Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến tuần 3

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến tuần 3

Tuần 1

 Bài 1 Tiết1 Văn bản: Tôi đi học

 ( Thanh Tịnh )

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời học sinh .

Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ đến tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.

2 . Kĩ năng : - Rèn kĩ năng đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm ; phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân

3. Thái độ : Qua bài giáo dục học sinh có những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường, học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh.

 

doc 39 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1 đến tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20/8/2011
 Ngày dạy:22/8/2011 Tuần 1 
 Bài 1 Tiết1 Văn bản: Tôi đi học
 ( Thanh Tịnh )
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời học sinh .
Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ đến tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.
2 . Kĩ năng : - Rèn kĩ năng đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm ; phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân 
3. Thái độ : Qua bài giáo dục học sinh có những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường, học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh.
B.GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG.
 - Giao tiếp, trỡnh bày những suy nghĩ về tỡnh cảm quờ hương sõu nặng của nhà thơ.
 - Suy nghĩ sỏng tạo; phõn tớch, bỡnh luận về đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn, tỡnh cảm đằm thắm của tỏc giả
 - Tự nhận thức, xỏc định lối sống trõn trọng những tỡnh cảm gia đỡnh, nhà trường.
C.PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 - Học theo nhúm; thảo luận trao đổi và phõn tớch giỏ trị nghệ thuật và giỏ trị nội dung trong truyện ngắn
 - Tự nhận thức; xỏc định lối sống trõn trọng những tỡnh cảm gia đỡnh, nhà trường.
 D. TIẾN TRèNH BÀI HỌC
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ.
	- Kiểm tra sách giáo vở học tập của học sinh
III. Bài mới
Hoạt động 1:Khởi động – giới thiệu bài
	- Tiết đâu tiên ở chương trình ngữ văn 7 các em đã được học bài gì? Của ai? Nội dung bài ấy nói về chuyện gì? Thể hiện tâm trạng gì? Của ai? Bài ấy thuộc kiểu văn bản gì?
	- Giáo viên định hướng:
	+ Văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra của Lý Lan. Bài văn thể hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng đâu tiên của con trai mình.
	+ GV: Trong cuộc đời mỗi con người, kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền nhất. Đặc biệt kỷ niệm buổi đến trường đầu tiên:
“ Ngày đầu tiên đI học
Mẹ dắt tay tới trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành yêu thương”
Viễn Phương 
	+ Truyện ngắn “ Tôi đi học” đã diễn tả những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu.
HĐ 2 KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
(?) Dựa vào chỳ thớch em hóy giới thiệu đụi nột về tỏc giả Thanh Tịnh
(?) Nờu vị trớ của tỏc phẩm?
Hướng dõn đọc: Nhẹ nhàng, ờm dịu, cú cảm xỳc.
 à GV đọc 1 đoạn mẫu, sau đú gọi HS đọc tiếp, hướng dẫn HS cỏch đọc.
à GV cho HS đọc lại từ khú. Chỳ ý cỏc từ ụng đốc, Lớp ba, lớp năm, Tựu trường, lạm nhận
?Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại gì? 
? Phương thức biểu đạt chính của văn bảm này là gì.
*G\V: Bài văn được viết theo dòng hồi tưởng của nhà văn về những ngày đầu tựu trường.
?Em hãy chỉ ra quá trình hồi tưởng của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên thể hiện trong bài?
-Những cảnh cuối thu đã khiến tác giả nhớ về buổi tự trường.
+Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường.
+Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn ngôi trường, các bạn, mọi người,lúc nghe tên mình, khi phải rời tay mẹ vào lớp.
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi”lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên
?Em hãy nêu những sự việc (hoàn cảnh và thời điểm) khiến nhân vật “tôi” liên tưởng về buổi tựu trường đầu tiên của mình ? 
 HS trao đổi trong bàn , xác định các sự việc .
Gọi 2-3 HS trả lời – GV thống nhất .
?Vì sao vào thời điểm đó tác giả lại nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình.?
? Kỉ niệm về buổi tựu trường được diễn tả theo trình tự nào 
Tỡm những từ ngữ diễn tả tâm trạng nhân vật '' tôi'' ? Phân tích giá trị biểu cảm của những từ ngữ ấy ?
