Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 116

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 116

Tiết 1+2 : TÔI ĐI HỌC - Thanh Tịnh

I/ Yêu cầu : (sgv)

II/ Lên lớp :

1/ Bài cũ : Kiểm tra vở học sinh

2/ Bài mới : Giới thiệu bài mới

HS đọc phần chú thích sgk/ 18

Giới thiệu vài nét về nhà văn Thanh Tịnh

Trình bày xuất xứ & thể loại của bài “Tôi đi học”

Gv nói qua cách đọc và đọc trước

Hs đọc tiếp, Gv nhận xét cách đọc

Nêu nội dung chính của bài “Tôi đi học”

Điều gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” những kỉ niệm về buổi tựu trường ấy ? Những kỉ niệm ấy được diễn tả theo trình tự nào ?

 

doc 98 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 116", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Tiết 1+2 : TÔI ĐI HỌC - Thanh Tịnh 
I/ Yêu cầu : (sgv)
II/ Lên lớp : 
1/ Bài cũ : Kiểm tra vở học sinh
2/ Bài mới : Giới thiệu bài mới
HS đọc phần chú thích sgk/ 18
Giới thiệu vài nét về nhà văn Thanh Tịnh 
Trình bày xuất xứ & thể loại của bài “Tôi đi học”
Gv nói qua cách đọc và đọc trước 
Hs đọc tiếp, Gv nhận xét cách đọc
Nêu nội dung chính của bài “Tôi đi học”
Điều gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” những kỉ niệm về buổi tựu trường ấy ? Những kỉ niệm ấy được diễn tả theo trình tự nào ?
Những hình ảnh chi tiết nào diễn tả tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi trên đường cùng mẹ đến trường ? Các chi tiết ấy cho thấy “ tôi” có tâm trạng gì ? (H.hợp)
Tìm những biểu hiện và tâm trạng khác của nhân vật tôi khi bước vào sân trường ? Sân trường rộng .... cao, “tôi” cảm thấy gì ? vì sao đâm ra lo sợ vẫn vơ ? so sánh với tâm trạng của em. Cảm xúc và tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nghe gọi tên ?
Tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi khi bắt đầu đón nhận giờ học đầu tiên ?
Cho biết đó là tâm trạng gì ?
Ngoài nhân vật “tôi” ra truyện còn có những nhân vật nào khác ?
Trình bày cảm nhận và thái độ và cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học. Qua đó em thấy được gì về thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ tương lai ? Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng vào truyện ngắn.
Trình bày vài nét về nghệ thuật của truyện ngắn. 
1.2 HS đọc lại 
A/ Tìm hiểu bài 
I/ Tác giả – tác phẩm
 (sgk)
II/ Đọc – hiểu văn bản 
1/ Diễn biến tâm trạng & cảm xúc của nhân vật “tôi”
a/ Trên đường cùng mẹ đến trường.
Tâm trạng hồi hợp của lần đi học
b/ Bước vào sân trường nghe gọi tên và rời tay mẹ :
- Cảm xúc mới lạ, rụt rè bỡ ngỡ.
- Bước vào cổng trường như bước vào một thế giới mới lạ.
c/ Đón nhận giờ học : 
Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin.
2/ Thái độ và cữ chỉ của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu đi học : Trân trọng, bao dung, giàu lòng thương yêu -> trách nhiệm & tấm lòng của gia đình nhà trường đối với thế hệ tương lai.
III/ Ghi nhớ (sgk)
B/ Luyện tập :
3. Củng cố - dặn dò : - Khát quát toàn bài
	 - Học bài & soạn “Trong lòng mẹ” 
Tiết 3 : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA TỪ NGỮ
I/ Yêu cầu (sgk)
II/ Lên lớp :
1/ Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS
2/ Bài mới : Giới thiệu bài mới
HS đọc phần I/ sgk/10 
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ : Thú, chim, cá ? Vì sao ?
