Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 16 & 17

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 16 & 17

Tiết: 16 Bài 4- Tiết 4

TLV: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN

TRONG VĂN BẢN

A-Mục tiêu bài học:

-Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, khiến chúng liền ý, liền mạch

-Viết được các đoạn văn lk mạch lạc, chặt chẽ.

B- Phương tiện thực hiẹn:

-Đồ dùng: Bảng phụ chép ví dụ.

-Những điều cần lưu ý: GV cần cho các em huy động vốn hiểu biết của mình để tìm các phương tiện lk cụ thể cho từng trường hợp

C-Cách thức tiến hành

D-Tiến trình giờ dạy:

I-ổn định tổ chức:

II-Kiểm tra:

-Đoạn văn là gì ? Thế nào là câu chủ đề ?

-Nêu cách trình bày nội dung đoạn văn ?

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 16 & 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 16 Bài 4- Tiết 4
Tlv: Liên kết các đoạn văn 
trong văn bản
A-Mục tiêu bài học: 
-Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, khiến chúng liền ý, liền mạch
-Viết được các đoạn văn lk mạch lạc, chặt chẽ.
B- Phương tiện thực hiẹn:
-Đồ dùng: Bảng phụ chép ví dụ.
-Những điều cần lưu ý: GV cần cho các em huy động vốn hiểu biết của mình để tìm các phương tiện lk cụ thể cho từng trường hợp
C-Cách thức tiến hành 
D-Tiến trình giờ dạy: 
I-ổn định tổ chức: 
II-Kiểm tra: 
-Đoạn văn là gì ? Thế nào là câu chủ đề ?
-Nêu cách trình bày nội dung đoạn văn ?
III-Bài mới: 
Văn bản là 1 thể thống nhất có tính trọn ven về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Muốn đạt đựơc điều này, 1 trong những yếu tố cần thiết đó là các đoạn văn phải liền mạch. Muốn vậy phải tạo mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ, hợp lý giữa các đoạn văn với nhau.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-HS đọc đoạn văn: sgk –50
-Hai đoạn văn trên có ND gì ?
-Hai đv này có mối liên hệ với nhau không ? Vì sao ? (2 đv không có mlh với nhau -Vì tuy cùng nói về trg Mĩ Lí nhưng không cùng thời điểm: Đ1 là hiện tại, còn Đ2 là quá khứ. Như vậy là
-Hs đọc 2 đv (sgk-50,51 ).
-Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ xung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2 ? ( Làm rõ về mặt tg tôi ghé lại nhà trường một lần. Như vậy lần ấy và lần này được nhân vật ngầm so sánh với nhau. Lần trước ngôi trường xa lạ với tôi, còn lần này , ngôi trường là nơi tôi đến để học)
-Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau ntn ? (2 đv đã có sự gắn kết với nhau, tạo cho 2 đv có sự liền mạch. Điều đó chứng tỏ rằng: 
-Cum từ “trước đó mấy hôm”là phương tiện lk đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc lk đoạn trong văn bản ? (Làm cho đv có tính mạch lạc, thông suốt tạo ra sự liền mạch chặt chẽ giữa các đoạn văn))
-Khi muốn chuyển từ đv này sang đv khác, ta phải làm gì ?
-Đọc 2 đoạn văn sgk –51.
-2 đoạn văn trên liệt kê 2 khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào? 
-Tìm các từ ngữ lk trong 2 đoạn văn trên ? 
-Để lk các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện lk có quan hệ liệt kê ? 
