Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 16 đến tuần 19

Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 16 đến tuần 19

Tiết 61: THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh:

- Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh

- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: soạn bài

- Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 16 đến tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn:.././2010
Ngày dạy:.../../2010 
Tiết 61: Thuyết minh một thể loại văn học
I. Mục tiêu cần đạt	 
 Giúp học sinh:
Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài thuyết minh
Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Đọc lại bài “Vào nhà ngục QĐ cảm tác”
Bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy tiếng?
Số dòng, số tiếng ấy được quy định ntn?
Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là thanh bằng, tiếng có thanh hỏi, ngã, nặng, sắc gọi là thanh trắc
Hãy ghi kí hiệu bằng, trắc cho bài thơ?
- Nhận xét quan hệ B- T giữa các dòng với nhau, biết rằng:
- Nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là đối nhau, 
- Nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cùng tiếng bằng thì gọi là niêm
Đối, niêm: theo luật: nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh
Tức là: không cần xét các tiếng 1, 3,5
Chỉ xem xét đối niêm ở các tiếng 2,4,6
- Vần là bộ phân của tiếng không kể dấu thanh và phụ âm đầu. Những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau, VD: an, than...
- Vần có thanh huyền hoặc thanh ngang gọi là vần bằng
- Vần có các thanh còn lại gọi là vần trắc.
Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong bài thơ, đó là vần bằng hay vần trắc?
Câu thơ thường ngắt nhịp ntn?
4/3 hoặc 3/4
Qua quan sát ta biết được những gì?
Đặc điểm của thể thơ
Lập dàn ý cho đề bài trên?
(SGK 154)
Qua đây em hãy rút ra dàn ý khái quát cho kiểu bài thuyết minh một thể loại VH?
GV cho HS đọc tài liệu tham khảo -> hướng dẫn học sinh làm bài
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
* Đề bài: Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
1. Quan sát
- Bước 1: bài có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, đây là quy định bắt buộc.
- Bước 2: Tìm bằng, trắc
- Bước 3: tìm đối, niêm
- Bước 4: Tìm vần
- Bước 5: Tìm nhịp
2. Lập dàn bài
a. Mở bài
b. Thân bài
c. Kết bài
II. Luyện tập
- Bước 1: định nghĩa truyện ngắn là gì
- Bước 2: giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn:
a. Tự sự: là yếu tố chính(bao gồm nhân vật và sự việc)
b. Miêu tả, BC: là các yếu tố bổ trợ
c. Bố cục:
- Chặt chẽ, hợp lí
- Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh
- Chi tiết bất ngò, độc đáo
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được cách làm bài văn thuyết minh một thể loại VH
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - Hoàn thiện bài tập 1
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
================
Ngày soạn:.././2010
Ngày dạy:.../../2010 
Tiết 62: Hướng dẫn đọc thêm 
văn bản: Muốn làm thằng cuội
 - Tản Đà- 
I. Mục tiêu cần đạt	 
 Giúp học sinh:
Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: buồn chán trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước mộng rất “ngông”
Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú của TĐ: lời lẽ giản dị, trong sáng, ý tứ hàm súc, khoáng đạt, giọng thơ nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” và cho biết giá trị ND- NT của bài?
2. Bài mới
Bên cạnh bộ phận văn thơ yêu nước và CM lưu truyền bí mật ở nước ngoài và trong tù, trên văn đàn công khai ở nước ta hồi đầu TK XX, xuất hiện những tác phẩm thơ văn sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, mà Tản Đà là một trong những cây bút tiêu biểu nhất.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Giới thiệu vài nét về Tản Đà?
Bút danh Tản Đà: 
- Núi Tản Viên(Ba Vì) ở trước mặt
- Hắc Giang(sông Đà)ở bên cạnh nhà
 Nhiều lần thi cử những không đỗ. Sau đó ông chuyển sang sáng tác văn chương chữ Quốc ngữ và làm báo
TĐ sáng tác nhiều thể loại văn xuôi nhưng nổi bật nhất vẫn là thơ
Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm đà bản sắc DT và có nhiều tìm tòi, sáng tạo.
- Tính tình phóng khoáng, đã cảm., đa tình, hay rượu, hay chơi, thường vào Nam ra Bắc
- Suốt đời sống nghèo, qua đời ở HN năm 1939
Giới thiệu về xuất sứ của tác phẩm?
- GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, buồn, mơ màng, nhịp thơ thay đổi từ 4/3- 2/2/3
- GV đọc mẫu- HS đọc lại
Em biết gì về chị Hàng và thằng cuội?
Xác định bố cục của bài thơ?
HS: Tìm hiểu chú thích, bố cục.
H: ở hai câu đầu đầu tác giả bộc lộ tâm trạng gì?
Tại sao nhà thơ lại có tâm trạng đó?
Nỗi buồn đêm thu là nỗi buồn thường tình của người thi sĩ, nhưng đáng buồn hơn khi 
vào những năm 20 của TK XX, VN tồn tại dưới XH thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy những chuyện xấu xa, nhơ bẩn, hỗn tạp, xô bồ, bon chen danh lợi, đất nước mất tự do, độc lập
Bản thân thì: 
“Tài cao phận thấp, chí khi uất
 Giang hồ mê chơi quên quê hương”
H: Tại sao lại viết “chán nửa rồi”?
- Chán một nửa: là vì tấm lòng TĐ, vẫn thiết tha yêu cuộc sống -> vừa chán đời, vừa yêu đời.
H: Tâm trạng ấy được bày tỏ cùng ai? Vì sao?
 Chị Hằng, vì chị hằng là hiện thân của cái đẹp, của sự thân thương, chị Hằng ở trên cao, sáng rọi khắp thế gian nên sẽ thấy hết tâm sự tầm thường dưới mặt đất.
H: Em có nhận xét gì về cách xưng hô của nhà thơ với mặt mặt trăng?
H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ thở ở hai câu đầu?
- Thân mật đến suồng sã
H: Từ tâm sự đó tác giả bày bỏ mong muốn gì ở hai câu thực?
H: Em biết gì về cung quế và “cành đa”?
Chú thích 3,4 - 156
H: Em có suy nghĩ gì về ước muốn đó của TĐ?
GV: “ngông” có nghĩa là làm nhữngviệc trái với lẽ thường, khác với mọi người bình thường.
- Ngông trong văn chương thường biểu hiện cá tính mạnh mẽ, có mối bất hoà với XH, không chịu khép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, lề thói thông thường.
- TĐ ngông khi chọn cách xưng hô thân mật với chị Hằng, khi ước muốn được làm thằng cuội
Nhưng khát vọng của TĐ không chỉ là trốn chạy và xa lánh thực tại. Đi vào cõi mộng TĐ vẫn muốn được sống đích thực với những niềm vui mà ở cõi trần không bao giờ tìm thấy.
Niềm vui đó là gì....
H: Theo tác giả khi lên cung trăng tâm trạng sẽ có sự chuyển biến ntn?
GV: một đời sống tinh thần mới lạ, lí tưởng
Cảm hứng lãng mạn của TĐ mang đậm dấu ấn của thời đại và đi xa hơn người xưa ở chỗ đó.
H: Trong hai câu cuối tác giả tưởng tượng ra hình ảnh gì? Có ý nghĩa ntn?
Đêm trung thu, trăng sáng đẹp, mọi người đều ngẩng lên chiêm ngưỡng trăng thì nhà thơ lại đang ngồi trên cung trăng, tựa vai chị Hằng cùng ngắm thế gian và cười.
H: Qua đây em hiểu gì về tâm sự của TĐ?
Nghệ thuật có gì đặc sắc?
Nhận xét về phép đối trong hai cặp câu thực và câu luận của bài thơ?
I. Tác giả- Tác phẩm
* Tác giả (1889-1939)
- Tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu
- Quê: Ba Vì- Hà Nội
- Xuất thân là nhà nho, thi không đỗ, chuyển sang làm báo, viết thơ.
- Ông được xem là gạch nối giữa nền thơ cổ và hiện đại VN(là khúc nhạc dạo đầu cho phong trào Thơ mới, lãng mạn VN).
* Tác phẩm
- Trích trong quyển “Khối tình con I”, xuất bản năm 1917
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc
2. Chú thích
3. Bố cục: đề, thực, luận, kết
2. Tìm hiểu văn bản
a.Hai câu đề
“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
 Trần thế em nay chán nửa rồi”
- > Tâm tạng: buồn chán, thất vọng. Vì cuộc sống trần thế không có niềm vui cho con người. 
