Giáo án Ngữ văn 8 tiết 27 bài 7: Tiếng Việt: Tình thái từ

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 27 bài 7: Tiếng Việt: Tình thái từ

TIẾT 27 TIẾNG VIỆT

TÌNH THÁI TỪ

1. Mục tiêu : Giúp HS:

a) Về kiến thức: Hiểu được thế nào là tình thái từ.

b) Về kĩ năng: Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

c) Về thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, soạn bài, bảng phụ.

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi - Học bài cũ, đọc tìm hiểu bài mới.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .

 Sĩ số 8C: .

a) Kiểm tra bài cũ (4’):

Câu hỏi: Thán từ là gì? Đặt một câu có thán từ và chỉ rõ đó là loại thán từ nào?

 Đáp án: - Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.(5 đ)

 - Ví dụ: A! Mẹ đã về! (2.5 đ)

 - Thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng. (2.5 đ)

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 27 bài 7: Tiếng Việt: Tình thái từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
TIẾT 27 TIẾNG VIỆT
TÌNH THÁI TỪ
1. Mục tiêu : Giúp HS:
a) Về kiến thức: Hiểu được thế nào là tình thái từ.
b) Về kĩ năng: Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
c) Về thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, soạn bài, bảng phụ. 
b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi - Học bài cũ, đọc tìm hiểu bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B:.
	Sĩ số 8C:.
a) Kiểm tra bài cũ (4’): 
Câu hỏi: Thán từ là gì? Đặt một câu có thán từ và chỉ rõ đó là loại thán từ nào?
	Đáp án: - Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.(5 đ)
	- Ví dụ: A! Mẹ đã về! (2.5 đ)
	- Thán từ dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng. (2.5 đ)
* Vào bài (1’): Trong quá trình giao tiếp, có những từ ngữ dùng để bộc lộ thái độ của người nói đối với người nghe như ra lệnh, yêu cầu, sai bảo, những từ như vậy gọi là gì? Tiết học này sẽ giúp các em biết rõ điều đó.
b) Dạy nội dung bài mới:	 
I. CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ (12’)
1. Ví dụ
GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK. T. 80.
a) Mẹ đi làm rồi à?
b) Con nín đi!
c) Thương thay cũng một kiếp người,
Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!
d) Em chào cô ạ!
?TB: Hãy xác định mục đích nói của ba ví dụ trên?
HS: Câu a có mục đích nghi vấn. Câu b có mục đích cầu khiến. Câu c có mục đích cảm thán.
?KH: Nếu bỏ các từ à, đi, thay trong ví dụ a, b, c trên thì cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa của các câu có gì thay đổi?
HS: Về mặt ngữ pháp nếu bỏ các từ " à, đi, thay" thì cấu trúc cú pháp của câu không có gì thay đổi, các câu vẫn đủ hai thành phần chính CN-VN. Nhưng xét về mặt ý nghĩa, khi ta bỏ các từ đó thì ví dụ a sẽ trở thành câu trần thuật; ví dụ b cũng không còn là câu cầu khiến nữa; ví dụ c không còn là câu cảm thán nữa.
?TB: Vậy các từ " à, đi, thay" trong 3 ví dụ có nhiệm vụ gì trong câu ?
HS: Từ “à” dùng để tạo lập câu nghi vấn. Từ “đi” dùng để tạo lập câu cầu khiến. Từ “thay” dùng để tạo lập câu cảm thán.
GV: Yêu cầu các em chú ý ví dụ d ( SGK.T.80)
?TB: ở ví dụ d, từ " ạ" biểu thị sắc thái tình cảm gì của tác giả?
 HS: Biểu thị thái độ kính trọng, lễ phép. 
GV: Qua tìm hiểu, chúng ta thấy các từ "à, đi, thay, ạ" trong 4 ví dụ là những từ dùng dể tạo câu, góp phần biểu thị ý nghĩa của câu (nghi vấn hay cầu khiến, cảm thán) và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói được gọi là tình thái từ.
?TB: Vậy, em hiểu thế nào là tình thái từ? Kể tên các loại tình thái từ?
2. Bài học:
 Ghi: - Tình thái từ là những từ được thêm vào câu, để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý sau:
 + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chẳng...
 + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với...
 + Tình thái từ cảm thán: thay, sao...
 + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà...
GV: Nhấn mạnh những điều cần lưu ý trong SGV phần 1a,b trang 77.
?TB: Đặt câu có sử dụng tình thái từ?
- Em học bài rồi chứ?
- Cháu ngủ đi!
?TB: Ta có thể tách tình thái từ trong 4 ví dụ trên ra thành câu độc lập, hay làm thành phần biệt lập của câu được không? Vì sao?
HS: Không. Vì nếu đứng ngoài câu các từ " à, đi, thay, ạ" không còn chức năng của tình thái từ.
?TB: Vậy em thấy tình thái từ có gì khác với thán từ?
HS: Thán từ có đặc tính ngữ pháp là có thể độc lập tạo thành câu (câu đặc biệt) hoặc có thể làm thành phần biệt lập trong câu ( đơn vị kiến thức này các em học ở tiết trước).
Tình thái từ lại không có khả năng độc lập tạo thành câu, cũng không làm thành phần biệt lập của câu mà chúng chỉ thêm vào câu để tạo lập câu nghi vấn, cầu khiến và cảm thán.
GV: Cần phân biệt tình thái từ với các từ đồng âm khác nghĩa, khác từ loại. Chẳng hạn như phân biệt "nào" là tình thái từ với " nào " là đại từ nghi vấn hay “nào” là thán từ ; hoặc “đi” là tình thái từ với “đi” là động từ. Ví dụ: 
a) Chúng ta học nào ! (Tình thái từ)
b) Nào ngờ nó ốm nặng. (Thán từ bộc lộ cảm xúc)
c) Xe nào tốt hơn nhỉ? ( Đại từ nghi vấn)
 GV: Trong tiếng Việt, số lượng tình thái từ không nhiều nhưng việc sử dụng chúng cũng không phải đơn giản. Vậy, cách sử dụng chúng như thế nào chúng ta sang phần II.
	II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ (10’)
1.Ví dụ
GV: Chép ví dụ SGK. T. 81 lên bảng- gọi HS đọc lưu ý các từ in đậm.
Bạn chưa về à?
b) Thầy mệt ạ?
c) Bạn giúp tôi một tay nhé!
Bác giúp cháu một tay ạ!
?TB: các tình thái từ trong 4 ví dụ trên được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc trong XH, tình cảm...) khác nhau như thế nào?
HS: Ví dụ a hỏi, quan hệ thân mật, tuổi tác ngang hàng. Ví dụ b (hỏi), kính trọng, quan hệ dưới - trên. Ví dụ c (cầu khiến), thân mật, quan hệ ngang hàng. Ví dụ d (cầu khiến), kính trọng, quan hệ trên-dưới.
GV : Cô có hai câu sau câu 1:Em chào cô ạ! câu 2: Em chào cô.
 ?TB: Theo em, chúng ta nên dùng câu chào nào ? Vì sao?
HS: Cả hai đều là câu chào. Nhưng câu 1 khác với câu 2 ở sắc thái biểu cảm. Từ " ạ" biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, cho nên câu 1 thể hiện mức độ lễ phép cao hơn.
?KH: Qua tìm hiểu ví dụ, em rút ra nhận xét gì về cách sử dụng tình thái từ? HS: Cần phải sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp quan hệ tuổi tác, thứ bậc, tình cảm ( giữa người nói với ngưòi nghe) trong xã hội.
GV: Qua các ví dụ và qua thực tế giao tiếp, ta thấy cùng là câu hỏi nhưng khi hỏi những người bằng vai nhau ta có thể dùng tình thái từ thể hiện sự thân mật: à, ư, hả...Khi người vai dưới hỏi người trên thì phải dùng những tình thái từ thể hiện sự lễ phép kính trọng. Tương tự khi dùng các câu cầu khiến cũng cần chú ý: những người bằng vai hoặc trên vai, nói với người vai dưới có thể dùng các tình thái từ thể hiện sự thân mật. người vai dưới ít tuổi nói với người vai trên nhiều tuổi phải thể hiện sự kính trọng lễ phép qua tình thái từ (ạ). 
 ?TB: Khi sử dụng tình thái từ cần lưu ý điều gì?
2. Bài học: 
Ghi: Khi nói, khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp ( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm...).
GV: Gọi HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK. T. 81.
Chuyển: Để củng cố kiến thức vừa tìm hiểu, chúng ta sang phần..
III. LUYỆN TẬP (15’) 
1. Bài 1 (T. 81)
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
?: Trong những câu dưới đây, từ nào là tình thái từ ? 
 HS: Tình thái từ là các từ in đậm trong các câu: b, c, e, i.
2. Bài 2 (T. 81)
GV: Cho hs đọc yêu cầu bài tập 2. 
GV: Cho làm theo nhóm thời gian 3’. Các nhóm cử đại diện trình bày.HS nhận xét và GV thống nhất đáp án.
	a) chứ : Nghi vấn dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
	b) chứ : Nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được.
	c) ư : Hỏi với thái độ phân vân.
d) nhỉ: Thái độ thân mật.
	e) nhé: Dặn dò thái độ thân mật.
	g) vậy: Thái độ miễn cưỡng.
	h) cơ mà: Thái độ thuyết phục. 
	3. Bài 3 (SGK. T81)
?: Đặt câu với tình thái từ “mà, đấy, vậy” ?
GV: Trước khi làm bài tập các em cần phân biệt: tình thái từ (mà) với quan hệ từ (mà).
Tình thái từ (đấy) với chỉ từ (đấy).
Tình thái từ (vậy) với đại từ (vậy).
+ Anh đã nói rồi mà!
+ Tôi đành nghe lời khuyên của anh vậy!
+ Cậu làm gì đấy?
4. Bài tập 4 (T. 81)
GV: Đọc yêu cầu bài tập 4. Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV: Khi đặt câu lưu ý quan hệ thứ bậc XH, đặc điểm giới tính của người đối thoại ( Quan hệ HS với thầy cô giáo; quan hệ giữa con cái với bố mẹ ...phải dùng tình thái từ có sắc thái kính trọng; quan hệ bạn bè thì dùng tình thái từ để hỏi với thái độ thân mật nhưng không suồng sã )
+ Cậu thấy món này ngon chứ?
+ Bố đi làm về ạ!
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Cho biết có những loại tình thái từ nào đáng chú ý? Lấy một ví dụ nói rõ đó là loại tình thái từ nào?
	HS: - Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý sau:
 + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chẳng...
 + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với...
 + Tình thái từ cảm thán: thay, sao...
 + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà...
Ví dụ: Em đang học bài à? (tình thái từ nghi vấn)
d) Hướng dẫn học ở nhà ( 1’):
- Học thuộc ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập 3, 5 (T. 81).
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm. Yêu cầu về nhà: 
+ Nắm các yếu tố miêu tả, biểu cảm được sử dụng trong văn tự sự gồm những gì;
+ Đọc kĩ mục I của bài mới. Chọn đề a: Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp sau đó thực hiện xây dựng một đoạn văn theo yêu cầu của mục I trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 27 bai 7.doc