Nghĩa của từ : Thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu ?
Tương tự đối với các từ : chim, cá....
Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ nào và hẹp hơn nghĩa của từ nào ?
Em có nhận xét gì về nghĩa của một từ trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác ?
Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng ? 
Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp ?
Cho ví dụ về từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp.
HS đọc phần ghi nhớ.
HS đọc BT, Gv hướng dẫn cho các em làm
A/ Tìm hiểu bài
I/ Từ ngữ nghĩa rộng & từ ngữ nghĩa hẹp:
Nghĩa rộng : bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác 
Nghĩa hẹp : được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
II/ Ghi nhớ : sgk
B/ Luyện tập :
Y phục
Bài tập 1 : Vẽ sơ đồ 
Áo
Quần
Quần dài	Áo dài
	Quần đùi	Áo sơ mi
Bài tập 2 : a. Chất đốt 	b. Nghệ thuật 	c. Thức ăn	d. Nhìn	e. Đánh
Bài tập 3 :	a. Xe cộ : xe đạp, xe máy, xe ôtô 	d. Họ hàng : cô dì chú bác
b. Kim laọi : đồng, chì, sắt, kẽm	c. Hoa quả : cam, bưởi, xoài 	e. mang : xách , khiêng, gánh
Bài tập 4: Những từ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm :
a. Thuốc lào 	b. Thủ quỹ	c. Bút điện	d. Hoa tai
Bài tập 5 : 	Động từ có nghĩa rộng : khóc
Động từ có nghĩa hẹp : sụt sủi, nức nỡ
3. Củng cố - dặn dò : 	-Khái quát toàn bài
- Học bài, soạn “Trường từ vựng”
Tiết 4 : TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I/Yêu cầu : (sgk)
II/ Lên lớp : 
1/ Bài cũ : Kiểm tra sách vỡ của HS
2/ Bài mới : Giới thiệu bài mới
HS đọc trước ở nhà văn bản “Tôi đi học”.
Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình ?
Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả ? Nội dung trả lời các câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”. Từ đó hãy phát biểu về chủ đề của văn bản này.
(Tâm trạng & cảm xúc của nhân vật “tôi” khi ngày đầu ...) 
Cho HS theo dõi lại văn bản “tôi đi học” :
Căn cứ vào đâu em biết văn bản trên nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?
(nhan đề của văn bản, từ ngữ)
Tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hợp bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên ?
Từ việc phân tích trên, hãy cho biết thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ?
Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó ?
HS học phần ghi nhớ sgk/2
HS đọc bài tập, Gv hướng dẫn các em làm 
A/ Tìm hiểu bài :
I/ Chủ đề của văn bản :
 - Đối tượng 
 - Vấn đề chính mà văn bản biểu đạt 
(Tâm trạng & cảm xúc của nhân vật tôi khi ngày đầu đến trường)
II/ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản :
- Chỉ biểu đạt vấn đề đã xác định.
- Không xa rời hoặc lạc sang chủ đề khác
III/ Ghi nhớ : (sgk)
B/ Luyện tập :
Bài tập 1 : a. Xác định đối tượng về vấn đề chính, thứ tự 
Đối tượng : Rừng cọ quê tôi, người dân sông Thao
Vấn đề : Sự gắn bó & tấm lòng của người dân sông Thao ...
Thứ tự : Từ thiên nhiên đến con người : Trình tự hợp lí không thể trao đổi.
b. Chủ đề của văn bản : Sự gắn bó & tấm lòng của người dân sông Thao đối với rừng cọ.
c.d. Miêu tả cây cọ, căn nhà, tôi núp dưới rừng cọ, ngôi trường tôi ...., cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ, cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ...