- Xưng “em”, gọi “chị”: tình tứ, mạnh bạo. mới mẻ -> vầng trăng trở thành người bạn, người chị tri âm tri kỉ
b. Hai câu thực
“Cung quế đã ai ngồi đó chửa
 Cành đa xin chị nhắc lên chơi”
-> ước muốn được lên cung trăng, được làm “thằng cuội”, thực chất là muốn được thoát li khỏi thực tại tầm thường, buồn chán
=> Đó là ước muốn rất lãng mạn nhưng cũng rất “ngông”
c. Hai câu luận
“Có bầu có bạn can chi tủi
 Cùng gió cùng mây thế mới vui”
-> lên cung trăng được sánh vai cùng chị Hằng, được vui cùng mây, gió, quên hết cô đơn, sầu tủi
-> khát vọng được sống vui tươi, tự do
d. Hai câu kết
“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
 Tựa nhau trông xuống thế gian cuời”
-> Hình ảnh thuần tưởng tượng, vừa thể hiện sự thoả mãn vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ 
-> đó chính là đỉnh cao của hồn thơ ngông và lãng mạn củaTĐ.
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
* Nội dung: Bộc lộ tâm sự của tác giả:
- Buồn chán thực tại
- Khát vọng đuợc sống tự do theo nhu cầu cá nhân của chính mình
* Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu
- Bút pháp lãng mạn
2. Luyện tập
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
 1. Củng cố:
 - Nắm được tâm sự của TĐ qua bài thơ, thấy được phong cách thơ đăc trưng của ông
 2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Chuẩn bị bài “Ôn tập TV”
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .....
..
..
================
Ngày soạn:.././2010
Ngày dạy:.../../2010 
Tiết 63: Ôn tập Tiếng Việt 
I. Mục tiêu cần đạt	 
 Giúp học sinh: nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp Tếng Việt đã học ở HK I
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HS: Nhắc lại khái niệm nghĩa từ ngữ?
Nghĩa từ ngữ là sự khái quát những đặc điểm, bản chất, những nét chung của sự vật, hiện tượng. Nghĩa của từ ngữ không chỉ sự vật, hiện tượng cụ thể mà chỉ SV, hiện tượng khái quát hoá.
HS: Nhắc lại khái niệm trường từ vựng?
 Trường từ vựng có cơ sở là tính hệ thống về mặt nghĩa của từ vựng. Hệ thống từ vựng gồm nhiều hệ thống nhỏ, mỗi hệ thống nhỏ lại chia thành nhiều hệ thống nhỏ hơn...
H: Hãy nêu những nét giống và khác nhau giữa từ tượng hình và từ tượng thanh?
* Giống nhau: 
- Đều phần lớn là những từ láy thuần Việt
- Đều có khả năng biểu đạt gợi cảm, cụ thể, sinh động
* Khác nhau:
- Từ tượng hình gợi tả dáng vẻ
- Từ tượng thanh mô phỏng âm thanh
H: Nêu những nét giống và khác nhau giữa từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH?
* Giống nhau:
- Đều là những lớp từ không phổ biến t trong cộng đồng ngôn ngữ DT, không thuộc lớp từ ngữ toàn dân
- Chỉ được sử dụng ở một số vùng, miền hoặc ở một tầng lớp XH nhất định.
* Khác nhau: 
+ TNĐP: chỉ sử ở một số địa phương nhất định
+ BNXH: chỉ được dùng trong một tầng lớp XH
H: Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa BP tu từ nói quá và nói giảm nói tránh?
* Giống nhau: đều là những BPTT được tạo ra nhằm gây ấn tượng mạnh
* Khác nhau: (Dựa vào khái niệm)
- Truyền thuyết: là loại truyện kể về các nhân vật kịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
- Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian, kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc(người mồ côi, bất hạnh...)
- Truyện ngụ ngôn: là loại truyện dân gian mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người
- Truyện cười: dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.
Hệ thống lại các khái niệm trợ từ,  ... ly diễn ra trong bối cảnh không gian ntn?
Em có nhận xét gì về không gian đó?
=> Cảnh vật thiên nhiên trong bốn câu đầu được miêu tả qua các từ: mây sầu ẩm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét, chim kêu -> cảnh vật cũng phủ một màu tang tóc, chia li. 
Giữa cảnh và người có sự hoà hợp, cho dù các từ ngữ hình ảnh có phần cũ mòn, ước lệ và kém cụ thể nó vẫn tạo ra không khí chung của cuộc chia li, năm 1407và cũng chính là không khí của nước An Nam nô lệ trong những năm XX của TK XX.