Diễn tả theo trình tự thời gian : từ hiện tại mà nhớ về quá khứ .
 GV : Các từ láy diễn tả tâm trạng , cảm xúc : nao nức , mơn man , tng bừng , rộn rã Đó là những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng. Góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại . Chuyện đã xảy ra từ bao năm rồi mà dờng nh vừa mới xảy ra hôm qua 
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1-Tác giả.
Thanh Tịnh(1911-1988) 
- Có sáng tác từ trước CM T8ở các thể loại thơ , truyện .
- Các sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm , tình cảm êm dịu trong trẻo 
2. Tỏc phẩm:
 Được in trong tập Quờ mẹ (XB 1941)
II. Đọc và tỡm hiểu chỳ thớch.
1.Đọc
2. Chỳ thớch
-Ông đốc:ở đây là ông hiệu trưởng.
-Lạm nhận:nhận quá đi, nhận vào mình những phần, những điều không phải của mình
III. Thể loại, bố cục, PTBĐ
1. Thể loại: Truyện ngắn 
2. Phương thức biểu đạt: 
Kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với biểu cảm.
3. Bố cục: 4 phần
+ Đoạn 1; từ đầu -> tưng bừng rộn ró. => Khơi nguồn kỷ niệm.
+ Đoạn 2; Tiếp -> trờn ngọn nỳi=>Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường.
+ Đoạn 3; Tiếp -> trong cỏc lớp=>Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn ngôi trường, các bạn, mọi người,lúc nghe tên mình, khi phải rời tay mẹ vào lớp
+ Đoạn 4; Cũn lại=>Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi”lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên
IV.Phõn tớch
1. Khơi nguồn kỷ niệm.
Thời điểm gợi nhớ: cuối thu - Thời điểm khai trường 
Cảnh vật Lá ngoài đường rụng nhiều, mây bàng bạc.
 Hình ảnh mấy em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường
->Thời điểm khai giảng hàng năm.
-Tâm trạng: Náo nức, mơn man, tưng bừng , rộn rã khi nhớ ngày khai trường đầu tiên .
 Cảm xúc chân thực, cụ thể góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại.
* Hoạt động 3: Vận dụng.
4. Củng cố: 
Nhõn xột về bố cục của truyờn ngắn.Túm tắt trỡnh tự diễn biến tõm trạng nhõn vật tụi. 
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Đọc lại văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học	
 - Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất
 Ngày soạn: 20/8/2011
 Ngày dạy:22/8/2011 Tuần 1 
 Bài 1 Tiết 2 Văn bản: Tôi đi học
 ( Thanh Tịnh )
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : Học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời học sinh .
Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ đến tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.
2 . Kĩ năng : - Rèn kĩ năng đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm ; phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân 
3. Thái độ : Qua bài giáo dục học sinh có những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường, học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh.
B.GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG.
 - Giao tiếp, trỡnh bày những suy nghĩ về tỡnh cảm quờ hương sõu nặng của nhà thơ.
 - Suy nghĩ sỏng tạo; phõn tớch, bỡnh luận về đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn, tỡnh cảm đằm thắm của tỏc giả
 - Tự nhận thức, xỏc định lối sống trõn trọng những tỡnh cảm gia đỡnh, nhà trường.
C.PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 - Học theo nhúm; thảo luận trao đổi và phõn tớch giỏ trị nghệ thuật và giỏ trị nội dung trong truyện ngắn
 - Tự nhận thức; xỏc định lối sống trõn trọng những tỡnh cảm gia đỡnh, nhà trường.
 D. TIẾN TRèNH BÀI HỌC
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ.
	- Kiểm tra sách giáo vở học tập của học sinh
III. Bài mới
Hoạt động 1:Khởi động – giới thiệu bài
	Tõm trạng hỏo hức trong ngày khai giảng là một tõm trạng thật khú quờn trong mỗi cuộc đời con người chỳng ta, nú sẽ luụn theo ta suốt cuộc dời và sẽ là cảm xỳc trong sỏng nhất
* Hoạt động 2: Khỏm phỏ – kết nối
? Hãy tìm những hình ảnh , chi tiết chứng tỏ tâm trạng ( nhân vật ''tôi'' trên con đường cùng mẹ tới trường) hồi hộp , cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật ''tôi'' khi cùng mẹ đi trên đường tới trường
 HS - Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần .... Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi .
- Cảm thấy trang trọng và đứng đắn với bộ quần áo , với mấy quyển vở mới trên tay .
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở muốn thử sức muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm bút , thước như các bạn khác .
? Em có nhận xét gì về sự thay đổi trong tâm trạng nhân vật ''tôi'' khi cùng mẹ đi trên đờng ? 
HS :Lần đầu tiên được đến trường , được tiếp xúc với một thế giới hoàn toàn khác lạ không chỉ nô đùa , rong chơi, thả diều ngoài đồng nữa , cho nên ''tôi'' cảm thấy tất cả dường như trang trọng và đứng đắn . Tôi muốn thử sức và khẳng định mình trong việc cầm bút , thước và 2 quyển vở Đó chính là tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu tiên được đến trường . Tất cả những cử chỉ ấy giúp ta hình dung tư thế ngộ nghĩnh , đáng yêu của chú bé .
?Khi đã cùng mẹ đến trước trường làng Mĩ Lí nhân vật tôi đã nhìn thấy cảnh tượng gì. Cảm giác và tâm trạng của nhân vật lúc này ra sao.?
HS: Sân trường dày đặc cả người . Người nào quần áo cũng sạch sẽ gương mặt vui tươi sáng sủa => nảy sinh cảm giác mới “đâm ra lo sợ vẩn vơ bỡ ngỡ đứng nép bên người thân thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ ”
?Khi nghe thấy tiếng trống và khi nghe đến tên mình nhân vật tôi đã có tâm trạng gì?.
HS: Tiếng trống trường vang lên đã làm “vang dội cả lòng”cảm thấy mình chơ vơ , vụng về lúng túng 
G: Từ tâm trạng háo hức , hăm hở trên đường tới trường chuyển sang tâm trạng lo sợ vẩn vơ , rồi bỡ ngỡ, ngập ngừng , đây là sự chuyển biến tâm lí rất phù hợp của một đứa trẻ lần đầu tiên được đến trường 
? Vì sao khi nghe ông đốc gọi tên h/s nhân vật ''tôi'' lại bất giác dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc ? Em có cảm thấy chú bé này là ngời yếu đuối hay không ?
( Hs thảo luận theo nhóm ) 
- Thật ra thì chẳng có gì đáng khóc cả . Chúng ta có thể thông cảm vì đó chỉ là cảm giác nhất thời của một đứa bé nhút nhát ít khi được tiếp xúc với đám đông mà thôi khi phải rời tay mẹ , cậu bé cảm thấy hụt hẫng lo sợ cho nên việc dúi đầu vào lòng mẹ khóc nức nở là một tất yếu sẽ xảy ra 
?Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi.?
?Nhân vật tôi khi bước vào chỗ ngồi có tâm trạng như thế nào.?
HS: - Bước vào lớp tôi nhìn bao quát xung quanh thấy cái gì cũng mới lạ và hay hay . Nhìn chỗ ngồi của mình thật kĩ rồi tự lạm nhận đó là chỗ của riêng mình sau đó nhìn người bạn mới chưa quen mà đã thấy quyến luyến Tất cả đó là sự biến đổi rất tự nhiên trong tâm lí nhân vật . Có thể chỗ ngồi kia , người bạn mới ấy sẽ là nơi mà mình gắn bó , gần gũi trong suốt cả năm học . 
Câu hỏi thảo luận nhóm :
N1: Tại sao ở phần cuối truyện tác giả đa hình ảnh '' con chim liệng ... bay cao '' có ‎ý nghĩa gì ? 
N2: Dòng chữ '' Tôi đi học '' kết thúc truỵyện có ý nghĩa gì ? 
gọi h/s các nhóm thảo luận và trình bày .
? Em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của những ngời lớn ( ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới , các bậc phụ huynh ) đối với các em bé lần đầu đi học ?
HS: - Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em trong buổi tựu trư ... uát ý nghĩa : Với cảm quan nhạy bén , nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của người nông 
? Em hiểu thế nào về nhan đề của đoạn trích và nhận xét của Nguyễn Tuân: Với tác phẩm ''Tắt đền'' , Ngô tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn?
 HS trả lời 
? Thái độ của Ngô Tất Tố.
