Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

TUẦN 35

NGỮ VĂN – BÀI 32

Kết quả cần đạt

Qua giờ trả bài kiểm tra Văn, củng cố lại kiến thức về các văn bản văn học.

Tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.

Đánh giá đúng những ưu, nhược điểm của bài tập làm văn số 7 và sửa chữa các lỗi trong bài làm.

Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
NGỮ VĂN – BÀI 32
Kết quả cần đạt
Qua giờ trả bài kiểm tra Văn, củng cố lại kiến thức về các văn bản văn học.
Tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.
Đánh giá đúng những ưu, nhược điểm của bài tập làm văn số 7 và sửa chữa các lỗi trong bài làm.
Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
Ngày soạn: 23/4/2011
Ngày giảng: 25/4/2011
Dạy lớp: 8B
 Tiết 129. 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
 1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Củng cố lại kiến thức về các văn bản đã học.
 b) Về kĩ năng: Rèn luyện khả năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 c) Về thái độ: Phát huy những ưu điểm, tự bù đắp những kiến thức chưa nắm chắc.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Chấm bài chính xác, khách quan, soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Xem lại các kiến thức về văn bản.
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8A: 
 a) Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp trong quá trình trả bài.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Bài kiểm tra một tiết của các em cô đã đọc và chấm; kết quả của bài kiểm tra ra sao ? Có những ưu, nhược điểm gì; tiết học hôm nay cô giúp các em biết dể rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra sau.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới: 
 1. Đề bài 
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) 
 Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: (0,25 điểm) Lời nhận định sau đây nói về tác giả, tác phẩm nào ?
	“ Hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ... Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy gặp nhau đã tạo nên một bài thơ kiệt tác”.
	A. Tản Đà và “ Muốn làm thằng Cuội ”
	B. Thế Lữ và “ Nhớ rừng ”	
	C. Vũ Đình Liên và “ Ông đồ ”	
	D. Tế Hanh và “ Quê hương ”
Câu 2: (0,25 điểm)Ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ Nhớ rừng?
 A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt.
 B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.
 C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc.
 D. Cả ba ý kiến trên.
Câu 3: (0,25 điểm)
	Nét giống nhau giữa hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó ” và “ Ngắm trăng ” là gì ?
	A. Phong thái ung dung, tự tại của thi sĩ - chiến sĩ hồ Chí Minh.
	B. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc của thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
	C. Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
	D. Tinh thần lạc quan của thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Câu 4: (0,25 điểm)Trong bài Chiếu dời đô, em thấy những lợi thế của thành Đại La là gì?
 A. Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.
 B. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.
 C. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
 D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 5: (0,5 điểm)“Hịch tướng sĩ là bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nhân dân ta”. 
Cụm từ nào sau đây điền vào chỗ trống trong câu văn trên là phù hợp:
 A. Tiếng kèn xuất quân; C. Áng thiên cổ hùng văn;
 B. Lời hịch vang dậy núi sông; D. Bài văn chính luận xuất sắc;
Câu 6: (0,5 điểm) Luận điểm nào được nêu trong đoạn một của văn bản Đi bộ ngao du?
 A. Niềm hạnh phúc của con người khi không phải đi ngựa.
 B. Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.
 C. Đi bộ ngao du là phải vừa đi vừa ngẫm.
 D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 7: (0,5 điểm) Đoạn trích Thuế máu nằm ở chương mấy của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp?
 A. Chương I; B. Chương II; C. Chương III; D. Chương IV;
Câu 8: (0,5 điểm) 
	Điểm chung của các thể loại: “ Hịch, Chiếu, Cáo, Tấu ” là gì ?
 A. Thường viết bằng văn xuôi.
	B. Thường viết bằng văn vần.
	C. Thường viết bằng văn biền ngẫu.
	D. Cả ba loại trên.
 Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm )
a) Chép đúng, chép đẹp theo trí nhớ bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh. Nêu khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
	Câu 2: (5 điểm ) 
Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố nào? 
Ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và sự phát triển ý thức dân tộc trong bài Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7). Em hãy chứng minh ý kiến trên bằng một đoạn văn ngắn. 
2. Đáp án - Biểu điểm: (17’)
 Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
C
D
C
B
A
D
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
 Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) 
 Yêu cầu: 
* Chép chính xác bài thơ (0,5 điểm):
TỨC CẢNH PÁC BÓ
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
	* Giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ 1,5 điểm):
	 - Nghệ thuật: 
	+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
	+ Giọng thơ thanh thoát, hồn nhiên, vui tươi, giàu cảm xúc.
	 - Nội dung: 
 Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
 Câu 2: (5 điểm)
 a) (2 điểm)
 Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào những yếu tố:
	+ Nền văn hiến lâu đời.
	+ Có cương giới, lãnh thổ riêng.
	+ Có phong tục tập quán riêng.
	+ Có lịch sử riêng.
+ Chế độ chủ quyền riêng. 
 b) (3 điểm)
 Yêu cầu: 
 Về hình thức: Viết đoạn văn nghị luận chứng minh, đảm bảo trình bày đầy đủ kết cấu 3 phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết thúc đoạn.
 Về nội dung: Chứng minh: Ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và sự phát triển ý thức dân tộc trong bài Sông núi nước Nam, cần đảm bảo nội dung sau:
- Với những yếu tố khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã phát triển hoàn chỉnh về quan niệm dân tộc. Đó là sự kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. Trong Nam Quốc Sơn Hà, ý thức dân tộc mới chỉ được xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền, còn ở đoạn trích Nước Đại Việt ta, tác giả đã bổ sung thêm ba yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử.
- Trong Nam Quốc Sơn Hà, tác giả đã thể hiện ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc qua từ “đế”, ở Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào đó nhưng sâu sắc và mạnh mẽ hơn: “Mỗi bên xưng đế một phương” khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc.
 3. Nhận xét chung: (3’)
 * Phần trắc nghiệm:
 Một số em đã có ý thức đọc kĩ câu hỏi làm đúng phần câu hỏi trắc nghiệm. Bên cạnh đó nhiều em xác định còn chưa chính xác, khoanh tròn chữ cái rất cẩu thả, các em cần rút kinh nghiệm. cá biệt có em làm chưa hết câu hỏi.
 * Phần tự luận:
 - Đa số các em đã làm đúng theo yêu cầu của đề, bài làm tương đối sạch sẽ, diễn đạt tương đối lưu loát điển hình là em: Linh, Hà, Khánh; song một số em lười học, lười suy nghĩ, không thuộc văn bản; bài còn sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả như bài của em: Thuận, Luyện, Tuấn Anh.
 4. Chữa lỗi sai: (15’)
 * Câu sai: Tinh thần lạc quan của Bác ở hang pắc bó.
TB: Hãy chỉ ra lỗi sai của câu trên và chữa lại cho đúng ?
 - Sai diễn đạt, chính tả
 - Chữa lại: Tinh thần lạc quan của Bác trong thời gian hoạt động ở Pác Bó. 
 * Câu sai: Bàn ghế chông chênh lịch sử đảng
KH: Phát hiện lỗi của câu văn và chữa lại cho đúng ngữ pháp ?
 - Sai diễn đạt, sai dùng từ.
 - Chữa lại: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 * Câu sai: Nguyễn Trãi đã tiếp tục viết thêm ba yếu tố nữa làm cho ý thức dân tộc được đầy đủ hơn.
 - Lỗi: Diễn đạt
 - Chữa: Nguyễn Trãi đã tiếp tục phát huy những yếu tố khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn bằng cách bổ sung thêm ba yếu tố nữa, đó là: : văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử.
 5. Trả bài – gọi điểm. (2’)
 - Tuyên dương bài em: Thuỳ Linh, Hà.
