Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 4

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 4

Tuần 4

Tiết 13 - 14

LÃO HẠC

 (Nam Cao)

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 -Biết đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.

 -Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhan cách cao quí, tâm hồn đáng chân trọng của người nông dân qua hình tượng lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.

 -Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc.

 1.Kiến thức

 -Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

 -Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.

 -Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
Tiết 13 - 14 
LÃO HẠC
	(Nam Cao)
I. MỤC TIÊU 
	 Giúp học sinh:
 -Biết đọc- hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.
 -Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhan cách cao quí, tâm hồn đáng chân trọng của người nông dân qua hình tượng lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.
 -Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc.
 1.Kiến thức
 -Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
 -Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
 -Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
 2.Kĩ năng
 -Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
 -Vận dung kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, SGV, giáo án.
- HS: SGK, đọc truyện Lão Hạc và tóm tắt nội dung văn bản.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Tìm những chi tiết thể hiện tình cảnh gia đình chị Dậu? Em có nhận xét gì về tình cảnh ấy?
- Từ các nhân vật : Cai lệ, người nhà lý trưởng em hãy khái quát bản chất của chế độ thực dân nửa Phong kiến Việt Nam trước đây?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
LÃO HẠC
	 (Nam Cao)
Hoạt động 2 (19’)
- GV đọc một đoạn và sau đó gọi một số em đọc tiếp. 
? Hãy tóm tắt nội dung văn bản?
? Hãy nêu những nét chính về tác giả Nam Cao?
? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?
- GV cho 2 em tìm hiểu chú thích từ khó.
? Nếu tách văn bản thành hai phần theo dấu cách đoạn trong SGK, thì có thể khái quát nội dung chính của mỗi phần như thế nào? 
? Em thấy trong truyện, ai là nhân vật trung tâm? Vì sao?
? Câu chuyện được kể từ nhân vật nào? thuộc ngôi kể nào?
? Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
- Đọc văn bản 
- HS tóm tắt sơ lược về tác phẩm.
- Trả lời theo SGK.
- Trả lời theo SGK.
- HS tìm hiểu chú thích.
- Trao đổi, trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Trả lời: Lão Hạc
- HS: Câu chuyện xoay quanh cuộc đời khốn khó và cái chết của lão Hạc.
- HS: Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
I. Đọc – tìm hiểu chung
1. Đọc- tóm tắt văn bản
 Nội dung cần tóm tắt:
 Sau khi buộc phải bán “cậu vàng”, Lão Hạc sang nhà ông giáo hàng xóm kể việc này và cậy nhờ giữ giúp cho ba sào vườn cho con trai sau này cùng với ba mươi đồng bạc dành dụm để khi chết có tiền ma chay. Sau đó khi không còn gì để ăn, lão Hạc đã xin bả chó để tự đầu độc mình. Cái chết thật vật vã, thê thảm. Tác giả (nhân vật ông giáo) được chững kiến và kể lại những sự việc này với niềm cảm thương chân thành.
2. Tác giả và tác phẩm
3. Từ khó
4. Bố cục
- Phần thứ nhất: Những việc làm của lão Hạc trước khi chết.
- Phần thứ hai: Cái chết của lão Hạc.
Hoạt động 3 (60’)
- GV yêu cầu học sinh theo dõi vào đoạn 1 của văn bản.
? Theo dõi đoạn 1 văn bản, em thấy hoàn cảnh sống của lão Hạc như thế nào? Tại sao một con chó lại được lão Hạc gọi là Cậu Vàng?
? Lí do gì khiến lão phải bán cậu Vàng?
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả cuộc bán cậu Vàng?
? Bộ dạng của lão Hạc khi nhớ lại sự việc này được miêu tả qua chi tiết nào?
? Động từ ép trong câu văn Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra có sức gợi tả như thế nào?
? Những từ ngữ tượng hình, tượng thanh nào được sử dụng để miêu tả hình ảnh lão Hạc?
? Từ những từ ngữ trên, ta có thể hình dung lão Hạc là người như thế nào?
- Hãy theo dõi đoạn truyện kể về việc lão Hạc nhờ cậy ông giáo, và cho biết: Mảnh vườn và món tiền gửi ông giáo có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc?
? Việc lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ để lại cho em suy nghĩ gì? 
? Phẩm chất của lão Hạc được bộc lộ như thế nào ?
? Từ đó hiện lên một số phận con người như thế nào?
? Tìm những chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc.
? Để đặc tả cái chết của lão Hạc, tác giả sử dụng liên tiếp các từ tượng hình và tượng thanh như: Vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréo... Theo em những từ ngữ ấy có tác dụng gì?
? Qua những việc làm cụ thể của lão Hạc, em thấy lão Hạc có những phẩm chất gì?
? Cái chết đau thương của lão Hạc mang tính chất bi kịch.
+ Nếu gọi tên bi kịch của lão Hạc, em sẽ chọn cách gọi nào dưới đây:
a. Đó là bi kịch của sự đói nghèo.
b. Đó là bi kịch của tình phụ tử.
c. Đó là bi kịch của phẩm giá làm người.
+ Tại sao em lại chọn cách đó?
+ Theo em, bi kịch của lão Hạc có tác động như thế nào đến người đọc?
? Khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc, ông giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn. Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc,ông giáo lại nghĩ: “Không! Cuộc đòi chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu những ý nghĩ đó của nhân vật ông giáo như thế nào?
? Những ý nghĩ đó nói thêm với ta điều cao quý nào trong tâm hồn nhân vật ông giáo?
? Cảm xúc muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc diễn tả cảm xúc nào của ông giáo dành cho lão Hạc?
? Tình cảm nào của ông giáo được thể hiện trong lời mời ăn khoai, uống nước chè?
? Lời của ông giáo “Ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sướng” gợi cho ta cảm nghĩ gì về tình người trong cuộc đời khốn khó?
? Em hiểu gì về ông giáo qua: “Chao ôi! đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ ....nhưng không bao giờ ta thương”?
- Theo dõi đoạn đầu văn bản.
- Trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
- Trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Tìm kiếm, trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Tìm hiểu, trả lời.
- HS: Gợi lên một gương mặt già nua, khô héo; một tâm hồn đau khổ, khô héo đến cạn kiệt cả nước mắt.
- HS: Các từ ầng ậng nước, miệng móm mém, hu hu khóc....
- Trao đổi và trả lời.
- HS theo dõi đoạn truyện và thảo luận trả lời.
- Trao đổi, phát biểu.
- Trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.
- Trả lời
- Tìm, trả lời
- Thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi. Các em khác nhận xét và bổ sung: (Từ tượng thanh, tượng hình có tác dụng tạo hình ảnh cụ thể sinh động về cái chết của lão Hạc. ® Làm cho người đọc có cảm giác cùng chứng kiến cái chết của lão Hạc).
- Trao đổi, suy nghĩ và trả lời, nhận xét, bổ sung.
- HS Thảo luận theo nhóm, trả lời (Có thể chọn cả ba cách, có thể chọn từng cách và lí giải được cách lựa chọn của nhóm mình).
- Thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.
- HS: Cuộc đời thật đáng buồn vì đói nghèo có thể đổi trắng thay đen, biến người lương thiện như lão Hạc thnành kẻ trộm cắp như Binh Tư. Đáng buồn vì đáng để ta thất vọng.
- Cái Nghĩa khác của cuộc đời đáng buồn đó là một con người lương thiện nhưnlão Hạc đành phải chết chỉ vì không còn tìm đâu ra miiếng ăn tối thiểu hằng ngày.
- Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, vì không gì có thể huỷ hoại được nhân phẩm người lương thiện như lão Hạc, để ta có quyền hi vọng, tin tưởng ở con người.
