Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Tiết 85 đến 88

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Tiết 85 đến 88

TIẾT 85: VB NGẮM TRĂNG. ĐI ĐƯỜNG

(Trích: Nhật ký trong tù-Hồ Chí Minh)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 * Ngắm trăng:

 - Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

 - Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.

 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

 * Đi đường:

 - Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái HCM trong hoàn cảnh thử thách trên đường.

 - Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.

 - Vẻ đẹp của HCM ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.

 - Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau này).

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Tiết 85 đến 88", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21
* Kết quả cần đạt:
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Bác . Qua bài “ Ngắm trăng” thấy được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ .
- Cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài “ Đi đường”. Từ việc đi đường núi mà gợi ra bài học đường đời . Hiểu được cách dùng biểu tượng có hiệu quả nghệ thuật của bài thơ .
- Củng cố và nâng cao kiến thức về câu cảm thán . Nắm được đặc điểm và chức năng của kiểu câu này.
- Vận dụng kiến thức về VB’ thuyết minh để làm tốt bài TLV số 5 .
Ngày soạn:29/01/2012 Ngày dạy:01/02/2012 (Lớp 8A) 
 Ngày dạy:02/02/2012 (Lớp 8B)
Tiết 85: vb ngắm trăng. đi đường
(Trích: Nhật ký trong tù-Hồ Chí Minh)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 * Ngắm trăng: 
 - Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
 - Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.
 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
 * Đi đường:
 - Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái HCM trong hoàn cảnh thử thách trên đường.
 - ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
 - Vẻ đẹp của HCM ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
 - Sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau này).
 2. Kỹ năng:
 a.Kỹ năng của bài học:
 - Đọc diễn cảm bản dịch của các bài thơ.
 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong hai tác phẩm
 b. Các nội dung tích hợp:
 * Ngắm trăng: 
 - Kỹ năng sống:
 + Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.
 + Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, vẻ đẹp của hình ảnh thơ.
 + Xác định giá trị bản thân: biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
 - Tư tưởng HCM: Yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng.
 * Đi đường:
 Tư tưởng HCM: Yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng.
 3. Thái độ: Lòng kính yêu lãnh tụ, yêu thiên nhiên, giao hoà cùng thiên nhiên.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 1. Giáo viên: Giáo án, sưu tầm tài liệu về tập NKTT của HCM. Ng/c kĩ phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của mỗi VB’. Bảng phụ ( ghi bài thơ )
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III.Tiến trình bài dạy:
1.Kiểm tra bài cũ: (2’)
 Kiểm tra vở soạn của HS.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
 Giới thiệu sơ qua tập “NKTT” : Tháng 8 năm 1942 Bác Hồ sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng VN. Đến huyện Túc Vinh ( Quảng Tây) Người bị nhà cầm quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải đi rất nhiều nhà giam ( gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây). Trong thời gian từ tháng 8/ 1942 đến tháng 9/1943 để đợi tự do, giết thời gian HCM đã viết tập “NKTT” ( Ngục trung nhật kí) bằng chữ Hán. Tập thơ đã phơi bày bản chất xấu xa, đen tối của bọn phản động TQ và thể hiện rõ ý chí sắt đá của người chiến sỹ cách mạng yêu thiên nhiên, lạc quan, vượt lên mọi hoàn cảnh. Trong tập thơ có những bài thơ viết về h/a vầng trăng thật tuyệt vời, có những bài thơ lại mang tính triết lí sâu sắc . Tiêu biểu là 2 bài thơ “ Ngắm trăng” và “Đi đường” mà hôm nay chúng ta tìm hiểu .
 2. Bài mới: 
?Nhắc lại những nét tiêu biểu về tác giả?
HS xem lại ở sgk/28
Hồ Chí Minh (1890-1969): nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
?Cho biết hoàn cảnh sáng tác tập Nhật kí trong tù và bài thơ Ngắm trăng?
HS dựa vào chú thích sgk trả lời.
GV: Tập Nhật kí trong tù được đánh giá là một viên ngọc quý của kho tàng văn học dân tộc. 
?Bài thơ được viết bằng chữ gì? Theo thể thơ nào?
- GV hướng dẫn cách đọc: đọc chính xác phần phiên âm chữ Hán (chú ý giọng điệu thích hợp với cảm xúc ở câu 2 và nhịp, chữ đăng đối ở hai câu sau) và bài thơ dịch.
GV đọc, HS đọc lại.
HS khác nhận xét, GV kết luận.
GV: Bản dịch và nguyên tác có rất nhiều điểm khác nhau, cụ thể như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
?Cảm nhận chung của em sau khi nghe đọc bài thơ?
(Tình cảm của Bác với thiên nhiên như thế nào?Phong thái của Bác trong bài thơ ra sao?)
YC HS chú ý phần chú thích các từ khó.
HS đọc lại 2 câu thơ đầu.
Chú ý câu 1
? Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào ?
+ Bác ngắm trăng khi đang ở trong ngục (không có tự do).
+ Không có rượu và hoa
?Trong tù thì thiếu thốn đủ thứ nhưng tại sao Bác không nói đến mà chỉ nói đến việc thiếu rượu và hoa?
(Thi nhân xưa khi ngắm trăng thì cần có những gì?)
GV Bg’ ngắn : 
Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu ra uống trước hoa để ngắm trăng, có rượu, có hoa thì lúc đó cuộc thưởng trăng mới thật mĩ mãn, thú vị . Hơn thế người ngắm trăng thường ngắm trong tâm trạng thư thái , thảnh thơi, tự do.
Khác với các thi nhân, HCM ngắm trăng trong h/c’ tù đày thiếu thốn mọi thứ...song sự khắc nghiệt của nhà tù không vướng bận tâm hồn khát khao tự do, thèm thưởng thức trăng của Người. Người đã quyết định ngắm trăng suông (không có gì cả).
HS chú ý câu thơ thứ 2
?So sánh bản phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ em thấy có gì khác?
- Câu thơ thứ 2 của nguyên tác có nghĩa là “ Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” thể hiện cái xốn xang, bối rối qua đó cho thấy tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm, rung động mạnh mẽ trước thiên nhiên. Câu thơ dịch là “ Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” chưa sát nghĩa, khó hững hờ lại cho thấy nhân vật trữ tình bình thản, hững hờ trước thiên nhiên.
? Nhà thơ đến với trăng bằng tâm trạng gì ?
- HS trả lời.