-Đọc 2 đoạn văn sgk –51,52
-Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên ? (Đều liên quan đến trường Lĩ Lí nhưng 2 lần có sự trái ngược nhau trong tình cảm của nhân vật tôi. Lần trước chỉ thấy trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng, còn lần này thấy xinh xắn, oai nghiêm)
-Tìm từ ngữ lk trong 2 đoạn văn đó ? 
-Để lk 2 đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy tìm ra các phương tiện lk đoạn có ý nghĩa đối lập ?
Đọc lại 2 đoạn văn ở mục I.2 (50,51) và cho biết “đó” thuộc từ loại nào ? “Trước đó” là khi nào? 
(Từ “đó” là chỉ từ, chỉ t/gian hôm tựu trg. “Trước đó”là khoảng t/gian trc ngày tựu trg)
-Như vậy là chỉ từ, đại từ cũng đựơc dùng làm phương tiện lk đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này? 
-Đọc 2 đoạn văn –52
-Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn ? 
( Hai đoạn văn của HCM đều đề cập đến một nội dung đó là cách viết... Đoạn 2 có ý nghĩa tổng kết)
-Tìm từ ngữ lk trong 2 đoạn văn đó ?
-Để lk đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng kết, khái quát, thường dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát s.việc. Hãy kể tiếp các phương tiện lk mang ý nghĩa tổng kết, khái quát?
-Hs đọc 2 đv (sgk-53 ).
-Tìm câu lk giữa 2 đoạn văn ? Tại sao câu đó lại có tác dụng lk ? 
( ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy=> vì nó nối liền với nội dung đi học mà mẹ đã nhắc ở đoạn trên)
-Qua PT những VD trên, ta thấy có thể s/dụng những p/tiện lk nào ?
-Hs đọc ghi nhớ.
-Tìm các từ ngữ có tác dụng lk đoạn văn trong những đoạn trích sau và cho biết chúng chỉ mối quan hệ ý nghĩa gì ?
-Chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống để làm phương tiện lk đoạn văn ?
I-T/ dụng của việc lk các đv trong vb:
-Hai đv (sgk- 50 ):
+Đ1: Tả cảnh s/trg mĩ Lí trg buổi tựu trg.
+Đ2: Nêu cảm giác của nv “tôi”trg 1 lần ghé thăm trường trước đây.
->2 đv chưa có sự lk với nhau.
-Hai đv (sgk-50,51 ):
+Cụm từ “Trc đó mấy hôm”: Bổ xung ý nghĩa về thời gian cho Đ2-> Là p/tiện lk.
->2 đv đã có sự lk với nhau.
-Khi chuyển từ đv này sang đv khác, cần s/d các p/tiện lk để thể hiện qh ý nghĩa của chúng.
II-Cách liên kết các đv trg v/b:
1-Dùng từ ngữ để lk các đoạn văn:
-VD: 
+2đv (sgk-51 ) liệt kê 2 khâu: Tìm hiểu b/văn và cảm thụ b/văn.
+Từ ngữ lk: Từ “sau”ở đầu Đ2 (nó có mlh liệt kê với từ “bắt đầu” ở Đ1.
-Các p/tiện lk có qh liệt kê: Trc hết, đầu tiên, bắt đầu; tiếp theo, sau đó, sau nữa; một là, hai là, ba là..., cuối cùng...
-VD:
+2 đv (sgk-51,52 ): Có mqh tương phản với nhau.
+Từ ngữ lk: Từ “nhưng”ở đầu đoạn 2.
-Các p/tiện lk đoạn có ý nghĩa đối lập: Nhưng, song, trái lại, ngược lại, đối lập với...
-Chỉ từ, đại từ cũng đc dùng làm p/tiện lk: đó, này, đây...
-2 đv (sgk-52 ): 
+Đó là mqh giữa ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa tổng kết, tổng quát. 
+Từ ngữ lk: “tóm lại là” ở đầu Đ2.
-Các p/tiện lk mang ý nghĩa tổng quát, tổng kết: Tóm lại, nhìn chung, kết luận là, tổng kết lại, khái quát lại...
2-Dùng câu nối để lk các đoạn văn:
-VD: 2 đv (sgk-53 )
