Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần 15. Tiết 57.

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của người chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.

3. Thái độ :

- Có tình cảm yêu quê hương đất nước , trân trọng , kính yêu những chí sĩ yêu nước .

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, sgk, sgv, , chân dung Phan Bội Châu .

2. Học sinh : Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước .

III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .

 

doc 36 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 15. Tiết 57.
 Vào nhà ngục quảng đông cảm tác 
 Phan Bội Châu
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của người chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, người mang chí lớn cứu nước, cứu dân, dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
2. Kĩõ năng:
- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.
3. Thái độ :
- Có tình cảm yêu quê hương đất nước , trân trọng , kính yêu những chí sĩ yêu nước .
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, sgk, sgv, , chân dung Phan Bội Châu .
2. Học sinh : Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước .
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :Khởi động.( 5’)
* Mục tiêu :
- Kiểm tra kiến thức, sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ . 
2.1 Theo em, trong thực tế đâu là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số ?
a. Đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của quốc gia của châu lục.
b. Đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, nhất là giáo dục đối với phụ nữ.
c. Đẩy mạnh sự phát triển văn hóa, xã hội quốc gia, châu lục.
2.2 Ý nào nói đúng nhất hậu quả của sự gia tăng dân số thế giới ?
a. Sự “ tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người .
b. Nền kinh tế thế giới bị giảm sút .
c. Mất ổn định chính trị trên toàn cầu .
d. Nền giáo dục của các nước nghèo nàn , lạc hậu .
3.Giới thiệu bài .
 Phan Bội Châu đã từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt năm 1912, cho nên khi bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt giam và biết chúng có ý định trao trả cho Pháp ông nghĩ rằng mình khó có thể thoát chết. Bởi thế, ngay từ đầu vào ngục (1914) Phan Bội Châu đã viết tác phẩm “Ngục Trung thư” nhằm để lại một bức thư tuyệt mệnh tâm huyết cho đồng bào, đồng chí. Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” trích trong tác phẩm đó.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh khái quát vài nét về tác giả , tác phẩm .(5’)
* Mục tiêu :
Giúp học sinh nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
 1. Cho học sinh xem chân dung Phan Bội Châu.
2. Nêu vài nét chính về tác giả Phan Bội Châu .
Nhấn mạnh : Ông vốn xuất thân từ nhà nho, nhưng lại là những người tiên tiến của thời đại mới mang dáng dấp của con người nghĩa khí, hào kiệt trượng phu, ông đau đớn, xót xa cho đồng bào đang chịu cảnh lầm than nô lệ -> lao vào cuộc đấu tranh bất chấp mọi gian khổ, hy sinh thậm chí phải đối diện với cái chết. Tác phẩm của ông nhiều thể hiện, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.
3.Bài thơ được sáng tác vào năm nào ? Trích trong tác phẩm nào ? Ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
4.Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm . (24’)
* Mục tiêu :
Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc; phân tích, cảm nhận được khẩu khí, giọng điệu thơ; phong thái của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
5. Hướng dẫn đọc nhịp 4/3
Câu 2 : 3/4 giọng hào hùng vang to. 
Câu 3-4 giọng thống thiết 
 Lưu ý giọng điệu bài thơ khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào hùng, thách thức, ung dung.
 - Đọc, lệnh học sinh đọc lại .
- Nhận xét .
6.Giải nghĩa từ “ hào kiệt” và “phong lưu”.
7. Tại sao bị kẻ thù bắt, nhốt trong nhà ngục mà tác giả vẫn xem mình là hào kiệt, nhất là vẫn phong lưu ?
8.Từ đó, tác giả có quan niệm sống như thế nào ? Em hiểu gì về quan niệm ấy ? Nhận xét gì về giọng thơ ở đây?
9.Thực ra, hoàn cảnh của tác giả lúc bấy giờ như thế nào ?
Bình : Chính tác giả đã kể rằng: Mình bị áp giải đi, nào xiềng tay, nào trói chặt”. Vào ngục bị giam “chung một chỗ với bọn tù xử tử” chứ đâu được đãi như khách ! Chỉ có điều bậc anh hùng không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục hoàn cảnh, họ đứng cao hơn sự cùm kẹp, đày đọa của kẻ thù, cảm thấy mình hoàn thành tự do, thanh thản về tinh thần. Đứng trước tình cảm đó mà Phan Bội Châu vẫn có giọng đùa vui. Đây cũng là giọng điệu rất quen thuộc trong văn thơ truyền thống.
