Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Trường THCS Quang Trung

Văn bản : HỊCH TƯỚNG SĨ

 Trần Quốc Tuấn

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh nắm được trọng tâm kiến thức, kĩ năng sau :

1. Kiến thức

- Sơ giản về thể hịch

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của Hịch tướng sĩ

- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.

- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu một văn bản viết theo thể hịch

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên xâm lược lần thứ hai.

- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 752Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Tiết 93, 94 
Ngày soạn : 26/ 02/ 2011
Ngày dạy : 01/ 03/ 2011
 Văn bản : HỊCH TƯỚNG SĨ
 Trần Quốc Tuấn
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh nắm được trọng tâm kiến thức, kĩ năng sau :
1. Kiến thức
- Sơ giản về thể hịch
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của Hịch tướng sĩ
- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu một văn bản viết theo thể hịch
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên xâm lược lần thứ hai. 
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại. 
II. Chuẩn bị:
-Soạn bài.
- Phương tiện : sgk, chuẩn kiến thức
- Phương pháp : gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề
III. Lên lớp
1, Ổn định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ: 
? « Chiếu » là gì ? Trình bày những đặc sắc về nội và nghệ thuật của văn bản «  Chiếu dời đô ». ? 
3, Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu văn bản. 
Gọi h/s đọc phần chú thích * sgk.
? Em hãy trình bày sơ lược về tác giả?
- 1232 – 1900. Con trai An sinh vương Trần Liễu.
- Ông là người văn võ song toàn, trọng nhân nghĩa sống đức độ trung thành.
- Sự nghiệp gắn liền với nhà Trần ba lần đánh quân Nguyên Mông.
? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
Gọi 2 h/s đọc tác phẩm và phần chú giải các từ khó.
? Văn bản thuộc thể loại gì? 
? Em hiểu già về thể hịch ? 
? Bài hịch chia làm mấy phần, ý mỗi phần? 
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản. 
? Tác giả đã nêu gương những nhân vật lịch sử nào ?
? Những nhân vật được nêu có địa vị xã hội như thế nào ?
- Địa vị xã hội khác nhau : gia thần, quan nhỏ
? Những nhân vật này có điểm chung nào để thành gương sáng cho mọi người noi theo ?
? Ở đoạn văn này tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
? Việc liệt kê các gương sáng trong lịch sử, tác giả nhằm mục đích gì ?
- Khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần.
? Thái đô tác giả được bộc lộ như thế nào khi nêu gương lịch sử ?
- Tôn trọng đề cao gương sáng của lòng trung quân, ái quốc.
? Em hãy tìm những chi tiết nói đến tội ác quân giặc?
- Đi nghênh ngang ngoài đường uốn lưỡi cú diều, thân dê chó bắt nạt tể phụ, vơ vét bạc vàng lòng tham.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng? 
? Tác giả căm tức vì điều gì? 
- Chưa được xả thịt  uống máu quân thù. 
? Nhận xét gì về lòng căm thù giặc của tác giả ?
- Sự hy sinh xả thân vì nghĩa lớn
- Sục sôi đầy nhiệt huyết chờ ngày quyết tử sống chết với quân giặc.
? Tác giả đã đưa ra mối quan hệ với tướng sĩ từ lâu như thế nào?
- Các người ở cùng ta.nào có kém gì.
? Tại sao tác giả lại đưa ra mối quan hệ như vậy trước khi phê phán tướng sĩ?
- Mối quan hệ lâu đời khiến cho quân sỹ cảm nhận được tình nghĩa gắn bó keo sơn vào sinh ra tử đếu có nhau.
? Tác giả phê phán những thói gì của tướng sĩ - Bàng quang: Việc nước không suy nghĩ, không thấy đau đớn nhục nhã.
