Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 22: Cô bé bán diêm (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 22: Cô bé bán diêm (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện.Qua đó An-đéc-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm nhận cái hay trong truyện của An-đéc-xen.

3. Giáo dục học sinh biết cảm thông , chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài,bảng phụ.

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1P)

II. Bài cũ : (6p)Tóm tắt ngắn gọn truyện cô bé bán diêm.

III Bài mới:

Hoạt động 1:(2p) Khởi động

Trước thực tại đói và rét, cô dé bán diêm đã quẹt những que diêm để sưởi ấm. Và điều kì diệu gì đã hiện ra sau mỗi que diêm, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 4693Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 22: Cô bé bán diêm (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/10/06
Tiết 22:	 CÔ BÉ BÁN DIÊM(t)
	( An-đéc-xen)
	 ******
A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện.Qua đó An-đéc-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh..
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm nhận cái hay trong truyện của An-đéc-xen.
3. Giáo dục học sinh biết cảm thông , chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài,bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1P)
II. Bài cũ : (6p)Tóm tắt ngắn gọn truyện cô bé bán diêm.
III Bài mới:
Hoạt động 1:(2p) Khởi động
Trước thực tại đói và rét, cô dé bán diêm đã quẹt những que diêm để sưởi ấm. Và điều kì diệu gì đã hiện ra sau mỗi que diêm, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(20 p) Tổ chức tìm hiểu văn bản (t)
GV gọi 1 hs đọc lại phần 2 .Gv đặt câu hỏi: Có bao nhiêu lần em bé qụet diêm? Sau mỗi lần quẹt một que diêm em đã tưởng tượng ra điều gì?Và điều gì đã xảy ra sau mỗi que diêm cháy hết?
HS làm việc độc lập, trả lời, lớp nhận xét.
GV: Vì sao nói các mộng tưởng của em bé diễn ra theo thứ tự hợp lí?
HS làm việc theo nhóm- đại diện nhóm trả lời. 
( Vì trời rất rét-. Lò sưởi; tiếp đó là bàn ăn vì em đang đói; vì đêm giao thừa -. Cây thông nô-en-> nhớ lại khi bà còn sống em cũng đón giao thừa như thế-. Bà em xuất hiện).
Vì sao lần thứ năm em bé không quẹt một que diêm mà quẹt tất cả những que còn lại trong bao.
GV:Qua những chi tiết trên cho em hiểu gì về tâm trạng của em bé?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm trạng của nhân vật?
GV cho hs đọc lại đoạn cuối.
GV:Cảnh em bé chết được tác giả miêu tả như thế nào?( chỉ ra hai cảnh đối lập)
Thái độ của những người qua đường?
Em có suy nghĩ gì về cái chết của em bé?
HS làm việc độc lập
Hoạt động 3(5p) :Tổng kết:
Gv:Qua những nội dung đã phân tích, hãy rút ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật?
HS làm việc độc lập.
Hoạt động 4:(6p) Luyện tập.
Gv gọi 1-2 hs phát biểu cảm nghĩ. Lớp nhận xét. 
III. Tìm hiểu văn bản:
2. Thực tế và những mộng tưởng
*Có 5 lần em bé quẹt diêm.Sau mỗi lần quẹt diêm, em bé tưởng tượng ra: 
Lần 1: thấy lò sưởi.
Lần 2: thấy bàn ăn.
Lần 3: thấy cây thông nô-en.
Lần 4: thấy bà.
Lần 5: Thấy bà cầm tay em rồi hai bà cháu bay vụt lên cao.
-khi các que diêm cháy hết thì hiện thực đói, rét, đau khổ lại bám lấy em.
- Em quẹt tất cả những que còn lại vì muốn níu giữ bà, níu giữ mộng tưởng
- em bé vừa ý thức được cảnh ngộ của mình vùa tưởng tượng những ảo ảnh để vơi bớt nổi khổ
Nghệ thuật: cách miêu tả hiện thực và mộng tưởng phù hợp với cảnh ngộ và tâm trạng của em bé-> Khao khát cuộc sống tốt đẹp.
Cách thể hiện tâm trạng em bé chân thật hồn nhiên, trong sáng. Từ ngữ, hình ảnh trong các đoạn văn phù hợp với tâm trạng của nhân vật.
3 Một cảnh thương tâm:
- Em bé chết trong xó tường vì giá rét.
- Mặt trời lên, trong sáng, mọi người vui vẻ ra đường.
.->Thái độ lạnh lùng.
-> Em bé chết tội nghiệp, đáng thương nhưng cũng rất thanh thản.
III. Tổng kết:
1 Nội dung: Qua hình ảnh em bé bán diêm, truyện cho thấy tinh thần nhân đạo của tác giả:tình thương yêu và khát khao mang lại hạnh phúc cho tuổi thơ.
2. Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hình ảnh tương phản để làm nổi bật hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật. Cách miêu tả tâm lí nhân vật hợp lí.
IV. Luyện tập:
Phát biểu cảm nghĩ về truyện Cô bé báb diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng
D. Củng cố, dặn dò:(5p)
	* Củng cố:
 - Khái quát lại những nội dung chính đã phân tích.
	 - Hs đọc to phần ghi nhớ.	 
*Dặn dò:học bài. Soạn bài Trợ từ, Thán từ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22.doc