Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Tiết 49 : BÀI TOÁN DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức :

 - Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

 - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng đọc và phân tích lập luận: chứng minh – giải thích trong một văn bản nhật dụng.

 3. Thái độ :

 - Giáo dục học sinh có ý thức vận động người thân thực hiện.

II. CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của GV:

 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học

 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;

 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi bố cục của văn bản

 2.Chuẩn bị của HS:

 - Học bài cũ Ôn dịch, thuốc lá

- Soạn bài mới theo câu hỏi trong SGK.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 13 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5.11.2009 Tuần 13
Tiết 49 : BÀI TOÁN DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : 
 - Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
 - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng đọc và phân tích lập luận: chứng minh – giải thích trong một văn bản nhật dụng.
 3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức vận động người thân thực hiện.
II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi bố cục của văn bản
 2.Chuẩn bị của HS: 
 - Học bài cũ Ôn dịch, thuốc lá
- Soạn bài mới theo câu hỏi trong SGK.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 *Câu hỏi: Hãy nêu tác hại của thuốc lá đối với con người?
 *Gợi ý trả lời: -Thuốc lá hủy hoại sức khỏe con người.
 + Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút.
 (Chất hắc ín làm tê liệt các lông mao vòm họng, phế quản gây ho hen, viêm, ung thư. Chất o xít cac –bon thấm vào máu không cho tiếp nhận ô – xi. Chất ni-cô-tin làm co thắt các động mạch gây huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim...) 
 +Khói thuốc lá đầu độc những người xung quanh(đau tim mạch, ung thư, đẻ non, thai nhi yếu)
 3 Giảng bài mới :
 a. Giới thiệu bài : (1’)
 Sự gia tăng dân số là một thực tế đáng lo ngại của các nước trên thế giới và nhất là Việt Nam. Đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống đói nghèo, lạc hậu. Việc gia tăng dân số đòi hỏi phải hạn chế là đòi hỏi sống còn của nhân loại.
 b.Tiến trình bài dạy :	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về VB.
I.Tìm hiểu chung về VB:
1.Đọc văn bản và chú thích:
*Hướng dẫn HS đọc văn bản: 
-Yêu cầu đọc to,rõ ràng chú ý câu cảm,con số,từ phiên âm
-Nghe hướng dẫn đọc
-Đọc mẫu 1 đoạn,gọi HS đọc
-2-3 HS đọc tiếp nối theo yêu cầu của GV
-Gọi HS trả lời một số từ trong chú thích
-HS căn cứ vào chú thích trả lời:
Tuổi cập kê;Phu quân ;Cấp số nhân;Kinh thánh
sTheo em,có thể gọi “Bài toán dân số” là văn bản nhật dụng không?Vì sao? 
4Cá nhân HS nêu nhận xét:
Là văn bản nhật dụng,vì văn bản này đề cập đến một vấn đề thời sự vừa cấp thiết vừa lâu dài của 
 2. Kiểu loại văn bản:
Văn bản nhật dụng
đời sống nhân loại,đó là vấn đề gia tăng dân số , kế hoạch hóa gia đình và hiểm họa của nó.
sBài toán dân số thuộc phương thức biểu đạt nào? Vì sao em biết?
4Viết theo phương thức lập luận kết hợp với thuyết minh và biểu cảm .Vì mục đích của bài này là bàn về vấn đề dân số,nhưng trong khi bàn luận,tác giả kết hợp kể, thuyết minh bằng tư liệu thống kê,so sánh kèm theo thái độ đánh giá
3.Phương thức biểu đạt :
Phương thức lập luận kết hợp với tự sự, thuyết minh và biểu cảm . 
s Xác định bố cục của văn bản? 
- Sau khi HS trình bày xong bố cụcGV treo bảng phụ về bố cục văn bản. 
4Cá nhân HS phát hiên:
Bố cục: 3 phần
-Mở bài( từ đầu  mắt ra)-> Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình
-Thân bài ( tiếp theo đếnô 31 của bàn cờ) ->làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
-Kết bài ( còn lại)->kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số. 
4.Bố cục văn bản: 3 phần
-Mở bài: Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình
-Thân bài :làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
-Kết bài : kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số. 
15’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
II. Tìm hiểu chi tiết:
-Gọi HS đọc lại mở bài
-HS đọc lại mở bài
1.Nêu vấn đề về bài toán dân số: 
s Bài toán dân số,theo tác giả thực chất là vấn đề gì? Điều gì đã làm tác giả sáng mắt ra? 
4Cá nhân HS phát hiện:
Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. 
Bài toán dân số thực chất là vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình .Vấn đề này được đặt ra từ thời cổ đại. 
-GV hướng dẫn HS thảo luận 
sEm hiểu thế nào về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình?
-HS thảo luận nhóm,kết luận:
4Dân số là số người sinh sống trên phạm vi quốc gia, châu lục. 
-Gia tăng dân số là nguyên nhân đói nghèo, lạc hậu. 
-Kế hoạch hoá gia đình tức là vấn đề sinh sản.
Gọi HS đọc lại thân bài
HS đọc lại thân bài
2.Làm rõ bài toán dân số:
s Phần thân bài, tác giả đã làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá như thế nào? 
sCó thể tóm tắt bài toán cổ như thể nào?
4 Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ. 
-Bài toàn dân số được tính toán từ một chuyện trong kinh thánh. 
-Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người.
4Có 1 bàn cờ gồm 64 ô,đặt vào ô thứ nhất 1 hạt thóc,ô thứ 2 đặt 2 hạt,các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi
- Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt trái đất
-Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ.
sTại sao có thể hình dung vấn đề dân số qua hai bài toán cổ này?
4 Con số trong bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người sinh ra trên trái đất theo cấp độ này là con số khủng khiếp. 
-Con số trong bài toán cổ tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người sinh ra trên trái đất là con số khủng khiếp. 
s Tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? 
4 So sánh số thóc và dân số đều tăng, những số liệu mỗi gia đình chỉ sinh hai con đến 1995 dân số trái đất là 5,63 tỉ, xấp sỉ ô thứ 30 của bàn cờ. 
s Theo thông báo của Hội nghị Cai-Nô, châu lục nào có tỷ lệ sinh con cao? Em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này?
sEm có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?
4Châu phi, châu Á trong đó có Việt Nam đông dân nhất. Tốc độ tăng dân số lớn nhất. Nhiều nước trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu. 
4Cá nhân HS kết luận:
Tăng dân số quá nhanh kìm hãm sự phát triển xã hội, là nguyên dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu. 
- Châu Á, châu phi trong đó có Việt Nam nước đông dân nhất.Tốc độ tăng dân số lớn nhất. Nhiều nước trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu. 
->Tăng dân số quá nhanh kìm hãm sự phát triển xã hội, là nguyên dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu. 
3.Kết luận vấn đề:
sEm hãy nhận xét cách kết bài của tác giả?
4Cá nhân HS kết luận:
Kết bài vừa tập trung hướng vào chủ đề vừa nâng cao tầm quan trọng của vấn đề làm cho người đọc thấy rõ vai trò quan trọng của nó.
sVấn đề tác giả kết luận cần hiểu là gì?
4Cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số trên cả hành tinh; Mọi người cần thấy trách nhiệm của mình trong việc hạn chế bùng nổ dân số.Đây là vấn đề của toàn nhân loại “tồn tại hay không tồn tại của chính loài người”
-Cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số trên cả hành tinh;
-“Tồn tại hay không tồn tại”là phụ thuộc vào vấn đề dân số.Đây là con đường tồn tại của chính loài người.
3’
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
III- Tổng kết:
s Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì? 
4 Thảo luận nhóm. 
-Sự gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống đói nghèo, lạc hậu. Gia tăng dân số là hiểm họa
-Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại. 
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-HS đọc ghi nhớ SGK/132
(Ghi nhớ SGK/132)
7’
Hoạt động 4: Luyện tập.
IV- Luyện tập:
-Gọi HS đọc lần lượt các bài tập
-HS trình bày lần lượt các bài tập
sCon đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số ? Vì sao?
4 Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ thoát khỏi áp bức và ngu dốt, không còn phụ thuộc vào kẻ khác.
-Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số.
Bài 1:
Phát triển giáo dục,nâng cao dân trí.Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số.
s Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức đối với tương lai?
4 Dân số tăng, thu hẹp môi trường sống của con người, con người thiếu đất sống. 
-Dân số tăng đi liền hiểm họa đạo 
Bài 2:
Dân số tăng, thu hẹp môi trường sống của con người, con người thiếu đất sống. 
đức, kinh tế, văn hoákìm hãm sự phát triển của cá nhân và đồng loại.
-Dân số tăng đi liền hiểm họa đạo đức, kinh tế, văn hoá
-Hướng dẫn HS làm BT 3
-Đọc kĩ câu hỏi BT3 và làm bài
Bài 3:
 -GV gợi ý:Lấy số dân ở thời điểm tháng 9/2003 trừ đi số dân của thế giới năm 2000.Rồi lấy kết quả chia cho số dân của VN.Làm như vậy,chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi:Từ năm 2000 đến tháng 9/2003 số người trên thế giớ tăng bao nhiêu và gấp bao nhiêu lần dân số VN hiện nay.
-HS tính toán bài toán dân số theo số liệu yêu cầu
2’
Hoạt động 5: Củng cố.
sEm có hiểu biết gì về sự gia tăng dân số ở địa phương em và tác động của nó tới đời sống kinh tế,văn hóa?
4Cá nhân HS nêu ý kiến nhìn nhận thực trạng ở địa phương mình
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 * Bài vừa học: 	
 - Về nhà :
 Hoàn thành các bài tập vào vở.
 Viết bài nêu ý kiến nhìn nhận thực trạng vấn đề sự gia tăng dân số ở địa phương em
 * Bài mới: Chuẩn bị “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”cụ thể:
 - Tìm hiểu công dụng của hai loại dấu câu trên và biết cách sử dụng hai loại dấu câu này
 - Thực hiện phần luyện tập theo sự hiểu biết của em.
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:	
.
Ngày soạn : 5.11.2009 Tuần 13
Tiết 50 : DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : 
 - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
 - Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.
 - Tích hợp phầnvăn văn bản bài toán dân số, phần tập làm văn : đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết văn bản
3 Thái độ :
 - Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng dấu câu trong khi tạo văn bản.
II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi các ví dụ SGK.
 2.Chuẩn bị của HS: 
 - Học bài cũ Câu ghép.
- Soạn bài mới theo câu hỏi trong SGK.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 *Câu hỏi: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép? Cho ví dụ?
 *Gợi ý trả lời: Những quan hệ thường gặp:
 Nguyên nhân;Điều kiện;Tương phản;Tăng tiến;
 VD: Vì trời mưa nên đường rất trơn (Nguyên nhân – kết quả)
 3.Giảng bài mới :
 a. Giới thiệu bài : (1’)
 Trong các văn bản nhằm để diễn đạt với một mục đích người ta phải kết hợp với dấu câu. Nhằm hiểu rõ công dụng các dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm và việc kết hợp dấu câu với các ý nghĩa phù hợp tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
