Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 83: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Trường THCS Nà Nhạn

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 83: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Trường THCS  Nà Nhạn

Tiết 83:

 Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức - Biết cách viết bài thuyết minh, giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh trên cơ sở chuẩn bị kỹ càng, 2. 2. Kỹ năng -hiểu biết sâu sắc toàn diện về danh lam thắng cảnh đó, nắm vững bố cục thuyết minh đề tài này.

B. Chuẩn bị phương pháp ,phương tiện

1. GV: Chuẩn bị một vài danh lam thắng cảnh ở địa phương mình để kể cho các em nghe

2.Học sinh :chuẩn bị theo câu hỏi SGK

C. Tổ chức các hoạt độngdạy học

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)

? Nêu cách thức làm một bài văn thuyết minh một phương pháp (cách làm)?

*Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới(1’)

ở tiết trước các em đã tìm hiểu cách làm một bài văn thuyết minh về một phương pháp ( Cách làm). Vậy trước một cảnh đẹp, một danh lam thắng cảnh phương pháp làm một bài văn thuyết minh như thế nào.Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 83: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Trường THCS Nà Nhạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: /1/2012 
Dạy ngày: /1/2012 
 Tiết 83:
 Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức - Biết cách viết bài thuyết minh, giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh trên cơ sở chuẩn bị kỹ càng, 2. 2. Kỹ năng -hiểu biết sâu sắc toàn diện về danh lam thắng cảnh đó, nắm vững bố cục thuyết minh đề tài này.
B. Chuẩn bị phương pháp ,phương tiện 
1.. GV: Chuẩn bị một vài danh lam thắng cảnh ở địa phương mình để kể cho các em nghe
2.Học sinh :chuẩn bị theo câu hỏi SGK
C. Tổ chức các hoạt độngdạy học 
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5’)
? Nêu cách thức làm một bài văn thuyết minh một phương pháp (cách làm)?
*Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới(1’)	
ở tiết trước các em đã tìm hiểu cách làm một bài văn thuyết minh về một phương pháp ( Cách làm). Vậy trước một cảnh đẹp, một danh lam thắng cảnh phương pháp làm một bài văn thuyết minh như thế nào.Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
*Hoạt động 3: Bài mới(38’)
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hs đọc văn bản SGK.
? Bài thuyết minh nêu mấy đối tượng? 
?các đối tượng ấy có quan hệ với nhau như thế nào?
? Qua bài thuyết minh em hiểu gì về những kiến thức về hai đối tượng trên?
? Muốn có kiến thức đó người viết phải làm gì?
? Theo em bài viết được sắp xếp theo bố cục như thế nào? Theo trình tự nào?
? Bài này còn thiếu xót về bố cục?
? Theo em cần bổ sung các phần như thế nào?
? Phương pháp thuyết minh ở đây là gì?
? Qua phân tích và tìm hiểu hãy cho biết yêu cầu và cách làm bài thuyết minh một danh lam thắng cảnh ?
GV: khái quát
? Đọc ghi nhớ
-Gv gọi Hs nêu Yc của bài tập.
? Lập lại bố cục bài giới thiệu mẫu một cách hợp lý theo ý của em?
Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hoá của di tích.?
Hs xác định yêu cầu
GV: Khái quát lại bài học
?Nêu yêu cầu bài tập ?
Hs đọc
Hs phát hiện, nhận xét.
Hs nhận xét
Hs giải thích
Hs xác định, nhận xét
Hs nhận xét
Hs sửa chữa bổ sung
Hs xác định
Hs khái quát
Đọc ghi nhớ
Hs thảo luận trình bày
Hs độc lập làm bài
Hs độc lập làm bài
Nhận xét, bổ sung
I. Giới thiệu một danh lam.
1.Bài tập: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
-Bài văn thuyết minh giới thiệu hai đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
-Hai đối tượng có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau: đền Ngọc Sơn toạ lạc trên Hồ Kiếm.
-Về hồ Hoàn Kiếm: Nguồn gốc hình thành, sự tích tên hồ.
Về đền Ngọc Sơn: Nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng đền Ngọc Sơn, vị trí và cấu trúc đền.
-Để thuyết minh giới thiệu tốt một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cần trang bị những kiến thức rộng về địa lý, lịch sử, văn hoá, văn học, nghệ thuật có liên quan đến đối tượng vì vậy phải:
+ Đọc sách báo tài liệu có liên quan thu thập, nghiên cứu và ghi chép.
+ Xem tanh ảnh, phim, băng, có điều kiện phải đến tận nơi xem xét, quan sát nghe, nhìn, hỏi han, tìm hiểu trực tiếp.
*Bố cục bài viết gồm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm
+ Đoạn 2 : Giới thiệu đền Ngọc Sơn.
+ Đoạn 3: Giới thiệu bờ hồ .
Trình tự sắp xếp theo trình tự
không gian, vị trí từng cảnh vật: Hồ đến bờ hồ.
-Tuy là có 3 phần nhưng bố cục không phải là 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài như bố cục thường gặp của bài văn thuyết minh.
+Phần mở bài: Giới thiệu bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm - đền Ngọc Sơn.
+ Phần kết bài: Nêu ý nghĩa lịch sử xã hội, văn hoá của thắng cảnh, bài học về giữ gìn và tôn tạo.
+ Phần thân bài: Nên bổ sung sắp xếp lại một cách khoa học hơn, chẳng hạn về vị trí của hồ, diện tích, độ sâu, cầu Thê Húc, nói kỹ hơn về tháp rùa, về rùa hồ gươm, quang cảnh đường phố quanh hồ ...
->Phương pháp trình bày, giải thích.
2. Ghi nhớ: SGK
II.Luyện tập.
1.Bài tập 1: 
a. Mở bài:
 Giới thiệu khái quát quần thể danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
b. Thân bài:
* Thuyết minh về Hoàn Kiếm:
Ngoài những kiến thức trong bài cần bổ sung: Vị trí của hồ, mực nước qua các mùa, rùa trong hồ...giới thiệu cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn.
* Thuyết minh về đền Ngọc sơn: Như bài mẫu là đảm bảo yêu cầu.
* Thuyết minh bờ hồ: Cần nói kỹ hơn về quang cảnh đường phố xung quanh bờ hồ.
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn
2.Bài tập 2:
 Có thể chọn những chi tiết sau:
Rùa Hồ Gươm, truyền thuyết trả gươm thần, cầu Thê Húc, tháp bútt, vấn đề giữ gìn cảnh quan và sự trong sạch Hồ Gươm. 
3. Bài 3
 Câu nói của nhà văn nước ngoài có thể sử dụng vào một trong các phần( mở bài hoặc kết bài của bài viết)
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (1’)
-Về nhà học thuộc ghi nhớ 
- Làm cỏc bài tập cũn lại 
-chuẩn bị bài:Ôn tập về văn bản thuyết minh 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 tiet 83.doc