Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Tiết 105 +106:

THUẾ MÁU( Nguyễn Ái Quốc)

A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:

- Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp.

- Thấy rõ tính chiến đấu, lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.

 1. Kiến thức

- Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.

- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.

 2. Kỹ năng

a. Kĩ năng chuyên môn:

- Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.

- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

b. Kĩ năng sống:

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày, phê phán, vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp.

- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.

- Xác định giá trị bản thân: trao đổi, tìm ra lí tưởng đúng cho bản thân.

3. Thái độ : ( Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

- Yêu nước, thương dân, tinh thần vô sản quốc tế.

B/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28:
Tiết 105+106 : Thuế máu
Tiết 107+108 : Viết bài Tập làm văn số 6
	S: 05.3.11
	D: 07.3.11
Tiết 105 +106:
THUẾ MÁU( Nguyễn Ái Quốc)
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
- Hiểu được bản chất giả dối, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp.
- Thấy rõ tính chiến đấu, lập luận sắc bén cùng nghệ thuật trào phúng trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
 1. Kiến thức 
- Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa phản ánh trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc.
 2. Kỹ năng 
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Đọc – hiểu văn chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày, phê phán, vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp.
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong một văn bản chính luận.
- Xác định giá trị bản thân: trao đổi, tìm ra lí tưởng đúng cho bản thân.
3. Thái độ : ( Tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
- Yêu nước, thương dân, tinh thần vô sản quốc tế.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Bài mới: Gv giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Khởi động
- KTDHTC: Động não, hỏi – đáp dẫn dắt HS vào bài giảng bằng cách trả lời câu hỏi sau:
? Chương trình Ngữ văn 7 các em đã học những văn bản nào của tác giả Nguyễn Ái Quốc?
( Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu)
GV gới thiệu: cùng với chủ đề lên án thực dân Pháp, thời gian Bác hoạt động cách mạng ở Pháp và Châu Âu, người còn viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Bài học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu chương I của tác phẩm này với nhan đề “ Thuế máu”.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung:
 ? Dựa vào kiến thức đã học và sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu sơ lược về tác giả ?
 - GV: Nguyễn Ái Quốc tên gọi rất nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh được dùng từ 1919- 1941 bút danh này gắn với tờ báo “ Người cùng khổ”. “ Truyện kí Nguyễn Ái Quốc” mà chúng ta đã học một VB ở lớp 7 “ Những trò lố hay là Va- Ren và Phan Bội Châu”,
 “ Vi hành” ( NV 12) và đặc biệt là tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp”. Sau năm 1945 Người lấy tên là chủ tịch Hồ Chí Minh . 
 ? Văn bản “ Thuế máu” có xuất xứ từ đâu ? Dựa vào chú thích * / sgk / 90, em hãy nêu vài nét sơ lược về tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” ?
