Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 5 + 6: Trong lòng mẹ ( Trích “Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng”)

Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 5 + 6: Trong lòng mẹ ( Trích “Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng”)

Tiết 5 + 6

Trong lòng mẹ

( Trích “Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng”)

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.

- Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Khái niệm thể loại hồi kí.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.

- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

2. Kỹ năng:

- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.3. Thái độ:

Giáo dục HS đồng cảm với nỗi đâu tinh thần, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng.

 

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 5 + 6: Trong lòng mẹ ( Trích “Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng”)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 + 6 	
Trong lòng mẹ
( Trích “Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng”)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí.
- Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại hồi kí.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3. Th¸i ®é:
Gi¸o dôc HS ®ång c¶m víi nçi ®©u tinh thÇn, t×nh yªu th­¬ng mÑ m·nh liÖt cña bÐ Hång.
III. Chuẩn bị : 
	- Tập truyện “ Những ngày thơ ấu” ; chân dung nhà văn Nguyên Hồng, 
	- GV+ HS soạn bài. 
IV. ( Bài mới) Các hoạt động dạy – học: 
	- Kiểm tra bài cũ : 	
+ 1. Tác phẩm “ Tôi đi học “ viết theo thể loại nào? Vì sao em biết? 
+ 2 Nhắc lại 3 so sánh hay trong bài “Tôi đi học” và phân tích hiệu quả nghệ thuật?. 
- Vào bài mới : Có những kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào êm đềm như tuổi thơ của nhân vật “ tôi” trong “ Tôi đi học” . Song cũng có những tuổi thơ cay đắng dữ dội “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã được kể, nhớ lại với những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại mà thấm đẫm tình yêu – tình yêu Mẹ. Bài học hôm nay sẽ giúp ta nhận rõ rung động ấy. 
GV
HS
Nội dung cần đạt
? Bằng sự hiểu biết của mình, hãy giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng và xuất xứ VB “ Trong lòng mẹ” 
-Giới thiệu dựa vào phần chú thích (*) SGK
I. Tiếp xúc văn bản 
1. Giới thiệu tác giả - tác phẩm 
 ( SGK tr 18 – 19)
- GV nhấn lại về tác giả và tác phẩm
- Hướng dẫn HS đọc : giọng chậm, tình cảm, chú ý diễn cảm các lời thoại cho phù hợp với nhân vật - đọc mẫu 1 đoạn 
- 2 HS đọc tiếp nhau
2. Đọc – chú thích : 
a. Đọc
- Giúp HS tìm hiểu CT và giải quyết thắc mắc về các từ khó 
-Đọc thầm CT
SGK
b. Chú thích
Lưu ý CT 5,8,12,14,14,17
- Dựa vào giải thích SGK, em xếp VB “ TLM” vào thể lại nào? Vì sao? 
-Trình bày CN
3. Thể loại: (tiểu thuyết)
 - Hồi ký tự truyện 
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức KC-MT-BC
GV: Ngôi thứ nhất “tôi” cũng chính là tác giả kể chuyện đời mình 1 cách trung thực
Nêu ý kiến của em về cách xác định bố cục của VB này? 
- Trình ý kiến, nhận xét, bổ sung
4. Bố cục 
Chia 2 đoạn
- Cuộc trò chuyện với bà cô, cảm xúc về mẹ (từ đầu® “người ta hỏi đến chứ?”)
- Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng. 
- Dẫn : Từ việc đọc, tìm hiểu bố cục VB ta có thể nhận thấy VB để cập đến tâm địa của bà cô và tình yêu của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh của chú
II. Tìm hiểu văn bản : 
- Cho HS đọc lại phần đầu VB 
- 1 HS đọc