- GV: Trước cảnh đẹp của đêm trăng dù không có rượu cũng chẳng có hoa và hoàn cảnh nhà tù thì vô cùng khắc nghiệt nhưng với lòng yêu thiên nhiên tha thiết, với phong thái ung dung, tự tại người tù HCM vẫn thả hồn tận hưởng vẻ đẹp của trăng.
GV: Đây chính là sự kết hợp rất khéo léo giữa chất trữ tình và chất thép trong thơ Bác.
* GD kĩ năng sống:
? Qua đây cho chúng ta thấy được phẩm chất gì của Bác?
(?Tình yêu thiên nhiên và phong thái của Bác như thế nào?)
HS Đọc 2 câu cuối ( chú ý phần phiên âm và dịch thơ)
Cho biết nghĩa các từ : vọng , khán
+ vọng : ngắm
+ Khán : xem, nhìn 
?So sánh phần phiên âm và phần dịch thơ người dịch dịch sát nghĩa chưa ?
- Dịch chưa sát nghĩa
ở câu thơ 4 phần phiên âm sử dụng từ khán nghĩa là xem, nhìn nhưng phần dịch nghĩa lại sử dụng 2 từ gần đồng nghĩa là nhòm và ngắm rõ ràng là chưa cô đúc (nhòm: cách nhìn không đàng hoàng nhất là nhòm qua khe cửa) -> câu thơ mất đi sự nhã nhặn tinh tế.
?Đọc cả 2 câu thơ nguyên tác so sánh dịch thơ ta còn thấy thơ dịch chưa chuẩn ở điểm nào?
(?Sự sắp xếp vị trí các từ: nhân, thi gia, nguyệt, minh nguyệt, song có gì đáng chú ý?)
+ ở mỗi câu, chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chữ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). -> thể hiện kết cấu đăng đối.
+ Mặt khác, hai câu còn tạo thành một cặp đối: nhân >< thi gia.
-> Tuy nhiên 2 câu thơ dịch mất đi cấu trúc đăng đối đó -> giảm đi sự truyền cảm của câu thơ
?Ngoài việc sử dụng cấu trúc đăng đối ra, tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
NT: Nhân hoá: Nhân khán minh nguyệt
 Nguyệt khán thi gia
- Thể hiện mối giao hòa giữa nhà thơ và vầng trăng. Cả hai chủ động tìm đến nhau như một đôi bạn tri kỉ.
?Cảm nhận của em về quan hệ giữa Bác với Trăng?
Trăng - người tù thi sĩ như 1 đôi bạn tri kỉ ngắm nhìn nhau thắm thiết trìu mến bất chấp ở giữa là song sắt của nhà tù. 
GV(Bình) Đó là cuộc vượt gục tinh thần của Bác. Đây không phải là cuộc vượt ngục tinh thần đầu tiên đến với vầng trăng tri kỉ. Trong NKTT nhiều bài thơ đã nói đến cuộc vượt ngục này
Vì trong bài “đề từ”(NKTT)Bác viết:
“Giam người khoá cả chân tay lại
Chẳng thể ngăn ta đến tự do”
Hai câu thơ -> Sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ, người thi sĩ. Nhà tù đen tối tàn bạo đã trở nên bất lực trước những tâm hồn tri âm tri kỉ luôn hướng tới cái đẹp trong sáng tự do
* GD kĩ năng sống:
?Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
GV: Sự đối sánh, tương phản: nhà tù và cái đẹp, ánh sáng và bóng tối nhà tù, vầng trăng và người nghệ sĩ lớn, thế giới bên trong và ngoài nhà tù
GV: vừa cổ điển vừa hiện đại cho thấy Bác là một nhà thơ chữ Hán tài tình, tài hoa
?Bài thơ thể hiện điều gì?
HS đọc ghi nhớ sgk.
?Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì và được dịch sang thể thơ gì? 
GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: đọc đúng phần nguyên tác và dịch nghĩa, dịch thơ.
GV đọc.
HS đọc, nhận xét.
GV nhận xét.
HS chú ý các chú thích sgk.
?Phân tích kết cấu của bài thơ?
- Theo mô hình: khai (mở ra), thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai), chuyển (chuyển), hợp (tổng hợp)
- Câu 1, 2,3 nói về việc đi đường gian lao, khó nhọc. Câu 4 là tâm trạng, tầm vóc của người đi đường. 