 - GV bổ sung thêm: “ Bản án ” được viết bằng tiếng Pháp xuất bản ở Pa- ri (1925) và xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam (1946). Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục, đoạn trích “ Thuế máu” là toàn bộ chương I của tác phẩm. Mỗi chương viết về một chủ đề và tất cả hợp thành bản cáo trạng đanh thép về tội ác tày trời của CNTD đối với người dân các xứ thuộc địa. Để hoàn thành tác phẩm Người tìm đọc nhiều tài liệu, gặp gỡ nhiều nhân chứng, thống kê công phu nhiều con số -> với thiên phóng sự này, lần đầu tiên trên thế giới chế độ thuộc địa bị lên án một cách có hệ thống, toàn diện và chính xác .
 - GV giới thiệu: Tác phẩm được viết theo thể loại
 Phóng sự điều tra chính luận: Là một thể của kí nhằm phản ánh kịp thời những vấn đề có tính thời sự, tìm hiểu và đưa ra các cứ liệu xác thực giúp người đọc nhận thức đúng đắn đầy đủ về vấn đề ấy- Bác viết nhằm mục đích chính trị: Tố cáo tội ác của bọn thực dân đối với các nước thuộc địa Á- Phi, bước đầu vạch ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa.
? Xét về mặt hình thức “ Thuế máu” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao em biết ?
 (Nghị luận- Vì người viết chủ yếu dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề “ Thuế máu”)
 ? Kể tên những văn bản nghị luận mà em đã được học ở học kì II ? 
 ? Nếu là văn bản nghị luận thì luận đề “ Thuế máu” được triển khai bằng hệ thống các luận điểm nào ?
 ( 3 luận điểm- Đó chính là bố cục của đoạn trích ) .
 - GV: Bố cục 3 phần từ “Chiến tranh và người bản xứ -> Chế độ lính tình nguyện” và “ Kết quả của sự hi sinh” có MQH chặt chẽ vừa theo lô- gíc thời gian vừa trọn vẹn một qui trình công nghệ đưa thân xác người dân thuộc địa vào guồng máy chiến tranh.
 ? Em có nhận xét gì về cách đặt tên chương 
“ Thuế máu” ?
 - GV gợi ý: Trong các nghị định văn bản của bất cứ một xã hội nào có qui định nộp thuế bằng máu không? Cách đặt tên như vậy nhằm mục đích gì ?
 - GV: Người dân thuộc địa phải chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí: thuế gạo, thuế muối, thuế sắt,song có lẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bóc lột đến tận cùng sinh mạng của con người. Bóc lột sức lực mồ hôi đã là một tội ác, bóc lột xương máu lại là một tội ác ghê tởm hơn. Cách đặt tên chương nhằm mục đích tố cáo tội ác của chính quyền thực dân đối với người dân các nước thuộc địa. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản:
 - Yêu cầu đọc to, rõ, chính xác kết hợp giọng điệu vừa mỉa mai, giễu cợt vừa cay đắng xót xa. Nên chú ý đọc những chỗ khó “ Ấy thế mà”, “ Đùng một cái” nhất là 2 đoạn văn sử dụng nhiều câu hỏi ở cuối phần II và ở phần III của văn bản ( Nếu quả thậtđể ghi nhớ công lao) 
 - GV đọc mẫu một đoạn – HS đọc tiếp -> hết .
 -> Nhận xét cách đọc .
? Xét về mặt hình thức “ Thuế máu” viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao em xác định như thế?
( Nghị luận – người viết dùng lí lẽ và dẫn chứng mang tính chất chính luận và trào phúng)
? Kể tên các văn bản Nghị luận mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8?
? Là văn bản nghih luận, vậy luận đề Thuế máu được khiển khai bằng hệ thống luận điểm nào?
? Mỗi luận điểm là một bộ phần của văn bản, vậy em hãy nhắc lại bố cục của đoạn trích?
GV chuyển ý: Bố cục của văn bản gồm 3 phần rành mạch. Để thấy rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn trích chúng ta đi vào phân tích văn bản.