Câu thứ hai như một nét cười . Nhịp thơ bỗng đổi từ 4/3 thành 3/4 . Người anh hùng quan niệm cuộc đời là những cuộc chạy trên đường xa . Để về đích thường khó có thể chạy liền một hơi, một mạch. Cần phải nghỉ ở vài chặng. Nhà tù chính là một trong những trạm nghỉ chân bất đắc dĩ đó. Nhà tù chính là nơi người tù yêu nước rèn luyện ý chí, suy nghĩ để rút ra những bài học, để khi được tự do lại tiếp tục trên con đường đấu tranh vì độc lập của đất nước. Bởi vậy biến cái rủi thành cái may, biến nhà tù thành nơi nghỉ ngơi trong ít lâu, thành trường học cách mạng, đã trở thành quan niệm sống đấu tranh của Phan Bội Châu nói riêng của các nhà cách mạng nói chung .
10. Em hiểu thế nào là “ khách không nhà” , “ người có tội” ? 
11. Giọng thơ của 2 câu này có gì khác so với 2 câu đề.
Diễn giải : Ông tự xem là khách không nhà trong bốn biển. Quả đúng như vậy. Từ 1905 cho đến 1914, trải 10 năm bôn ba khắp bốn phương trời, Phan Bội Châu đã sống cuộc đời gian lao tranh đấu đầy hiểm nguy, sóng gió, xa gia đình quê hương, đất nước. Bị bọn thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt từ năm 1912, Phan Bội Châu đã bị coi là một tội nhân đang bị truy lùng gắt gao .
Ông luôn xem mình là người có tội với dân với nước vì bao nhiêu năm bôn tẩu mưu tính trăm việc mà không nên một việc gì. Đó là nỗi đau lớn của người anh hùng cứu nước .
12. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5, 6 ? 
Đây là khẩu khí của người anh hùng, hào kiệt cho dù ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí cũng không dời đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời (Bủa ) vẫn có thể ngạo nghễ cười  (cười tan cuộc oán thù).
13.Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây ? Sử dụng biện pháp này có tác dụng gì ?
Lối nói khoa trương thường được dùng nhiều ở bút pháp lãng mạn, khiến con người không còn là con người thật, nhỏ bé, bình thường mà hết sức lớn lao, đến mức thần thánh.
14.Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ 2 câu thơ ấy ? 
15.Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây ? Tác dụng ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh tổng kết khái quát lại những giá trị vừa phân tích .(4’) 
* Mục tiêu :
Giúp học sinh khái quát lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
16.Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Nghệ thuật gì được sử dụng trong bài thơ ?
17.Bài thơ đã thể hiện phong thái và khí phách gì của nhà chísĩ yêu nước Phan Bội Châu ? 
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt yêu cầu bài tập .(5’)
* Mục tiêu : 
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc.
18.Lệnh học sinh đọc phần đọc thêm .
Hoạt động 6 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
- Chuẩn bị phần học : “Đập đá ở Côn Lôn” 
 + Đọc văn bản, xác định thể thơ, bố cục . 
 + Xác định phép đối, nghệ thuật, tư tưởng bài thơ.
 + So sánh chỗ giống và khác nhau giữa hai bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ở Côn Lôn” .
Thực hiện theo yêu cầu .
Nghe.
Quan sát .
Khái quát .
- Phan Bội Châu (1867 -1940 ) người làng Đan Nhiệm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Ông là nhà yêu nước cách mạng lớn đầu thế kỷ XX, từng xuất dương nhật Bản , Trung Quốc, Thái Lan mưu đồ sự nghiệp cứu nước .
- Là nhà văn, nhà thơ lớn.
- Tác phẩm của ông điều thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường .
Nghe.
Trình bày .
Xác định .
Thất ngôn bát cú đường luật (đã học ở lớp 7)
Nghe , đọc , nhận xét .
Giải nghĩa
Chú thích 1 , 2 ( sgk / Tr 147 ).
Trình bày .
Khẳng định tư thế và tinh thần, ý chí của người tù : vẫn không thay đổi , không giảm sút phẩm chất hào kiệt, lối sống phong lưu .
Xác định, nhận xét .
Quan niệm: “Chạy mỏi chân  ở tù” -> Chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên chặng đường bôn tẩu.
Xác định .
Rơi vào cảnh tù ngục.
Nghe
Trình bày .
Nhận xét .
Nghe.
Trình bày .
- Bủa tay : mở rộng vòng tay để ôm lấy .
- Kinh tế : kinh bang tế thế , trị nước cứu đời . Công việc của người quân tử, người anh hùng theo quan niệm của đạo Nho .
- Phép đối chặt chẽ : bủa tay – mở miệng ; ôm chặt – cười tan; bồ kinh tế – cuộc oán thù .
Xác định .
Lối nói khoa trương (nói quá) -> gây ấn tượng mạnh 
Nghe
Trao đổi đôi bạn .
Khẳng định tư thế hiên ngang của con người có ý chí gang thép mà kẻ thù không thể nào bẻ gãy còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình -> không sợ bất kì một thử thách gian nan nào.
Xác định .
Điệp từ “còn” -> lời nói trở nên dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định.
Trình bày .
- Giọng điệu hào hùng.
- Lối nói khoa trương, điệp ngữ.
- Phép đối chặt chẽ, giọng thơ hào sảng, đầy khí thế ngạo nghễ mà vui , dí dõm.
- Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
Trình bày .
Đọc .
Nghe .
2.1 c
2.2 a
I. Giới thiệu .
1. Tác giả .
 Phan Bội Châu (1867 - 1940) , là nhà thơ yêu nước, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn.
2. Tác phẩm.
- Trích “Ngục trung thư” (đầu 1914) khi ông bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam.
- Thể thơ : thất ngôn bát cú (Đường luật) .
II. Đọ ... å sung, giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại.
11. Dấu ngoặc kép.
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt, mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí .
II.Các lỗi thường về dấu câu.
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc (dấu chấm).
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc (nên dùng dấu phẩy).
3.Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết (dấu phẩy).
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu .
5. Ghi nhớ .
 ( Sgk / Tr 151 )
III.Luyện tập.
1. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
(,) (.), (.), (,) (:), (-), (!), (!), (!), (!), (,), (,), (.), (,), (.), (,), (,), (,), (.), (,), (:), (-), (?), (?), (!)
2. Phát hiện lỗi về dấu câu , thay vào đó dấu câu thích hợp.
a  mới về ? mẹ dặn là anh  chiều nay.
b sản xuất, có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”.
c  năm tháng, nhưng 
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 15. Tiết 60
Kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt .
1. Kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức đã học .
2. Kĩõ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, lựa chọn, so sánh, phân tích, diễn đạt .
3. Thái độ :
- Có ý thức đúng đắn trong học tập .
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Soạn đề, photo đề, đáp án, thang điểm .
2. Học sinh : Ôn tập tất cả các kiến thức phần Tiếng Việt đã học, giấy kiểm tra.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động .(2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tinh thần kiểm tra.
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Giới thiệu bài .
Tiết học hôm nay ta đi vào kiểm tra, đánh giá kết quả phần rèn luyện Tiếng Việt .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tiến hành kiểm tra . (42’)
* Mục tiêu :
Giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học; rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt , lựa chọn , so sánh , phân tích , diễn đạt; Có ý thức đúng đắn chấp hành kỉ luật trong kiểm tra.
1. Nêu mục đích, yêu cầu.
2. Phát đề – phần trắc nghiệm 
3. Thu bài làm phần trắc nghiệm.
4. Phát đề – phần tự luận 
5.Theo dõi, quan sát .
6. Thu bài làm phần tự luận .
7. Nhận xét .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (1’) 
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Thuyết minh về một thể loại văn học “
+ Đọc hai bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ở Côn Lôn” .
+ Hác định số câu, số tiếng, luật bằng, trắc, cách gieo vần .
+ Hiểu được khái niệm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Đọc lại truyện ngắn “ Lão Hạc” , xác định nhân vật, sự việc.
Nghe.
Nghe.
Nhận đề .
Nộp bài .
Nhận đề .
Nộp bài
Nghe .
Nghe.
TIÊU CHÍ RA ĐỀ
NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
Câu 1
Câu 2
Trường từ vựng 
Câu 2
Câu 1
Từ tượng thanh, từ tượng hình 
Câu11
Trợ từ , thán từ
Câu 8
Câu 4
Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội 
Câu 3
Tình thái từ
Câu 4
Câu 4
Nói quá
Câu12
Câu 6
Nói giảm , nói tránh 
Câu 5
Câu ghép
Câu 7
Câu 3
Dấu ngoặc đơn , dấu hai chấm 
Câu10
Câu 9
Dấu ngoặc kép
Tổng số câu hỏi
6
6
3
1
Tổng số điểm
1,5
1,5
3,5
3,5
Tỉ lệ
15%
15%
35%
35%
Toàn bài
Trắc nghiệm
30%
Tự luận 
70%
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Môn : Ngữ văn – Lớp 8
Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Hướng dẫn : Phần trắc nghiệm thí sinh làm bài trong vòng 15 phút, sau đó giáo viên thu bài, học sinh làm tiếp phần tự luận .
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ).
Trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách chọn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất, điền vào bảng đáp án phía dưới .
1. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp ?
a. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác .
b. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác .
c. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác .
d. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác .
2. Việc đặt tên và sắp xếp các từ ngữ vào các trường từ vựng như sau đúng hay sai?
(1) Tâm trạng của con người : buồn, vui, nghỉ ngơi, phấn khởi, sung sướng, rầu rĩ, tê tái, 
(2) Bệnh về mắt : quáng gà, cận thị, viễn thị, đau mắt đỏ, bụi mắt, 