 - GV giải đáp thắc mắc (nếu có).
 Kết quả: Điểm giỏi: 
	Điểm khá: 
	Điểm Tb : 
 Điểm yếu:
 c) Củng cố, luyện tập: (4’)
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
 - Về nhà ôn lại kiến thức về văn bản đã học.
 - Ôn tập các kiến thức tiếng Việt học ở kì 2, để chuẩn bị kiểm tra một tiết tiếng Việt.
==============================
Ngày soạn: 25/4/2011
Ngày kiểm tra: ../4/2011
Dạy lớp: ..
Tiết 130:
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu bài kiểm tra: 	
 a) Kiến thức: Đánh giá kiến thức về phân môn Tiếng Việt đã được học ở kỳ II (các kiểu câu)
 b) Kỹ năng: Rèn kĩ năng xác định các kiểu câu, tạo lập câu.
 c) Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập và độc lập suy nghĩ khi làm bài kiểm tra.
	Ổn định: 8B: .
2. Nội dung đề: 	
 * Ma trận:
	 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp 
 Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phần trắc nghiệm
Các kiểu câu
C1
0,5 đ
Cách sử dụng các kiểu câu
C2
0,5 đ
Cách sử dụng các kiểu câu, Hành động nói
C3
2 đ
Phần tự luận
Lựa chọn trật tự từ trong câu
C1
2 đ
Các kiểu câu chia theo mục đích nói
C2
5 đ
Số câu
1
2
2
5
Tổng số điểm
0,5
2,5
7
10
	 Đề bài:
 Phần I: Trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
	“Tôi bật cười bảo lão (1):
	- Sao cụ lo xa quá thế (2)? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4)! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5)?
	- Không, ông giáo ạ (6)! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?”
 (Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 1: Trong bảy cây văn trên, câu số nào là:
	- Câu trần thuật:................
	- Câu nghi vấn:................
	- Câu cầu khiến:................
Câu 2: Trong số những câu nghi vấn trên câu số nào được:
	- Dùng để hỏi:................
	- Không dùng để hỏi:................ 
Câu 3: Điền nội dung để hoàn chỉnh bảng sau: (2 điểm)
Câu văn
Kiểu câu
Hành động nói
Cách thực hiện hành động nói
1. Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai.
2. Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.
3. Sao cô biết mợ con có con?
4. Anh có thể bỏ mũ ra được không?
Phần II: Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Giải thích lí do sắp xếp trật tự của các bộ phận in đậm nối tiếp nhau trong đoạn văn sau:
 Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này". Sứ Giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua.
 (Thánh Gióng)
Câu 2: Viết một đoạn văn dài từ (10 đến 15 câu), trong đó có sử dụng bốn kiểu câu: Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán đã học trong chương trình Tiếng Việt lớp 8 kì II.
3. Đáp án - Biểu điểm.
Phần I: Trắc nghiệm: 3 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
	- Câu trần thuật: 1,3,6
	- Câu nghi vấn: 2,5,7
	- Câu cầu khiến: 4
Câu 2: (0.5 điểm)
	- Câu nghi vấn dùng để hỏi: Câu 7
	- Câu nghi vấn không dùng để hỏi: Câu 2, câu 5
Câu 3: (2 điểm) Phương án đúng:
Câu văn
Kiểu câu
Hành động nói
Cách thực hiện hành động nói
1. Luôn mấy ...  chưa đảm bảo, sai quá nhiều lỗi chính tả.
 V. Lỗi sai và chữa lỗi sai:
 * Câu sai: Loại tưởng những kể lố lăng, kệch cơm đi ăn mặc đúng thời trang làm tôn vẻ đẹp con người lên cũng là điều đáng mơ ước.
KH: Chỉ ra lỗi sai của câu văn trên và sửa lại cho đúng ?
 - Sai diễn đạt, dùng từ, lỗi chính tả.