- HS quan sát phần I nhắc lại cho cô luận điểm 1 là gì ? 
 ?Em hiểu như thế nào về cụm từ “ Người bản xứ”? - Theo chú thích 1 / sgk .
 ? Để làm sáng tỏ luận điểm 1, tác giả đã lập luận bằng hai luận cứ. Em hãy chỉ rõ ?
 (+ Thái độ của các quan cai trị đối với người dân thuộc địa.
 + Số phận của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh ).
 - GV treo bức tranh.
 ? Em hãy cho biết bức tranh minh hoạ cảnh gì ? Em hãy thuyết minh lại ?
 ( Cảnh người dân thuộc địa còm cõi đang kéo xe tay chở tên quan to mập họ phải làm việc vất vả mà còn bị hành hạ đánh đập ).
 - HS quan sát phần đầu văn bản .
 ? Trước chiến tranh bọn cai trị gọi người dân thuộc địa bằng những cái tên gì và đối xử với họ ra sao? Tìm chi tiết minh hoạ ?
 - Đọc chú thích 2 ( An- nam- mít)/ sgk .
 ? Qua các chi tiết trên, em hiểu gì về thái độ của các quan cai trị đối với người dân bản xứ ?
 ( Coi thường, khinh bỉ, lăng nhục )
 - GV bình: Trước CT bọn thực dân gọi họ “ Những tên da đen bẩn thỉu, những tên “ An- nam- mít” bẩn thỉuăn đòn” nghĩa là họ chỉ được xem là giống người hạ đẳng, ngu xi, bẩn thỉu, chỉ đáng làm tay sai đầy tớ, nô lệ. Thậm chí không được coi là người mà gần với súc vật. Ấy thế mà khi cuộc chiến tranh vui tươi xảy ra thì mọi chuyện lại khác .
 ? Cuộc chiến tranh vui tươi mà tác giả muốn nói đến ở đây là cuộc chiến tranh nào ?
 ( Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) mà Nguyễn Ái Quốc mỉa mai là “cuộc chiến tranh vui tươi”- Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa ).
 ? Khi chiến tranh xảy ra thì thái độ của các nhà cầm quyền đối với họ hoàn toàn thay đổi. Tìm những chi tiết chứng tỏ sự thay đổi đó ? ( Con yêu,)
 ? Sự thay đổi đó nhằm mục đích gì ?
 ( Che dấu thủ đoạn lừa bịp, bản chất tàn bạo, độc ác của chúng ).
 ? Với những cái tên gọi mĩ miều mà bọn thực dân dành cho người dân thuộc địa bộc lộ thái độ gì ?
 ( Coi trọng, tâng bốc, vỗ về ). 
 ? Hãy so sánh thái độ đối xử của các quan cai trị đối với người dân thuộc địa ở thời điểm trước và khi chiến tranh xảy ra ?
 ( Các em chú ý từ ngữ “ Ấy thế mà”, “ Đùng một cái” -> Trước CT coi thường bao nhiêu thì khi có CT lại coi trọng bấy nhiêu => Giả dối ).
 ? Cách lập luận ở đây có gì đặc biệt ?
 ( Gợi ý: NT, giọng điệu, các cụm từ đặt trong dấu ngoặc kép- Các em đã được học công dụng của dấu ngoặc kép rồi ). 
 ? Qua cách lập luận trên, tác gỉa muốn làm nổi bật nội dung gì ?
- GV bình: Không phải ngẫu nhiên nhà cầm quyền thực dân đột ngột ( đùng một cái ) quay ngoắt 180 độ biến những tên da đen bẩn thỉu, những tên An- nam- mít bẩn thỉu ->đứa con yêuvới những danh từ, tính từ vang lên rất kêu, rất hào nhoáng, đẹp đẽ. Sự thay đổi đó chỉ là một thủ đoạn lừa mị dân chúng một cách rẻ tiền và vụng về để che dấu bản chất tàn bạo, độc ác của thực dân Pháp và chúng ta còn thấy một điều là bọn đế quốc thời nay không hẳn giống bọn đế quốc thời xưa ở chỗ chúng khôn ngoan hơn, không “uốn lưỡi cú diềutể phụ” ( Hịch tướng sĩ). Chúng lừa bịp người dân bằng những lời đường mật, thế rồi cuối cùng số phận của người dân bản xứ ấy ra sao chúng ta tìm hiểu sang phần b .
 - HS quan sát bằng mắt đoạn “ Nhưng họ phải trảđến hết . 
 ? Để làm rõ cái giá phải trả cho cái “ vinh dự đột ngột” tác giả đưa ra những chứng cứ nào ? 
 - HS gạch bút chì trong sgk .
 - GV dán bảng phụ - HS đọc .