Bài tập 2 : Các ý làm cho bài văn lạc đềø : b,d,e
3. Củng cố - dặn dò : - Khái quát toàn bài
 - Học bài & soạn “Bố cục của văn bản”.
Tiết 5+6 : TRONG LÒNG MẸ
(Trích “ Những ngày thơ ấu” ) - Nguyên Hồng
I/ Yêu cầu : (sgk)
II/ Lên lớp :
1/ Bài cũ : Diễn biến tâm trạng và cảm xúc của nhân vật “ tôi “ khi ngày đầu tiên đến trường được thể hiện như thế nào trong bài “tôi đi học. Đọc thuộc phần ghi nhớ.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài mới 
HS đọc phần chú thích 
Giới thiệu vài nét về tác giả. Nêu xuất xứ của đoạn trích
GV & HS đọc 
Nhân vật “cô tôi” có quan hệ thế nào với bé Hồng ?
Nhân vật người cô hiện lên qua các chi tiết , lời nói điển hình nào? Vì sao bé Hồng cảm nhận trong lời nói đó những ý nghĩa cay độc, những rắp tâm tanh bẩn ?
Những lời nói đó bộc lộ tính cách nào của người cô ? Lời nào cay độc nhất ? (Em bé-> mỉa mai khinh miệt) 
Em có nhận xét gì về nhân vật người cô ?
Nhân vật chính trong truyện là ai ? Có hoàn cảnh như thế nào ? Nêu diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi trò chuyện với người cô. Phản ứng tâm lý của bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm sâu sắc đến mẹ ra sao?
HS đọc đoạn văn tả cảnh bé Hồng gặp mẹ và trong lòng mẹ : Cử chỉ, hành động & tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ như thế nào?
Đâu là những biểu hiện cụ thể của lòng thương yêu này?
Theo em, biểu hiện nào là thấm thía nhất về tình mẫu tử ? Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng từ những biểu hiện tình cảm đó ?
Qua phần trích giảng trên, em hiểu thế nào là hồi kí 
Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, nên hiểu như thế nào về nhận định đó ?
Qua đoạn trích “trong lòng mẹ”, hãy chứng minh nhận định trên.
HS đọc phần ghi nhớ
A/ Tìm hiểu bài :
I/ Tác giả- tác phẩm :
 (sgk)
II/ Đọc – hiểu văn bản
1/ Nhân vật người cô : Lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm.
2/ Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ 
a/ Khi trò chuyện với người cô : Càng nhận ra sự thâm độc của người cô, bé Hồng càng trào lên cảm xúc yêu – thương mẹ. 
b/ Khi gặp mẹ và trong lòng mẹ :
Bồng bềnh trong cảm giác vui sứơng, rạo rực -> bài ca chân thành về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
III/ Ghi nhớ : (sgk)
3/ Củng cố – dặn dò : 	- Gv khái quát toàn bài
- Học bài & soạn “Tức nước vỡ bờ”
Tiết 7: TRƯỜNG TỪ VỰNG
I/ Yêu cầu : (sgk)
II/ Lên lớp : 
1/ Bài cũ : Một từ ngữ thế nào được coi là nghĩa rộng ? Mội từ ngữ thế nào được coi là nghĩa hẹp ? cho VD
2/ Bài mới : Giới thiệu bài mới
HS đọc phần I/ sgk
Các từ in đậm dùng để chỉ gì ? 
Chúng có cùng một nét nghĩa không ?
Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trừơng từ vựng 
Theo em, thế nào là trừơng từ vựng ?
Tìm trường từ vựng về người, thời gian, dụng cụ học tập....
Gv cung cấp cho HS một số vấn đề cần lưu lý về trường từ vựng, sau đó gọi HS cho VD về mỗi mục lưu ý -> GV diễn giải thêm 
HS đọc ghi nhớ
HS đọc, gv hướng dẫn các em làm.
A/ Tìm hiểu bài 
I/ Thế nào là trừơng từ vựng ?
Mặt
Mắt
Mũi
Đầu 
Các bộ phận cơ thể người :
-> Có nét chung về nghĩa
-> Trừơng từ vựng
II/ Lưu ý : (sgk)
III/ Ghi nhớ : (sgk)
B/ Luyện tập :
Bài tập 1: Các từ thuộc trường từ vựng người ruột thịt trong văn bản “Trong lòng mẹ” 
Hồng (tôi), mẹ, thầy, cô, con, em bà, họ....