I.Giới thiệu tác giả,văn bản: 
1. Tác giả :
2. Văn bản
- Đoạn trích nằm ở chơng XVIII của tác phẩm 
II. Đọc và tỡm hiểu chỳ thớch.
1. Đọc- túm tắt.
2.Chỳ thớch.
III. Thể loại, bố cục,PTBĐ.
1.Thể loại: Tiểu thuyết.
2.PTBĐ: Tự sự + miờu tả + biểu cảm
3.Bố cục:
IV. Phõn tớch.
1. Nhõn vật cai lệ.
- Là tên tay sai chuyên nghiệp của xã hội bạo tàn.
- Hống hách , tàn bạo , lạnh lùng, không còn nhân tính (qua hành động , ngôn ngữ : quát , thét , chửi ,bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu)
=> Xã hội phong kiến là xã hội bất công tàn ác . 
- Nghệ thuật: tự sự kết hợp miêu tả , các chi tiết điển hình về bộ dạng, lời nói hành động => Ngòi bút đậm chất hiện thực.
2. Nhân vật chị Dậu
a. Chị Dậu với chồng:
- Chị đảm đang dịu dàng, hết lòng yêu thương chồng con.
-Phép tương phản làm nổi bật tình cảnh của người nông dân và phẩm chất của chị Dậu .
b. Chị Dậu đương đầu với cai lệ và người nhà lý trưởng
- Chị nhẫn nhục van xin rồi cự lại bằng lý cảnh cáo cai lệ sau đó cự lại bằng lực -> Đánh bại đối phương.
- Xuất phát từ lòng căm hờn nhưng cái gốc vẫn là lòng yêu thương đã tạo lên sức mạnh.
- Giọng hài hước, không khí hào hứng làm người đọc hả hê.
*Tóm lại : Chị Dậu là người phụ nữ đôn hậu , giàu tình yêu thương nhưng có tinh thần phản kháng mãnh liệt 
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
- Tạo tình huống truyện có tính kịch “ tức nước vỡ bờ”
 - Kể chuyện , miêu tả nhân vật chân thực , sinh động ( ngoại hình , ngôn ngữ , hành động , tâm lí )
- Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đối thoại đặc sắc: Bình dị nhưng lại có nét rất riêng.
2 . Nội dung
- Bộ mặt tàn ác , bất nhân của XH thực dân pk đương thời .
- Tình cảnh khốn khổ của người nông dân ; vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân : vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ .
* Ghi nhớ: SGK - Tr 33
III. Luyện tập 
- Tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật xã hội có áp bức có đấu tranh, con giun xéo lắm cũng quằn, con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh. Nhận xét của Nguyễn Tuân rất xác đáng.
- Lên án xã hội cũ, cảm thông với người nông dân, cổ vũ tinh thần phản kháng của họ, tin vào phẩm chất tốt đẹp của họ.
Hoạt động 4 Vận dụng.
4 . Củng cố: (3')
- Nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích?
- Em học tập được gì qua nghệ thuật kể chuyện của tác giả ?
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Luyện đọc phân vai 4 nhân vật : Chị Dậu, anh Dậu, cai lệ , người nhà lý trưởng.
- Tóm tắt đoạn trích, nắm được giá trị nội dung nghệ thuật 
- Soạn bài : ''Lão Hạc''
 Tuần 3: 
Ngày soạn: 5/9/2011 
Ngày dạy : /9/ 2011 
 Tiết10 xây dựng đoạn văn trong văn bản 
A. Mục tiêu cần đạt .
- Học sinh nắm được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn .
-Học sinh viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định .
- Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo các yêu cầu về cấu trúc và ngữ nghĩa..
B.GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG.
- Giao tiếp; trỡnh bày 
- Thể hiện sự tự tin.
C.PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN - KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 - Phõn tớch, thực hành viết đoạn văn hoàn chỉnh 
 - Học nhúm cựng phõn tớch vấn đề.
 - Sgk, sgv, tài liệu tham khảo
D .Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức lớp: (1')
8B: 8D: 8E:
2 . Kiểm tra bài cũ(4')
?Thế nào là bố cục văn bản
?Cách sắp xếp, bố trí nội dung phần thân bài của văn bản .
-Giải bài tập 3sgk trang 27
G/v nhận xét, cho điểm.
 3 . Bài mới:.
HĐ 1 Giới thiệu bài .