H: Trong bối cảnh ấy hình ảnh người cha hiện ra ntn?
H: Để khắc hoạ hình ảnh người cha tác giả đã sử dụng BPNT gì? phân tích tác dụng của BPNT đó?
=> Cha bị giải sang TQ không mong ngày trở lại, con muốn đi theo để phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu, nhưng cha phải dằn lòng khuyên con ở lại. Đối với cả hai cha con tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm, da diết và tột cùng đau đớn, xót xa: nước mất, nhà tan, cha con li biệt. Cho nên máu và lệ hoà quyện là sự chân thật không chút sáo mòn. Lúc này tác giả nhập vai người trong cuộc, nạn nhân vong quốc đang đi vào chỗ chết, để miêu tả hiện tình đất nước.
H: Trong đoạn tiếp theo người cha đã nhắc đến những vấn đề lịch sử nào của DT?
H: Tại sao khi khuyên con trở về người cha lại nhắc đến lịch sử hào hùng của DT?
=> Trở về là vì Tổ quốc chứ không phải vì mình. Vì vậy ông nhắc đến LS để người con ý thức rõ hơn về trách nhiệm to lớn của mình đối với Tổ quốc.
Trong tám câu tiếp theo tác giả nêu hiểm hoạ gì? Khắc hoạ cụ thể ntn? 
Điều đó có nghĩa là không có hạnh phúc cá nhân và gia đình khi nước bị mất chủ quyền độc lập
Trước cảnh đất nước như vậy, người cha có tâm trạng gì?
Chỉ ra các BPNT được sử dụng trong đoạn thơ này?
H: Người cha dặn con những lời cuối cùng ntn? 
của mình để hun đúc, kích thích chí gánh vác giang sơn của người con
Sử cũ còn ghi lại:
NT cùng em là Nguyễn Phi Hùng theo xe tù, đưa cha lên đến ải nam quan. Thấy NT cứ nhất định m uốn theo cha sang TQ để dụng dưỡng Nguyễn Phi Khanh gạt lệ, ân cần dặn con:
- Cha biết con là người có tài....TK- 370
H: Qua đây ta thấy Nguyễn Phi Khanh là người ntn?
H: Qua bài thơ ta hiểu gì về á nam Trần Tuấn Khải?
H: Em hiểu ntn về ý nghĩa nhân đề bài thơ?
H: Qua bài thơ tác giả bộc lộ tâm sự gì?
 Hệ thống lại các BPNT tiêu biểu sử dụng trong bài?
Làm phần LT SGK- 163
I. Tác giả- Tác phẩm
* Tác giả (1895-1983)
- Bút hiệu: á Nam
- Quê: Mĩ Lộc- Nam Định.
- Ông thuờng mượn các đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng NT để bộc lộ nỗi đau mất nước, sự căm hận với kẻ thù.
* Tác phẩm
- “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu của tập “Bút quan hoài I” , mượn lời của Nguyễn Phi Khanh dặn Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang TQ
- Đoạn trích là phần mở đầu của bài thơ
- Thể thơ: Song thất lục bát
II.Tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Chú thích
3. Bố cục
- Phần 1: 8 câu đầu -> Tầm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đâu đớn
- Phần 2: 20 câu tiếp -> Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương , tang tóc
- Phần 3: 8 câu cuối -> Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con
4. Tìm hiểu văn bản
a. Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ éo, le đau đớn 
- Bối cảnh không gian: cuộc chia ly diễn ra ở nơi biên giới ảm đạm, heo hút
-> Là nơi tận cùng của Tổ quốc, nơi người cha chia biệt vĩnh viễn với Tổ quốc
- Tâm trạng thể hiện qua các hình ảnh:
+ “Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
 Chút thân tàn lần bước dặm khơi”
-> những hình ảnh ẩn dụ: nói lên nhiệt huyết yêu nước sâu thẳm cùng cảnh ngộ bất lực, đau khổ của người cha
+ “Tầm tã châu rơi” -> là giọt nước mắt xót thương cho con, xót thương cho mình, xót thương cho cảnh ngộ nước mất nhà tan
b. Hiện tình đất nước trong cảnh đau, thương tang tóc
- Bốn câu: 
 “Giống Lạc Hồng....
 ....xưa nay kém gì”
-> Tự hào về dòng giống DT anh hùng chẳng kém gì ai 
- Tám câu tiếp: 
“Than vận nước...còn thương đâu!”