1. Nhân vật bà cô : ( Qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Hồng): 
? ở 2 đoạn văn nhỏ đầu tiên, em biết gì về cảnh ngộ của chú bé Hồng và hoàn cảnh người mẹ tội nghiệp của chú ? 
- Nêu cảm nhận sau khi đọc đoạn đầu
® Hoàn cảnh không gian, thời gian, sự việc để nhân vật bà cô xuất hiện. 
? Nhân vật bà cô được thể hiện qua những chi tiết kể, tả nào? 
? Cử chỉ “ cười hỏi” và ND câu hỏi có phản ánh đúng tâm trạng và tính chất của bà ta hay không?
- Chỉ ra và phân tích chi tiết
- Cô “ cười hỏi” ( Chứ không phải lo lắng, nghiêm nghị, hay âu yếm hỏi ) ® Vốn nhạy cảm, chú bé Hồng nhận ngay ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười “ rất kịch” của người cô. 
- GV : “ rất kịch” : nghĩa là bà giống người đóng kịch trên sân khấu – giả vờ . 
? Sau lời từ chối của bé Hồng, lời nói, thái độ, nét mặt bà cô ra sao? 
- Người cô không chịu buông tha, “ hỏi luôn” cùng với giọng nói “ngọt”, bình thản, nửa mai con mắt long lanh chằm chặp nhìn chú bé ****** tai quái của mình
Cử chỉ “ vô vai tôi cười mà nói rằng ” ® giả dối và độc ác. 
“ Mày dại quá đi và thăm em bé chứ”
“ Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn”
® Câu nói thể hiện sự ác ý, châm chọc, nhục mạ cố tình săm soi, hành hạ đứa cháu ruột của mình. Bà ta quả là cay nghiệt, cao tay trước chú bé đáng thương. 
? Sau đó, cuộc đối thoại tiếp tục diễn ra như thế nào? Việc bà cô mặc kệ cháu “ cười dài trong tiếng khóc”, vẫn cứ tươi cười kể các chuyện về chị dâu mình, rồi lại đổi giọng vô vai nghiêm nghị tỏ sự thương xót anh trai – bố bé Hồng, tất cả những điều đó càng làm lộ rõ bản chất gì của bà cô? 
Thảo luận: phân tích, lý giải
- Tỏ ra lạnh lùng vô cảm trước sự đau đớn xót xa đến phẫn uất của đứa cháu, kể về sự đói rách, túng thiếu của người chị dâu với sự thích thú ra mặt
- Cử chỉ và lời nói tiếp theo ( đổi giọng) thực ra chỉ là một đấu pháp tấn công. Khi thấy đứa cháu đã lên đến tột cùng của sự đau đớn, phẫn uất, bà ta mới tỏ ra ngậm ngùi thương xót người đã mất. Sự giả dối, thâm hiểm, trơ trẽn của bà cô đã phơi bày toàn bộ
GV : Tính cách đó là sản phẩm của những định kiến đối với phụ nữ trong xã hội cũ. Hình ảnh bà cô gây cho người đọc sự khó chịu, căm ghét nhưng cũng chính là hình ảnh tương phản giúp tác giả thể hiện người mẹ và tính tình cảm bé Hồng với mẹ mạnh mẽ, mãnh liệt hơn
Þ Bản chất nhân vật người cô : lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đó là hình ảnh có ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. 
? Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi lần lượt nghe câu hỏi và thái độ của bà cô như thế nào? 
2. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình. 
a. Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô: 
- Khi nghe người cô hỏi lần đầu. 
Phân tích tâm trạng của chú bé Hồng
® Mới đầu nghe cô hỏi : Lập tức trong ký ức sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ ® phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé – Nhận ra ý nghĩa cay độc trên nét mặt và giọng nói của bà cô, không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm 
- Sau lời hỏi thứ hai của cô 
® Lòng chú bé thắt lại, khóe mắt cay cay
- Khi mục đích mỉa mai, nhục mạ của người cô trắng trơn phơi bày ở lời nói thứ ba
® Lòng đau đớn, phẫn uất không còn nén nổi “ nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ” 
? Theo em chi tiết “ tôi cười dài trong tiếng khóc” có ý nghĩa gì? 
® Cố gắng kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng. Trước hoàn cảnh ấy, bà cô ấy, bé Hồng nhỏ bé mà vẫn kiên cường, đau xót mà tự hào và đặc biệt vẫn dạt dào niềm tin yêu người mẹ khốn khổ của mình
- Khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình? 
Dẫn dắt : Sống trong hoàn cảnh như thế với tâm trạng đau đớn và tủi hờn như thế
® Tâm trạng đau đớn, uất ức dâng lên cực điểm. Lòng căm tức tột cùng được bộc lộ bằng những chi tiết đấy ấn tượng với lời văn dồn dập, các hình ảnh, động từ mạnh mẽ “ cô tôi chưa dứt câu mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi” 
- Cho HS đọc đoạn “ Nhưng đến ngay giỗ đầu thầy tôi ® ngã gục giữa sa mạc” 
- Đọc đoạn văn
b. Cảm giác sung sướng cực điểm khi được ở trong lòng mẹ : 
Thảo luận
® Tiếng gọi cuống quít, mừng tủi, xót xa, hy vọng thể hiện khát khao tình mẹ, được gặp mẹ đến cháy bỏng. Hình ảnh so sánh đã lột tả tâm trạng hy vọng tột cùng- thất vọng tột cùng, đau khổ và hạnh phúc đến tột cùng 
- Đọc đoạn văn tả cảnh bé Hồng gặp mẹ , trèo lên xe nằm trong lòng mẹ
- Đuổi theo chiếc xe với cử chỉ vội vã, bối rối, lập cập “ òa lên khóc rồi cứ thế nức nở” . Giọt nước mắt lần này khác hẳn lần trước; dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. 
? Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chú bé Hồng lúc này như thế nào? 
Cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn ấy?
- Phân tích chi tiết
- Thảo luận
- Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi ở trong lòng mẹ được tác giả diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động vô cùng tinh tế. Đoạn văn như tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Nó là hình ảnh của một TG đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỷ niệm và ăm ắp tình mẫu tử. Chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng, rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. Có thể nói đây là một bài ca chân thành, cảm động và tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 
Qua đoạn trích “ Trong lòng mẹ” hãy chứng minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình? 
Thảo luận tổ đại diện trình bày
3. Chất trữ tình thấm đượm trong VB: 
- Tình huống và nội dung câu chuyện : Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng; câu chuyện về một người mẹ phải âm thầm chịu nhiều cay đắng; nhiều thành kiến tàn ác, lòng tin yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình. 
- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng : nỗi niềm xót xa tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn thắm thiết. 
- Các thể hiện của tác giả : kể + tả+ bộc lộ cảm xúc rất nhuần nhuyễn, các hình ảnh thể hiện tâm trạng, so sánh gây ấn tượng, giàu sức gợi cảm; lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man dạt dào
Qua VB này, em hiểu thế nào là hồi kí? 
Trả lời CN
® Hồi kí là một thể của kí, viết lại những điều chính mình đã trải qua, đã chứng kiến. 
? Cho HS đọc câu hỏi 5 SGK tr 20
Thảo luận
Gợi ý : 
- NH: Viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng 
- NH : Dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chan chứa thương yêu và thái độ nâng niu trân trọng : tác giả diễn tả thấm thía những nỗi cơ cực mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu thời trước; thấu hiểu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quí của phụ nữ và nhi đồng. 
(Qua giọng văn, chi tiết hình ảnh tác giả miêu tả về chú bé Hồng và người mẹ bất hạnh của chú)
Hướng dẫn HS tổng kết dựa mục tiêu và phần ghi nhớ của bài 
- 1 HS đọc to phần ghi nhớ
III. Tổng kết ghi nhớ : 
(SGK tr 21 )

Tài liệu đính kèm:

  • docanh8 tiet6.doc