Nội dung chuẩn KTKN Ngữ văn 8 - Tuần 1 & 2

Nội dung chuẩn KTKN Ngữ văn 8 - Tuần 1 & 2

TÔI ĐI HỌC

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1.Kiến thức:

-Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

 -Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản qua ngòi bút Thanh Tịnh.

 2.Kĩ năng:

 -Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 -Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Thanh Tịnh là nhà văn có sáng tác từ trước Cách mạng tháng tám ở các thể loại thơ, sáng truyện; sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

- Tôi đi học in trong tập Quê me, xuất bản năm 1941.

- Trình tự sự việc trong đoạn trích: từ thời gian và không khí ngày tựu trường ở thời điểm hiện tại, nhân vật tôi hồi tưởng về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung chuẩn KTKN Ngữ văn 8 - Tuần 1 & 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÔI ĐI HỌC
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức:
-Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
	-Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 2.Kĩ năng:
	-Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	-Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thanh Tịnh là nhà văn có sáng tác từ trước Cách mạng tháng tám ở các thể loại thơ, sáng truyện; sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. 
- Tôi đi học in trong tập Quê me, xuất bản năm 1941.
- Trình tự sự việc trong đoạn trích: từ thời gian và không khí ngày tựu trường ở thời điểm hiện tại, nhân vật tôi hồi tưởng về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
2. Đọc – hiểu văn bản
 a. nội dung
- Những sự việc khiến nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình: biến chuyển ủa cảnh vật sang thu, hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường 
- Những hồi tưởng cảu nhân vật tôi: 
+ Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng; 
+ Tâm trạng, cảm xúc, ấn tượng của nhân vật tôi về thầy giáo, trường lớp, bạn bè và những người xung quanh trong buổi tựu trường đầu tiên.
 b. Nghệ thuật
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
 c. Ý nghĩa
Buổi tựu trường đầu tiên sẽ không bao giờ quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc lại các văn bản viết về chủ đề gia đình trong nhà trường đã học.
- Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức:
	Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
 2.Kĩ năng:
	Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung. 
Nghĩa của một từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của một từ khác:
	- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
	- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
	- Một từ có nghĩa rộng với một số từ này, đồng thời lại có thể có nghĩa hẹp với một từ ngữ khác.
2. Luyện tập
	- Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong một nhóm từ, ngữ cho trước.
	- Tìm từ ngư có nghĩa rộng so với các từ, ngữ cho trước hoặc được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mọt từ cho trước.
	- Tìm các từ ngữ không thuộc cùng một phạm vi nghĩa.
	- Xác định các từ thuộc cùng một phạm vi nghĩa trong một đoạn văn bản cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
	Tìm các từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa trong một bàn trong SGK Sinh học (hoặc Vật li, Hóa học, ). Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát về nghĩa của các từ ngữ đó.
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức:
	-Chủ đề văn bản.
	-Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
 2.Kĩ năng:
	-Đọc - hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
	-Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Thống nhất về chủ đề của văn bản: mọi chi tiết trong văn bản đều nhằm biểu hiện đối tượng và vấn đề chính được đề cập đến trong văn bản, các đơn vị ngôn ngữ đều bám satsvaof chủ đề.
	Những điều kiện để bảo đám tính thống nhất về chủ đề của một văn bản, mối quan hệ chặt chẽ giữa nhan đề và bố cục, giữa các phần của văn bản và những câu văn, từ ngữ then chốt.
	Cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề: xấc lập hệ thống ý cu thể, sắp xếp và diễn đạt những ý đó cho phù hợp với chủ đề đã được xác định.
2. Luyện tập
- Nhận biết những văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề:
+ Xác định được chủ đề văn bản đã cho;
+Xác định được những chi tiết thể hiện tính thống nhất về chủ đề trong văn bản đã cho;
- Luyện tập cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề:
+ biết xác định chủ đề, đối tượng, vấn đề định viết;
+ Biết lựa chọn các hình thức thể hiện tính thống nhất về chủ đề văn bản như nhan đề, bố cục, các câu văn, hình ảnh, từ ngữ, hoàn thành được văn bản theo yêu cầu.
3. Hướng dẫn tự học
	Viết một đoạn văn bảo đảm tính thống nhất về chủ đề văn bản theo yêu cầu của giáo viên.
TRONG LÒNG MẸ
(Trích Những ngày thơ ấu)
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức:
	-Khái niệm thể loại hồi kí.
	-Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
	-Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
	-Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, đọc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
 2.Kĩ năng:
	-Bước đầu biết đọc - hiểu một văn bản hồi kí.
	-Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn của những người của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.
- Hồi kí: thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể, người tham gia hoặc chứng kiến.
- Vị trí của đoạn trích: chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu.
2. Đọc – hiểu văn bản
 a. Nội dung
- Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của nhân vật bé Hồng.
- Nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô.
- Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ.
 b. Nghệ thuật
- tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực.
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả.
- khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng chân thật, sinh động.
 c. Ý nghĩa văn bản
	Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc một đoạn văn ngắn trong đoạn trích Trong lòng mẹ, hiểu tác dụng cảu một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn đó.
- Ghi lại một trong những kỉ niệm của bản thân đối với người thân.
TRƯỜNG TỪ VỰNG
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức:
	Khái niệm trường từ vựng.
 2.Kĩ năng:
	-Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
	-Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
 1. Tìm hiểu chung
- Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Một từ có thể thuộc về nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Hiện tượng chuyển trường từ vựng và tác dụng của nó.
 2. Luyện tập
- Xác định từ ngữ thuộc trường từ vựng nhất định.
- Xác định từ trung tâm của một nhóm từ thuộc một trường từ vựng.
- Xác định các trường từ vựng khác nhau của một từ.
 3. Hướng dẫn tự học
	Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đã học, viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc mọt trường từ vựng nhất định.
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức:
	Bố cục của văn bản và tác dụng của việc xây dựng bố cục.
 2.Kĩ năng:
	-Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
	-Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Nhắc lại kiến thức về bố cục văn bản đã học: bố cục văn bản là sự tổ chức sắp xếp các đoạn văn để thể hiện chủ đề.
- Văn bản thường có bố cục ba phần là: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mỗi phần có chức năng và nhiệm vụ riêng tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề và ý đồ giao tiếp của người viết, phù hợp với sự tiếp nhận của người đọc.
- Một số cách bố trí, sắp xếp bố cục của văn bản thường gặp:
+ Trình bày theo thứ tự thời gian, không gian;
+Trình bày theo sự phát triển của sự việc;
+ Trình bày theo mạch suy luận.
2. Luyện tập
- tìm hiểu cách sắp xếp nội dung, khái quát về trình tự trình bày của một trong các văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận,  và rút ra được bài học: bố cục của văn bản thường có ban phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Phân tích được cách sắp xếp, trình bày nội dung một văn bản cho trước ( theo trình tự thời gian; theo lô – gic khách quan của đối tượng phản ánh; theo lô – gic chủ quan; theo quy luật tâm lí, cảm xúc, ) thể hiện yêu cầu của kiểu văn bản và ý đồ giao tiếp của người viết.
- Tìm hiểu sự kết hợp của những cách sắp xếp, trình bày nội dung trong một văn bản cụ thể và tác dụng.
3. Hướng dẫn tự học
	Xây dựng bố cục một bài văn tự sự theo yêu cầu của giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docNoi dung chuan KTKN NV8 Tuan 12.doc