Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 41: Luyện nói Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 41: Luyện nói Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Nhận biết được đoạn văn theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

2/ Kĩ năng:

 Biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, ngắn gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp miêu tả và biểu cảm.

3/ Thái độ

 Tích cực trình bày trước lớp.

II/ Đồ dùng dạy học

 1/ Giáo viên: Bài nói than khảo

 2/ Học sinh: Viết bài ở nhà.

III/ Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2670Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 41: Luyện nói Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với văn miêu tả và biểu cảm - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25/10/2009
NTH: 28/10/2009
––––––––––––––––– Ngữ Văn – Bài 11 ––––––––––––––––––
Tiết 41, Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết kợp 
với miêu tả và biểu cảm.
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận biết được đoạn văn theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
2/ Kĩ năng:
 Biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, ngắn gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
3/ Thái độ
	Tích cực trình bày trước lớp.
II/ Đồ dùng dạy học
 1/ Giáo viên: Bài nói than khảo
 2/ Học sinh: Viết bài ở nhà.
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở 
IV/ Các bước lên lớp
 1/ ổn định. Sĩ số: 8a:	/32	8b: /29 
 2/ Kiểm tra đầu giờ (1’)
(?) Có những ngôi kể nào tỏng văn bản tự sự ? 
 3/ Các hoạt động dạy và học
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1 Khởi động
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức bài trước để định hướng học sinh vào tiết học.
- Cách tiến hành: 
Gv dùng lời nói để dẫn vào nội dung tiết học .
Từ đầu năm đến nay các em đã được luyện viết những bài tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với tự sự và miêu tả.
HĐ2.HDHS luyện nói
- Mục tiêu:
Nhận biết ngôi kể, tác dụng của từng ngôi kể và các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn. Đồng thời trình bày một cách linh hoạt.
(?) Trong các văn bản tự sự đã học ở lớp 8, văn bản nào người kể chuyện ở ngôi số 1 ?
Những ngày thơ ấu, Tôi đi học, Lão Hạc.
(?) Kể theo ngôi thứ nhất là kể ntn? Nêu tác dụng của ngôi kể ?
Với ngôi kể này người kể có tư cách là người trong cuộc tham gia vào các sự việc và có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình... kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục như ''là có thật'' của câu chuyện.
(?) Văn bản tự sự nào kể theo ngôi thứ 3? 
Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Tức nước vỡ bờ, Chiếc lá cuối cùng.
(?) Cách kể ở ngôi thứ 3 ntn? Nêu tác dụng của ngôi kể ?
 (?) Trong văn bản tự sự nào ngôi kể thay đổi ? Thay đổi ngôi kể ntn? 
Hai cây phong có cả ngôi 1 và ngôi 3
(?) Tại sao người ta phải đổi ngôi kể? Tác dụng thay đổi ngôi kể?
 Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người ...
HS đọc đoạn trích
(?) Nêu sự việc, nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn ?
(?) Ngôi kể thứ mấy?
Ngôi thứ 3.
(?) Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được thể hiện qua chi tiết nào? 
(?) Muốn kể đoạn trích theo ngôi thứ nhất phải thay đổi những gì? Thay đổi ntn?
- Xưng hô: Tôi
- Kể theo ngôi thứ nhất, kết hợp nói với điệu bộ, cử chỉ, kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Gv nêu yêu cầu luyện nói: Kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm, về kĩ thuật nói: sử dụng đúng ngôi kể, nói rõ ràng, diễn đạt tốt thái độ tình cảm, ngữ điệu ... của nhân vật và người kể, tác phong của người kể: Ngay ngắn, mắt hướng vào các bạn, bình tĩnh ... phân biệt lời thoại với lời người kể...
Hs trình bày trước lớp
Hs nhận xét, bổ sung
Gv nhận xét, bổ sung, sửa chữa. Giáo viên có thể cho điểm, khuyến khích, động viên.
Gv nói tham khảo:
Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ và van xin ''Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho''. ''Tha này! tha này!'' vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi sấn đến để trói chồng tôi. Lúc ấy hình như tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại: ''Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!''
 Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng:
 ''Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ?''
 Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với với sức xô của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, trong khi miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi...
1’
10’
28’
I/ Ôn tập về ngôi kể
- Kể theo ngôi thứ nhất là cách kể mà người kể xưng tôi để dẫn dắt câu chuyện, giúp người nghe hiểu được sự việc chính của câu chuyện. 
- Kể theo ngôi thứ 3: cách kể mà người kể lại giấu mình đi, gọi tên các nhân vật một cách khách quan.
+ Người kể có tư cách là người chứng kiến các sự việc và kể lại.
+ Có thể kể linh hoạt thông qua nhiều mối quan hệ của nhân vật.
- Thay đổi ngôi kể
+Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật.
+Thay đổi thái độ miêu tả.
II. Luyện nói
1/ Tìm hiểu đoạn trích
 - Sự việc: Cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu.
- Nhân vật chính: Chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.
- Các yếu tố miêu tả:
+ Chị Dậu xám mặt...
+ Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện ... nham nhảm thét.
+Anh chàng hầu cận ... ngã nhào ra thềm. Người đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện
 Nêu bật sức mạnh của lòng căm thù
- Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là các từ xưng hô:
+ Cháu van ông  : van xin, nín nhịn
+ Chồng tôi đau ốm ... : bị ức hiếp, phẫn nộ
+ Mày trói ...: căm thù, vùng lên
2/ Luyện nói
4/ Củng cố (2’)
Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ?
Gv hệ thống kiến thức tiết học.
5/ HDHT (3’)
Bài tập về nhà- luyện nói ở nhà theo yêu cầu: 
Cho đoạn văn: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi .. đã trả lời mẹ tôi những câu gì” (Đoạn trích: “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng)
(?) Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy: Người kể ở đây là ai ?
(?) Yếu tố biểu cảm và miêu tả được thể hiện trong đoạn văn ở những chi tiết nào?
(?) Hãy đóng vai bà mẹ để kể lại câu chuyện trong đoạn văn trên đây ?
Chuẩn bị: Câu ghép
 Ôn lại các kiến thức về câu.
 ––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 41.doc