Giáo án Ngữ văn 8 tiết 41 đến 72 - Trường THCS Trực Nội

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 41 đến 72 - Trường THCS Trực Nội

 Tiết 41 KIỂM TRA VĂN

A. Mục tiêu cần đạt:

- Kiểm tra và củng cố nhận thức của HS sau bài : Ôn tập truyện kí Việt Nam.

- Tích hợp với phần tiếng việt ở các tiết đã học và 1 số bài tập làm văn

- RKN và củng cố các kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh lựa chọn, viết đoạn văn.

B. Chuẩn bị.

- GV: soạn giáo án, soạn đề và đáp án.

- HS: Chuẩn bị kiểm tra.

C. Tiến trình lên lớp.

I. ổn định lớp: Kiểm tra nề nếp, sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

III. Bài mới.

 GV chép đề lên bảng.

 HS theo dõi và chép đề lên bảng.

 

doc 74 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 41 đến 72 - Trường THCS Trực Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 – Bài 10, 11
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 41 Kiểm tra Văn
A. Mục tiêu cần đạt:
Kiểm tra và củng cố nhận thức của HS sau bài : Ôn tập truyện kí Việt Nam.
Tích hợp với phần tiếng việt ở các tiết đã học và 1 số bài tập làm văn
RKN và củng cố các kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh lựa chọn, viết đoạn văn.
B. Chuẩn bị.
GV: soạn giáo án, soạn đề và đáp án.
HS: Chuẩn bị kiểm tra.
C. Tiến trình lên lớp.
I. ổn định lớp: Kiểm tra nề nếp, sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III. Bài mới.
 GV chép đề lên bảng.
 HS theo dõi và chép đề lên bảng.
Đề bài:
Phần I : Trắc nghiệm 
Câu 1:
 	Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào “ Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn”
A: Tôi đi học 
B: Tức nước vỡ bờ
C: Trong lòng mẹ
D: Lão Hạc 
Câu 2 : Trong các câu sau:
U bán con thật đấy ư ? Nào! Em không cho bán chị Tý! Nào ! Có bán thì bán cái tửu này :
? Các từ in đậm thuộc từ loại nào:
A: Động từ.
B: Tính từ.
C: Tình thái từ.
D: Trợ từ , thán từ.
Phần II: Tự Luận 
 Câu 1: Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” bằng 1 đoạn văn từ 5 – 7 dòng?
 Câu 2: Câu văn sau viết thiếu từ nào, hãy sửa lại cho đúng và chỉ rõ xem các từ thiếu thuộc từ loại nào, tác dụng của nó trong văn bản.
 Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão khóc.
Câu 3: Thay ngôi kể tác giả Ngô Tất Tố bằng ngôi kể chị Dậu, hãy kể sáng tạo đoạn trích: Tức nước vỡ bờ.
* Đáp án và thang điểm
Phần Trắc nghiệm (2 điểm mỗi câu 1 điểm)
Câu 1: Đáp án D
Câu 2: Đáp án :C
II) Phần Tự luận 
Câu 1: (2đ) yêu cầu đoạn văn tóm tắt phải ngắn gọn từ 5 – 7 dòng nhưng khái quát đủ nội dung và diễn biến chính của toàn văn bản 
Câu 2: (2đ)
+ 2 từ: móm mém, hu hu (từ láy tượng hình, tượng thanh)
+ tác dụng: HS trình bày đầy đủ.
Câu 3: (4đ) 
yêu cầu xác định ngôi kể : tôi
tôn trọng nội dung cơ bản của truyện
kể sáng tạo một vài chi tiết
viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
IV. Củng cố – Dặn dò.
GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
Nghiên cứu trước bài :
 Luyện nói kể truyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 42 Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể
 kết hợp với miêu tả và biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt:
KT: Giúp HS ôn lại kiến thức về ngôi kể ở lớp 6
Rèn kỹ năng kể chuyện trước lớp và kỹ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Tích hợp với phần văn và tập làm văn đã học.