 - GV: Với những lời hứa hẹn hào nhoáng và cái giá thật đắt mà hàng vạn người dân phải trả trong cuộc chiến tranh vui tươi ấy, những người ra chiến trường thì phải xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng, đàn cừu, phơi thây trên các bãi chiến trường, bỏ xác tại miền hoang vulấy máu mình tưới lên những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế, bỏ mình trên chiến trường. Những người ở lại hậu phương thì phải kiệt sức trong các xưởng máy chế tạo thuốc súng phục vụ chiến tranh để rồi khạc ra từng miếng phổi. Nghĩa là số phận của họ chẳng khác gì nhau.
 - HS đọc chú thích 6, 7 / sgk .
 ? Bên cạnh giọng văn nghị luận tác giả còn sử dụng yếu tố nào nữa? ( Tự sự, biểu cảm )
 - GV: Yếu tố BC có vai trò gì trong văn NL- Tiết 108 các em sẽ được tìm hiểu kĩ .
 - GV đọc lại đoạn văn cuối cùng .
 ? Em có nhận xét gì về những số liệu mà tác giả đưa ra? Việc đưa ra những con số ấy có tác dụng gì?
 ( Sáng tỏ hai luận cứ trên ).
 ? Ngoài yếu tố biểu cảm đoạn văn này tác giả còn sử dụng thêm yếu tố nào nữa ? 
 ( Thuyết minh- bằng phương pháp dùng số liệu )
 ? Yếu tố thuyết minh có tác dụng gì trong văn nghị luận ? ( Giúp người đọc hiểu rõ về vấn đề ).
 ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn này ? ( NT, d/c như thế nào, h/ả, giọng điệu ra sao ?) 
 ? Qua đó tác giả muốn làm nổi bật nội dung gì ?
 - GV bình: Việc nêu 2 con số chính xác 70 vạn và 8 vạn. Hơn 10 % số người thiệt mạng trên các chiến trường châu Âu là những con số biết nói. Đó chính là những luận cứ hùng hồn nhất để lột mặt nạ giả nhân giả nghĩa của nhà cầm quyền TD trong cuộc chiến tranh chính quốc. Bộ mặt của bọn thực dân hiện nguyên hình là loài dã thú trong thời đại văn minh. Dẫn chứng đó đã góp phần tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, gây lòng căm thù phẫn nộ trong các dân tộc thuộc địa .
 ? Em có cảm xúc suy nghĩ gì trước số phận của người dân bản xứ ?
- GV khái quát và chuyển sang tiết 2 .
Tiết 2 :
 - HS đọc lại phần II .
- Kĩ thuật dạy học tích cực ( KTDHTC) : Đọc hợp tác
 - GV: Bọn cai trị thực dân đã huy động được 70 vạn người bản xứ tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa đó .? Vậy bọn chúng đã làm thế nào? Tìm trong văn bản các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân ?
 ? Người dân thuộc địa có thật “tình nguyện” hiến xương máu như lời lẽ bịt bợm của bọn cầm quyền không ?
 ? Nhận xét dẫn chứng mà tác giả sử dụng trong đoạn văn này ? 
 ? Em hãy nhận xét giọng điệu lời tuyên bố của chính quyền thực dân “ Các bạn đã tấp nập dầu quânnhư lính thợ” / sgk / 89 ?
 ( Tuyên bố trịnh trọng, sự lừa bịp trơ trẽn, giọng điệu giễu cợt )
 ? Nhận xét về cách lập luận của tác giả: “ Nếu qủa thậtngần ngại” ?
 - HS thảo luận nhóm : 1 bàn / nhóm .
 -> Cử đại diện trả lời -> Nhận xét, bổ sung .
 - GV: Lập luận chặt chẽ, hùng hồn bằng chứng xác thực làm cho ta thấy được sự tương phản giữa lời nói và việc làm của bọn thực dân trong việc bắt lính. Cách lập luận bằng câu hỏi phản bác có tính tố cáo mạnh mẽ thủ đoạn lừa bịp trắng trợn của bọn thực dân .
- HS đọc lại phần III .
- Kĩ thuật dạy học tích cực ( KTDHTC) : Đọc hợp tác
 ? Bọn thực dân đã đối xử với họ như thế nào sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” ?
 ? Nhận xét giọng điệu đoạn cuối, cách dùng kiểu câu? 
 ? Em suy nghĩ gì về câu: “Chúng tôi chắc rằng, chúng tôi cùng tin chắc rằng” ?
 ( Lời lên án đanh thép chế độ thực dân, kêu gọi lương tri của loài người tiến bộ chống lại bọn thực dân, đứng về phía dân tộc bị áp bức ). 
 ? Em có nhận xét gì về trình tự bố cục các phần trong chương ?
