Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến 8 - Tuần 2

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến 8 - Tuần 2

TUẦN 2

Tiết 5-6 TRONG LÒNG MẸ (Nguyên Hồng)

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp học sinh

- Giúp học sinh hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận tình yêu mãnh liệt của chú đối với mẹ.

- Bước đầu hiểu được vưn hồi kí và đặc sắc của thể loại này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thắm đượm chất trữ tình, lời văn tự nguyện, chân thành, truyền cảm.

II . LÊN LỚP:

1) Ổn định: kiểm tra sĩ số

2) Bài cũ : thế nào là chủ đề của văn bản ? Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản như thế nào ? Làm thế nào để viết 1 văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?

3) Bài mới: giới thiệu bài

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5 đến 8 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Ngày soạn:28/8/2009
Tiết 5-6	TRONG LÒNG MẸ	 	(Nguyên Hồng)
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp học sinh
- Giúp học sinh hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng, cảm nhận tình yêu mãnh liệt của chú đối với mẹ.
- Bước đầu hiểu được vưn hồi kí và đặc sắc của thể loại này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thắm đượm chất trữ tình, lời văn tự nguyện, chân thành, truyền cảm. 
II . LÊN LỚP:
1) Ổn định:	 kiểm tra sĩ số
2) Bài cũ :	 	thế nào là chủ đề của văn bản ? Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản như thế nào ? Làm thế nào để viết 1 văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
3) Bài mới:	 giới thiệu bài 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
Ghi bảng
*HĐ1: tìm hiểu tác giả – tác phẩm
- Học sinh đọc phần chú thích *
-Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả ?
- Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm và đoạn trích?
à GV bổ sung
I.Tác giả – tác phẩm:
SGK phần chú thích *
*HĐ2:tìm hiểu đoạn trích
- Học sinh đọc phần tóm tắt phần đầu tác phẩm “Những ngày thơ ấu”
-Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bố cục đoạn trích.
-Đoạn trích “trong lòng mẹ” có thể chia làm mấy đoạn? Ý chính mỗi đoạn?
-Học sinh đọc đoạn 1: từ đầu  người ta hỏi đến chứ.
-Đoạn văn có mấy nhân vật?
-Bé Hồng đang sống trong hoàn cảnh như thế nào ?
à GV : mất bố mẹ, Hồng chỉ còn chỗ dựa là họ hàng bên nội. Gần gủi với bé Hồng là bà cô, nhưng ta thấy bà cô có thái độ cư sử với Hồng ra sao?Chúng ta cùng phân tích tìm hiểu qua cuộc nói chuyện của bà cô với bé Hồng.
-Cuộc nói chuyện giữa bà cô và bé Hồng là nói về ai, về chuyện gì?
-Thái độ của bà cô vàbé Hồng có điều gì khác nhau? Tìm chi tiết, hình ảnh phân tích diễn biến tâm trạng của 2 nhân vật này? 
-Qua phần thảo luận, phân tích em hãy nêu nhận xét về nhân vật bà cô và chú bé Hồng, họ là những người như thế nào?
-Học sinh đọc đoạn còn lại.
-Buổi tan trường, mới thoáng thấy một bóng người ngồi gần trên xe kéo giống mẹ, Hồng có hành động gì? Vì sao Hồng làm thế?
- Trong đoạn “Nếu người quay trở lại là người khác .. tôi thẹn và còn tủi cực nữa ”. Giữa thẹn và tủi cực điều nào làm cho bé Hồng đau đớn hơn? Vì sao? 
- Tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện tâm trạng mình lúc này? Nghệ thuật được sử dụng của hình ảnh này? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
- Bao nhiêu nhớ thương, mong chờ  giờ đây Hồng đuổi theo mẹ, được gặp mẹ Hồng có hành động cử chỉ như thế nào?
- “Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, níu cả chân lại” những chi tiết miêu tả có phải Hồng đuổi theo xe mà đuối sức không? Hay vì cái gì?
- Đoạn trích này ta thấy Hồng có2 lần khóc. Một lần khi bà cô nói lời xúc xiểm đến mẹ và lần này khi gặp mẹ. Em hãy so sánh ý nghĩa của 2 lần khóc đó ?
- Tâm trạng của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ như thế nào ? Hãy phân tích nội dung – nghệ thuật sử dụng?