B. Chuẩn bị.
GV: soạn giáo án, chuẩn bị tư liệu, đồ dùng dạy học (máy chiếu hoặc bảng phụ)
HS: chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp
I. ổn định lớp: Kiểm tra nề nếp, sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ
 GV kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
* GV Giới thiệu bài.
GV yêu cầu HS theo dõi SGK và các câu hỏi.
? Yêu cầu hS đọc câu hỏi và trả lời?
- kể ngôi thứ nhất – xưng tôi. (là người trong cuộc, thời gian và sự việc và kể lại)
- kể ngôi thứ 3: Ví dụ: Tắt đèn, Cô bé bán diêm
? Tại sao phải thay ngôi kể?
- Thay đổi điểm nhìn đối với nhân vật và thay đổi thái độ miêu tả và biểu cảm.
GV giảng.- bổ xung
Kể theo ngôi này , người kể có thể trực tiếp kẻ ra những gì mình nghe , mình thấy , trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ , tình cảm của chính mình, kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực , tính thuyết phục như là có thật của câu chuyện 
GV ? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba?
HS trả lời giáo viên bổ xung
GV Với ngôi kể này , người kể có tư cách là người trong cuộc , tham gia vào các sự việc và kể lại , do đó có thể kể linh hoạt thông qua nhiều mối quan hệ của nhân vật 
GV Em đã học những văn bản nào được kể theo ngôi thứ nhất , thứ ba ?
HS trả lời – GV bổ xung
GV Tại sao phải thay đổi ngôi kể ?
HS trả lời – GV bổ xung.
GV 
+ Sự việc có liên quan đến người kể khác sự việc không liên quan đến người kể
+ Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan 
+ Là người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả , biểu cảm để góp phần khắc họa tính cách nhân vật .
II) 
? HS đọc đoạn văn SGK?
? Yêu cầu xác định sự việc, nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn mà em cần xác định rõ.
Ví dụ nhân vật chị Dậu; ngôi kể thứ 3.
? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có tác dụng gì?
- HS xác định. GV tóm giảng.
? Đóng vai chị Dậu kể lại?
HS kể trước lớp.
GV nhận xét.
GV : Em hãy cho biết các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn trên là gì ?
GV : Xác định các yếu tố miêu tả và nói rõ tác dụng của chúng ? 
HS trả lời GV bổ xung
+ Tác dụng : nêu bật sức mạnh của lòng căm thù 
+ Người đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện 
+ Chị chàng con mọn , chiến thắng anh chàng hầu cận ông lý
GV cho HS đọc lại văn bản 
GV trong khi kể có thể kết hợp các động tác , cử chỉ , nét mặt ..
Đóng vai Chị Dậu “xưng tôi” khi kể
HS Tôi tái xám mặt , vội vàng đặt con bé xuống đất , chạy đến đỡ lấy tay người nhà Lý trưởng và van xin : Cháu van ông...............tha này . Vừa nói ..ông không được phép hành hạ
GV chốt khi kể lại theo ngôi thứ nhất , cần thay đổi các yếu tố kể cho phù hợp . Chẳng hạn , từ xưng hô, chuyển thành ngôi thứ nhất xưng “Tôi”, phải chuyển lời thoại trực tiếp thành lời kể gián tiếp , lựa chọn chi tiết miêu tả và lời biểu cảm cho sát hợp với ngôi thứ nhất 
Tên bài
I. Ôn tập về ngôi kể.
a) Kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba
Người kể xưng tôi , để dẫn dắt câu chuyện giúp người nghe hiểu được sự việc chính của câu chuyện 
Kể theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình đi , gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng 
b) Văn bản kể theo ngôi thứ nhất 
* Ngôi thứ nhất : Tôi đi học , Lão Hạc , Những ngày thơ ấu 