 - Chữa lại: Lại tưởng những kẻ lố lăng, ăn mặc kệch cỡm là đúng thời trang; là làm tôn vẻ đẹp của con người.
 * Câu sai: Ngần đây các ăn mặc của một số bạn học sinh có nhiều thay đổi.
TB: Xác định lỗi của câu văn và sửa lại cho đúng ngữ pháp ?
 - Sai chính tả.
 - Chữa lại: Gần đây cách ăn mặc của một số bạn học sinh có nhiều thay đổi.
 * Câu sai: Ngày nay công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên các lối ăn mặc của mọi người và các bạn trong lớp em ko còn giản dị và lành mạnh như trước nữa.
KH: Hãy chỉ ra lỗi sai của câu văn trên và chỉ ra cách chữa những lỗi đó để câu văn đúng nghĩa ?
 - Nội dung chưa chuẩn xác, lỗi diễn đạt, dùng từ và lỗi chính tả.
 - Chữa lại: Cùng với sự phát triển của xã hội nên cách ăn mặc của mọi người có nhiều thay đổi. Ở lớp em cũng vậy một số bạn không còn ăn mặc giản dị như trước nữa.
 * Câu sai: Trong quan hệ văn hoá ngoài xã hội, có người vì sự thanh lịch không có gì rực rỡ thì ai cũng thích.
TB: Câu văn trên sai những lỗi nào hãy chữa lại cho đúng ?
 - Câu văn tối nghĩa, dùng từ không phù hợp.
 - Chữa lại: Trong các mối quan hệ vì sự giản dị, lịch sự đã làm tăng vẻ đẹp của con người.
 * Câu sai: Trong thời đại ngày nay, ai cũng có thể ăn mặc theo bất cứ thời trang nào mà mình ưa thích.
TB: Chỉ ra lỗi sai của câu văn và chữa lại cho đúng ?
 - Câu văn chưa đảm bảo tính giáo dục, diễn đạt chưa rõ nghĩa.
 - Chữa lại: Trong thời đại ngày nay, ai cũng có thể ăn mặc theo sở thích của mình nhưng làm sao phải phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt Nam.
 VI. Đọc bài văn – trả bài – gọi điểm 
Điểm
8
7
6
5
4
3
Lớp 8A
1
2
1
18
10
2
 - Đọc bài văn tiêu biểu: 
 HS: Đọc bài viết của mình, chữa các lỗi bài viết mắc phải ; (gv giải đáp thắc mắc nếu có).
 c) Củng cố, luyện tập: (4’)
TB: Nhắc lại bố cục của bài văn nghị luận giải thích ?
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
 - Về nhà đọc và tiếp tục sửa những lỗi trong bài viết của mình.
 - Ôn lại lí thuyết văn nghị luận giải thích, chứng minh.
 - Đọc và suy nghĩ bài Văn bản thông báo.
===================================
Ngày soạn: 23/4/2011
Ngày giảng: 28/4/2011
Dạy lớp: 8B
 Tiết 132 
TỔNG KẾT PHẦN VĂN (Tiếp theo)
 1. Mục tiêu.
 a) Về kiến thức: Củng cố hệ thống hoá kiến thức văn học cụm văn bản nghị luận đã được học ở lớp 8 nhằm làm cho học sinh nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.
 b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng học thuộc lòng, tổng hợp, so sánh, phân tích, chứng minh, hệ thống hoá, sơ đồ hoá trong một bài ôn tập văn bản.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, ham mê học bộ môn.
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ sgk, sgv, bảng phụ, soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Trả lời các câu hỏi sgk (tr - 144).