à GV: đây chính là diễn biến tâm trạng của 1 đứa trẻ. Cái vị ngọt của niềm hạnh phúc cứ lan tỏa trong tâm hồn. Tình mẹ con thiêng liêng gắn bó không gì ngăn cản được. Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi được ở trong lòng mẹ được diễn tả bằng cảm hứng say mê cùng những rung động vô cùng tinh tế . Chú bé Hồng bồng bềnh trôi đi trong cảm giác vui sướng rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của bà cô , những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cuộc đối thoại khi xa mẹ giữa bà cô và bé Hồng:
*Bà cô:
-Cười hỏi:
+mày có muốn  mợ mày không?
-Giọng vẫn ngọt:
+Sao không vào mợ mày phát tài lắm
+con mắt long lanh  cứ tươi cười kể 
à Thiếu tình thương, lạnh lùng, thâm hiểm , độc ác.
*Bé Hồng:
-Nhận ra ý nghĩa cay độc
-Cúi đầu không đáp
-Trả lời trái với lóng mình: “không! Cháu không muốn vào mợ mình cũng về”
-Lòng thắt lại mắt cay cay
-Cười dài trong tiếng khóc
-Khóc không ra tiếng
-giá như những cổ tục  nghiền cho kì nát vụn mới thôi.
à Đau đớn, uất ức, thương yêu mẹ, căm ghét cổ tục.
2.Khi gặp mẹ, ngồi trong lòng mẹ:
-Liền đuổi theo gọi bối rối
-Aûo ảnh .. người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
à Nỗi khát khao được gặp mẹ thật mãnh liệt.
Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
Òa lên khóc nức nở.
à Xúc động, vui sướng khi được gặp mẹ.
-Phải lặng vào lòng mẹ  có một êm dịu vô cùng.
à Cảm giác sung sướng cực điểm của đứa con khi ở trong lòng mẹ.
à Tình yêu thương mẹ, sự sung sướng hạnh phúc của đứa con xa mẹ, khát khao tình mẹ nay được thỏa nguyện 
*HĐ3: tổng kết 
-Nhận xét gì về đặc sắc nghệ thuật của chương hồi kí này? 
-Niềm vui được gặp mẹ thật cảm động – Qua đó em thấy bé Hồng là người như thế nào?
III. Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/21
4) Củng cố: - chương truyện này đã giúp em hiểu được điều gì?
5) Dặn dò:	 - Học thuộc ghi nhớ – Tập phân tích lại diễn biến tâm trạng của bé Hồng
Viết đoạn văn nói về tình cảm của em đối với mẹ
Soạn bài: Trường từ vựng
Ngày soạn: 28/8/2009
Tiết 7 	 TRƯỜNG TỪ VỰNG 	 
 I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp học sinh
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản. 
- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ 
II . LÊN LỚP:
1) Ổn định:	 kiểm tra sĩ số
2) Bài cũ :	 	Em hiểu biết gì về đoạn trích “Trong lòng mẹ” sau khi tìm hiểu ?
3) Bài mới:	 giới thiệu bài 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
Ghi bảng
*HĐ1: tìm hiểu thế nào là trường từ vựng
- Gọi học sinh đọc đoạn văn của Nguyên Hồng ở SGK 
- Các từ in đậm đều có nét chung gì về nghĩa?
- Nét chung về nghĩa thì có trường từ vựng không?
- Các em thử tìm từ của trường từ vựng của dụng cụ “nấu nướng” và “chỉ số lượng”.
I. Thế nào là trường từ vựng:
VD: mặt mắt , da, gò má, đùi , đầu, cánh tay, miệng à bộ phận cơ thể con người.
à Những từ cso nét chung về nghĩa à trường từ vựng.
*ghi nhớ: SGK/21
*HĐ2: những điều lưu ý
- Các em hãy tìm những từ của trường từ vựng về “Bộ phận của mắt”,“Đặc điểm của mắt”,”Hoạt động của mắt”
-Qua ví dụ, hãy nhận xét về cấp độ các trường trên với từ mắt?
-Cho biết từ loại của các trường từ vựng trên? Từ đó em có nhận xét gì về từ loại của các trường từ vựng trên?
- Hãy quan sát VD về từ “ngọt” cho biết nó có máy nghĩa? Vạy từ “ngọt” được gọi là từ gì?
- Mỗi nghĩa của nó có trường từ vựng không?
- Vậy em rút ra nhận xét gì về từ ngọt trong các trường từ vựng về mùi vị, âm thanh, thời tiết?
- Gọi học sinh đọc VD (d) ở SGK/22
- Các từ in đậm thường dùng cho đối tượng nào trong cuộc sống?
- Những đoạn văn tác giả dùng cho đối tượng nào?
- Đây là bút pháp nghệ thuật gì?
- Tác giả làm cách nào để dùng NT nhân hóa trong đoạn văn?
- Như vậy trong văn thơ, cũng như trong cuộc sống hàng ngày, để tăng thêm tính nghệ thuật cho ngôn từ người ta làm cách nào?
II. Lưu ý: 
VD: - mắt :
+bộ phận : lòng đen, trắng, con ngươi 
+Hoạt động:nhìn,liếc,dòm 
+Đặc điểm: đờ đẫn, lờ đờ, mù lòa  
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt về từ loại.
VD: -Ngọt
+TRường mùi vị
+Trường âm thanh
+Trường thời tiết
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
VD: tưởng, mừng, chực, ngoan, cậu vàng à trường từ vựng người
à trường từ vựng thú vật
- Chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính ngệ thuật của ngôn từ (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ )
*HĐ3: luyện tập
III. luyện tập
1. Trường ruột thịt: thầy, mẹ, con, 
mợ, cô, cháu
2. Dụng cụ đánh bắt thủy sản.
-Dụng cụ để đựng
- Hoạt động của chân.
-Trạng thái tâm lí.
4) Củng cố: - Thế nào là trường từ vựng? trường từ vựng có những điểm nào lưu ý cần nắm?
5) Dặn dò:	 - Học thuộc ghi nhớ,làm bài tập 
Soạn bài: “Bố cục của văn bản “
+Đọc văn bản “người thầy đạo cao đức trọng” – soạn câu trả lời cho các câu hỏi.
+Xem lại văn bản “tôi đi học” , “Trong lòng mẹ”.
Ngày soạn : 28/8/2009
Tiết 8	 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN 	 
 I . MỤC TIÊU BÀI HỌC: giúp học sinh
- Giúp học sinh hiểu và biết cách sắp xếp các nội dung trong văn bản . Đặc biệt là trong phần thân bài sao cho mạch lạc , phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
II . LÊN LỚP: 1) Ổn định:	 kiểm tra sĩ số
2) Bài cũ :	 - Thế nào là trường từ vựng? Cho VD - Nêu những điều lưu ý về trường từ vựng
3) Bài mới:	 giới thiệu bài 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
Ghi bảng
*HĐ1: ôn lại kiến thức về bố cục của văn bản 
- Cho học sinh đọc văn bản “người thầy đạo cao đức trọng”.
- Văn bản trên gồm có mấy phần? Tìm chỉ ra ranh giới từng phần?
-Cho biết nhiệm vụ của mỗi phần trong văn bản ?
- Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản?
- Từ việc tìm hiểu văn bản trên , em hãy cho biết bố cục văn bản gồm mấy phần? Nội dung mỗi phần? Các phần trong văn bản phải như thế nào? 
I. Bố cục của văn bản 
VB: người thầy đạo cao đức trọng - Bố cục
1. “Oâng Chu Văn An  danh lợi” à MB
2. “Học trò  vào thăm” à TB
3.”Khi ông  thương tiếc”à KB
à VB thường có bố cục 3 phần
*HĐ2: tìm hiểu cách sắp xếp, bố trí phần thân bài
- Xem lại văn bản “Tôi đi học” cho biết chủ đề của văn bản và xác định 3 phần MB, TB, KB của văn bản ?
Phần TB của văn bản , sự hòi tưởng được tác giả sắp xếp qua những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào?
-Đoạn trích “trong lòng mẹ” chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của bé Hồng ở phần TB?
- Với bản thân em, khi tả người , đồ vật, con vật, phong cảnh  em sẽ lần lượt miêu tả như thế nào ?Hãy kể 1 số trình tự thường gặp mà em biết?
-GV: phần TB trong văn nghị luận thường trình bày các ý làm sáng tỏ cho luận đề, người ta cũng cần sắp xếp các ý theo trình tự nhất định.
-Hãy phân tích cách trình bày các ý làm sáng tỏ luận đề “Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng”
-Từ những kết quả trên, em hãy cho biết việc sắp xếp nội dung ở phần TB tùy thuộc vào yếu tố nào? 
-Các ý trong phần TB thường được sắp xếp theo trình tự nào?
-Dù theo trình tự nào đi nữa, mục đicgh cuối cùng là gì?
II Bố trí , sắp xếp nội dung phần thân bài:
1. Văn bản “Tôi đi học”
- Những cảm xúc trên đường đến trường.
-Những cảm xúc khi đến trường.
- những cảm xúc khi vào lớp.
à Sắp xếp theo trình tự thời gian
2. Văn bản “trong lòng mẹ”
- Tình cảm yêu thương mẹ và thái độ căm ghét những cổ tục đầy đọa mẹ.
- Niềm vui sướng tột độ khi được ở trong lòng mẹ.
à Sắp xếp theo diễn biến tâm trạng theo trình tự của vấn đề.
3. Văn bản miêu tả: phong cảnh 
-Ngoài à trong
- Xa à gần à thật gần
à Sắp xếp theo trình tự không gian.
à Nội dung trình tự mạch lạy, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc
*HĐ3: ghi nhớ 
Cho học sinh đọc ghi nhớ.
III. Ghi nhớ : SGK/25
*HĐ4: luyện tập :-Cho học sinh đọc 3 đoạn văn ở bài tập 1 – chỉ ra cách trình bày các ý ở mỗi đoạn.
-Chia lớp 4 nhóm thảo luận – trình bày bài tập 2.
III. Luyện tập:
1. a/ Theo trình tự không gian xa à gần à tới nơi à xa dần.
b./ Theo trình tự không gian Ba Vì à xung quanh Ba Vì
4) Củng cố: Trình bày lại bố cục của văn bảnvà cách sắp xếp bố trí phần thân bài. 
5) Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ - Soạn bài: Tức nước vỡ bờ
+Tìm những chi tiết mieu tả hành động, lời nói của tên cai nô lệ. Nhận xét về nhân vật
+Tìm chí tiết thể hiện diễn biến tâm lí của chị Dậu . Nhận xét, cảm nhận sự thay dổi diễn biến tâm lí chị Dậu

Tài liệu đính kèm:

  • doc8-2.doc