 Đoạn văn chính là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản . Vậy viết văn bản như thế nào để đảm bảo về hình thức và nội dung . Điều đó chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay 
HĐ 2: Khám phá - kết nối.
Gọi học sinh đọc văn bản .
? Văn bản trên gồm mấy ý?
? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn 
? Dấu hiệu hình thức giúp em nhận biết đoạn văn.?
? Vậy theo em đoạn văn có đặc điểm gì.?
-Học sinh khái quát
* Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản . 
-Về hình thức :viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng .
-Về nd: thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh . 
học sinh đọc ghi nhớ . 
- Giáo viên nói thêm :đoạn văn là đơn vị trên câu , có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản 
-Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 
văn 1 
?Tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong văn bản ? 
* Từ ngữ chủ đề là các từ được dùng làm đề mục hoặc lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được nói đến. 
- Gọi học sinh đọc đoạn văn 2 .
? Tìm câu then chốt của đoạn văn 
? Tại sao em biết đó là câu then chốt của đoạn văn ?
G\V tổ chức thảo luận 
? Từ tìm hiểu trên em thấy câu chủ đề là gì?
? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản 
? Các câu khác có mối quan hệ như thế nào đối với câu chủ đề?
Học sinh khái quát.
* Câu chủ đề định hướng nội dung cho cả đoạn văn ...
- Các câu khác trong đoạn văn có mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa với câu chủ đề (quan hệ chính - phụ)
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- Cho học sinh xem lại các đoạn văn mục I,II SGK
? Cho biết đoạn văn nào có câu chủ đề và đoạnvăn nào không có câu chủ đề?
 - G\V : Đoạn văn có thể có hoặc không có câu chủ đề
- Đoạn văn 1 (mụcI) không có câu chủ đề 
- Đọan văn 2 (mụcI) có câu chủ đề 
- Đoạn văn 3 (mụcII) có câu chủ đề 
=>Câu chủ đề có thể nằm ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
? Vị trí của câu chủ đề trong mối đoạn. Từ đó nêu cách trình bày ý ở mỗi đoạn văn?
Giáo viên chốt lại:
Đoạn 1: Các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau. 
- Đoạn 2: ý chính nằm trong câu chủ đề ở đầu đoạn, các câu tiếp theo cụ thể hoá ý chính (chính - phụ)
- Đoạn 3: ý chính nằm trong câu chủ đề ở cuối đoạn văn, cac câu trước nó nêu ý cụ thể. câu chủ đề chốt lại (phụ - chính).
? Vậy em hãy nêu cách trình bày nội dung đoạn văn ?
? Nội dung bài học cần ghi nhớ mấy ý?
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- Nhấn mạnh ghi nhớ
Học sinh đọc bài tập 1
? Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt mấy đoạn văn ?
- Học sinh đọc bài tập 2, làm việc nhóm.
? Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong 3 đoạn văn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh 
I. Thế nào là đoạn văn? 
1. Ví dụ: Văn bản: ''Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn''.
2.Nhận xét:
- Gồm 2 ý
- Mỗi ý được viết thành một đoạn văn 
-Viết hoa lùi đầu dòng và chấm xuống dòng.
 3. Kết luận :
Ghi nhớ( ý 1 / sgk-tr36)
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn . 
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề
 của đoạn văn .
a. Ví dụ ( SGK )
b. Nhận xét : 
- Đoạn văn 1 : 
+ Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn là “Ngô Tất Tố”.
 Từ này được lặp lại, có lúc được thay thế là “ông” -> Từ ngữ chủ đề .
+ Các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này
- Đoạn văn 2 :
+ Câu then chốt : ''Tắt đèn'' là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
-> mang ý khái quát của cả đoạn. (về nội dung)
 Lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ 2 thành phần chính(về hình thức)
-> Câu chủ đề .
c. Kết luận
*Ghi nhớ: (ý 2 - Tr 36)
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn 
a. ví dụ: 
b. Nhận xét: 
+ Đoạn 1 : không có câu chủ đề 
-> trình bày ND theo cách song hành
+ Đoạn 2 : câu chủ đề nằm ở đầu đoạn -> trình bày theo cách diễn dịch
+ Đoạn 3 : câu chủ đề nằm ở cuối đoạn
-> trình bày theo cách quy nạp.