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8A:  
 a) Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kết hợp trong quá trình ôn tập.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Trong tiết tổng kết phần Văn trước, các em đã ôn tập cụm văn bản thơ. Bài học hôm nay chúng ta tiến hành tổng kết cụm văn bản nghị luận.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới: 
 I. Bảng hệ thống các văn bản nghị luận đã học ở lớp 8: (17’)
stt
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
ngôn ngữ
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) 1010
Lí công Uẩn (974 - 1028)
Chiếu - chữ Hán - nghị luận trung đại
- Phản ánh khát vọng của nhân dân về một nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. 
- Kết cấu chặt chẽ. lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tình tứ: trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân.
2
Hịch tướng sĩ (Dụ chủ tì tướng hịch văn) 1285
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300)
Hịch - chữ Hán - nghị luận trung đại
- Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông xâm lược (thế kỉ XIII): Lòng căm thù giặc sâu sắc, phê phán thái độ bàng quan của tướng sĩ, khuyên bảo họ ra sức rèn luyện.
- Áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
3
Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) 1428
Nguyễn trãi (1380 - 1442)
Cáo - chữ Hán - nghị luận trung đại
- Bản tuyên ngôn độc lập khẳng định nước ta là đất nước có nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chủ quyền, truyền thống lịch sử; nếu kẻ thù xâm lược sẽ dẫn đến thất bại.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, áng thiên cổ hùng văn.
4
Bàn luận về phép học (luận học pháp) 1791
Nguyễn Thiếp (1723 - 1804)
Tấu - chữ Hán - nghị luận trung đại
- Mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, dẫn đến sự hưng thịnh đất nước, phương pháp học.
- Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng có sức thuyết phục.
5
Thuế máu (trích bản án chế độ TDP) 1925
Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969)
Phóng sự chính luận - nghị luận hiện đại - chữ pháp
- Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
- Tư liệu phong phú xác thực, tính chiến đấu cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, giọng điệu đanh thép - mỉa mai chua chát.
GV: Treo bảng phụ ghi bảng hệ thống và yêu cầu học sinh ghi vào vở. 
 II. Giá trị văn học: (17’)
KH: Nhìn vào bảng thống kê, em có nhận xét gì về thể loại các văn bản ?
 - Văn bản nghị luận trung đại: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học. Trong đó có các thể văn nghị luận khác nhau như: chiếu, hịch, cáo, tấu.
 - Văn bản nghị luận hiện đại: Thuế máu.
GV: Lưu ý: Các văn bản trên đều là bản dịch (nguyên tác chữ Hán và chữ pháp). Hầu hết các văn bản nghị luận này là những áng chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhiều tác giả của những áng văn đó là những tên tuổi chói lọi trong lịch sử.
TB: Qua các văn bản từ bài 22 đến bài 26. hãy cho biết thế nào là văn nghị luận ?
 - Văn nghị luận là loại văn dùng lập luận để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống xã hội. Lập luận được xây dựng bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ và luận chứng lô gíc, chặt chẽ để thuyết phục người đọc.
KH: Em thấy các văn bản nghịluận trung đại có nét khác biệt nổi bật gì so với văn bản nghị luận hiện đại và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7 ?
 - Nghị luận trung đại: Dùng nhiều từ ngữ cổ, văn biền ngẫu.
 - Nghị luận hiện đại: Cách viết giản dị, gần với đời sống.
 - Văn bản nghị luận viết theo lối văn phong cổ: Hình ảnh thường giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu song đôi nhịp nhàng; dùng nhiều điển tích, điển cố,
 Dù nhiều nét khác nhau, các văn bản đó đều là văn nghị luận, tức là đều có đặc trưng của thể loại nghị luận.
GV: Trong các văn bản nghị luận các em cần hiểu: 
 - Có lí: Có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ.
 - Có tình: Là có cảm xúc.
 - Có chứng cứ: Là có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
TB: Sức thuyết phục của văn bản nghị luận ?
 - Các văn bản nghị luận đều có những luận điểm xác đáng, cách lập luận chặt chẽ, đều bày tỏ tình cảm tha thiết chân thành của tác giả, các chứng cứ trong bài đều xác thực, đúng thực tế.