GV câu khai là câu mang ý chủ đạo của bài thơ.
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Có đi đường mới biết đường đi khó)
?ý chủ đạo đó là gì?
Nỗi gian lao của người đi đường.
?Em có nhận xét gì về từ ngữ và giọng thơ ở câu thơ này ?Qua đó nói lên điều gì ?
- Chữ tẩu lộ được lặp lại (ở phần nguyên tác mà dịch thơ không có)
- Giọng thơ đầy suy ngẫm. Đó là suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường chuyển lao triền miên đầy khổ ải của chính tác giả.
GV bình: nỗi gian lao của người đi bộ đường núi là điều không nói ai cũng biết, những không phải ai cũng cảm nhận một cách thấm thía. Chỉ có người nào đã từng trải qua, từng thể nghiệm thì mới thấu hiểu đầy đủ cái sự thực hiển nhiên đó và mới thấm thía mấy chữ đi đường khó.
?Em cảm nhận được điều gì qua câu thơ này?
Câu thơ vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa sâu xa : chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác là một thực tế nhưng qua đó cũng cho thấy được con đường cách mạng đầy khó khăn, vất vả.
?Câu thơ này sử dụng nghệ thuật gì?Nhằm nhấn mạnh điều gì?
- Điệp ngữ: trùng san
- Nhấn mạnh sự trùng điệp của núi non hiểm trở -> nỗi gian lao, vất vả triền miên của đường đi.
GV: câu thơ chữ Hán hai lần lặp lại chữ trùng san (lớp núi)với chữ hựu (lại) ở giữa đã làm nổi bật hình ảnh thơ và nhấn mạnh, làm sâu sắc ý thơ.
?Đó là ý gì?
Có ý kiến cho rằng: ngoài việc nói tới nỗi gian triền miên của việc đi đường núi thì tác giả còn ngầm nói tới con đường đời, đường cách mạng.
?Em có đồng ý với ý kiến đó không?Tại sao?
- Có, vì con đường đi, con đường cách mạng cũng vất vả, nhiều nỗi gian lao không kém, nhất là con đường cách mạng.
(GV liên hệ lực lượng cách mạng VN ở thời điểm đó còn rất non yếu.)
GV: Trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật, câu chuyển thường có vị trí riêng, nổi bật, có khi bất ngờ, làm chuyển cả mạch thơ.
Câu thơ thứ 3 này là một câu như vậy.
 ... ìm hiểu văn bản:
1.Câu khai: 
Con đường nhiều gian khổ mà Tưởng Giới Thạch đày ải người tù.
2.Câu thừa:
Người tù vượt qua trập trùng đường núi.
3. Câu chuyển:
Người đi đường đến đích thắng lợi.
4.Câu hợp:
Con đường cách mạng nhiều thử thách, trông gai, nhưng chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp.
Người cách mạng phải rèn ý chí kiên định,phẩm chất kiên cường.
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Kết cấu chặt chẽ lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh và giàu cảm xúc.
- Bài dịch giữ được ý sát với nguyên tác, không gượng ép.
2.ý nghĩa văn bản:
Bài thơ viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
* Ghi nhớ: sgk/40
IV.Đọc thêm:
 3. Củng cố, luyện tập: (3’)
 * GD kĩ năng sống:
 ? Qua học hai bài thơ em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì đối với quê hương, đất nước?
 - Biết tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ quê hương, đất nước.
 * Tư tưởng HCM:
 ?Qua học hai bài thơ em học tập được điều gì ở Chủ tịch HCM?
 - Tình yêu với thiên nhiên, đất nước.
 - Phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng.
 4. Hướng dẫn h/s tự học ở nhà: (1’)
 - Ngắm trăng:
 + Học thuộc lòng bài thơ dịch.