+Câu lk: câu mở đầu Đ2, có t/dụng nối ý giữa 2 đoạn (khép lại ý Đ1 và mở ra ý Đ2 ).
-Dùng từ ngữ có t/dụng lk: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, ss, đối lập,t/kết, k/quát...
*Ghi nhớ: sgk (53 ).
III-Luyện tập 
1-Bài 1 (53):
a.Cụm từ “nói như vậy”: mở đầu đoạn văn thứ 2, có tác dụng thay thế cho đoạn văn thứ nhất: giảng văn rõ ràng là khó.
b.Từ “thế mà”: mở đầu đoạn văn thứ 2.
Nó chỉ ý đối lập, tương phản giữa đoạn trước (nóng bức) với đoạn sau (rét mướt) 
c. Cũng, tuy nhiên
2-Bài 2 (54):
a.Từ đó
b.Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời
IV-Củng cố: 
-Khi chuyển từ đv này sang đv khác, ta cần phải làm gì ?
-Khi viết văn ta có thể s/dụng những p/tiện lk nào ?
V-Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc Ghi nhớ, làm bài tập 3 (55) 
-Đọc bài: Tóm tắt văn bản tự sự (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết: 17 Tiếng Việt: Từ ngữ địa phương 
và biệt ngữ xã hội
A-Mục tiêu bài học: 
-Hiểu rõ thế nào là từ ngữ đ/phg và biệt ngữ xã hội.
-Biết s/dụng từ ngữ đ/phg và biệt ngữ xh đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ đ/phg và biệt ngữ xh, gây khó khăn trg giao tiếp.
B- Phương tiện thực hiẹn:
-Đồ dùng: Bảng phụ viết ví dụ.
-Những điều cần lưu ý: Gv cần làm cho hs có ý thức s/dụng từ ngữ đ/phg và biệt ngữ xh phù hợp với h/c giao tiếp, tránh lạm dụng 2 lớp từ ngữ này.
C-Tiến trình tổ chức dạy- học:
I-ổn định tổ chức:
II-Kiểm tra:
-Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh ? Cho ví dụ ?
-Nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh ?
III-Bài mới:
 TV là thứ tiếng có tính thống nhất cao, người của 3 miền có thể hiểu đc tiếng nói của nhau. Tuy nhiên mỗi đ/phg tiếng nói cũng có sự khác biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Ngoài ra TV còn tồn tại 1 loại từ ngữ mà ta gọi là biệt ngữ xh. Đó là những từ ngữ chỉ s/dụng hạn chế trg 1 tầng lớp xh nhất định.
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc vd (bảng phụ ), chú ý các từ in đậm.
-Bắp và bẹ ở đây đều có ý là “ngô”.Trong 3 từ bắp, bẹ và ngô, từ nào là từ đ/phg, từ nào đc phổ biến trg toàn dân ? (Bắp, bẹ, ngô: là từ đồng nghĩa. Từ ngô: đc s/d phổ biến trg toàn dân)
-Gv: Từ bẹ, bắp: là từ đ/phg.
-Em hiểu thế nào là từ ngữ đ/phg ?
-Hs đọc đv a - chú ý các từ in đậm.
-Trong đv này có chỗ t/g dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ -Vì sao ? (Vì mợ, mẹ: là từ đồng nghĩa. Mẹ là từ toàn dân)
-Trc CM/8 1945, trg tầng lớp xh nào ở nc ta, mẹ đc gọi bằng mợ ? 
-Hs đọc vd b - chú ý các từ in đậm.
-Các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì ?
Tầng lớp xh nào thường dùng các từ ngữ này ? (Tầng lớp hs thường dùng những từ ngữ này)
-Gv: Các từ mợ, ngỗng, trúng tủ là các biệt ngữ xh.
-Thế nào là biệt ngữ xh ?
-Gv: Không phải ai cũng biết đc nghĩa của từ ngữ đ/phg và biệt ngữ xh. Vd từ hườm là từ đ/phg Nam Bộ, có nghĩa là: (hoa quả) vừa chín ; khi nói chuyện với bạn hs ở vùng Bắc Bộ, nếu em dùng từ hườm thì bạn sẽ không hiểu ) 
-Vì vậy khi s/d từ ngữ đ/phg hoặc biệt ngữ xh, cần chú ý điều gì ?:
-Hs đọc vd-sgk (50 ), chú ý các từ in đậm.