Bài tập 2 : Đặt tên trường từ vựng :
a. Dụng cụ đáng bắt thủy sản 	d. Dụng cụ để viết
b. Dụng cụ để đựng 	g. Trạng thái tâm lý
c. Hoạt động của chân 	e. Tính cách 
Bài tập 3 : Các từ in đậm thuộc trường từ vựng thái độ
Bài tập 4 : Xếp các từ vào 2 vật
Khứu giác : Mũi, thính, điếc, thơm
Thính giác : Tai, nghe, điếc, rõ, thính
Bài tập 5 : Tìm trường từ vựng của các từ sau :
Lưới : Trường dụng cụ đánh bắt thủy sản (lưới, nơm, câu, nó)
Trường hoạt động săn bắt cu ... II/ Lên lớp
1/ Bài cũ: Hội thoại là gì? Vai XH được xác định bằng các quan hệ XH như thế nào ?
2/ Bài mới: Giới thiệu bài mới
Học sinh đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô
Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt? (người cô: 5 lần; bé Hồng: 2 lần)
Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng không nói? (3 lần). Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đ/v những lời nói của người cô như thế nào? (Bất bình)
Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe? (Hồng thuộc vai dưới không được phép xúc phạm người thuộc vai trên)
Hs đọc ghi nhớ
Hướng dẫn HS làm BT tại lớp
A/ Tìm hiểu bài
I/ Lượt lời trong hội thoại:
Là số lần người tham gia hội thoại được nói.
II/ Ghi nhớ (sgk)
B/ Luyện tập:
Bài tập 1: Tính cách của mỗi nhân vật
Chị Dậu: có bản lĩnh, chịu đựng, khi cần .. quyết liệt
Anh Dậu: hiền lành, cam chịu
Cai lệ: hống hách, độc ác
Người nhà lý tưởng: tỏ thái mỉa mai
Bài tập 2: a. Thoạt đầu có cái Tí nói rất nhiều, chị Dậu im lặng, về sau, cái Tí nói ít đi, chị Dậu nói nhiều hơn.
b. Miêu tả như thế phù hợp với tâm lý nhân vật 
c. – Làm cho chị Dậu đau lòng khi bán cái Tí
- Tô đậm sự bất hạnh sắp đổ xuống đầu đứa bé vô tội.
Bài tập 3: 	Sự im lặng của nhân vật tôi biểu thị: 
Sự ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
Nỗi xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái
Bài tập 4: Hai nhận xét đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng với một hoàn cảnh khác nhau: Im lặng để lặng để giữ bí mật, tôn trọng, tế nhị đ/v khác thì sự im lặng đó là cần thiết.
Im lặng trước những điều bất công sai trái thì sự im lặng đó là dại khờ, hèn nhát
3/ Củng cố – dặn dò: 	- Khái quát toàn bài
- Học bài, soạn “Lựa chọn trật tự từ trong câu” 
Tiết 112: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I/ Yêu cầu: (sgv)
II/ Lên lớp
1/ Bài cũ: Nêu tác dụng của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
2/ Bài mới: Giới thiệu bài mới
I/ Chuẩn bị ở nhà
II/ Lên lớp
Đề bài: Sự bổ ích của những tham quan du lịch đối với học sinh
1/ Lập dàn ý:
Mở bài: Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích
Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể 
Về thể chất: Những chuyến .. sức khỏe
Về tình cảm: Giúp ta .. thật nhiều vui
.. yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
Về kiến thức: Giúp ta .. hiểu cụ thể hơn sâu hơn  nhà trường
.. nhiều bài học chưa có trong sách vỡ
Kết bài: Tham quan du lịch quả thật là bổ ích, mọi người cần tích cực tham gia
1/ Luyện tập: Đưa yếu tố (miêu tả) biểu cảm vào bài văn nghị luận.
(Hs viết lại đoạn văn sgk/109)
Gợi ý: Nên cho các em đưa vào đó yếu tố biểu cảm: Biết bao nhiêu, diệu kỳ thay, có ai lại, làm sao có được .
Bài tập về nhà: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề bài: Tác hại của thuốc lá đ/v hs