 b.Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘ ... : con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết
4Cá nhân HS phát hiện:
Vì đề không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm. Chỉ yêu cầu giới thiệu,thuyết minh, giải thích, 
 trình bày tri thức về đối tượng
-Thảo luận nhóm ,trả lời :
VD: -Giới thiệu một bức tranh
-Thuyết minh về lọ hoa
-Giới thiệu về ngôi trường em
 -Đối tượng thuyết minh:
a) Gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam 
b) Một tập truyện .
c) Chiếc nón lá Việt Nam .
d) Chiếc áo dài Việt Nam
e) Chiếc xe đạp .
g) Đôi dép lốp trong kháng chiến 
h) Một di tích , thắng cảnh nổi tiếng của quê hương 
i) Một giống vật nuôi có ích 
k) Hoa ngày Tết ở Việt Nam.
l) Một món ăn dân tộc 
m) Tết Trung thu .
n) Một đồ chơi dân gian .
- Đối tượng thuyết minh thường là: con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết
=>Đề văn thuyết minh nêu đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
12’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh.
II . CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH:
Yêu cầu HS đọc bài văn Xe đạp
-1HS đọc ,cả lớp theo dõi
1-Ví dụ tìm hiểu:
Bài văn Xe đạp
s Xác định đối tượng thuyết minh của bài văn ?
 s Đây có phải là đề miêu tả không ?
4 Chiếc xe đạp . Đề không có chữ thuyết minh, nhưng phải thuyết minh.
4Đề văn không yêu cầu miêu tả, vì nếu miêu tả thì phải tả một chiếc xe cụ thể (loại xe, màu xe, xe của ai) .Đề văn này chỉ yêu cầu trình bày xe đạp như một phương tiện giao thông ( cấu tạo, tác dụng, cách sử dụng) 
a.Đối tượng thuyết minh :
 Chiếc xe đạp 
s Bài văn có bố cục mấy phần? Chỉ ra từng phần? Nêu nhiệm vụ từng phần?
4Cá nhân HS kết luận:
Bài văn có 3 phần :
- Mở bài :Từ đầu “sức người”
- Thân bài: “Xe đạp” đến “tay cầm”
b-Bố cục:Bài văn có 3 phần 
-Mở bài : Giới thiệu khái quát về xe đạp
- Thân bài : Giới thiệu cấu tạo của xe đạp, nguyên tắc hoạt động của nó 
* Các bộ phận chính:
-Hệ thống truyền động
- Kết bài : Phần còn lại
-Hệ thống điều khiển
 -Hệ thống chuyên chở
* Các bộ phận phụ:
Chắn bùn,chắn xích, đèn,
Chuông ,
- Kết bài : Nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam và trong tương lai
s Phần Mở bài giới thiệu chung về xe đạp như thế nào ?
4Mở bài giới thiệu xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến .
 sPhần Thân bài giới thiệu về cấu tạo của xe đạp, thì phải dùng phương pháp gì ? 
4Ở đây tác giả đã dùng phương 
pháp phân tích , chia một sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để lần lượt giới thiệu :
-Hệ thống truyền động
-Hệ thống điều khiển
 -Hệ thống chuyên chở
c-Phương pháp thuyết minh:
-Phương pháp phân tích 
-Phương pháp liệt kê 
-Phương pháp nêu định nghĩa,
giải thích 
-Phương pháp dùng số liệu 
s Ngoài phương pháp phân tích, bài văn còn dùng các phương pháp nào để thuyết minh ?
4Trao đổi nhóm nhỏ tìm hiểu:
-Phương pháp liệt kê (khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau )
-Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích (xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi)
-Phương pháp dùng số liệu (đường kính bánh xe thường là 650mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay 1 vòng thì bánh xe đã lăn đựơc 1 quãng dài) 
s Nhận xét ngôn từ, lời văn trong bài ? 
4Ngôn từ chính xác, dễ hiểu
d-Ngôn từ : chính xác, dễ hiểu
sQua ví dụ tìm hiểu, em có kết luận gì về cách làm bài văn thuyết minh?
4Trả lời dựa vào ghi nhớ ý 2 và 3 (SGK/140)
2.Ghi nhớ:
 (SGK/140)
15’
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