* Ngôi thứ ba : Tắt đèn, Cô bé bán diêm Chiếc lá cuối cùng
c) Thay đổi ngôi kể là để:
+ Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật 
+ Là người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc 
+ Thay đổi thái độ miêu tả , biểu cảm 
II) Lập dàn ý kể chuyện :
Đoạn trích tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố 
Sự việc : 
+ Cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu
+ Nhân vật chính : Chị Dậu , Cai Lệ ,Người nhà Lý Trưởng 
+ Ngôi kể thứ ba.
Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là các từ xưng hô
- Van xin, nín nhịn : Cháu van ông
- Bị ức hiếp , phẫn nộ , chồng tôi đau ốm .
- Căm thù vùng lên: Mày trói ngay mày xem
c) Các yếu tố miêu tả
+ Chị Dậu xám mặt
+ Sức nẻo khẻo của anhchàng nghiện .người đàn bà lực điền .ngã chỏng kèonham nhảm thét .anh chàng hầu cận .nhã nhào ra thềm
III) Luyện nói (kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất cho lớp nghe)
IV. Củng cố – Dặn dò.
GV khắc sâu kiến thức, nhận xét.
HS về nhà tập viết và kể lại các chuyện đã học.
Xem tiếp hệ thống câu hỏi bài “ Câu ghép”
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 43 Câu ghép (Tiết 1)
A. Mục tiêu cần đạt:
HS nắm được đặc điểm của cau ghép và cách nối các vế trong câu ghép.
Tích hợp với một số văn bản văn và tập làm văn.
RKN sử dụng câu ghép trong giao tiếp và trong văn bản viết.
B. Chuẩn bị:
GV soạn giáo án, máy chiếu hoặc bảng phụ.
HS: Nghiên cứu bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định lớp: Kiểm tra nề nếp, sĩ số
 II. Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra vở bài tập của một số HS.
 III. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
* GV giới thiệu bài.
? HS đọc ví dụ SGK?
? Tìm các cụm C – V trong những câu in đậm?
- HS tìm 
+ Tôi quên thế nào  quang đãng.
Phân tích: 1 cụm C – V lớn: Tôi/ quên
 2 cụm C – V nhỏ: những cảm giác  / nảy nở  và mấy cánh  / mỉm cười 
+ Buổi mai hôm  dài và hẹp.
Phân tích: Cụm C – V : mẹ tôi  / dẫn đi 
+ cảnh vật : Hôm nay tôi đi học.
Phân tích: Cụm C – V: Cảnh vật  / đều thay đổi vì chính / đang có  tôi / đi học.
? Phân tích cấu tạo của những câu có 2 hoặc nhiều cụm C – V?
ở câu 1: 2 cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C – V lớn.
Tác dụng: tác dụng làm phụ ngữ cho động từ quên, nảy nở.
 - Câu 3: 3 cụm C – V không bao chứa nhau.
 Cụm C – V cuối giải thích nghĩa cho cụm C – V 2.
? yêu cầu Học sinh theo dõi câu hỏi 3 và lập bảng, tự trình bày vào bảng 
GV nhận xét.
? Hs đọc câu hỏi 4 và trình bày?
GV : câu 1, 3 là câu ghép.
 câu 2 là câu đơn.
? Nhận xét, khắc sâu?
? Thế nào là câu ghép?
- H trình bày theo ghi nhớ.
Gv khắc sâu ghi nhớ.
? H lấy ví dụ? - nhận xét.
II.1
? yêu cầu Học sinh theo dõi lại ví dụ SGK ở mục I?
? Tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn ?
Hằng năm cứ vào  buổi tựu trường.
Con đường này  thấy lạ.
? Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ?
- Câu 1, 2 nối bằng từ và; câu 3 nối bằng dấu phẩy.
? Kể tên một số cách nối các vế câu ghép?
- HS:
+ Nối bằng quan hệ từ
+ Nối bằng dấu câu
+ Nối bằng cặp quan hệ từ
? HS đọc thầm phần ghi nhớ SGK?
- GV khắc sâu ghi nhớ.
III.
bài 1.
GV yêu cầu HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài ?
a. – u van Dần, u lạy Dần! (;)
 - Dần hãy  nữa (,)
Còn các câu khác HS tự làm.
