Giáo án Ngữ văn 8 tiết 43 bài 11: Tiếng Việt: Câu ghép

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 43 bài 11: Tiếng Việt: Câu ghép

TIẾT 43 TIẾNG VIỆT

CÂU GHÉP

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Nắm được đặc điểm câu ghép. Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép.

 b) Về kĩ năng: Biết phân biệt câu ghép, với các kiểu câu chia theo cấu trúc khác. Biết viết văn bản có sử dụng câu ghép một cách chính xác.

 c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .

 Sĩ số 8C: .

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.

 Câu hỏi: Thế nào là nói giảm nói tránh? Các cách nói giảm nói tránh thường gặp? Đặt câu có sử dụng phép nói giảm nói tránh?

 Đáp án:- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. (7 điểm)

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 43 bài 11: Tiếng Việt: Câu ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:		Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C	
TIẾT 43 TIẾNG VIỆT
CÂU GHÉP
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Nắm được đặc điểm câu ghép. Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép.
	b) Về kĩ năng: Biết phân biệt câu ghép, với các kiểu câu chia theo cấu trúc khác. Biết viết văn bản có sử dụng câu ghép một cách chính xác.
	c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .
	Sĩ số 8C: .
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Thế nào là nói giảm nói tránh? Các cách nói giảm nói tránh thường gặp? Đặt câu có sử dụng phép nói giảm nói tránh?
	Đáp án:- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. (7 điểm)
	- Bạn Hoa học môn Toán không được nhanh lắm. (3 điểm)
	* Vào bài (1’): Tiết học này ta cùng đi tìm hiểu thế nào là câu ghép và cách nối các vế trong câu ghép.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP (12’) 
	1. Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc ví dụ mục 1 SGK. T. 111. Yêu cầu HS chú ý các câu in đậm có trong ví dụ.
	a) Tôi// quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
	b) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi//âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
	c) Cảnh vật chung quanh tôi// đều thay đổi, vì chính lòng tôi// đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi// đi học.
	?TB: Tìm các cụm C-V trong những câu trên?
	HS: Câu a có 3 cụm C-V. Câu b có 1 cụm C-V. Câu c có 3 cụm C-V.
	?KH: Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V?
	HS: Câu a có cụm 3 cụm C-V trong đó có một cụm C-V lớn là “Tôi” (chủ ngữ) còn lại là vị ngữ. Trong cụm chủ vị lớn này có chứa hai cụm chủ vị nhỏ làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở. Câu c có 3 vế làm thành ba cụm chủ vị không bao chứa nhau. Cụm chủ vị cuối cùng giải thích nghĩa cho cụm chủ vị thứ hai.
	?TB: Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu SGK trang 112?
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có một cụm C - V
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Câu có hai hoặc nhiều cụm C - V
Cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C- V lớn
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Các cụm C-V không bao chứa nhau
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
	?KH: Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép, câu còn lại là câu gì?
	HS: Câu có một cụm chủ vị (câu b) là câu đơn. Câu có nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau (câu c) là câu ghép. Câu có cụm chủ vị nhỏ nằm trong cụm chủ vị lớn là câu phức (câu a).
	?TB: Câu c được gọi là câu ghép, vậy em hiểu câu ghép là câu như thế nào?
2. Bài học
Ghi: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này được gọi là một vế câu.
II. CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU (13’) 
1. Ví dụ
GV: Yêu cầu HS chú ý đoạn trích trong ví dụ mục I. SGK. T. 111.
?TB: Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I?
HS: Còn có các câu 1, 3, 6 là câu ghép. Câu 4 là câu đơn có cụm chủ vị nằm trong thành phần trạng ngữ.
?KH: Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
HS: Các vế trong câu 3 và câu 6 nối với nhau bằng quan hệ từ (vì, nhưng). Vế 1 và vế 2 trong câu 7 nối với nhau bằng quan hệ từ vì. Các vế trong câu 1, vế 2 và vế 3 trong câu 7 không dùng từ nối.
?TB: Nhận xét các câu ghép không dùng từ nối để nối các vế câu?
HS: Không dùng từ nối thì giữa các vế có sử dụng dấu phẩy (câu 1) và dấu hai chấm (vế 2 và 3 của câu 7).
?KH: Hãy nêu thêm những quan hệ từ dùng để nối các vế câu ghép?
HS: Vì - nên, sở dĩ - là vì, tuy - nhưng, không những - mà còn,
GV: Ngoài ra người ta có thể nối các vế câu ghép bằng một cặp phó từ hoặc đại từ. Ví dụ: Bạn Dung càng nói mọi người càng chú ý (cặp phó từ càng). Ví dụ: Mọi người đóng góp bao nhiêu tôi sẽ đóng góp bấy nhiêu (cặp đại từ bao nhiêu-bấy nhiêu).
?KH: Từ việc tìm hiểu, phân tích em nhận thấy có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép?
2. Bài học
Ghi: Có hai cách nối các vế câu.
- Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:
+ Nối bằng một quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
GV: Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK. T. 111, 112.
III. LUYỆN TẬP (13’) 
1. Bài 1 (T. 113)
?: Tìm câu ghép trong các đoạn trích ở bài 1. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?
- Đoạn a có các câu sau là câu ghép: câu 3, câu 5, câu 6, câu 7 các vế trong những câu này dùng dấu phẩy để nối với nhau.
- Đoạn b có hai câu ghép các vế trong 2 câu này dùng dấu phẩy để nối với nhau.
- Đoạn c có một câu ghép dùng dấu hai chấm và dấu phẩy để đánh dấu ranh giới các vế câu.
- Đoạn d có một câu ghép gồm 3 vế câu (vế hai lược bỏ chủ ngữ) có dùng quan hệ từ(nên, bởi vì) nối các vế câu.
2. Bài 2 (T. 113)
?: Với mỗi cặp quan hệ từ trong bài 2, hãy đặt một câu ghép?
- Vì nó lười học nên nó phải thi lại.
- Nếu trời mưa thì tôi sẽ không đi chơi nữa.
- Tuy nhà Lan ở rất xa trường nhưng Lan luôn đi học đúng giờ.
- Nó không những học giỏi mà nó còn rất ngoan nữa.
3. Bài 3 (T.113)
?: Chuyển những câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách đã nêu trong bài 3?
- Nó lười học nên nó phải thi lại.
- Nó phải thi lại vì nó lười học.
HS: Thực hiện, GV gọi HS nhận xét, GV kết luận.
4. Bài 5 (T.114)
?: Viết một đoạn văn ngắn về đề tài: thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép):
GV: Nêu yêu cầu viết đoạn văn, cho học sinh viết, gọi học sinh đọc, gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, kết luận.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Đặt 2 câu ghép, một câu có dùng những từ có tác dụng nối các vế, một câu không dùng từ nối?
	- Trời nổi gió, cây trong vườn nghiêng ngả.
	- Nếu trời mưa thì chúng ta không đi nữa.
	GV: Cho HS đặt câu, gọi HS nhận xét, GV nhận xét, kết luận.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 4 (T.114).
	- Soạn Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh. Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ phần mục I của bài mới và trả lời các câu hỏi trong mục đó. 
	+ Sưu tầm thêm một số tờ giới thiệu sản phẩm của một số mặt hàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 43 bai 10, 11.doc