 ( Bố cục theo trình tự thời gian: Trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ).
 ? Với cách bố cục đó tác giả muốn làm nổi bật nội dung gì ?
 ( Bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản chất tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa cũng được miêu tả một cách cụ thể, sinh động ).
 ? Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả được thể hiện ở các phương diện nào ? 
 (+ Xây dựng hình ảnh sinh động giàu sức biểu cảm và sức mạnh tố cáo .
 + Gắn với hình ảnh ngôn từ của tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm “ con yêu”, 
“ bạn hiền”, “ chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “ lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “ lấy xương mình chạm lên những chiếc gậy”, “ vật liệu biết nói”.
 + Giọng điệu trào phúng đặc sắc ).
 ? Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích vừa học ?
 ( + Tác giả sử dụng có hiệu quả biện pháp nghệ thuật kể để nêu ra những câu chuyện, những bằng 
 chứng rõ ràng .
 + Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm 
 cao .
 + Trong đoạn trích yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm 
 được kết hợp chặt chẽ, hài hoà ).
 ? Qua đoạn trích này em hiểu thêm được những mục đích nào của văn chương Nguyễn Ái Quốc ?
 (+ Dùng văn để bênh vực quyền lợi của nhân dân các nước thuộc địa và khích lệ tinh thần chiến đấu ở 
 họ .
 + Dùng văn để vạch mặt, tố cáo tội ác của thực dân 
 đế quốc .
 + Dùng văn như là một vũ khí chiến đấu .
 ->Bày tỏ quan điểm chính trị rõ ràng của người viết)
Gv tích hợp tấm gương đạo đức HCM: Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo bản chất độc ác, giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp với người dân các nước thuộc địa(trong đó có người Việt Nam)bị bóc lột “thuế máu” cho tham vọng xâm lược của chúng. Và qua đó, chúng ta thấy được tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Củng cố:
? Khái quát nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
( Nghị luận kết hợp với tự sự và biểu cảm)
? Nội dung của văn bản?
 - Gv chốt ý bằng ghi nhớ sgk/
? Trình bày ý nghĩa của văn bản?
(Văn bản có ý nghĩa như một bản tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.)
? Vì sao tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” vẫn có giá trị đến ngày nay?
- Kĩ thuật dạy học tích cực ( KTDHTC) : Kĩ thuật đặt câu hỏi
(Nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập và tự học:
- GV yêu cầu HS luyện đọc từng phần văn bản sao cho chính xác, có sắc thái biểu cảm phù hợp với bút pháp trào phúng của tác giả ?
 - HS đọc -> Nhận xét , bổ sung .
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
(chú thích * sgk)
2. Tác phẩm:
- Trích “ Bản án chế độ TDP”
( 1925)
- Thể văn Nghị luận phóng sự điều tra 
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Chiến tranh và “người bản xứ”
a. Thái độ của quan cai trị đối với người dân thuộc địa:
+ Trước chiến tranh :
- Tên da đen, tên “An- nam- mít” bẩn thỉu .
- Chỉ biết kéo xe, ăn đòn .
-> Coi thường, khinh bỉ, lăng nhục .
 + Khi chiến tranh xảy ra :
- “Con yêu”,“ bạn hiền”.
- Phong danh hiệu 
 “ chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” .
-> Coi trọng, tâng bốc, vỗ về .
-> Tương phản đối lập, giọng điệu trào phúng, mỉa mai. 
=> Tố cáo sự giả dối, thâm độc của chính quyền thực dân .
b. Số phận của những người dân thuộc địa:
- Phải đột ngột xa lìa vợ con