Bài 2. GV hướng dẫn HS đặt câu.
Bài 3.a)Bỏ bớt một quan hệ từ 
 b) Đảo lại trật tự các vế câu
Vì trời mưa  rất trơn.
+ Trời mưa to nên đường rất trơn.
bài 4. GV gợi ý 
Ví dụ: Nó vừa được điểm đã huyênh hoang
Bài 5: HS viết đoạn văn và đọc trước lớp. GV nhận xét.
Tên bài
I. Đặc điểm của câu ghép.
1. Ví dụ SGK/111
- Chú ý các câu in đậm.
- Nhận xét.
2. Ghi nhớ SGK.
II. Cách nối các vế câu.
1. Ví dụ.
2. Ghi nhớ SGK.
III. Luyện tập
Bài 1.
U van dần , u lạy dần ! nối bằng dấu phẩy
Chị con.
với dần chứ (dấu phẩy)
Sáng ngày 
thương không(dấu phẩy)
Cô tôi ra tiếng (dấu phẩy )
giá những.mới thôi(dấu phẩy)
Tôi im nặng cay cay(dấu :)
Hắn làm nghềthiện quá ( quan hệ từ)
 Bài 2:
 a) Vì trời mưa to nên đường rất trơn
b) Nếu Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ 
c) Tuy nhà khá xa nhưng Lan vâvx đi học đúng giờ
d) Không nhưng Vân học giỏi mà còn khéo tay
Bài3
a)Trời mưa to nên đường rất trơn
- Đường rất trơn vì trời mưa to
b) Nam chăm học thì nó sẽ thi đỗ 
- Nó sẽ thi đỗ nếu chăm học 
c) nhà ở khá xa nên Bắc vẫn đi học đúng giờ
- Bắc vẫ đi học đúng giờ tuy nhà ở khá xa
d) Vân học giỏi mà rất khéo tay
- Vân học gỏi mà còn rất khéo tay.
Bài 4
Bài 5
IV. Củng cố – Dặn dò.
GV khắc sâu kiến thức 
HS làm bài, học ghi nhớ SGK.
Soạn: Câu ghép T2.-tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 44 Tìm hiểu chung 
 về văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
 - KT: Giúp HS hiểu thế nào là văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản khác đã học.
 - Tích hợp với các văn bản đã học.
 - RKN viết và phân tích văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị.
GV: soạn giáo án, đồ dùng dạy học, tư liệu.
HS: Nghiên cứu bài 
C. Tiến trình lên lớp
 I. ổn định lớp: Kiểm tra nề nếp, sí số.
 II. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 III. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
* GV giới thiệu bài.
I.1 a. ví dụ
? HS đọc văn bản SGK
? Hãy cho biết những văn bản trên thuyết minh, tr ... n chú thích SGK ?
? Nhận xét về thể thơ, bố cục bài thơ?
- Thể thơ ngũ ngôn.
- Bố cục gồm 3 phần.
II2.
? Em hiểu danh từ “Ông đồ” nht ?
- Người dạy học chữ nho.
? HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu?
? Cảm nhận đầu tiên của em khi đọc là gì?
- Đoạn thơ giới thiệu ông đồ. 
? Hình ảnh ông đồ thường xuất hiện vào thời điểm nào?
- Thời điểm mỗi năm hoa đào nở 
? Hình ảnh ông đồ được nhà thơ tái hiện ntn vào ngày xuân ở phố phường HNội ntn vào những năm đầu thế kỷ XX?
- Ông đồ góp phần thêm cho sự đông vui của ngày tết
? Sự nặp lại của mỗi thời gian “mỗi năm”, của người “lại thấy” có ý nhĩa gì?
- Miêu tả sự xuất hiện không thể thiếu , trơ nên thân quen mỗi khi Tết đến xuân về.
GV Giảng.
yêu cầu HS Quan sát khổ 2.
? Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua các chi tiêt nào?
? Hai câu thơ em vừa tìm gợi cho em suy nghĩ gì?
- Ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người. hoà vào không khí vui tươi của trời đất, tưng bừng rộn ràng của ngày tết; mực tàu, giấy đỏ của ông hoà vào màu đỏ của hoa đào.
GV Bình giảng.
? HS đọc diễn cảm khổ 3, 4?
? Cảm nhận đầu tiên của em về khổ thơ này là gì?
- Mỗi năm mỗi vắng, câu hỏi tu từ, 2 câu thơ cuối.
? Nhận xét của em về ngòi bút tinh tế của tác giả qua khổ thơ?
- HS: Sử dụng biện pháp đối lập, tương phản, nhân hoá .
GV: Bìng giảng (2 câu thơ cuối)
