Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Ôn tập tổng hợp văn học Việt Nam và tiếng việt

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Ôn tập tổng hợp văn học Việt Nam và tiếng việt

Chủ đề 3: Ôn Tập Tổng Hợp Văn Học Việt Nam Và Tiếng Việt

Loại chủ đề: Bám sát

Ôn Tập Tiếng Việt

I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức: Ôn tập lại kiến thức về câu nghi vấn , câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định, hành động nói, hội thoại.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các kiểu câu trong nói và viết.

3.Thái độ: Nghiêm túc ôn tập lại các kiến thức và làm bài tập vận dụng.

II. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập

Trò: Ôn tập

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1.ổn định lớp. (7 phút)

2. Kiểm tra bài cũ của học sinh.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 820Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Ôn tập tổng hợp văn học Việt Nam và tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32, tiết 1,2
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Chủ đề 3 : Ôn Tởp Tổng Hợp Văn Học Việt Nam Và Tiếng Việt
Loại chủ đề : Bám sát
Ôn Tập Tiếng Việt
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Ôn tập lại kiến thức về câu nghi vấn , câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định, hành động nói, hội thoại.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các kiểu câu trong nói và viết.
3.Thái độ: Nghiêm túc ôn tập lại các kiến thức và làm bài tập vận dụng. 
II. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1.ổn định lớp. (7 phút)
2. Kiểm tra bài cũ của học sinh.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết. (40 phút)
G? Thế nào là câu nghi vấn? Các chức năng của câu nghi vấn?
H: nhắc lại, cho VD.
G? Thế nào là câu cầu khiến? Chức năng? VD? 
H: Nhắc lại, cho VD.
G? Thế nào là câu cảm thán? Lấy VD?
H: Nhớ, nhắc lại, cho VD
G? Thế nào là câu trần thuật? Lấy VD?
H: Lấy VD.
G? Thế nào là câu phủ định? Lấy VD?
H: Nhớ, nhắc lại, cho VD
G? Thế nào là hành động nói? Các kiểu hành động nói thường gặp? VD? 
? Th 
G ? Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? Vai xã hội được xác định bằng quan hệ nào ? Lượt lời trong hội thoại ? Những lưu ý khi tham gia hội thoai ? VD ?
H: Nhớ, nhắc lại, cho VD
Hoạt động2: Thực hành
(40 phút)
HS: H/đ đl
-Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi
- GV nêu yêu cầu của BT.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, thống nhất đáp án.
- HS đọc các câu văn
G?: Các câu văn trên có phải là câu trần thuật không? Dùng để làm gì?
H: Thảo luận nhỏ.
- HS viết đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả 4 kiểu câu đã học.
H: HĐ độc lập. Viết xong trình bày.
-HS viết đoạn đối thoại ngắn, trong đó có dùng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.
H: HĐ độc lập. Viết xong trình bày.
G: NX chung.
 Gọi HS đọc đoạn trích.
G?: Hãy tìm 3 câu có chứa từ “Hứa”?
- HS trả lời.
- Gọi 2 HS lên xác định kiểu hành dộng nói trong 3 câu đó ( điền vào bảng).
- GV nhận xét, chữa.
H: Trả lời nhanh, giải thích cách chọn.
4.Củng cố và dặn dò: (3’)
- Ôn lại bài và hoàn thiện các bài tập tiếng việt. 
- Ôn tập lại kiến thức các văn bản văn học Việt Nam từ thế kỉ 10 đến đầu thế kỉ 20. 
I. Lý thuyết
1. Câu nghi vấn:
 - Câu nghi vấn là câu có các từ nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi, khi viết thường kết thúc bằng dấu hỏi.
+Nó ở đâu ?
+Tiếng ta đẹp như thế nào?
+Ai biết ?
+Nó tìm gì ?
+Cá bán ở đâu ?
- Trong nhiều truờng hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ t/c cảm xúcvà không cần người đối thoại trả lời.
- Nừu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm lửng.
2. Câu cầu khiến:
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớnàohay ngữ điệu cầu khiến, dùng để yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo
- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý kiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
VD:
+ Thôi đừng lo lắng – khuyên bảo.
+ Cứ về đi. – yêu cầu.
+ ĐI thôI con. – yêu cầu
3. Câu cảm thán:
- câu cảm thán là những câu chứa những từ ngữ cảm thán: Hỡi ơI, Than ôI, ơi. Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Khi viết thường kết thúc câu bằng dấu chấm than.
VD: ...ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!
 - Than ôi!
4. Câu trần thuật:
- Câu trần thuật không có kiểu câu của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, thường để kể thông báo, nhận định, miêu tả
- Ngoài chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ t/c cảm xúc( vốn là chức năng chính của các kiểu câu khác)
- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôI khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm tham hoặc dấu chấm lửng.
- Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
VD: - Ông ấy là một người tốt.
 - Ngay mai cả lớp đI lao động.
5. Câu phủ định:
- Câu phủ định là câu chứa những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phảI, chẳng phảI (là) đâu có phảI (là),..
- Câu phủ định dùng để :
+ Thông báo xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó ( câu phủ định miêu tả)
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định( câu phủ định bác bỏ)
VD: - Nó không đi Hà Nội.
 - Tôi chưa bao giờ chơi thân với nó.
6.Hành động nói:
- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Một số kiểu hành động nói thường gặp: Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày ( báo tin, kể,tả) điều khiển( cầu khiến, đe doạ) hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
VD: - Hôm qua mình được 10 toán. ( thông báo)
Tôi rất căm ghét tên cai lệ. ( bộc lộ cảm xúc)
7. Hội thoại: 
a. – Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
- Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên- dưới, ngang hàng (tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
+ Quan hệ thân – sơ (quen biết, thân tình)
-Vai xã hội đa dạng, nhiều chiều nên khi tham gia hội thoại cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp.
b. Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần nói trong hội thoại là một lượt lời.
- Khi tham gia hội thoại phảI giữ lịch sự, tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời, chêm lời ...
- Nhiều khi im lặng cũng là một cách biểu thị tháI độ.
VD: 1,Khi thầy giáo và HS giao tiếp trong giờ học thì vai thứ bậc XH của hội thoại là:
A. Ngang hàng, thân thiết. B. Trên hàng.
C. Trên hàng – dưới hàng. D. Dưới hàng.
2, Phân tích vai xã hội giữa ông giáo và Lão Hạc?
- Xét về địa vị xã hội: ông giáo là người có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc 
- Xét về tuổi tác: lão Hạc có vị trí cao hơn.
II. Luyện tập.
1-Bài tập 3 (24 ):Đặt câu
-Bạn có thể kể cho mình nghe bộ phim “24 giờ phá án” đc không ?
-Sao trên cuộc đời này lại có những cuộc đời khốn khổ như chị Dởu !
2. Bài tập 3(45)
Ví dụ:
- Mẹ ơI, tình yêu mà mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao!
- Chao ôi! Bình minh trên biển thật là đẹp!
3. Bài tập 4: (47)
- Tờt cả đều là câu trần thuật:
+ Câu a. Dùng để cầu khiến
+ Câu b1. Dùng để kể
+ Câu b2: Dùng để cầu khiến.
4.Bài tập 6: (47) 
Viết đoạn đối thoại ngắn.
5.Bài tập 6: (54)
Viết đoạn đối thoại ngắn.
6. Bài tập 3: (65)
- Câu1: “Anh phải hứa với em....chúng ngồi cách xa nhau” (Điều khiển)
- Câu2: “Anh hứa đi.” (Ra lệnh)
- Câu3: “Anh xin hứa.” (Hứa hẹn).
7. Bài tập 4: (72)
- Nên dùng cách trong trường hợp b,e.
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document.doc