III-LUYỆN TẬP:
Lập ý và dàn ý cho đề bài: “ Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”
sEm hãy xác định đối tượng thuyết minh và phạm vi tri thức thuyết minh đối tượng?
 4Đối tượng : chiếc nón lá Việt Nam”
-Phạm vi tri thức về đối tượng:
+ Hình dáng,màu sắc;
+ Nguyên liệu làm nón;
+Cách làm;
+ Nơi thường sản xuất;
+Các bộ phận của nón;
+Giá trị sử dụng của nón;
+Giá trị văn hóa của chiếc nón
+Ý nghĩa biểu tượng của nón lá Việt Nam
sEm sẽ sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
 4Vận dụng kết hợp các phương pháp như :Nêu định nghĩa,giải thích, liệt kê,phân loại ,phân tich,so sánh
*Tổ chức cho HS lập dàn ý 
-Dựa vào dàn ý tham khảo thảo luận nhóm lập dàn ý chi tiết
 Dàn ý
1- Mở bài:
Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người VN.
1- Mở bài: Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người VN.
2-Thân bài:
a. Giới thiệu khái quát chiếc nón:
+ Hình dáng,màu sắc;
+ Nguyên liệu làm nón;
+Cách làm;
+ Nơi thường sản xuất;
+Các bộ phận của nón;
+Giá trị sử dụng của nón;
+Giá trị văn hóa của chiếc nón
b.Ý nghĩa biểu tượng của nón lá Việt Nam
3- Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam.
-Cần giữ gìn nghề làm nón,nét đẹp văn hóa người Việt như thế nào?
2-Thân bài:
a. Giới thiệu khái quát chiếc nón:
b.Ý nghĩa biểu tượng của nón lá Việt Nam
3- Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam
2’
Hoạt động 4: Củng cố.
-Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học
-Trả lời theo các ý trong phần ghi nhớ
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 * Bài vừa học: 	
 - Về nhà : Hoàn thành việc lập dàn ý và viết thành bài văn thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam
 * Bài mới: Chuẩn bị bài Chương trình địa phương ( phần Văn ).Cụ thể:
 -Lập bảng theo các mục như hướng dẫn trong SGK
 -Sưu tầm văn thơ địa phương em
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:	
.
Ngày soạn : 7.11.2009 Tuần 13
Tiết 52 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần văn)
I MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức : 
 - HS bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học của địa phương.
 - Qua việc chọn chép một bài thơ hoặc một bài văn viết về địa phương vừa củng cố tình cảm quê hương, vừa bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình và tuyển chọn văn thơ.
 - Tích hợp phần Tiếng việt bài dấu ngoặc kép, phần tập làm văn luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng hệ thống hoá và tuyển chọn văn thơ theo những tiêu chuẩn nhất định
 3.Thái độ : Giáo dục học sinh tình yêu quê hương.
 II. CHUẨN BỊ :
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Soạn giáo án .Bảng phụ ghi tên nhà văn, nhà thơ Bình Định
 2.Chuẩn bị của HS: 
 - Học bài cũ Bài toán dân số.
 - Soạn bài mới theo câu hỏi trong SGK .Sưu tầm các tác giả, tác phẩm viết về Bình Định.
 III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 *Câu hỏi: 
 H ? Tác giả đã làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình trong văn bản Bài toán dân số như thế nào?
 *Gợi ý trả lời: 
 -Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ.
 -Con số trong bài toán có tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người sinh ra trên trái đất là con số khủng khiếp
 -Châu Á, châu Phi trong đó vó Việt Nam là những nước đông dân. 
3 Giảng bài mới :
a- Giới thiệu bài : (1’)
Trong thực tế một số các em không biết quê mìnhở đâu do gia đình đã rời khỏi quê hương từ lâu. Với hướng tìm hiểu những tác giả văn học ở địa phương và tác phẩm văn học viết về địa phương cần dựa vào quê cũ. 
 b-Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