=> Lão Hạc, một con người: Trọng nhân cách; Không mất lòng tin vào những điều tốt đẹp ở con người.
- Trao đổi với bạn và trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS: Cuộc sống khốn khó nhưng tình người vẫn trong sáng, ấm áp.
 - HS: Tình cảm chân thật là niềm vui để người ta sống cuộc đời khốn khó.
- Trả lời
- HS: Bằng những việc làm cụ thể, lão Hạc đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình. Tác giả đã dùng đoạn văn cuối của mình để đặc tả cái chết của lão Hạc.
II. Tìm hiểu văn bản
1.Nội dung
a. Nhân vật lão Hạc
 * Gia cảnh
 Lão Hạc nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó lão nuôi làm bạn, được lão gọi thân mật là cậu Vàng.
 * Xung quanh việc bán cậu vàng
- Lão bán cậu Vàng vì cuộc sống của lão quá khó khăn sau khi ốm dậy.
- Cuộc bán cậu Vàng:
“Nó có biết gì đâu .... Thế mà lão xử với tôi như thế này à?”
- Bộ dạng của lão Hạc.
 Lão cưòi như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước ... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nướcc mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Thì ra tôi già bằng ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó..
=> ốm yếu và nghèo khổ, vô cùng thương yêu loài vật.
- Mảnh vườn là tài sản của con trai lão Hạc, nó gắn liền với danh dự của người làm cha.
- Món tiền gửi ông giáo làm ma là danh dự của kẻ làm người.
- Từ chối mọi sự giúp đỡ => người tự trọng, không để mọi người thương hại hoặc xem thường.
=> Coi trọng bổn phận làm cha, danh dự làm người.
=> Nghèo khổ và cô độc nhưng trong sạch.
* Cái chết của lão Hạc
 Những chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc:
- Lão Hạc đang vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi ....; khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.
=> Lão Hạc: 
+ Có ý thức cao về lẽ sống.
+ Trọng danh dự làm người hơn cả sự sống.
- Bi kịch đó có tác động đến người đọc:
+ Tình cảm xót thương.
+ Lòng tin vào những điều tốt đẹp trong phẩm chất người nông dân lao động.
b. Nhân vật ông giáo
- Tình xót thương, đồng cảm.
- Tình an ủi, chia sẻ.
=> Lòng nhân ái dựa trên sự chân tình và đồng khổ.
=> Ông giáo là người hiểu đời, hỉểu người, có lòng vị tha.
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong văn bản.
?Qua tìm hiểu văn bản, em hãy cho biết văn bản có ý nghĩa gì.
-Cho HS đọc ghi nhớ
- suy nghĩ, trao đổi và trả lời.
- Trả lời.
-Đọc ghi nhớ (SGK)
2.Nghệ thuật
-Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.
-Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp,sinh động 
-Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
3. Ý nghĩa văn bản
Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
*Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố (3’)
Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc?
5. Hướng dẫn (2’)
 -Đọc diễn cảm đoạn trích ( chú ý giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật, nhất là sự thay đổi trong ngôn ngữ kể của nhân vật ông giáo về lão Hạc) 
- Học bài, tập tóm tắt truyện và phân tích, phát biểu cảm nhĩ về truyện, về nhân vật.
- Chuẩn bị viết bài viết số 1
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 15 
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
I. MỤC TIÊU 
 Giúp học sinh:
 - Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
 -Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản. 
1.Kiến thức
 -Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
 -Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
2.Kĩ năng
 -Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh vàn giá trị của chún trong văn miêu tả.
 -Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.	
II . CHUẨN BỊ
 - GV: SGK, SGV, giáo án bảng phụ. 
 - HS: SGK, chuẩn bị bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