3/ Củng cố – dặn dò: 	- Khái quát toàn bài
- Học bài, soạn”Tìm hiểu .. nghị luận”
TUẦN 29
Tiết 113: KIỂM TRA VĂN
I/ Trắc nghiệm: (4 điểm)
1/ Nhận xét nào nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ “Nhớ Rừng”?
a. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ 	c. Để làm nổi bật tình cảnh & tâm trạng con hổ
b. Để gây ấn tượng đối với người đọc d. Để thể hiện tình cảnh & tâm trạng con hổ 
2/ Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gởi gắm trong bài “Nhớ rừng”?
a. Niềm khao khát tự do mãnh liệt 	c. Lòng yêu nước kín đáo sâu sắc
b. Niềm căm phẫn  giả dối 	d. Cả 3 ý a,b,c đều đúng
3/ Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ”Tức cảnh PácBó” 
a. Bình tĩnh, tự chủ trong mọi hoàn cảnh
b. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn
c. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng
d. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc
4/ Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài “Tức cảnh PácBó” ?
a. Giọng nghiêm trang, chừng mực 	c. Giọng vui đùa, dí dỏm
b. Giọng buồn thương, phiền muộn 	d. Giọng thiết tha, trìu mến
5/ “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào?
a. 1010 	b. 958	c. 1789	d.1858
6/ Hịch tướng sĩ được viết theo thể văn gì ?
a. Văn xuôi	b. Văn vần 	c. Văn biền ngẫu 	d. Cả a,b,c đều sai
7/ Trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a. Nghị luận 	b. Tự sư	c. Thuyết minh	d. Miêu tả
8/ Trong bài “Bàn luận về phép học”, quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì ?
a. Học để làm người có đạo đức 	c. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước
b. Học để trở thành người có tri thức	d. Ba ý a,b,c đều đúng
II/ Tự luận: (6đ)
1/ Gạch chân dưới những từ và cụm từ miêu tả vẻ hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực của con thuyền trong đoạn thơ sau:
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió (2đ)
2/ Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài “Hịch tướng sĩ” (4đ).
Tiết 114: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
I/ Yêu cầu: (sgv)
II/ Lên lớp
1/ Bài cũ: Ktra việc chuẩn bị bài của HS
2/ Bài mới: Giới thiệu bài mới
HS đọc phần I/110
Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không thay đổi nghĩa cơ bản của câu?
(Cho HS làm theo từng bàn, sau đó đại diện phát biểu, gv sửa)
Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích? (Muốn nhấn mạnh sự hung hăng của cai lệ)
Hãy chọn 1 trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy ?
HS đọc ghi nhớ/111
HS đọc phần II1/111: Giáo viên ghi những phần in đậm lên bảng trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm dưới đây thể hiện điều gì ?
(Câu a: Thứ tự trước sau của các hoạt động)
Câu b: Thứ bậc cao thấp của các nhân vật, sự xuất hiện trước sau của của các nhân vật)
HS đọc mục II2: Gv ghi những phần in đậm lên bảng
So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận của những phần trên. (phần in đậm trong sgk được ghi lên bảng)
(Ở câu a, sự sắp xếp  đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói)
Từ những điều đã phân tích ở các mục I và II, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
HS đọc ghi nhớ 2
HS đọc cả 2 phần ghi nhớ
Hướng dẫn HS làm BT
A/ Tìm hiểu bài
I/ Nhận xét chung:
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
à có nhiều cách thay đổi trật tự từ
à Chọn trật tự từ như trên để nhấn mạnh sự hung hăng của cai lệ
II/ Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ (sgk)
III/ Ghi nhớ (sgk)
B/ Luyện tập
Bài tập 1: Lí do sắp xếp trật tự từ trong những câu in đậm:
a. Sắp xếp theo thứ tự xuất hiện các vị anh hùng ấy trong lịch sử
b. Nhấn mạnh cái đẹp của non sông đất nước mới được giải phóng
c. Sắp xếp để (thể hiện) liên kết chặt chẽ với các câu trước
3/ Củng cố – dặn dò: 	- Khái quát toàn bài
- Học bài, soạn “Lựa chọn  câu TT)
Tiết 115: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I/ Yêu cầu: (sgv)
II/ Lên lớp
1/ Ổn định:
2/ Trả bài: Cho Hs nhắc lại đề bài & yêu cầu của đề
Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm của HS
Đọc những bài khá giỏi cho cả lớp nghe
Cuối cùng trả bài, vào điểm
3/ Củng cố – dặn dò: soạn “Tìm hiểu về các yếu tố  nghị luận”
Tiết 116: TÌM HIỂU VẾ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ & MIÊU TẢ 
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I/ Yêu cầu: (sgv)
II/Lên lớp
1/ Bài cũ: Ktra phần soạn bài của HS 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài mới
HS đọc phần I/113 
Vì sao đoạn trích (a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn đoạn trích (b) có yếu tố miêu tả nhưng không phải là bản miêu tả ?(Mục đích của tác giả không phải kể cũng không phải tả mà là nghị luận, chỉ ra những cái đúng, cái sai)
Giả sữ đoạn trích a không có những chi tiết cụ thể kể lại kiểu bắt lính .mức nào không? Còn đoạn trích b nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động được không?
Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì vai trò của các yếu tố tự sự & miêu tả trong văn nghị luận ?
Gv chốt lại phần đầu của phần ghi nhớ sgk/116
HS theo dõi lại phần 2/115
Tìm những yếu tố tự sự & miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng ? Vì sao tác giả văn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện chàng Trăng và nàng Han, mà chỉ tả lại cụ thể 1 số hình ảnh và kể kỉ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?
Tìm việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: Khi đưa các yếu tố tự sự & miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì?
Hs đọc phần ghi nhớ
Hướng dẫn HS làm BT
A/ Tìm hiểu bài
I/ Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động.
III/ Ghi nhớ (sgk)
B/ Luyện tập
Bài tập 1: Chỉ ra yếu tố tự sự & miêu tả và cho biết tác dụng của chúng
Tự sự: Sắp trung thu, đêm trước rằm . Giam giữ. Mười mấy ngày qua .. bộ mặt nhà giam
Phải đi xa với đêm phải tắm mình .. làm thơ
Miêu tả: Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và trong
à yếu tố tự sự giúp hình dung rõ hoàn cảnh sáng tác & tâm trạng của nhà thơ
Yếu tố miêu tả giúp người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh đẹp của đêm trăng và cảm xúc của người tù.
Bài tập 2: cần phải đưa yếu tố miêu tả vào bài vì gợi lại vẻ đẹp của sen trong đầm.
Cũng cần đưa yếu tố tự sự vào vì cần nêu ra 1 vài kỉ niệm về ngắm cảnh đầm sen, chèo thuyền hái sen giữa trưa, chiều hè để càng thấy vẻ đẹp dân dã của sen trong đầm.
3/ Củng cố – dặn dò: 	- Khái quát toàn bài
- Học bài, soạn “Luyện tập đưa .. nghị luận”

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8 hk1.doc