? Hình ảnh ông đồ xuất hiện ở khổ thơ này có gì đặc biệt ?
- Ông đồ vẫn như xưa nhưng tất cả đã khác xưa, vắng khách, buồn.
? Em hình dung về ông đồ lúc này như thế nào?
- Hình ảnh ông đồ già nua, cô đơn, lạc lõng, 
? Tâm trạng của ông đồ được thể hiện như thế nào trong 2 khổ thơ?
- Buồn bã thê lương, cô đơn 
GV Bình giảng (2 câu thơ cuối khổ).
? Em có thể dựng lại chân dung ông đồ bằng một đoạn văn ngắn?
- HS: tự trình bày.
GV: nhận xét.
? HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối cùng?
? Hình ảnh, chi tiết nào gợi cho em suy nghĩ gì?
- Hoa đào và ông đồ.
? Hãy so sánh sự giống và khác nhau với khổ đầu?
- Đều xuất hiện hoa đào nở 
 khác nhau khổ cuối không có ông đồ.
? điều đó có ý nghĩa gì? Tình cảm gì ẩn sau điều đó?
- Tình cảm xot thương 
GV Giảng 
? Tác giả thể hiện tình cảm gì qua bài thơ? Nhắn gửi gì bạn đọc?
- HS tự trình bày.
GV tóm lại 
? HS đọc ghi nhớ? 
GV khắc sâu ghi nhớ.
Bài tập: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ mà em thích nhất?
- HS: tư làm và trình bày.
IV. Củng cố và dặn dò:
? Đọc diễn cảm bài thơ?
Soạn : Khi con tu hú.
Tên bài
I. Giới thiệu văn bản:
1. Tác giả: 
Vũ Đình Liên (1913- 1996)
2. Tác phẩm:
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc, hiểu chú thích, cấu trúc văn bản:
2. Tìm hiểu chi tiết:
a. Hình ảnh ông đồ thời xưa:
Ông đồ thường xuất hiện bên hè phố khi Tết đến xuân về.
(Ghi bảng phần bên)
b) Hình ảnh ông đồ thời nay. (Khổ 3, 4)
Hình ảnh ông đồ lạc lõng sự thờ ơ lạnh lùng của mọi người với ông đồ. Nỗi buồn bã thê lương hoà cùng lòng người và trời đất.
c) Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ (Khổ 5)
* Ghi nhớ SGK.
III. Luyện tập:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 67,68 kiểm tra tổng hợp học kì I.
A. Mục tiêu cần đạt.
 - Vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức kĩ năng của phần văn học, tập làm văn, tiếng việt; vận dụng phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm trong một bài viết tự luận.
 - Về kiến thức: văn bản tự sự (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể, giá trị tư tưởng của từng truyện)
 - Văn bản trữ tình (vẻ đẹp, chiều sâu của tâm trạng, cảm xúc cuat tâm trạng trữ tình)
 - Tiếng việt: các lớp từ và nghĩa của từ, các biện pháp tu từ vựng và tác dụng của nó. Câu ghép, hệ thống dấu câu, 
 - Tập làm văn: văn bản tự sự kêt hợp với miêu tả , biêu cảm, miêu tả,Văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị: 
 - GV: soạn giáo án, soạn đề, đáp án, thang điểm.
 - HS: Chuẩn bị kiểm tra 2 tiết.
C. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định lớp: Kiểm tra nề nếp, sĩ số.
 II. Kiểm tra bài cũ.
 III. Bài mới.
GV Phát đề cho HS
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong bốn đáp án A, B, C, D trong các câu sau:
Câu 1: Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
Tự sự và miêu tả.
Miêu tả và biểu cảm.
Biểu cảm và tự sự.
cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất về hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên trong đoạn 2 và 3 của bài thơ -Nhớ rừng -?
Có tư thế hùng dũng của một kẻ ỷ vào sức mạnh của mình. 
Có tư thế oai phong mà mềm mại, uyển chuyển của một vị chúa tể.
Có tư thế uy nghiêm của một kẻ thi hành công lý chốn đại ngàn.
Cả 3 nội dung trên.