(3) Các tư thế của người : nằm, ngồi, chạy, nhảy, bay, bò, bơi, đứng, cúi ,
(4) Mùi vị : thơm, cay, đắng, chát, ngọt, chua, the thé, nồng, hắc, nồng, lợ, tanh , 
a. Sai . b. Đúng . 
3. Thế nào là từ ngữ địa phương ?
a. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân .
b. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
c. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc .
d. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam .
4. Trong các câu sau đây, câu nào không sử dụng tình thái từ ? 
a. Những tên khổng lồ nào cơ ? 
b. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư ? 
c. Giúp tôi với, lạy Chúa ! 
d. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao .
5. Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì ? 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành .
 ( Quang Dũng , Tây Tiến )
a. Sự vất vả . b. Cái chết . 
 c. Sự nguy hiểm . d. Sự xa xôi .
6. Biện pháp nào được sử dụng trong khổ thơ sau : 
Mùa hạ đi rồi, em ở đây 
Con ve kêu nát cả thân gầy 
Sông Hương như mới vừa say khướt 
Tỉnh lại đi về trong gió may .
 ( Hiền Phương )
a. Nói quá . b. Nói giảm nói tránh. 
c. Điệp ngữ . d. Hoán dụ .
7.Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép ?
a. Hắn chửi trời và hắn chửi đời .
b. Không ai nói gì, người ta lảng dần đi .
c. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi .
d. Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim .
8. Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ ? 
a. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học .
b. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp .
c. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế .
d. Xe kia rồi ! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi ! 
9. Dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được dùng để làm gì ?
Với gần năm chục năm lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai, Nguyên Hồng đã để lại cho đời gần chục tập truyện ngắn, tiểu thuyết có giá trị, trong đó có bộ tiểu thuyết trường thiên “ Cửa biển” đồ sộ, gồm bốn tập ( Sóng gầm, 1961 ; Cơn bão đã đến, 1968 ; Thời kì đen tối, 1973 ; Khi đứa con ra đời, 1976 ) và bộ tiểu thuyết lịch sử “ Núi rừng Yên Thế” .
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp .
b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt .
c. Đánh dấu phần bình luận cho phần đứng trước .
d. Đánh dấu phần bổ sung cho phần đứng trước .
10. “ Có người cho rằng : Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” . Dấu hai chấm trong câu dùng để đánh dấu :
a. Phần giải thích .
b. Phần chú thích .
c. Phần thuyết minh .
d. Phần bổ sung trong chú thích .
11. Điền từ thích hợp vào chỗ trống ( . ) để hoàn thành khái niệm sau : 
. là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người .
12. Nối nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được một định nghĩa hoàn chỉnh .
A
B
 (1) Thán từ
(2) Tình thái từ
 (3) Nói quá
a. là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục thiếu lịch sự .
b. là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó .
c. là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm .
d. là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, . làm câu văn hấp dẫn và thú vị .
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
II. Tự luận . ( 7 điểm )
1. Chỉ ra các từ cùng tiểu trường từ vựng về hoạt động của người trong đoạn văn sau : ( 1 điểm )
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu .
 ( Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố )
2. Phân tích sơ đồ để biểu diễn mối quan hệ bao hàm sau : ( 1 điểm )
 Voi, hươu, bò
 	thú
 chim
 Cá rô, 
cá thu 
	cá
 Tu hú, sáo, két
	động vật
3. Hãy đặt một câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây : ( 1,5 điểm )
a. Bởi vì .. cho nên .
b. Giá  thì ..
c. Chẳng những . mà .
4. Viết một đoạn văn ( 7- 8 câu ) có dùng trợ từ, thán từ, tình thái từ. ( 3,5 điểm )
 HẾT .
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm . ( 3 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
c
a
b
d
b
a
d
c
d
a
Từ tượng thanh
(3) -c
II. Tự luận . ( 7 điểm )
( 1 điểm )
Tiểu trường từ vựng về hoạt động của con người : túm, ấn giúi, chạy, xô đẩy, ngã, thét .
( 1 điểm ) 
Động vật > chim, cá, thú > tu hú, sáo, két ; cá rô, cá thu; voi, hươu, bò .
( 1,5 điểm ) 
a. Bởi vì trời mưa cho nên đường rất trơn .
b. Giá Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ .
c. Chẳng những Hạnh học giỏi mà còn rất khéo tay .
4. ( 3,5 điểm ) 
Đoạn văn viết đúng yêu cầu, có sử dụng một trong những loại trợ từ, thán từ, tình thái từ 
IV. Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15(1).doc