 + Đọc bản phiên âm, bản dịch nghĩa để nhận xét một vài điểm khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch của bài thơ.
 - Trả lời câu hỏi số 5 trong phần đọc hiểu.
 - Đi đường:
 + Học thuộc lòng bài thơ dịch.
 + Tìm đọc một bài thơ chữ Hán của Bác viết về việc rèn luyện đạo đức cách mạng.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo: Câu cảm thán.
Ngày soạn:31/01/2012 Ngày dạy:02/02/2012 (Lớp 8A) 
 Ngày dạy:04/02/2012 (Lớp 8B)
Tiết 86: tv câu cảm thán 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
 - Chức năng của câu cảm thán.
 2. Kỹ năng:
 a.Kĩ năng của bài học:
 - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 b.GD kĩ năng sống:
 - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu cảm thán theo mục đích giao tiếp cụ thể.
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu cảm thán
 3. Thái độ:
 H/s bộc lộ t/c’, cảm xúc qua câu cảm thán trong những trường hợp cần thiết .
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ghi VD.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III.Tiến trình bài dạy:
1.Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Câu hỏi:
 ? Nêu đặc điểm, hình thức, chức năng của câu cầu khiến ? lấy 1 VD về câu cầu khiến có chức năng khuyên bảo .
* Đáp án:
 - Đặc điểm, hình thức : Câu cầu khiến có chứa các từ cầu khiến hoặc ngữ điệu cầu khiến . ( 2 đ’ )
 - Chức năng : Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo (2 đ’)
- Lấy được VD , xác định đúng từ ngữ cầu khiến . ( 6 đ’)
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
 Khi giao tiếp, muốn bộc lộ t/c ta thường sử dụng câu cảm thán. Vậy thế nào là câu cảm thán ? câu cảm thán có đặc điểm, hình thức, chức năng ntn ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay .
 2. Bài mới: 
GV: Treo bảng phụ ( ghi sẵn VD, sgk)
HS Đọc VD trên bảng phụ, quan sát kĩ VD
* GD kĩ năng sống:
?Trong 2 đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán ?
HS Phát hiện -> GV gạch chân trên bảng phụ
 a) Hỡi ơi lão Hạc !
 b) Than ôi ! 
?Dựa vào đặc điểm, hình thức nào mà xác định đó là những câu cảm thán ?
 - Vì : 
+ chúng chứa từ ngữ cảm thán như:
 a, hỡi ơi
 b, than ôi
+ Dấu chấm than kết thúc câu 
?Qua pt trên cho biết đặc điểm, hình thức chức năng của câu cảm thán ?
HS Trình bày
GV Ghi chốt phần n/x
?Ngoài những từ ngữ cảm thán trên, hãy kể tên một số từ khác ?
HS phát biểu độc lập -> GV ghi bổ xung
GV lưu ý : Khi đọc giọng diễn cảm
?Câu cảm thán được dùng với chức năng gì ?
?Thường xuất hiện ở đâu?
HS đọc ghi nhớ 1 lần
HS làm bài tập nhanh ( thực hiện theo nhóm 3’)
* GD kĩ năng sống:
BT : Thêm các từ ngữ cảm thán và dấu chấm than vào các câu sau để chuyển đổi các câu đó thành câu cảm thán :
 a. Anh đến muộn quá
 b. Buổi chiều thơ mộng
 c. Những đêm trăng tàn 
HS điền đúng :
 - Trời ơi, anh đến muộn quá !
 - Buổi chiều thơ mộng biết bao !
 Chao ôi, những đêm trăng đã tàn !
HS nêu y/c bài tập 
- Y/c hs làm bài tập theo nhóm ( chí 4 nhóm, mỗi nhóm 1 bài theo thứ tự - 5’)
Đại diện các nhóm lên trình bày -> n/x chéo các nhóm
GV NX, chữa bài tập 
HS nêu y/c bài tập, thực hiện
HS phát biểu, GV ghi bảng, nhận xét.
Lưu ý thêm : Tuy đều bộc lộ t/c, c/x nhưng không có câu nào là câu cảm thán vì không mang đặc trưng của kiểu câu này .
?Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán?
GV hướng dẫn, HS viết, đọc.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét, kết luận.
I. Đặc điểm, hình thức và chức năng (22’)
1. VD :
2. Bài học:
- Hình thức : 
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than 
- Thường có chứa từ ngữ cảm thán : ôi, hỡi ôi, than ôi, thay, trời ơi, hỡi ôi, chao ôi, chao ơi, trời ơi, thay, xiết bao, biết bao, biết chừng nào.....
- Chức năng chính của câu cảm thán là dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói, người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. .
 * Ghi nhớ ( sgk/44)
II. Luyện tập (15’)
1. Bài tập 1 :(sgk/44)
Câu cảm thán:
+ Than ôi !
+ Lo thay !
+ Nguy thay !
+ Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
+ Chao ôi, có biết đâu rằng ...thôi .
2. Bài tập 2 :( sgk/44)
- Tất cả những câu trong phần này đều là những câu bộc lộ t/c, c/x
a, Lời than thở của người nông dân dưới chế độ PK
b, Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra .
c, Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống .
d, Sự ân hận của DM trước cái chết thảm thương, oan ức của dế Choắt .
3. Bài tập 3
 3. Củng cố, luyện tập: (2’) 
 Hỏi : Nhắc lại đặc điểm, hình thức, chức năng của câu cảm thán ?
 - Hình thức : 
 - Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than 
 - Thường có chứa từ ngữ cảm thán : ôi, hỡi ôi, than ôi, thay, trời ơi, hỡi ôi, chao ôi, chao ơi, trời ơi, thay, xiết bao, biết bao, biết chừng nào.....
 - Chức năng chính của câu cảm thán là dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói, người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. .
 4. Hướng dẫn h/s tự học ở nhà: (1’)
 - Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một vài văn bản đã học.
 - Nắm chắc kiến thức về câu cảm thán, biết so sánh với các kiểu câu cầu khiến, nghi vấn .
 - Xem kĩ lại lí thuyết về văn thuyết minh, nhất là về phương pháp,( cách làm ) 1 sản phẩm .
 - Chuẩn bị bài tiếp theo. 
Ngày soạn:28/01/2012 Ngày dạy:30/01/2012 (Lớp 8A) 
 Ngày dạy:31/01/2012 (Lớp 8B)
Tiết 87,88: tlv viết bài tập làm văn số 5 
1.Mục tiêu: 
 a. Kiến thức: Tổng kiểm tra kiến thức và kĩ năng làm kiểu bài văn thuyết minh.
b. Kĩ năng : Rèn KN viết một bài văn thuyết minh.
 c. Thái độ : HS có ý thức viết bài. 
2.Đề bài: 
 Đề 1-8A: Giới thiệu cách làm bánh chưng. 
 Đề 2-8B: Giới thiệu cách làm hoa đào bằng giấy.
3.Đáp án: 
 Đề 1:
a. MB : Giới thiệu phong tục làm bánh chưng trong dịp tết nguyên đán (1,5đ) 
b. TB : (7đ)
* Nguyên liệu và phụ liệu: Lá dong, lạt; Gạo nếp; Đỗ xanh; Thịt lợn ( vai hoặc ba chỉ ); Hạt tiêu, muối.
* Cách làm : 
- Các thao tác chuẩn bị trước khi gói bánh :
+ Gạo : chọn gạo nếp ngon, vo sạch ( tuỳ gia đình có thể ngâm gạo hoặc không ngâm , thời gian ngâm tuỳ thuộc loại gạo ) , rắc ít muối, trộn đều, để ráo nước .
+ Đỗ xanh : Nếu đỗ có vỏ, ngâm từ 6 -> 10 h đãi sạch vỏ , cho ít muối, trộn đều, để đỗ sống ( hoặc nấu chín , nắm thành từng nắm nhỏ ) .
+ Thịt lợn : Chọn mua thịt vai hoặc thịt ba chỉ - số lượng : tuỳ thuộc vào lượng gạo gói bánh của mỗi gia đình. Thái dài 7 -> 10 cm, dày hơn thái ăn hàng ngày, ướp mắm, muối, hạt tiêu, mì chính cho độ mặn vừa phải .