	 Thế nào là trường từ vựng? Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng “nghề nghiệp” ?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
Hoạt động 2 (14’)
- GV gọi một số em đọc các đoạn văn trong SGK và gợi ý để các em trả lời câu hỏi.
? Trong các từ ngữ in đâm, từ ngữ nào gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật? Những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh củ tự nhniên, của con người?
? Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh có tác dụng gì trong miêu tả, tự sự?
? Qua tìm hiểu các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ tượng thanh, tượng hình? Có tác dụng gì?
- GV nhấn mạnh nội dung ghi nhớ.
- Đọc đoạn văn, trao đổi với bạn, trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi. 
- Trao đổi, trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Trả lời và ghi chép
I. Đặc điểm, công dụng
1. ví dụ 
- Từ ngữ gợi tả hình ảnh:
 Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc
- Từ ngữ mô phỏng âm thanh: 
 Hu hu, ư ử
- Tác dụng: gợi hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao.
2. Ghi nhớ
- Từ tượng hình: Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh. 
- Tác dụng: Gợi hình ảnh,âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
Hoạt động 3 (22’)
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập sau đó gọi 2 em lên bảng làm. Các em khác theo dõi và nhận xét, sửa chữa bài .
- GV cho học sinh làm bài tập 2 theo từng bàn. sau đó cho đại diện một nhóm lên làm trên bảng. các nhóm khác trình bày bài trước lớp.
- GV cho học sinh thảo luận theo nhóm bài tập 3.
- làm bài tập 1
Kí duyệt tuần 4 của tổ trưởng
Kiều Thị Phúc
- 2 em lên bảng làm bài, các em khác nhận xét.
- Làm bài tập 2, trình bày trước lớp.
- Thảo luận nhóm và trả lời
II. Luyện tập
Bài tập 1
- Soàn soạt: tượng thanh
- Rón rén: tượng hình.
- Bịch: tượng thanh
- Bốp: tượng thanh.
- Loẻo khoẻo: tượng hình.
- Chỏng qoèo: tượng hình.
Bài tập 2
- Đi tập tễnh
- Đi lừ đừ
- Đi ngoằn nghoèo ...
Bài tập 3
- Cười Ha hả: Gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí.
- Cười Hì hì: Mô phỏng tiếng cười phát ra cả đằng mũi, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
- Cười Hô hố: Tiếng cười to và thô lỗ, gây cảm giác khó chịu.
- Cười Hơ hớ: Tiếng cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn.
4. củng cố (2’)
 Thế nào là từ tượng thanh? Từ tượng hình ? Nêu tác dụng của chúng?
5. Hướng dẫn (2’)
 - Học bài, làm bài tập số 4, 5.
 -Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Soạn bài “Lão Hạc”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 16
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 Biết sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, làm cho chúng liền ý, liền mạch.
1.Kiến thức
 -Sự liên kết giữa các đoạn văn, các phương tiện liên kết đoạn ( từ liên kết và câu nối).
 -Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
 2.Kĩ năng
 Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản. 
II . CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ. 
	- HS: SGK, đọc và tìm hiểu về cách liên kết trong bài, tìm hiểu về tính liên kết trong các bài văn do chính bản thân mình viết từ những năm học trước.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
	 Thế nào là đoạn văn? Có những cách trình bày đoạn văn nào?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Hoạt động 2 (9’)
- Gọi HS đọc hai đoạn văn.
? Hai đoạn văn có mối quan hệ gì với nhau? Vì sao?
- GV gọi 1 em đọc đoạn văn trong mục I.2.
? Cụm từ “Trước đó mấy hôm” được viết thêm vào đầu đoạn văn có tác dụng gì?
? Sau khi thêm cụm từ “Trước đó mấy hôm” Hai đoạn văn đã liên kết với nhau như thế nào?