- Hưởng lạc: Ham vui chơi, tận hưởng bổng lộc lo cho cuộc sống gia đình vẹn toàn chu tất chứ không lo cho vận nước lâm nguy.
? Tác giả chỉ rõ những tác hại gì ? 
- Tất cả những việc tướng sỹ đang làm khi có giặc tràn sang thì việc binh đạo trở tay không kịp nước mất nhà tan.
- Tướng sĩ chịu nhục, tiếng xấu lưu đến ngàn năm không xóa nổi.
? Em có nhận xét gì về cách phê phán đó của tác giả ? 
- Rất chân thành, cụ thể, rõ ràng chính điều đó giúp cho tướng sĩ dễ nhận ra sai lầm để chú tâm vào việc nước.
? Tại sao bài hịch được đánh giá là bản “Trường thiên đại luận” ?
-Cách viết rất chặt chẽ,lôJíc. Từ ngữ dùng chính xác, cụ thể có sức truyền cảm cao.
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tổng kết
? Đọc ghi nhớ SGK ?
I/ Đọc, hiểu văn bản 
1, Tác giả, tác phẩm 
-/ Tác giả
Trần Quốc Tuấn ( 1231?- 1300) 
 + Có công lao lớn trong 3 cuộc k/c chống quân Mông- Nguyên. 
 + Ông là người văn võ song toàn, trọng nhân nghĩa,sống đức độ trung thành.
-/ Tác phẩm 
- Ra đời trước cuộc kháng chiến cống quân Nguyên lần 2 (1285 – 1287) 
- Ông là thống lĩnh tiết chế.
2/ Đọc – chú thích – thể loại- bố cục
3. Phân tích 
3.1/ Nêu gương sáng trong lịch sử.
- Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng.
- Không sợ nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
-> Khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần.
3.2/ Lòng căm thù giặc của tác giả 
*Tội ác quân giặc 
- Đi nghênh ngang ngoài đường uốn lưỡi cú diều, thân dê chó bắt nạt tể phụ, vơ vét bạc vàng lòng tham.
=> Ẩn dụ : Tham lam, độc ác như loài cầm thú
*Lòng căm thù:
- quên ăn quên ngủ
- Căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù
- trăm thân . Nghìn xác gói da ngựa vẫn vui lòng.
=> Ý chí quyết tâm.
 Hành động phi thường 
 Sục sôi đầy nhiệt huyết chờ ngày quyết tử sống chết với quân giặc.
3.3 Phê phán tướng sĩ bàng quan hưởng lạc.
-Mối quan hệ tướng sĩ lâu đời, bên vững
- Phê phán sự bàng quang hưởng lạc 
+Bàng quan: Việc nước không suy nghĩ, không thấy đau đớn nhục nhã.
+ Hưởng lạc: Ham vui chơi, tận hưởng bổng lộc lo cho cuộc sống gia đình vẹn toàn chu tất chứ không lo cho vận nước lâm nguy.
=>Phong cách phê phán : Rất chân thành, cụ thể, rõ ràng chính điều đó giúp cho tướng sĩ dễ nhận ra sai lầm để chú tâm vào việc nước.
II.Tổng kết.
Ghi nhớ : Sgk. 
4 .Củng cố 
- GV hệ thống bài
5. Dặn dò
- Học bài, soạn bài “ Nước Đại Việt ta”.
Tuần 26 Tiết 95
Ngày soạn : 26/ 02/ 2011
Ngày dạy : 29/ 02/ 2011
Tiếng Việt: HÀNH ĐỘNG NÓI
 I.Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 
1. Kiến thức
Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
2.Kĩ năng
Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp.
II. Chuẩn bị.
- Soạn bài
- Phương tiện: sgk, chuẩn kiến thức, bảng phụ
- Phương pháp; Phân tích ngôn ngữ, gợi mở, thảo luận nhóm. 
 III. Lên lớp
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ
?Thế nào là câu phủ định? Cho ví dụ?
3) Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hành động nói là gì. 
? Gọi h/s đọc đoạn trích SGK.
? Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích gì ?
? Câu nào thể hiện mục đích ấy ?
-Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy chốn ngay đi: Lý Thông muốn đe dọa để Thạch Sanh sợ hãi bỏ nhà đi để cướp công.
? Lý Thông có đạt được mục đích ấy không ? 
? Câu nào thể hiện điều đó ?
-Có. Chàng vội vã từ giã túp lều cũ dưới gốc đa kiếm củi nuôi thân.
? Lý Thông thực hiện mục đích đó bằng phương tiện gì ?
-Hành động nói.
? Vậy em hiểu hành động nói của con người là kiểu hành động như thế nào ?
-Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu hành động nói thường gặp.
? Trong đoạn trích trên ngoài câu đã phân tích mỗi câu còn lại của Lý Thông đều nhằm vào mục đích đó là mục đích gì ?
-Câu 1: trình bày, câu 2: đe dọa, câu 4: hứa hẹn
? Hãy chỉ ra hành động nói trong đoạn trích của bài tập 2. 
-Câu 1: hỏi, câu2: trình bày báo tin, câu 3: bộc lộ cảm xúc.
? Em hãy liệt kê hành động nói qua các đoạn trích trên ?
-Trình bày: báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán
-Điều khiển: Cầu khiến, đe dọa, thách thức..
-Hứa hẹn
 - Bộc lộ cảm xúc.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Gọi SH đọc yêu cầu bài tập 1, 2
Bài 1: Trần Quốc Tuấn viết Hịch Tướng Sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược do ông soạn ra và khích lệ lòng yêu nước.
Nay ta chọn binh pháp .tức là kẻ nghịch thù
Ta viết bài Hịch này để các ngươi biết bụng ta
Bài 2: Câu 1: hỏi, câu 2: trình bày, câu 3: khuyên bảo, câu 4: trình bày, câu 5: báo tin.
Câu 1: hứa hẹn.
Câu 1: thông báo, câu 2: hỏi, câu 3: bộc lộ cảm xúc, trình bày, câu 4: hỏi, câu 5: bộc lộ cảm xúc và trình bày.
Về nhà làm bài tập số 3, soạn bài “Nước Đại Việt ta”.
I./ Hành động nói là gì?
1. Ví dụ:
-Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy chốn ngay đi. => Yêu cầu, đe dọa
2.Kết luận :
 Ghi nhớ:sgk
II.Các kiểu hành động nói thường gặp.
-Trình bày: báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán
-Điều khiển: Cầu khiến, đe dọa, thách thức..
-Hứa hẹn
- Bộc lộ cảm xúc
III.Luyện tập.
Bài 1: 
- Nay ta chọn binh pháp .tức là kẻ nghịch thù
- Ta viết bài Hịch này đe các ngươi biết bụng ta
Bài 2:
a. Câu 1: hứa hẹn.
b. Câu 1: thông báo, câu 2: hỏi, câu 3: bộc lộ cảm xúc, trình.
4 . Củng cố 
- GV hệ thống bài
5. Dặn dò
- Học bài, làm các bài tập còn lại
- Tiết sau trả bài. 
Tuần 26 Tiết 96 
Ngày soạn : 26/ 02/ 2011
Ngày dạy : 30/ 02/ 2011
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh: 
Nắm được năng lực viết bài văn thuyết minh của mình
Nhận ra những lỗi mắc phải để có hướng khắc phục sửa chữa, điều chỉnh cách học của mình trong thời gian tiếp theo.
II. Chuẩn bị
 -Thầy: Bài kiểm tra đã chấm, nhận xét- đánh giá
 - Trò: Xem lại yêu cầu của đề
III. Lên lớp
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 Nhận xét ưu nhược điểm của bài làm
* Ưu điểm: Nhiều em chuẩn bị cho bài viết chu đáo, nắm được kiến thức 
- Bài viết trình bày tương đối rõ ràng theo bố cục 3 phần, tương đối mạch lạc 
- Một số bài viết có nội dung đầy đủ, diến đạt tương đối trôi chảy.
GV nêu tên cụ thể một số bài viết tốt của HS ở mỗi lớp để các hs khác học tập
* Nhược điểm: 
Nhiều em chưa nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh,không xây dựng dàn dựng dàn ý nên các ý lộn xộn, kém mạch lạc, diễn đạt lủng củng, tri thức về đối tượng thuyết minh còn hạn chế.
- Một số em sai chính tả nhiều , trình bày cẩu thả, , thiếu ý thức làm 
Gv nêu cụ thể một số bài làm kém để hs rút kinh nghiệm.
GV nêu ra , sửa những lỗi sai chính tả và các lỗi thường gặp như cách diễn đạt, trình bày
Hoạt động2 : Trả bài
Bước 1: Chữa bài ( như đáp án)
Bước 2: Trả bài
Hoạt động 3: Học sinh có ý kiến( nếu có) – Gv giải đáp thắc mắc của học sinh.
Hoạt động 4: Gọi tên –ghi điểm vào sổ lớn
I. Nhận xét
II. Trả bài
 4. Củng cố 
- GV khắc sâu lại cách làm bài văn thuyết minh
- Nhấn mạnh, yêu cầu khắc phục các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
5. Dặn dò.
- Soạn bài “ Nước Đại Việt ta ”
---------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc