Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33+34 văn bản: Hai cây phong (trích “người thầy đầu tiên”) Ai – ma – tốp

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33+34 văn bản: Hai cây phong (trích “người thầy đầu tiên”) Ai – ma – tốp

TUẦN 9 - TIẾT 33+34

VĂN BẢN: HAI CÂY PHONG

(Trích “Người thầy đầu tiên”)

AI – MA – TỐP

A. Mục têu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Phát hiện được hai mạch kể lồng ghép trong văn bản, Tôi- chúng tôi trong giọng chầm buồn chứa chan tình cảm mến yêu và thương nhớ quê hương làng mạc.

- Thấy được ngòi bút đậm chất hội hoạ, nguyên nhân câu chuyện gây xúc động cho mọi người.

- Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích "Hai cây phong".

B. Chuẩn bị:

- Thầy: Chuẩn bị chân dung tác giả; đọc chuyện: “Hai cây phong”1 số tranh ảnh có liên quan.

- Trò: Đọc, chuẩn bị bài và soạn bài.

C. Tiến trình lên lớp:

* Ổn định tổ chức:

* Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình ảnh Giôn-xi và Xiu. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá cuối cùng?

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 33+34 văn bản: Hai cây phong (trích “người thầy đầu tiên”) Ai – ma – tốp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2009
Ngày dạy: 13/10/2009
Tuần 9 - Tiết 33+34
Văn bản:
Hai cây phong
(Trích “Người thầy đầu tiên”)
Ai – ma – tốp
A. Mục têu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
- Phát hiện được hai mạch kể lồng ghép trong văn bản, Tôi- chúng tôi trong giọng chầm buồn chứa chan tình cảm mến yêu và thương nhớ quê hương làng mạc.
- Thấy được ngòi bút đậm chất hội hoạ, nguyên nhân câu chuyện gây xúc động cho mọi người.
- Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích "Hai cây phong".
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Chuẩn bị chân dung tác giả; đọc chuyện: “Hai cây phong”1 số tranh ảnh có liên quan.
- Trò: Đọc, chuẩn bị bài và soạn bài.
C. Tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình ảnh Giôn-xi và Xiu. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá cuối cùng?
* Bài mới:
Giáo viên giới thiệu: Trong văn bản "Hai cây phong".
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Phần chú thích cho em hiểu gì về tác giả Ai-ma-tốp và tác phẩm của ông.
- Giới thiệu chân dung tác giả.
GV bỏ sung : Một số tác phẩm của ông 
(Máy chiếu)
? "Hai cây phong” được trích từ tác phẩm nào của Ai-ma-tốp.
? Phần tóm tắt cho em hiểu điều gì liên quan tới văn bản.
Giáo viên khái quát, bổ sung.
- Phần đầu văn bản: Câu chuện của hoạ sĩ.
- Phần cuối văn bản: Lời hoạ sĩ dẫn dắt để dắt vào câu chuện của bà viện sĩ An-tư-nai.
? Trong văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào.
? Trong các phương thức trên, phương thức nào dưới đây giữ vai trò chủ đạo?
A: Tự sự + Miêu tả
B : Miêu tả + Biểu cảm
C: Tự sự + Biểu cảm
? Đoạn trích được kể ở ngôi thứ mấy. Người kể xưng hô như thế nào.
? Khi nào người kể xưng “tôi”. Khi nào xưng “chúng tôi” 
? Đối tượng mà tác giả tập chung miêu tả và biểu cảm là gì.
- Giáo viên phân đoạn: yêu cầu học sinh nêu nội dung chính từng đoạn
Giáo viên : Sau hình ảnh hai cây phong ta còn thấy thấp thoàng hình ảnh con người: Hoạ sĩ
 Người trồng phong.
? Tìm những chi tiết nhân vật “Tôi” giới thiệu về quê hương mình.
? Qua lời giới thiệu em hình dung như thế nào về quê hương của hoạ sĩ?
? Hai cây phong được hoạ sĩ giới thiệu như thế nào? Nó nằm ở đâu? Hình dáng?
? Em hiểu ngọn hải đăng là gì?
? So sánh hai cây phong với ngọn hải đăng, gợi ra vẻ đẹp và ý nghĩa gì của hai phong?
? với cách giới thiệu như thế cho em hiểu hai cây phong có ý nghĩa nên với người đi xa.
- gv liên hệ với cây đa , bến nước ...với người dân VNam.
? Vì sao mỗi lần về làng tôi lại mong chóng tới làn. Chóng lên đồi với hai cây phong , đứng dưới gốc cây nghe tiếng lá reo đến khi say sưa ngây ngất.
GV Chia nhóm yêu cầu cho các nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ hai cây phong ở những thời điểm khác nhau 
Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả âm thanh ở những thời điểm khác nhau .
Nhóm 3: Khi miêu tả hai cây phong hoạ sĩ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào .Tác dụng 
Nhóm 4: Khia miêu tả 2 cây phong hình ảnh nào được sử dụng nhiều lần.
? Từ cách miêu tả của hoạ sĩ, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của 2 cây phong.
- Hình ảnh hai cây phong 
GV bổ sung: Phong là loại cây cao to, mọc ở vùng ôn đới bắc bán cầu, về mùa thu lá phong đỏ thắm như ngọn lửa khổng lồ... 
? Bằng ngôn ngữ của mình hãy bình một đoạn văn ngắn về bức tranh hai cây phong.
- gv bình 
? Qua đoạn văn, hoạ sĩ lí giải điều gì.
GV bỏ sung : ấn tượng sâu sắc của tác giả về hai cây phong.
Quan sát đoạn từ: Hay hơnToàn cảnh quê hương.
? Tác giả kể và tả hai cây phong cùng với lũ trẻ như thế nào?
.
GV: Bọn trẻ làm chấn động cả vương quốc loài chim, làm chim hoảng hốt, mở ra thế giới đẹp đẽ vô ngần.
? Vị trí quan sát của lũ trẻ như thế nào?
? Cảm giác của chúng lúc này ra sao?
? Lũ trẻ từ trên hai cây phong nhìn thấy những điều gì?
? Lúc này tâm trạng của lũ trẻ ra sao?
? Tâm trạng nhân vật tôi như thế nào khi cùng lũ trẻ ở trên hai cây phong?
? Nhân vật tôi nghĩ đến điều gì?
? Nghệ thuật nổi bật của tác phẩm là gì?
? Quan sát bức tranh SGK đoán xem bức tranh vẽ hai cây phong ở thời điểm nào? Ngoài hai cây phong còn có những hình ảnh gì?
Quan sát phần chú thích *
Học sinh trả lời -> giáo 
viên khái quát.
Đọc phần tóm tắt SGK
-Tôi : Nhân danh hoạ sĩ => bộc lộ cảm xúc riêng .
- Chúng tôi : nhân danh cả đám trẻ trong làng => cảm xúc mang tính tập thể.
- Hai cây phong có.
Theo dõi phần 1
- Là vùng thảo nguyên đẹp rộng lớn, nên thơ.
Hình dáng: Cao lớn như ngọn hải đăng trên núi....
Chú thích
- Nếu hải đăng là ngọn đèn trên biển, là tín hiệu... thì hai cây phong là ngọn đèn trên núi, chỉ lối 
cho người xa quê trở về với cuội nguồn....
Đọc: Đã bao lần ...rừng rực. 
- Hai cây phong có:
+Tiếng nói riêng
+ Tâm hồn riêng
+ Chứa chan những lời ca êm dịu
- Dáng vẻ : Nghiêng ngả thân cây....
- Tiếng rì rào:
+ Như làn sóng...
+Như tiếng thì thầm...
+Như tiếng thở dài...
+Vù vù như ngọn lửa.
- Biện pháp nghệ thuật; Nhân hoá, so sánh, chuyển đổi, tượng hình, tượnh thanh...
- Ngọn lửa.
Hs bình
 Đọc: về sau... thần xanh 
Bí ẩn về hai cây phong
Hai cây phong khổng lồ, bóng dâm mát dượi, tiếng lá xào xạc.
Vị trí từ trên ngọn cây phong nhìn xuống. 
- Thấy chuồng ngựa của nông trang như một căn nhà xép bình thường.
- Dải thảo nguyên hoang vu, nhìn thấy những vùng đất chưa từng biết đến, thấy những con sông chưa nghe nói bao giờ.
Ngạc nhiên đến sững sờ.
Hs nêu:
Nghĩ đến người chồng ra hai cây phong, đó là thầy Đuysen.
Hs khái quát.
Hs đọc.
I. Đọc hiểu chú thích
1.Tác giả:
- Sinh 1928, quê ở thung lũng Talax, làng Sê-he-rơ, huyện Ki-nốp nước cộng hoà Kư-nơ-gư-xtan.
- Ông là nhà văn tài năng có sự kết hợp hài hoà giữa chất hiện đại và tinh thần dân tộc .
2. Văn bản 
- Thuộc phần đầu của truyện vừa " Người thầy đầu tiên”.
3. Phương thức biểu đạt: 
Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm.
- Ngôi kể: Ngôi thứ thứ nhất. Hai mạch kẻ xen kẽ nhau.
4. Bố cục : 
 Gồm 2 phần:
2 cây phong:
+ Vị trí 
+ Vẻ đẹp
+ Cảm nghĩ về người trồng phong
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình ảnh hai cây phong.
 a. Vị trí:
* Vị trí tự nhiên : Giữa một ngọn đồi , phía trên làng
* Vị trí trong làng người đi xa
- Là tín hiệu, là cột mốc dẫn lối cho người đi xa hướng về cuội nguồn. 
- Là niềm tự hào, là người thân yêu ruột thịt gắn bó với con người làng 
Ku-ku-rêu
b, Vẻ đẹp của hai cây phong qua cảm nhận của nhân vật “tôi”.
* Trong những lần về thăm làng .
- Hai cây phong hiên ngang, có sức sóng bền bỉ, dẻo dai, bất chấp sự tàn phá của thiên. Có đời sống nội tâm phong phú như con người.
- Có đời sống nội tâm phong phú như con người
2. Hai cây phong và những kí ức tuổi thơ:
a. Bọn trẻ chơi đùa trèo lên hai cây phong phá tổ chim:
- Thời gian: Dịp nghỉ hè chạy lên phá tổ chim, reo hò huýt còi ầm ĩ.
- Hai cây phong nghiêng ngả, đung đưa lá cành như chào mời.
- Hai cây phong như những người bạn của lũ trẻ trong làng.
b. Phong cảnh làng quê và cảm giác khi từ trên ngọn cây phong nhìn xuống:
- Vị trí từ trên ngọn cây phong nhìn xuống.
- Cảm giác nín thở:
Ngồi lặng đi, quên mất cả việc phá tổ chim.
- Nép mình suy nghĩ, nép vào cành cây nghe tiếng gió ảo huyền về những miền đất bí ẩn.
- Khát vọng lần đầu tiên thức tỉnh trong tâm hồn của những đứa trẻ làng Kukurêu.
* Nhân vật tôi:
Tim đập rộn ràng thảnh thốt đến vui sướng.
Thầy Đuysen đã gửi gắm ước mơ hi vọng, sự trưởng thành của Antưnai nói riêng và những đứa trẻ làng Kukurêu nói chung.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Sự đan xen lồng ghép hai ngôi kể.
- Kết hợp miêu tả - tự sự và biểu cảm.
- Biện pháp so sánh mang đậm chất hội hoạ.
 2. Nội dung:
Ghi nhớ SGK trang 101.
IV. Luyện tập:
 V. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà đọc diễn cảm lại văn bản để nắm chắc những nội dung của văn bản.
- Làm bài tập 4 Sgk trang 101.
- Đọc nghiên cứu trước bài Nói qúa.
- Ôn tập để chuẩn bị giờ sau kiểm tra Văn 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan ban.doc