 - Phơi thây trên các bãi chiến trường 
- Bỏ xác tại những miền hoang vu
- Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế
- Lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy
- Kiệt sức trong các xưởng thuốc súng
- Tám vạn người bỏ mình trên đất Pháp 
-> Liệt kê, dẫn chứng cụ thể, hình ảnh sinh động, biểu cảm, giọng điệu giễu cợt, xót xa.
=> Người dân là vật hi sinh của cuộc chiến tranh đẫm máu.
2. Chế độ lính tình nguyện:
a/ Các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân :
- Lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức những người nghèo khổ, khoẻ mạnh .
- Xoay sở, doạ nạt, kiếm tiền ở người nhà giàu .
- Trói, xích, nhốt, đàn áp dã man nếu chống đối .
b/ Lời lẽ bịt bợm của bọn cầm quyền:
- Chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa .
- Đi lính một cách bắt buộc: Trốn tránh, bỏ tiền ra, tự làm cho mình bị thương .
-> Dẫn chứng thực tế, sinh động mang nội dung tố cáo mạnh mẽ .
3. Kết quả của sự hy sinh:
- Lột hết của cải mà học sắm được
- Đánh đạp vô cớ, đối xử như xúc vật
- Trở về giống người hen hạ ban đầu
- Đầu đọc bằng ma tý
→ Kiểu câu nghi vấn, giọng điệu châm biếm, mỉa mai
→ Lên án đanh thép chế dộ thực dân, kêu gọi nhân dân đứng về phía dân tộc bị áp bức, đoàn kết chống lại thực dân.
* Ghi nhớ: sgk/92
IV. Luyện tập:
Hướng dẫn về nhà:
a. Học bài:
- Học bài, phân tích để nắm vững những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Tìm đọc thêm một số tư liệu khác thể hiện những tội ác của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa của chúng .
- Đọc chú thích.
- Tìm hiểu các từ trái nghĩa được sử dụng trong văn bản.
- Sưu tầm một số tranh, ảnh lịch sử minh họa cho nội dung bài học.
- Đọc diễn cảm văn bản Thuế máu( lưu ý giọng điệu mỉa mai, đanh thép trong bút pháp trào phúng của tác giả)
b. Soạn bài: 
- Ôn tập tất cả kiến thức về văn nghị luận tiết sau viết bài TLV số 6:
 + Ôn tập kiến thức Văn – Tiếng Việt để hoàn thành trắc nghiệm.
 +Xem lại toàn bộ kiến thức đã ôn tập về luận điểm, tập thiết lập hệ thống luận điểm cho một số đề văn được giới thiệu trong SGK , tập triển khai các luận điểm ấy thành đoạn văn để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra sắp tới.
* Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
S: 08/ 03/ 11
	 	D:10 / 03/ 11
Tiết 107+ 108
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm:
1. Kiến thức :
Hồn thnh tốt cc cu hỏi trắc nghiệm.
Vận dụng những kiến thức về trình bày luận điểm thành đọan văn vào việc một bài văn nghị luận chứng minh hay giải thích một vấn đề xã hội hoặc vănhọc gần gũi với các em.
 2. Kỹ năng : Tự đánh giá chính xác trình độ và kĩ năng tập làm văn của bản thân mình. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài tập làm văn sau có kết quả tốt hơn.
3. Tư tưởng :Ý thức khi làm bài
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đề, đáp án kèm theo
- Học sinh: Ôn tập kiến thức chuẩn bị để viết bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành.
Tiến trình tiết dạy:
* Đề bài : Gồm 2 phần ( Trắc nghiệm và Tự luận). Ma trận +Đề và đáp án kèm theo
4. Củng cố:
- Nhắc HS xem lại bài của mình xem có phải sửa chữa gì không .
 - GV thu bài và nhận xét giờ làm bài của HS
5. Dặn dò:
 - Về tiếp tục ôn lại lí thuyết về văn TM 
 - Soạn : Hội thoại
+ Thế nào là hội thoại 
 + Trong hội thoại , thường gặp những vai hội thoại nào ? Tìm ví dụ?
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 T 28 Tu tuong HCM Ki nang song.doc