+ Lá dong : Chon mua lá bánh tẻ, lá vừa, không quá to -> đem rửa sạch, để dốc cho róc nước, lấy khăn sạch lau khô lại lá ( có thể tước bỏ sống lá)
+ Lạt : Lật mỏng, to bản, lạt phải mềm
- Cách gói : ( tuỳ gia đình gói khuôn hoặc không khuôn), hay gói vo
Gói khuôn hoặc không khuôn đều cát lá tuỳ theo bánh thích gói to hoặc nhỏ. Bẻ gấp lá theo sống lá và đặt lá thành hình vuông theo hình khuôn, các mặt lá đè lên nhau : đổ bằng bát gạo, cho 1 muôi đỗ xanh, cho 1-2 miếng thịt lợn, cho tiếp 1 muôi đỗ và đổ bằng bát gạo lên trên. 
Lấy 2 tay ấn lá 2 bên vào giữa, cho chặt ,xoay ngang gấp 2 mặt lá còn lại , dùng lạt buộc chéo chữ thập .
Khi gói xong hết dùng lạt khác gói kẹp đôi 2 chiếc lại 1 cặp cho gọn .
- Cách luộc : Tận dụng các đầu lá cắt ra rải dưới đáy nồi 1 lần, rồi lần lượt xếp bánh vào nồi ( xếp cho chặt không để bánh nổi) . Đổ nước ngập bánh , đun to, đều lửa. Khi bánh sôi thì đun lửa vừa và đều lửa. Trong quá trình đun nên đặt cạnh bếp đun 1 ấm nước cho nóng , khi nồi bánh cạn nước thì cho thêm nước nóng đó vào ( Không cho nước lạnh , tránh hây bánh). Sau từ 10 -> 12 h thì vớt bánh, rửa nước lã, để cho bánh gần nguội thì ép bánh cho rền .
* Yêu cầu thành phẩm : 
- Bánh vuông, đẹp 
- Ruột bánh có màu xanh của lá, bánh ăn dền, thơm , ngậy .
- Mùi thơm đặc trưng của loại bánh chưng
c. Kết bài : ý nghĩa của bánh chưng trong dịp tết (1,5đ)
Đề 2: 
a.Nguyên liệu-dụng cụ: (1,5đ)
+ Nguyên liệu: giấy pơ-luya màu hồng (thắm hoặc phai tùy sở thích), màu nâu, màu xanh lá cây nhạt và sẫm, sợi tơ dứa, bột goát màu vàng, cành đào thật đã khô.
+ Dụng cụ: kéo, keo dán, kim móc, bút lông.
b.Cách làm: (7đ)
- Làm nhị: Mỗi chòm nhị là 20 sợi chỉ dứa, dài 2,5cm, quấn chặt một đầu 1,5cm bằng băng giấy nâu. Dùng kim móc tách phần không quấn, gạt tua nhị tỏa tròn. Dùng bút lông nhúng nhẹ vào keo, phết nhẹ lên tua nhị, rồi chấm đầu tua vào bột goát vàng.
- Làm hoa: Cắt giấy hồng thành hình tròn đường kính 3,5cm, gấp thành 8 cánh, cắt đầu cánh vòng cung 1/3 bán kính, bấm tách cách 1/3 nữa, cánh dính nhau 1/3 bán kính. Dùng đầu tròn của kim móc đánh cong cánh hoa. Bôi keo vào lòng cánh để sâu nhị. Mỗi hoa hai, ba lớp cánh, các cánh so le nhau.
- Làm đài hoa: Cắt giấy nâu thành hình tròn 3cm, gấp cắt như sao 5 cánh, đánh cong, bôi keo, xâu vào cuống nhị, ôm lấy phía dưới hoa.
- Làm nụ: giấy hồng bọc những cục bông cỡ hạt ngô, hạt đậu (to nhỏ khác nhau).
- Làm lá: Cắt giấy xanh thành những hình ê-líp, ngang 1cm, dài 3cm = cuống lá 1cm (đủ hai mầu). Dán chụm bốn lá một chùm, có chụm để đứng (lá non), có chụm bẻ ra mềm mại (lá già), có chụm để hai lá đứng, hai lá bẻ nghiêng ra.
- Dán hoa, nụ và lá lên cành: hoa đào, nụ đào thường mọc từng cặp quay lưng vào nhau, trên cành mỗi cặp lại xoay hướng khác nhau, bố trí sao cho hài hòa, đều khắp cành đào thật. Lá non (dáng đứng) thường ở đầu cành, lá già thường xen cạnh hoa và nụ.
c.Yêu cầu thành phẩm: Bông hoa mềm mại, màu sắc tươi tắn tự nhiên, cành hoa bố trí hợp lí.... (1,5đ)
* HS viết bài trong thời gian 90 phút.
* Hết giờ GV thu bài, nhận xét. 
Chuẩn bị bài: câu trần thuật

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22.doc