Câu 3: Câu nghi vấn có chức năng chính làm gì? Dựa vào đặc điểm hình thức nào để nhận biêt được câu nghi vấn?
Câu 4: Xét các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
 a) Hôm qua cậu về quê thăm bà ngoại phải không?
- Đâu có?
b) Bạn cất giùm mình quyển bài tập toán rồi à?
- Đâu?
c) Bác đã đi rồi sao Bác ơi?
 Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
(Tố Hữu)
d) Nam ơi! Bạn có thể trao cho mình quyển sách này được không?
Câu hỏi
Câu 5: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 6: Hãy đặt một câu với thán từ, một câu với trợ từ, một câu với tình thái từ?
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu1: (2 điểm)
 Hãy trình bày cảm nhận của em về hai câu kết của bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu:
“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
 Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu! ”
Câu 2: (5 điểm)
 Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
GVnhận xét giờ kiểm tra, rút kinh nghiệm cho giờ kiểm tra sau.
Tuần 18
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 69, 70 Hoạt động ngữ văn làm thơ bảy chữ
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Tích hợp với các văn bản Văn đã học, các kiến thức tiếng việt và tập làm văn đã học, nhất là đối với thuyết minh về một thể loại văn học.
 - Bước đầu nhận thức được kiểu thơ bảy chữ, trên cơ sở đó biết phân biệt với thơ năm chữ và thơ lục bát.
 - Tạo hứng thú cho việc học ngữ văn và có ước mơ sáng tạo học ngữ văn.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn giáo án, sưu tầm thơ bảy chữ, máy chiếu, bảng phụ
 - HS: Nghiên cứu, sưu tầm tập thơ bảy chữ.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định lớp: Kiểm tra nề nếp, sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ.
 GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
III. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
* GV Giới thiệu bài
? HS đọc SGK
GV nhấn mạnh ý cơ bản của khái niệm và hướng xác định một bài thơ bảy chữ (4 câu hoặc 8 câu)
? ở bài 15 chúng ta học về thuyết minh về một thể loại văn học, em nhắc lại các bước xác định những yếu tố để làm thơ bảy chữ?
- Có 5 bước.
 + Phải xác định số tiếng. số dòng.
 + Xác định luật bằng trắc
 + Xác định đối, niêm
 + Xác định vần
 + Xác định nhịp
GV: Luật cơ bản là nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh. Trong thơ bảy tiếng, các tiếng 1,3,5 có thể sử dụng B - T tuỳ ý, còn các tiếng 2, 4, 6 phải phân minh.
? HS đọc tham khảo SGK
II.
? Yêu cầu HS đọc chép bài thơ vào trong vở?
- Nhận xét:
+ Số tiếng 28, số dòng 4 (Gọi là thất ngôn tứ tuyệt)
+ B - T : HS xác định luật B - T trong bài thơ.
+ Nhận xét dối, niêm: HS tự làm
+ Nhịp: 4/3, 2/2/3 
+ Vần: “on” tiếng 7 của câu 1, 2, 4.
GV Tóm lại
? yêu cầu HS tự phân tích bài 2 “Chiều”
GV nhận xét.
? HS đọc bài tập a, b, c SGK
GV hướng dẫn.
Bài tập a.
Nguyên văn bài thơ của Tú xương (2 câu chép)
Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Như thế đề tài bài thơ xung quanh chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Yêu cầu người viết phát triển tiếp.
 Nhưng phải hiểu bản chất thằng Cuội bản chất hay nói dối, cung trăng có chị Hằng, cây đa, con thỏ Ngọc, Tuỳ theo ý mình để làm nghiêm túc, có thể nghịch ngợm nhưng phải theo luật sau.
B B T T B B T
T T B B T T B
GV Gọi HS đọc bài làm của mình. 
GV nhận xét. 