20’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các tác giả địa phương
I-Danh sách các nhà văn,
 nhà thơ Bình Định:
-GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ địa phương
-HS thảo luận nhóm ,ghi và bổ sung hoàn chỉnh các mục theo yêu cầu đã chuẩn bị ở nhà
GV bổ sung,treo bảng phụ có ghi nội dung mục (I)
HS ghi vào vở
GV nói thêm về hai nhà thơ có tiểu sử đặc biệt: Xuân Diệu,Hàn Mặc Tử
1.Xuân Diệu: Cha Ngô Xuân Thọ, Quê Xã Trảo Nha, Huyện 
Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh . Vào Bình Định dạy học. Mẹ Nguyễn Thị Hiệp vợ kế của cha làm nước mắm ở Gò Bồi. Ông sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại Gò Bồi, Tùng Giản, Tuy Phước, Bình Định. 
-Tác Phẩm: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn Quốc Kỳ (1945), Hội nghị non Sông (1946)
2.Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912-1940) tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình. 
Năm 1920, Hàn Mặc Tử theo gia đình vào học ở Tiểu Hạ Sa Kỳ, Quy Nhơn. Sau đó học ở Bồng Sơn, rồi trở về học ở Sa Kỳ. 
Năm 1926, thân sinh mất ở Huế, ông theo mẹ vào Quy Nhơn Làm thơ với bút hiệu Minh Duệ Thị. 
Năm 1928, ra học trường Pellerin ở Huế đổi bút hiệu Phong Trần. 
Năm 1932-1933 làm việc Sở Đạc Đền Quy Nhơn Có thơ đăng báo Tiếng Dàn, Phụ nữ Tân Văn. 
Năm 1934, vào Sài Gòn làm báo lấy bút hiệu Lệ Thanh, rồi Hàn Mặc Tử yêu Hoàng Cúc, quen thân Mộng Cầm.
-Các tác phẩm: đau thuơng (thơ điên), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên
15’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS sưu tầm văn thỏ nói về Bình Định.
II. Sưu tầm văn thơ viết về địa phương Bình Định:
Gọi HS trình bày bài thơ, bài văn viết về địa phương mà mình sưu tầm. 
GV đọc cho HS nghe bài thơ của Xuân Diệu nói về quê hương “Cha đàng ngoài mẹ đàng trong”
-2,3 HS trình bày bài thơ, bài văn viết về địa phương mà mình thích. 
-HS trao đổi ý kiến về những tác phẩm ấy. 
 - Bài thơ của Xuân Diệu nói về quê hương “Cha đàng ngoài mẹ đàng trong”
2’
Hoạt động 3: Củng cố.
- Yêu cầu HS tiếp tục sưu tầm văn thơ viết về quê hương Bình Định.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ )
 * Bài vừa học: 	
 - Về nhà : Sưu tầm văn thơ ghi vào sổ tay văn học.
 * Bài mới: Chuẩn bị bài Dấu ngoặc kép Cụ thể:
 - Hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
 - Sử dụng loại dấu câu này làm bài tập.
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:	
.
 Bảng phụ phục vụ cho mục I.
 I - DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ ĐỊA PHƯƠNG
TT
HỌ TÊN, BÚT DANH
Năm sinh
Năm mất
Nơi sinh
Tác phẩm chính
1
Đào Duy Từ
1572-1634
Tĩnh Gia, Thanh Hóa
lập nghiệp: Hoài Nhơn, Bình Định
Ngọa Long cương vãn gồm 136 câu thơ lục bát
2
Đào Tấn 
(Đào Đăng Tấn)
1845-1907
Vĩnh Thạnh, Phước Lộc, Tuy Phước, Bình Định
Nhiều vở tuồng giá trị, nhiều thơ chữ Hán
3
Xuân Diệu
(Ngô Xuân Diệu)
1916-1985
Quê Xã Trảo Nha, Huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh . Sinh ngày 2/2/1916 tại Gò Bồi, Tuy Phước, Bình Định. 
thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông(1946)
4
Hàn Mặc Tử
(Nguyễn Trọng Trí)
1912-1940
Quê xã Lệ Mỹ, Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.Sống tại Quy Nhơn từ nhỏ
Tập thơ Gái quê và nhiều tác phẩm khác : Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên
5
Yến Lan
(Lâm Thanh Lang)
1918-1998
Quê làng An Nghĩa ,huyện An Nhơn, Bình Định
Tập thơ Bến Mi Lăng
6
Quách Tấn
1910-1992
Bình Khê, Tây Sơn, Bình Định
Tập thơ Mùa cổ điển:
Nước non Bình Định, Xứ Trầm Hương
7
Chế Lan Viên
(Phan Ngọc Hoan)
1920-1999
An Nhơn, Bình Định
Tập thơ Điêu tàn và nhiều tập thơ, bút ký tiểu luận khác

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13.doc