? Cụm từ Trươc đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn văn. Em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn?
- Đọc đoạn văn 
- Trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc
- Trả lời và ghi chép
- Trao đổi ý kiến và trả lời
I. Tác dụng của việc liên kêt các đoạn văn trong văn bản
 * Mục 1: Hai doạn văn cùng viết về một ngôi trường nhưng thời điểm tả và phát biểu cảm nghĩ không hợp lí => sự liên kết lỏng lẻo làm cho người đọc cảm thấy hụt hẫng.
 * Mục 2:
- Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa về thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn văn. Tạo ra sự liên kết về hình thức và nội dung với đoạn văn thứ nhất.
=> Hai đoạn văn có sự gắn bó với nhau.
- Liên kết đoạn là làm cho văn bản liền mạch tạo lên tính hoàn chỉnh cho văn bản.
Hoạt động 3 (12’)
- GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn ở mục 2 trong SGK.
? Hãy xác định các phương tiện liên kết đoạn văn trong các ví dụ a, b, c?
? Em hãy cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ví dụ?
? Kể thêm các phương tiện liên kết đoạn văn, mà em biết?
- Hãy đọc lại đoạn văn ở mục 1.2 và cho biết:
? Từ “Đó” thuộc từ loại nào? Kể thêm một số từ cùng loại với từ “Đó”?
? Trước đó là thời điểm nào?
? Từ đó có tác dụng gì?
- GV yêu cầu học sinh đọc ví dụ.
? Tìm câu có tác dụng liên kết hai đoạn văn trong ví dụ?
? Vì sao nói đó là câu có tác dụng liên kết ?
? Qua các ví dụ, hãy cho biết khi nào cần liên kết đoạn văn? Muốn liên kết, ta sử dụng phương tiện nào? 
- Đọc đoan văn.
- Tìm và trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Trao đổi, trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Kể tên, nhận xét và bổ sung.
- Đọc
- Tìm kiếm, trao đổi và trả lời.
-Trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Dựa vào ghi nhớ và trả lời
- Đọc ví dụ
- Tìm và trả lời
- Trao đổi, trả lời
- Dựa vào ghi nhớ và trả lời
II. Cách liên két các đoạn văn trong văn bản
1. Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn
- Các phương tiện liên kết:
 a. Sau khâu tìm hiểu
 b. Nhưng
 c. Nói tóm lại
- Quan hệ ý nghĩa:
 a. Quan hệ liệt kê
 b. Quan hệ tương phản đối lập
 c. Quan hệ tổng kết, khái quát
- Từ “Đó” thuộc từ loại chỉ từ. (này, kia, ấy, nọ)
- Trước đó là thời quá khứ, còn trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người là thời điểm hiện tại.
- Tác dụng liên kết hai đoạn văn.
2. Dùng câu nối để liên kết hai đoạn văn
- Câu có tác dụng liên kết hai đoạn văn : “ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”
=> Vì câu trên nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ: “Bố đóng sách cho mà đi học” trong đoạn văn trên.
* Ghi nhớ 
+ Khi chguyển đoạn văn, Cần sử dụng các phương tiện liên kết để biểu hiện quan hệ ý nghĩa.
+ Dùng các phương tiện: Dùng từ ngữ và dùng câu nối.
Hoạt động 4 (8’)
- Gv cho học sinh đọc các đoạn văn trong bài tập, sau đó cho các em thảo luận và trả lời theo câu hỏi gợi ý trong SGK.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
* Sau khi học sinh trả lời, GV kết luận.
- Đọc bài tập, thảo luận và trả lời.
- Học sinh làm bài tập, trả lời trước lớp.
III. Luyện tập
Bài tập 1
a. Nói như vậy: Tổng kết
b. Thế mà: Tương phản
c. + Cũng: Nối tếp, liệt kê.
 + Tuy nhiên: Tương phản.
Bài tập 2
a. Từ đó
b. Nói tón lại
c. Nhưng
d. Thật khó trả lời
 4. Củng cố (2’)
 Ta có thể liên kết đoạn văn bằng cách nào? tìm một số phương tiện liên kết các đoạn văn?
 5. Hướng dẫn (2’)
 -Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ ngữ và câu văn được dùng để liên kết các đoạn văn trong một văn bản theo yêu cầu.
 - Học bài và làm bài tập 3.
 - Chuẩn bị bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ký duyệt của tổ trưởng tuần 4
 Ngàytháng.năm..
 Kiều Thị Phúc
Kí duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 4.doc