình không ? Vì sao ? 
?. Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong hai đv nghị luận trên ?
?. Viết 1 đoạn văn nghị luận (lựa chọn các luận điểm trên) trong đó có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
- Gợi ý: Em có thể viết đv trình bày luận điểm "Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh".
III. Vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả
- HTL: Cần đưa yếu tố tự sự và nghị luận vào bài văn nghị luận. Vì nếu đưa vào các luận cứ thì sẽ tăng sứ thuyết phục cho luận điểm. Ví dụ:
+ Miêu tả một số bạn ăn mặc lòe loẹt theo "mốt" một cách lố lăng làm mọi người khó chịu.
+ Kể chuyện một vài bạn vì chạy đua theo "mốt" mà tốn kém tiền của và còn học hành xa sút.
IV. Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả
- Hs đọc 2 đv nghị luận trg sgk (125,126).
- HTL: Hai đv nghị luận trong sgk có đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào làm cho đv trở nên sinh động, rõ ràng nhưng vẫn không phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
- HS viết đv sau đó lên trình bày.
- Các bạn nhận xét, góp ý.
* Củng cố: (kiểm tra 15’)
Đề bài
Lớp 8B:
Câu 1: (3 điểm)
	Gạch chân những từ ngữ và câu văn mang yếu tố biểu cảm trong đoạn văn sau:
	Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thoả lòng tham khôn cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng để vét của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau.
Câu 2: (7 điểm)
	Hãy viết một đoạn văn để trình bày ý kiến của em về việc học sinh cần trật tự trong giờ học. Trong đoạn có dùng yếu tố tự sự và miêu tả (gạch chân)
Lớp 8C:
Câu 1: (3 điểm)
	Gạch chân dưới các yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau:
	Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vượng muôn đời.
Câu 2: (7 điểm)
	Hãy viết một đoạn văn phân tích ý nghĩa của bài Chiếu dời đô trong đoạn có sử dụng yếu tố tự sự hoặc miêu tả đề nêu luận cứ (gạch chân các yếu tố đó).
Đáp án và hướng dẫn chấm
Lớp 8B:
Câu 1: (3 điểm)
	Gạch chân những từ ngữ và câu văn mang yếu tố biểu cảm trong đoạn văn (gạch chân đúng mỗi từ ngữ hoặc câu văn = 0,5 điểm)
	Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thoả lòng tham khôn cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng để vét của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau.
Câu 2: (7 điểm)
	Viết đoạn văn trình bày ý kiến về việc học sinh cần trật tự trong giờ học.
- Em có thể nêu các ý:
	+ Tình hình trật tự của học sinh ngày nay.
	+ Vì sao phải giữ trật tự trong giờ học.
- Trong đoạn văn có dùng yếu tố tự sự và miêu tả.
• Biểu điểm:
+ 6 -> 7 điểm: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên, lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu.
+ 4 -> 5 điểm: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên, song nội dung còn sơ sài, mắc một số lỗi chính tả và lỗi diễn đạt nhỏ.
+ 2 -> 3 điểm: Đoạn văn sơ sài, diễn đạt yếu, chưa nêu bật được ý kiến của bản thân về việc HS cần giữ trật tự trong giờ học, kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả còn vụng về.
+ 1 điểm: Không đạt các yêu cầu trên.
Lớp 8C:
Câu 1: (3 điểm)
	Gạch chân đúng mỗi yếu tố miêu tả trong đoạn văn = 0,5 điểm.
	Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vượng muôn đời.
Câu 2: (7 điểm)
- Nội dung: Phân tích ý nghĩa của bài Chiếu dời đô.
+ Khát vọng xây dựng quốc gia độc lập, lớn mạnh của dân tộc.
+ Thể hiện sự phát triển của dân tộc.
+ Sự anh minh của Lí Công Uẩn.
- Hình thức: Sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả nêu luận cứ.
• Biểu điểm:
+ 6 -> 7 điểm: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên, lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu.
+ 4 -> 5 điểm: Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên, song nội dung còn sơ sài, mắc một số lỗi chính tả và lỗi diễn đạt nhỏ.
+ 2 -> 3 điểm: Đoạn văn sơ sài, diễn đạt yếu, chưa nêu bật được ý nghĩa của bài Chiếu dời đô, kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả còn vụng về.
+ 1 điểm: Không đạt các yêu cầu trên.
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Chuẩn bị bài: Chương trinh địa phương (phần Văn)
+ Nghiên cứu trước bài học.
+ Chuẩn bị nội dung mục I (chuẩn bị ở nhà)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 293031.doc