KH: Ba văn bản trong bài 22 đến bài 24 có gì giống và khác nhau về nội dung và hình thức ?
 - Giống nhau: Các văn bản này đều bao trùm một tinh thần dân tộc sâu sắc. Thể hiện ở ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh (Chiếu dời đô), tinh thần bất khuất quyết chiến thắng lũ giặc xâm lăng bạo tàn (Hịch tướng sĩ) hoặc ở ý thức sâu sắc, đầy tưh hào về một nước Việt Nam độc lập (Nước Đại Việt).
 - Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn, đó là gốc của sắc thái biểu cảm, là chất trữ tình của các văn bản đó. Yếu tố tình còn thể hiện ở tấm lòng, thái độ của người viết đối với người tiếp nhận.
 - Các văn bản “Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt” đều bao trùm một tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn của các tác giả.
 - Khác nhau: 
 + Trong bài chiếu của mình Lí Công Uẩn đã tỏ ra một thái độ khá thận trọng, chân thành đối với các quan dưới quyền.
 + Hịch tướng sĩ một mặt Trần Quốc Tuấn bộc bạch lòng căm thù giặc bằng những lời sôi sục, mặt khác thể hiện thái độ vừa nghiêm túc, vừa ân cần đối với các tướng sĩ (câu kết văn bản cho thấy vị tư lệnh tối cao đó mong mỏi sự cảm thông, chia sẻ của các tướng sĩ).
 + Ở văn bản Thuế máu “tình” chính là lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt đối với chính quyền thực dân Pháp. Bởi vì cái gốc của lòng căm thù ấy chính là tình thương vô hạn đối với nhân dân các thuộc địa đang bị đày đoạ.
 - Về nghệ thuật, cái tình ấy được thể hiện chủ yếu bằng ngòi bút trào phúng đặc biệt sắc bén, tuy văn bản vẫn có những câu, đoạn văn thuần tuý trữ tình.
KH: Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộcnViệt Nam khi đó ?
 - Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng nước ta là một nước độc lập, đó là chân lí hiển nhiên. Điều đó được thể hiện tập trung trong đoạn mở đầu bài cáo mang tính chất tuyên ngôn (lời tuyên bố) về nền độc lập của dân tộc ta.
 - “Bình Ngô đại cáo” là lời tuyên bố về nền độc lập của dân tộc ta.
KH: So với bài Sông núi nước Nam học ở lớp 7 được coi là bản tuyên ngôn thứ nhất của nước ta, ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta và có nét gì mới ?
 - Ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ (sông núi nước Nam) và chủ quyền (vua Nam ở).
 - Bình Ngô đại cáo: Ý thức dân tộc được phát triển cao hơn, sâu sắc, toàn diện hơn. Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền còn được mở rộng, bổ sung: nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử.
GV: Văn bản Sông núi nước Nam có hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền.
 Văn bản Nước Đại Việt ta thêm bốn yếu tố rất quan trọng: văn hiến, phong tục, lịch sử, chiến công diệt ngoại xâm.
 III. Kết luận: (4’)
 - Trải qua bốn thế kỉ, ý thức độc lập dân tộc, quan niệm về Tổ quốc của cha ông ta đã có những bước tiến dài, tư tưởng của Nguyễn Trãi thật tiến bộ, toàn diện và sâu sắc, dường như đi trước cả thời đại.
 c) Củng cố, luyện tập: (4’)
H: Đọc thuộc lòng đoạn trích Nước Đại Việt ta và nêu nội dung, nghệ thuật của đoạn trích đó ?
 - HS đọc thuộc lòng đoạn trích và nêu nội dung, nghệ thuật.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’) 
 - Ôn lại các kiến thức đã ôn trên lớp và học thuộc lòng các văn bản thơ.
 - Trả lời các câu hỏi Tổng kết phần Văn sgk (tr - 148).
============================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35.doc