-> đất nước chịu biết bao cảnh đau thương, tang tóc dưới ách đô hộ của giặc Minh. Qua đó gián tiếp nêu lên chân lí: nước mất thì nhà tan
- Tám câu tiếp: 
“Thảm vong quốc...đàn sau đó mà?
-> sử dụng phép nhân hoá so sánh và nói quá, hình ảnh ước lệ, tượng trưng để cực tả nỗi đau mất nước. Nỗi đau ấy như động chạm và thấm đến cả đất trời, sống núi VN.
c. Lời trao gửi cho con
- Nói đến tình cảnh thực của mình : già yếu, bất lực
 - Mong muốn con nhớ đến tổ tông để khích lệ con cứu nước
-> là anh hùng hào kiệt, luôn một lòng, một dạ vì dân vì nước.
=> TTK đã mượn một câu chuyện lịch sử để bày tỏ lòng yêu nước của mình và khích lệ lòng yêu nước của đồng bào
* Nhan đề bài thơ
Thể hiện mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Tổ quốc và gia đình. Tình yêu nước bao giờ cũng được đặt lên trên. Khi cần có thể hi sinh tình nhà cho nghĩa nước.
III. Tổng kết và luyện tập
1.Tổng kết
* Nội dung:
* Nghệ thuật
2. Luyện tập
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được tâm sự yêu nước của tácgiả thông qua một câu chuyện lịch sử
 - Năm được các BPNT chính trong bài thơ
2. Huớng dẫn về nhà:
 - Học thuộc lòng 8 câu cuối đoạn trích và phần ghi nhớ
 - Chuẩn bị bài: làm thơ 7 chữ
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
================
Tuần 18
Ngày soạn:.././2010
Ngày dạy:.../../2010 
Tiết 67: Trả bài kiểm tra tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS năm được:
	- Những ưu, nhược điểm của bài kiểm tra TV.
	- Nhận biết được những lỗi đã mắc phải, có ya thức sửa chữa
	- HS biết tự xây dựng đáp án cho bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị: 
	GV: Bài làm của HS, Đáp án
	HS: Ôn phần TV.
III. Tiến trình dạy học: 
Bài cũ.
Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HD
Bước 1. GV: Nhận xét chung về ưu, nhược điểm của bài kiểm tra
Bước 2. GV: Trả bài cho HS
Bước 3: GV: Hướng dẫn HS xây dựng đáp án.
Bước 4: Cho HS đối chiếu đáp án với bài làm, rồi rút ra nhận xét và những lỗi mắc phải
Bước 5: Sửa lỗi
Bước 6. GV: Nhận xét tổng kết, rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra tiếng Việt.
HS: Quan sat và đọc lại đề bài
HS: Xây dựng đáp án:
Câu 1:
Đồ dùng gia đình:
- Đồ gỗ:giường, tủ, bàn ghế
- Đồ diện: ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, quạt.
- Xe: xe đạp, xe máy.
Câu 2.
A. Dụng cụ để xới múc
B. Dụng cụ để đánh bắt
C. Dụng cụ để chia cắt
D. Dụng cụ để nện
Câu 3.
a. Những từ tượng hình: ấm áp, mơn man, xinh xắn, thơm tho
b. Những từ tượng hình đó đã góp phần đặc biệt vào việc diễn tả cảm xúc của bé Hồng khi gặp mẹ, được ở trong lòng mẹ
Câu 4. 
- Viết đúng chủ để
- Học sinh lựa chọn cách trình bày đoạn văn cho phù hợp, chú ý sử dụng câu ghép đúng ngữ pháp và các loại dấu câu theo yêu cầu
HS: Đối chiếu
HS: Lên bảng hoặc tự sửa các lỗi mắc phải trong bài làm của mình
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
2. Huớng dẫn về nhà:
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
================
Ngày soạn:.././2010
Ngày dạy:.../../2010 
Tiết 68, 69: kiểm tra tổng hợp học kì I
( Đề của Phòng GD&ĐT ra)
 *************************************************************************
Ngày soạn:.././2010
Ngày dạy:.../../2010 
Tiết 70, 71: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ 
I. Mục tiêu cần đạt	 
 Giúp học sinh:
 - Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo vần đúng
 - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ
II. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Soạn bài
 - Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng 8 câu cuối trong VB “Hai chữ nước nhà”. Phân tích nội dung của 8 câu thơ đó. 
