Giáo án Ngữ văn 8 tiết 92 bài 25: Tập làm văn: Chương trình địa phương (phần tập làm văn)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 92 bài 25: Tập làm văn: Chương trình địa phương (phần tập làm văn)

TIẾT 92 TẬP LÀM VĂN

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tập làm văn)

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Củng cố kiến thức văn thuyết minh nói chung và kiểu bài thuyết minh về một di tích, danh lam nói riêng.

 b) Về kĩ năng: Vận dụng kĩ năng làm bài thuyết minh. Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình.

 c) Về thái độ: Nâng cao lòng yêu quý quê hương.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, chọn quan sát, tìm hiểu một di tích hoặc danh lam nổi tiếng và quen thuộc của Sơn La, nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, chọn quan sát, tìm hiểu một di tích hoặc thắng cảnh nổi tiếng của Sơn La, viết thành bài thuyết minh không quá 1000 chữ.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . .

 Sĩ số 8C: . .

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra tình hình chuẩn bị của học sinh qua nghe báo cáo của lớp phó học tập và các tổ trưởng.

 * Vào bài (1’): Sơn La chúng ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Tiết học này, chúng ta sẽ cùng chọn giới thiệu một vài di tích và danh lam thắng cảnh quen thuộc của quê hương.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 92 bài 25: Tập làm văn: Chương trình địa phương (phần tập làm văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 92 TẬP LÀM VĂN
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tập làm văn)
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Củng cố kiến thức văn thuyết minh nói chung và kiểu bài thuyết minh về một di tích, danh lam nói riêng.
	b) Về kĩ năng: Vận dụng kĩ năng làm bài thuyết minh. Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình.
	c) Về thái độ: Nâng cao lòng yêu quý quê hương.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, chọn quan sát, tìm hiểu một di tích hoặc danh lam nổi tiếng và quen thuộc của Sơn La, nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, chọn quan sát, tìm hiểu một di tích hoặc thắng cảnh nổi tiếng của Sơn La, viết thành bài thuyết minh không quá 1000 chữ.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra tình hình chuẩn bị của học sinh qua nghe báo cáo của lớp phó học tập và các tổ trưởng.
	* Vào bài (1’): Sơn La chúng ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Tiết học này, chúng ta sẽ cùng chọn giới thiệu một vài di tích và danh lam thắng cảnh quen thuộc của quê hương.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. CHUẨN BỊ NỘI DUNG TIẾT HỌC (7’)
	Đề bài: Hãy giới thiệu một di tích hoặc danh lam thắng cảnh của Sơn La.
	1. Tìm hiểu đề
	?TB: Xác định kiểu bài, yêu cầu, giới hạn?
	HS: Kiểu bài: Văn thuyết minh. Yêu cầu: giới thiệu một di tích hoặc danh lam thắng cảnh. Giới hạn: di tích hoặc danh lam của Sơn La.
	GV: Di tích, thắng cảnh địa phương có thể hiểu rộng là di tích, thắng cảnh ở xã, huyện, tỉnh. Di tích, thắng cảnh cũng nên hiểu rộng: di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hóa, cảnh trí quê hương như sông, núi, đầm, ruộng,.. 
	?TB: Hãy kể tên những di tích, thắng cảnh của Sơn La mà em biết?
	HS: Nhà tù Sơn La, Văn bia Quế Lâm ngự chế, cây đa Bản Hẹo, Hang Dơi, Hang Chi Đảy,
	2. Lập dàn ý
	?KH: Dựa vào kiến thức bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, hãy lập dàn ý chung cho đề bài trên?
	Dàn ý
	a) Mở bài: Giới thiệu khái quát di tích hoặc thắng cảnh sẽ thuyết minh.
	b) Thân bài:
	- Vị trí địa lí của di tích hoặc thắng cảnh.
	- Lịch sử hình thành của di tích, thắng cảnh đó.
	- Những bộ phận của di tích, thắng cảnh đó (lần lượt giới thiệu theo một trình tự hợp lí).
	c) Kết bài: Vị trí của di tích, thắng cảnh đó trong đời sống tinh thần của con người quê hương.
	II. TRÌNH BÀY TRƯỚC LỚP (31’)
	GV: Các tổ trưởng phân công, chỉ định cá nhân trình bày trước tổ, chỉ định người nhận xét. Sau đó, các tổ cử đại diện trình bày trước lớp. Người trình bày phải thưa cô giáo và các bạn sau đây em xin được trình bày bài thuyết minh của em về di tích, thắng cảnh. Trình bày xong phải cảm ơn người nghe. Người nhận xét phải nhận xét trên các mặt: giọng trình bày, tư thế, tác phong, bố cục bài có đảm bảo kiểu bài thuyết minh về di tích, danh lam không, tri thức có chính xác không, bài thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và bình luận để tạo sức hấp dẫn không	1. Trình bày trước tổ (10’)
2. Trình bày trước lớp (21’)
	GV: Nhận xét, uốn nắn. Biểu dương khen thưởng những bài hay. Yêu cầu học sinh tập hợp các bài viết lại cử người biên tập thành một cuốn đặc san.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh SGK. T. 34.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Xem lại kiến thức văn thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh. Tiết tới soạn Hịch tướng sĩ. Yêu cầu: đọc kĩ văn bản, phần chú thích *, chú thích từ khó, các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản và trả lời vào vở soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 92 bai 25.doc