GV đưa ra nguyên văn 2 câu thơ của Tú Xương để HS theo dõi.
“Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi Gớm gan cho cái chị Hằng”
Và GV đọc cho HS nghe một số câu mẫu để HS theo dõi.
Bài tập b.
SGK. B B T T T B B
 T T B B T T B
2 Câu tiếp phải 
 T T B B B T T 
 B B T T T B B
- Nội dung 2 câu vẽ cảnh mùa hè, thì 2 câu phải nói tới chuyện mùa hè, nghỉ hè, chia tay bạn bè, ...
VD: 
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi.
Thoảng hương lúa chín gió làng quê.
- Yêu cầu HS làm bài và đọc bài. Nhận xét.
Bài tập c.
Hdẫn HS tự làm.
IV. Củng cố, dặn dò.
- HS về nhà làm bài và đọc thêm.
- Tìm đọc một số bài thơ 7 chữ hay.
Tên bài
I. Chuẩn bị ở nhà
Khái niệm phạm vi luyện tập
II. Hoạt động trên lớp.
Phân tích bài mẫu:
“Bánh trôi nước”
1. Nhận diện thể thơ.
2. Tập làm thơ.
a. Bài tập a
b. Bài tậpb.
c. Bài tập c.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 71 Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Ôn tập lại những kiến thức đã học.
 - Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm.
 - Hướng khắc phục những lỗi còn mắc.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Soạn g/a, chấm, trả bài.
 - HS: Xem lại bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định lớp: Kiểm tra nề nếp, sĩ số.
 II. Kiểm tra bài cũ.
 III. Bài mới
1. Nhận xét chung.
GV nhận xét, đánh giá chung về các mặt.
- Kiến thức:
 Nhìn chung các em đã nắm được kiến thức cơ bản, biết vận dụng vào làm bài tập tốt, chính xác.
 Bên cạch đó vẫn còn một số HS chưa nắm được cách làm bài và còn làm sai một số chỗ.
- Kĩ năng: Biết vận dụng vào làm một bài tập làm văn tốt, có hiệu quả.
- Trình bày: Một số bài trình bày còn cẩu thả, chữ viết chưa chính xác (sai lỗi chính tả)
- Kết quả: 
2. Chữa lỗi và trả bài.
 GV trả bài, chữa một số bài cho HS
 HS đọc bài và tham khảo bài của bạn.
 GV nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò.
 - GV rút kinh nghiệm cho giờ học.
 - HS xem bài và viết lại bài của mình.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 72 Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Nhận xét đánh giá kết quả của HS qua một bài làm tổng hợp kiến thức: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn, vận dụng vào trắc nghiệm.
 - Kĩ năng viết đúng thể loại văn bản biểu cảm, thuyết minh.
 - Kĩ năng trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Soạn g/a, chấm trả bài.
 - HS: Xem bài trước của mình và tự sửa chữa.
C. Tiến trnhf lên lớp.
 I. ổn định lớp: Kiểm tra nề nếp, sĩ số.
 II. Kiểm tra bài cũ
 III. Bài mới
1. Nhận xét, đánh giá chung.
 a. Ưu điểm:
- Nhiều HS làm bài đúng phần trắc nghiệm, làm bài tập làm văn tốt.
- Bố cục làm bài đúng, diễn đạt tốt.
- Trình bày sạch sẽ,...
 b. Nhược điểm:
- Vẫn có một số HS làm sai các bài trắc nghiệm: Lí do chưa hiểu đề bài, chưa nghiên cứu kĩ bài dẫn đến vội vàng nên làm sai.
- Bài tự luận: Diễn đạt chưa trôi chảy, viết sai lỗi chính tả, sai câu, trình bày cẩu thả, bẩn.
2. Trả bài.
- Trả bài, xem bài của mình, trao đổi giữa các bài.
- HS tự chữa bài của mình theo đáp án.
3. Đọc trước lớp.
 GV chọn một số bài làm tốt đọc trước lớp để HS tham khảo.
IV. Củng cố, dặn dò.
 - GV rút kinh nghiệm và nhận xét giờ trả bài.
 - Học bài, xem lại toàn bộ kiến thức từ đầu năm.
 - Soạn: Nhớ rừng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8 0910.doc