Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :

 - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.

 - Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

B. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn bài, SGK, SGV, giáo án P. P

 - HS : SGK, giấy trong, bút lông.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

 1.Ổn định

 2. Kiểm tra :

 - Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn ?

 - Nêu công dụng của dấu hai chấm ?

 - Giải bài tập thêm.

 3. Bài mới :

 

doc 6 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 14
Tiết 53 : Dấu ngoặc kép 
Tiết 54 : Luyện nói: Thuyết minh về một 
 đồ dùng
Tiết 55-56 : Bài viết số 3 : Văn thuyết minh 
Ngày soạn : / / 
Tiết 53 - Tiếng Việt DẤU NGOẶC KÉP 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
 - Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, SGK, SGV, giáo án P. P
 - HS : SGK, giấy trong, bút lông. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1.Ổn định
 2. Kiểm tra :
 - Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn ? 
 - Nêu công dụng của dấu hai chấm ?
 - Giải bài tập thêm.
 3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
A.HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
 -Cho HS đọc đoạn trích a,b, c, d ở SGK.
-Lần lượt cho biết dấu ngoặc kép trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì ?
 -Từ các ví dụ trên, em hãy nêu công dụng của dấu hai chấm là được dùng trong những trường hợp nào?
 -Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
- Đọc các đoạn trích.
 a/ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
 b/ Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt
 c/ Từ ngữ có hàm ý mỉa mai
 d/ Đánh dấu tên của các vở kịch
-Tổng hợp và rút ra nhận xét để trả lời.
-Đọc ghi nhớ.
I BÀI HỌC 
 Công dụng của dấu ngoặc kép.
 * Ghi nhớ / 
 SGK
B.HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn làm bài tập.
Lần lượt hướng dẫn HS giải cac BT/SGK
*BT 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép:
 a/ Câu nói được dẫn trực tiếp
 b/ Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai “hầu cận ông lý”
 c/ Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác
 d/ Từ ngữ được dẫn trực tiếp cũng có hàm ý mỉa mai
 e/ Từ ngữ được dẫn trực tiếp từ hai câu thơ
 2/ Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép - Giải thích
 a/ Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo” (báo trước lời đối thoại)
 Dấu ngoặc kép ở “Cá tươi” và “tươi” (đánh dấu từ ngữ được dẫn lại)
 b/ Dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” báo trước lời dẫn trực tiếp
 Dấu ngoặc kép phần còn lại (đánh dấu trực tiếp)
 Đặt dấu hai chấm sau “bảo hắn” (Báo trước lời dẫn trực tiếp) 
 Dấu ngoặc kép phần còn lại (đánh dấu lời dẫn trực tiếp)
II. Luyện tập:
*BT 2: 
a.Đặt dấu hai chấm sau ( bao trước lời đối thoại), dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi” ( đánh dấu từ ngữ được dẫn lại)
b. Đặt dấu hai chấm sau chú Tiến Lê (đánh dấu lời dẫn trực tiếp), đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “ Cháu hãy...”
c. Đặt dấu hai chấm sau bảo hắn (báo trước lời dẫn trực tiếp), ), đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “Đây là...một sào.”
Lưu ý : Lời dẫn trực tiếp trong trường hợp này chính là lời của người nói (ông giáo) được dùng vào một thời điểm khác (lúc con trai lão Hạc trở về) 
*BT 3: Hai câu có ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau:
a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của chủ tịch HCM.
 b. Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn.
II. LUYỆN TẬP.
*BT 1.
*BT 2.
*BT 3.
C.HOẠT ĐỘNG 3 : 
 4. Củng cố : Cho HS đọc lại phần ghi nhớ. 
 5. Dặn dò : Học thuộc phần ghi nhớ.
 Làm bài tập 4, 5/ SGK 
 Chuẩn bị bài mới : “Luyện nói : Thuyết minh một thứ đồ dùng”
 ****************************************
Ngày soạn : / /
Tiết 54 - Tập làm văn LUYỆN NÓI : THUYẾT MINH VỀ 
 MỘT ĐỒ DÙNG 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức kĩ năng về cách làm bài văn thuyết -minh đã học.
 - Tạo điều kiện cho HS mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài, lập dàn ý và chuẩn bị bài thuyết minh về một đồ dùng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra :
 - Đề bài thuyết minh thường nêu điều gì ?
 - Để làm bài văn thuyết minh ta cần làm gì ?
 - Nêu bố cục bài văn thuyết minh ?
 3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
A.HOẠT ĐỘNG 1 : Đề bài, dàn bài 
-Cho HS đọc đề bài luyện nói
- Đề bài yêu cầu điều gì ?
 -Xác định các phích nước do những bộ phận nào tạo thành ?
- Bộ phận vỏ phích làm bằng gì ? Có tác dụng bảo quản ruột phích như thế nào ?
-Bảo quản và sử dụng phích như thế nào để khỏi vỡ, nước sôi không gây nguy hiểm cho trẻ em ?
-Dự kiến em sẽ sử dụng các phương pháp thuyết minh nào ?
B.HOẠT ĐỘNG 2 : Chia tổ tập nói.
-Cho HS tập nói theo tổ
-Theo dõi hoạt động của HS
C.HOẠT ĐỘNG 3 : HS trình bày trước lớp
-Chọn một số em (đại diện ở các tổ) trình bày trước lớp
-Mỗi em có thể trình bày một phần trong tổng thể, không nhất thiết mỗi em trình bày một bài trọn vẹn
-Hướng dẫn HS tập nói nghiêm túc, nói thành câu trọn vẹn, dùng từ đang có ý mạch lạc, phát âm rõ ràng, đủ âm lượng cho cả lớp nghe
-Hướng dẫn HS :
-Nhận xét về kiểu bài cách trình bày.
-Đánh giá hiệu quả của cách trình bày, ưu điểm, nhược điểm.
-Rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho bài viết. 
I.Đọc đề bài.
 -Thuyết minh về cái phích nước
-Trình bày công dụng cấu tạo, nguyên lý giữ nhiệt và cách bảo quản.
-Trả lời theo gợi ý ở SGK.
 -Tập nói theo tổ
-Trình bày.
-Nhận xét bài trình bày của bạn
-Nêu kinh nghiệm.
I. CHUẨN BỊ
 *Đề bài :
Thuyết minh về cái phích nước.
 1.Yêu cầu
 2.Quan sát, tìm
ý.
 3. Dàn ý
II. LUYỆN NÓI :
-Đại diện tổ trình bày.
-Nhận xét.
-Rút kinh nghiệm
D. HOẠT ĐỘNG 4 ;
 4. Củng cố : Nêu lại dàn ý bài văn thuyết minh 
 5. Dặn dò : Chuẩn bị “Viết bài TLV số 3 : Văn thuyết minh”
 ****************************************
Ngày soạn : / / 
Tiết 55-56 BÀI VIẾT SỐ 3 : VĂN THUYẾT MINH 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 Giúp học sinh tập dược làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Hướng dẫn HS lập dàn bài các đề tham khảo ở SGK và ôn lại phương pháp làm bài văn thuyết minh.
 - HS : Chuẩn bị dàn ý, ôn bài văn thuyết minh.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới : 
* Đề và tìm hiểu đề
 1/ Đề : Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi
 2/ Tìm hiểu đề :
 Thể loại : Văn thuyết minh
 Sự vật : Cây bút máy hoặc bút bi
 Phương thức : Trình bày, giới thiệu, giải thích về đặc điểm, tính chất, công dụng... Cây bút máy hoặc bút bi
 Phương pháp thuyết minh : Vận dụng 6 phương pháp đã học về phương pháp thuyết minh
 3/ Yêu cầu chung :
 a/ Thể loại :HS biết vận dụng lý thuyết của kiểu bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 b/ Nội dung :
 Thuyết minh về :
 + Đặc điểm của cây bút máy hoặc cây bút bi
 + Tính chất của cây bút máy hoặc cây bút bi
 + Công dụng, lợi ích của cây bút máy hoặc cây bút bi
 + Bày tỏ thái độ đối với sự vật
 c/ Hình thức : Bố cục ba phần rõ ràng.Chữ viết sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt.
 4. Biểu điểm :
 Điểm 9-10 : Bài làm đạt đầy đủ các yêu cầu trên
 Điểm 7-8 : Nắm được phương pháp làm bài văn thuyết minh một đồ dùng. Văn viết mạch lạc, ít mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.
 Điểm 5-6 : Bài làm trung bình, thuyết minh chưa đầy đủ theo yêu cầu, diễn đạt còn lủng củng, còn mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.
 Điểm 3-4 : Chưa nắm vững phương pháp. Thuyết minh còn sơ sài, diễn đạt còn nhiều hạn chế.
 Điểm 1-2 : Sai phương pháp, không hiểu đề, diễn đạt còn kém
*HS làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doc14.doc