-Tại sao trg các đv, thơ sau đây, t/g vẫn dùng 1 số từ ngữ đ/phg và biệt ngữ xh ? (Các từ mô, bầy tui, ví, nớ, hiện trừ, ca ri: là từ ngữ đ/phg miền Trung. T/g s/d các từ ngữ đ/phg trg đoạn thơ là để tạo dựng cái không khí quê hg thân tình và tạo sự đồng cảm của những người c/sĩ.
-Các từ cá, dằm thượng, mõi: là biệt ngữ dùng trong tầng lớp lưu manh. T/g sd các biệt ngữ ở đây có t/d khắc hoạ ngôn ngữ và t/cách của nv ) Cho nên:
-Hs đọc 3 ghi nhớ – sgk (56,57,58 )
-Tìm 1 số từ ngữ đ/phg nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết ? Nêu từ ngữ toàn dân mà em biết ?
-Vì sao em biết đó là những từ toàn dân? (Vì nó chỉ đc sd trong 1 đ/phg nhất định)
-Thảo luận (theo bàn):
Tìm 1 số từ ngữ của tầng lớp hs hoặc tầng lớp xh khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ đó ?
M: Gậy: điểm 1
 Trứng: điểm 0
 Giẫm vỏ chuối: Thi trượt
 Phao: Tài liệu mang trộm vào phòng thi
 Quay: Sử dụng tài liệu cấm trong phòng thi
 Đứt: Thi trượt
 ếch: Ngờ nghệch
-Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ đ/phg, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ đ/phg ?
I-Từ ngữ đ/phg:
-Ví dụ: 
+Bẹ: đc dg nhiều ở các tỉnh phía Bắc.
+Bắp: đc dùng ở các tỉnh miền Trung và Nam.
-Từ ngữ đ/phg: là từ ngữ chỉ s/d ở 1 hoặc 1 số đ/phg nhất định.
II-Biệt ngữ xã hội:
-Ví dụ a:
+Mợ: đc dùng trg tầng lớp trung lưu, thượng lưu sống ở thành thị thời kì trc CM/8 ở nc ta.
-Ví dụ b:
+Ngỗng: chỉ điểm 2.
+Trúng tủ: đúng chỗ.
->Từ của tầng lớp hs.
-Biệt ngữ xh: là các từ ngữ chỉ đc dùng trg 1 tầng lớp xh nhất định.
III-S/dụng từ ngữ đ/phg và biệt ngữ xã hội :
-S/d từ đ/phg và biệt ngữ xh phải phù hợp với tình huống giao tiếp, h/c giao tiếp, nhân vật giao tiếp( người ở cùng địa phương, cùng thuộc một tầng lớp xã hội, cùng làm một nghề, cùng hoạt động trong một lĩnh vực. Nếu không chú ý sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả giao tiếp).
-Trong thơ văn, t/g có thể dùng từ ngữ từ ngữ đ/phg và biệt ngữ xh để tô đậm thêm màu sắc đ/phg, màu sắc tầng lớp xh của ngôn ngữ và t/cách nv.
-Muốn tránh lạm dụng từ ngữ đ/phg và biệt ngữ xh, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân tương ứng để sd khi cần thiết.
*Ghi nhớ: sgk (56,57,58 )
IV-Luyện tập:
1-Bài 1 (58 ):
 Từ ngữ đ/phg - Từ ngữ toàn dân
-Tâu, tháo thậu (HưngYên–Bắc Bộ): 
Trâu, sáo sậu.
-Choa, nác, nự, thẹn (Trung Bộ):
Tao, nước, cự nự, xấu hổ.
-Bự, khoai, mì, mắc cỡ, té, mừ (Nam Bộ): To, củ sắn, xấu hổ, ngã, mà.
2-Bài 2 (59 ):
-Từ ngữ của tầng lớp hs: quay cóp (dở sách, vở để chép bài), phao (tài liệu dùng để nhìn trong thi-k/tra), xạc (phê bình hoặc trách mắng gay gắt).
-Hôm nay kiểm tra môn sử đấy, bạn đã làm phao chưa ?
3-Bài 3 (59 ):
-Trường hợp nên dùng từ ngữ đ/phg: a
-Trg hợp không nên dùng: b,c,d,e,g.
IV-Củng cố: 
-Thế nào là từ ngữ đ/phg ? Thế nào là biệt ngữ xh ?
-Khi s/dụng từ ngữ đ/phg và biệt ngữ xh cần chú ý gì ?
V-Hướng dẫn học bài:
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài 4,5 (59 ).
-Đọc bài: Trợ từ, thán từ (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tiet 16 17.doc