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Cho HS đọc muc 1 SGK tr. 164
Chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ sau:
 Chiều
Chiều hôm thằng bé/ cưỡi trâu về,
 B B B T T B B
Nó ngẩng đầu lên/ hớn hở nghe
 T T B B T T B
Tiếng sáo diều cao/ vòi vọi rót,
 T T B B B T T 
 Vòm trời trong vắt ánh pha lê.
 B B B T T B B 
 (Đoàn Văn Cừ)
Kết luật về luật thơ 7 chữ? 
Đọc bài thơ “Tối” của ĐVC và chỉ ra chỗ sai và cách sửa? 
Sưu tầm các bài thơ 7 chữ và chỉ ra luật trong bài thơ ấy.
Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý của mình trong bài thơ của Tú Xương
Gợi ý:
- Đề tài bài thơ quay quanh chuyện thằng Cuội ở cung trăng
Hai câu tiếp theo vần B- T phải là:
T T B B B T T 
B B T T T B B 
- Về nội dung, hai câu đầu vẽ ra cảnh mùa hè, thì hai câu tiếp theo phải nói tới cảnh mùa hè
I. Khái niệm và phạm vi luyện tập
- Làm thơ 4 câu 7 chữ(tứ tuyệt), giới hạn ở cách ngắt nhịp, gieo vần, đúng luật bằng, trắc giữa các câu
II.Nhận diện luật thơ
* Bước 1: chỉ ra vị trí ngắt nhịp, vần và luật bằng trắc
- Ngắt nhịp 4/3 hoặc3/4 nhưng phần nhiều là nhịp 4/3
- Bằng trắc tuân theo luật cơ bản: 
+ Các tiếng 1,3,5 có thể sử dụng B- T tuỳ ý
+ Các tiếng 2,4, 6 phải chính xác: T- B- T hoặc B- T- B
- Vần được gieo ở tiếng cuối câu 2, 4 có khi cả câu 1
* Bước 2: chỉ ra chỗ sai luật và sửa lại cho đúng
- ở câu 2 chép sai dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Vốn là “ánh xanh lè” chép thành “ánh xanh xanh”
- Chữ “xanh’ sai vần
-> sửa lại: 
Bỏ dấu phẩy
+ Sửa chữ “xanh” thành một chữ hiệp vần với chữ ‘che” ở trên
* Bước 3: 
- Bài “Bánh trôi nước”
- Bài “Quả mít”
- Bài “Quả cau” của HXH
- Bài “áo đỏ” Vũ Quần Phương
III. Tập làm thơ 7 chữ
* Bước 1: Làm tiếp một bài thơ dở dang
....
Tối thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng....
* Bước 2: Làm tiếp hai câu sau của phần b
Có thể là:
Phảng phất trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
* Bước 3: Tự làm một bài thơ 7 chữ
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
 - Nắm được luật thơ 
 - Biết nhận diện thơ 7 chữ và phân tích luật của bài thơ, tự làm được bài thơ 7 chữ
2. Huớng dẫn về nhà:
 - BTVN: Tập làm thơ làm thơ 7 chữ
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
....
....
================
Ngày soạn:.././2010
Ngày dạy:.../../2010 
Tiết 71: Trả bài kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu cần đạt
 Qua bài kiểm tra học kì: Đánh giá trình độ, kĩ năng làm bài của các em qua một kì, giúp các em tự nhận ra những gì đã làm được và những gì cần khắc phục
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Chấm, chữa bài, cho điểm vào sổ
 - Học sinh: Lập dàn ý 
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm ra bài cũ
2. B ài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Nhắc lại nội dung các câu hỏi?
Học sinh trình bày đáp án-> giáo viên nhận xét và treo đáp án trên bảng phụ
Trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh đối chiếu bài làm với dàn ý và tự đánh giá bài viết của mình
* Nhận xét:
- ưu điểm: ..
- Nhược điểm: Một số em :
..
.
.
.
.
.
.
* Chữa lỗi:
- Lỗi diễn đạt
- Lỗi bố cục
- Lỗi sử dụng từ, dấu câu
Chọn đọc bài của : 
1.Đề bài
2. Đáp án
(Phòng GD & ĐT ra)
3. Trả bài
4. Nhận xét- chữa lỗi
5. Đọc bài văn mẫu
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
 - Chữa lại những lỗi cô đã phê trong bài
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16,17,18,19.doc