=> Các câu trong đoạn văn triển khai và làm sáng tỏ chủ đề bằng cácỉntình bày ND theo kiểu song hành, diễn dịch, quy nạp.
c. Kết luận
* Ghi nhớ: ý 3 - SGK 
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn .
 Mốiđoạn văn trình bày 1 ý, những đoạn văn tạo thành 1 văn bản 
2. Bài tập 2
+ Đoạn a: diễn dịch Các cách
+ Đoạn b: song hành =>trình bày 
+ Đoạn c: song hành nội dung đv
3. Bài tập 3
HĐ 4 Vận dụng.
4 . Củng cố: (4')
 Nhắc lại các nội dung cần nắm trong bài:
? Khái niệm đoạn văn.
?Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. 
?Cách trình bày nội dung đoạn văn .
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 4 SGK - Tr 37 ; bài tập 5 SBT - Tr 18
 Ngày soạn 5 / 9 /2011
 Ngày giảng : / 9 /2011 
 Tiết 11,12 viết bài tập làm văn số 1- văn tự sư
A. Mục tiêu cần đạt .
1. Kĩ năng:
- Học sinh ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7: chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc của tâm hồn mình .
2. Tư tưởng
 Có ý thức làm bài nghiêm túc.
3. Kĩ năng:
-Học sinh luyện tập viết bài văn và đoạn văn 
B.Giáo dục kỹ năng sống.
 - Ra quyết định; dựa vào kiến thức đó được học để làm bài kiểm tra
 - Tự nhận thức được kết quả học tập của bản thõn, đỏnh giỏ được năng lực học tậpcủa mỡnh
C.PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN - kỹ thuật DẠY HỌC:
 -Thực hành viết sáng tạo.
 -Động não; suy nghĩ về nội dung kiến thức được ôn tập để làm bài.
 - Đỏp ỏn chấm bài
D. Tiến trình tiết kiểm tra
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
3. Tiến hành viết bài :
1. Đề bài : Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình .
2. Yêu cầu cần đạt :
Bố cục 3 phần
a. Mở bài : (1,5 điểm)
- Nêu lí do nhớ lại ngày tựu trường đầu tiên.
- ấn tượng sâu đậm về buổi tựu trường.
b. Thân bài : (7 điểm)
-Những kỉ niệm có thể kể lại( Những cảm xúc của bản thân khi chuẩn bị đi; Khi đi trên đường đến trường; Khi đứng trên sân trường; Khi xếp hàng cùng các bạn; Khi nhận thày giáo chủ nhiệm; Khi vào lớp; Khi ngồi vào ghế trong lớp học bài đầu tiên.)
-Những kỉ niệm có thể được kể theo trình tự: 
+Thời gian, không gian.
+ Diễn biến tâm trạng.
+ Mỗi kỉ niệm để lại ấn tượng cảm xúc sâu đậm được trình bày thành một đoạn.
c. Kết bài : (1,5 điểm)
-Kết thúc những kỉ niệm bằng dòng cảm xúc của bản thân về ngày đầu đi học.
* Điểm hình thức ( 1 điểm ) : Bài viết đúng yêu cầu ; chữ viết sạch sẽ ; trình bày mạch lạc , rõ ràng , mắc ít lỗi chính tả và câu ( 1-2 lỗi )
3. Biểu điểm: Bài viết đúng thể loại tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm nhuần nhuyễn, khéo léo, giàu cảm xúc, văn viết mạch lạc (điểm giỏi).
-Đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc, diễn đạt có chỗ chưa mạch lạc, sai một số lỗi (điểm khá).
-Đúng thể loại ,ít yếu tố cảm xúc, sai nhiều lỗi diễn đạt và chính tả (điểm trung bình).
-Bài làm vụng về, diễn đạt yếu , sai quá nhiều lỗi chính tả(điểm yếu).
4.Thu bài :
 - Rút kinh nghiệm ý thức làm bài 
 - Củng cố về kiểu bài tự sự có vận dụng yếu tố biểu cảm.
5.Hướng dẫn về nhà;
 -Ôn lại kiểu bài tự sự , xem lại các bài ''Tôi đi học'', ''Trong lòng mẹ'' ,''Tức nước vỡ bờ'' để học tập cách kể , tả.-Xem trước bài''Liên kết đoạn văn trong văn bản'' 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 tuan 13.doc