Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13 đến tiết 16

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13 đến tiết 16

Tiết : 13 + 14 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – VĂN TỰ SỰ.

Ngày soạn:

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Ôn lại kiểu bài văn tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7.

- Kỹ năng: Kỹ năng viết thành bài văn hoàn chỉnh.

- Thái độ: Độc lập suy nghĩ, tự tin khi làm bài.

 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:

 GV:. Đề bài, đáp án, biểu điểm.

 HS: Chuẩn bị giấy, đồ dùng học tập để làm bài được tốt.

 Nhóm HS: Tổ chức trao đổi học tập qua các bài văn tự sự để có kỹ năng làm bài.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 I. Ổn định:

 II. Kiểm tra bài cũ:

 III. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Kiểu bài tự sự các em đã được học ở lớp 6, hôm nay các em sẽ thực hành kỹ năng đó qua bài viết số 1 về văn tự sự.

IV: ĐỀ: Kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên em đi học

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 13 đến tiết 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
â	
Tiết : 13 + 14 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – VĂN TỰ SỰ.
Ngày soạn: 
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Ôn lại kiểu bài văn tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7. 
- Kỹ năng: Kỹ năng viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Thái độ: Độc lập suy nghĩ, tự tin khi làm bài.
 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI: 
 GV:. Đề bài, đáp án, biểu điểm. 
 HS: Chuẩn bị giấy, đồ dùng học tập để làm bài được tốt.
 Nhóm HS: Tổ chức trao đổi học tập qua các bài văn tự sự để có kỹ năng làm bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 I. Ổn định:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 III. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Kiểu bài tự sự các em đã được học ở lớp 6, hôm nay các em sẽ thực hành kỹ năng đó qua bài viết số 1 về văn tự sự.
IV: ĐỀ: Kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên em đi học
V. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
 1. Đáp án: Yêu cầu cần đạt được
 a) Nội dung:
 - Xác định được kiểu bài tự sự có kết hợp yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của bản thân.
 - Lập được dàn ý trước khi làm bài
 Mở bài: Ấn tượng chung về ngày đầu tiên đi học như thế nào?
 Thân bài: Gồm mấy ý, trình bày theo trình tự nào?
 Mỗi ý gồm những sự việc, chi tiết, hình ảnh nào? Kể việc xen kẽ bộc lộ cảm xúc.
 Chú ý các đoạn đều nhằm làm nổi bật yêu cầu đề: kể lại kỷ niệm ngày đầu tiên đi học 
 Kết bài: Cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học, liên tưởng với hiện tại.
b) Hình thức: 
 - Bố cục chặt chẽ theo ba phần, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, lời văn trong sáng, tự nhiên.
 - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
2. Biểu điểm:
 - Điểm 9 – 10 : Bài làm xuất sắc về nội dung và hình thức.
 - Điểm 7 – 8 : Bài làm có kỹ năng, nội dung sâu sắc, giàu cảm xúc, lời văn trong sáng nhưng còn mắc một số lỗi nhỏ.
 - Điểm 5 – 6 : Bài đi đúng trọng tâm, yêu cầu đề nhưng chưa sâu, còn mắc lỗi về diễn đạt.
 - Điểm 3 – 4: Bài làm sơ sài, còn mắc nhiều lỗi về nội dung, diễn đạt, chính tả.
 - Điểm 1 – 2 : Bài lạc đề hoặc quá kém.
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Củng cố: - Thu bài về nhà chấm, nhận xét tinh thần thái độ làm bài của học sinh.
 2. Hướng dẫn tự học:
 * Bài vừa học: BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – VĂN TỰ SỰ.
 - Ôn lại kỹ năng văn tự sự làm cơ sở để học về văn tự sự tiếp theo.
 * Bài sắp học: Văn bản LÃO HẠC
 - Đọc văn bản, phần chú thích *, tìm hiểu vài nét về nhà văn Nam Cao.
 - Tìm đọc thêm một số tác phẩm của Nam Cao như: Sống mòn, Đời thừa, Đôi mắt 
 - Đọc và trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc
 Cái chết của Lão Hạc và thái độ của ông Giáo.
E. KIỂM TRA:
Tiết : 15 Văn bản LÃO HẠC (TT)
Ngày soạn: (Nam Cao)
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân VN trước Cách mạng
 Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo); thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích vb qua phân tích nhân vật. Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự với triết lý trữ tình. 
- Thái độ: Ý thức được nhân phẩm của lão Hạc là phẩm hạnh tốt đẹp của người nông dân VN, là niềm tự hào của chúng ta.
 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI: 
 GV:. Soạn bài, chân dung Nam Cao, một số tác phẩm của Nam Cao như: Đời thừa; Sống mòn; Đôi mắt 
 HS: Đọc toàn bộ truyện ngắn “Lão Hạc”, tóm tắt nội dung, trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu vb.
 Nhóm HS: Thảo luận
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 I. Ổn định:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 1. Nêu vài nét về nhà văn Nam Cao và thành công của truyện ngắn "Lão Hạc"?
 2. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng ?
 3. Kiểm tra chéo vở soạn theo bàn.
 III. Bài mới: Qua diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng, Lão Hạc không chỉ là một người sống rất tình nghĩa, thuỷ chung, nhân hậu mà tất cả những việc lão làm đều xuất phát từ lòng yêu thương con sâu sắc. Các em tiếp tục tìm hiểu văn bản "Lão Hạc" để cảm nhận điều đó.
 * Giới thiệu bài: .
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Đọc – tìm hiểu chung văn bản:
1. Tác giả - tác phẩm:
II. Đọc – tìm hiểu chú thích:
III. Đọc - hiểu văn bản:
1.Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán “cậu Vàng”:
2. Nguyên nhân, cái chết của lão Hạc:
- Tình cảnh đói nghèo, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
- Lão tự chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn, khỏi gây phiền hà cho hàng xóm.Cái chết tự nguyện xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
- Lão Hạc còn là người chu đáo, tỉnh táo nhận ra tình cảnh, âm thầm chuẩn bị cái chết cho mình.
3. Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:
- Đồng cảm, xót xa, chia sẻ về tình cảnh đáng thương của lão Hạc.
- Cái chết đau đớn của lão Hạc khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời (một người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc lại không được sống.)
4. Nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm:
- Khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, triết lý với trữ tình.
- Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.
IV. Tổng Kết:
 * Ghi nhớ : (sgk trang 48)
Phương pháp: Đọc, phân tích, nêu vấn đề, bình, thảo luận. 
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc vb và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.
1. Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng
2. Tìm hiểu nguyên nhân, cái chất của lão Hạc.
HS: - Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? 
Tình cảnh đói khổ túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Cho thấy số phận cơ cực đáng thương của người lao động nghèo, bị đẩy đến bước đường cùng. 
 Hơn nữa lão tự chọn cái chết là lão muốn bảo toàn căn nhà, mảnh vườn cho đứa con trai. Lão chết vì lão không muốn gây phiền hà cho hàng xóm. Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. 
HS: - Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo, rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về tình cảnh tính cách của lão?
GV bình: Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo, chúng ta thấy lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo để nhận ra tình cảnh của mình, lão cẩn thận, chu đáo, tự trọng cao Đó chính là bản chất đẹp đẽ của người nông dân trong con người lão.
3. Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc
HS: - Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?
+ Thái độ của nhân vật “tôi” khi nghe lão Hạc kể chuyện
+ Những hành động, cư xử chứng tỏ lòng đồng cảm, xót xa yêu thương.
+ Những ý nghĩ của nhân vật “tôi’ về tình cảnh về nhân cách của lão Hạc.
Ông giáo cũng là một trí thức nghèo sống ở nông thôn, giàu tình thương và tự trọng. Ông là chỗ dựa, là sự cảm thông, chia sẻ của lão Hạc.
HS thảo luận: - Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bã chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật  đáng buồn”, nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật “tôi” như thế nào?
GV bình: Chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn bởi còn có những người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa: Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống. Ông lão đáng thương, đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này! Dường như lão Hạc chọn cái chết đau đớn như vậy là muốn tự trừng phạt
ghê gớm vì mình đã lừa “cậu Vàng”- người bạn thân hiết của mình. Điều này càng chứng tỏ đức tính trung thực, lòng tự trọng đáng quý ở lão. Gây xúc động mạnh cho người đọc.
4. Nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm 
HS: - Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào? 
 - Việc tạo dựng tình huống bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? 
 - Việc được kể bằng lời của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật gì?
GV: Hướng dẫn hs phát hiện nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm cùng với nghệ thuật kể chuyện.
Tổng kết ý kiến và chốt lại nghệ thuật của truyện: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lý với trữ tình.
HS: - Em hiểu thế nào về ý nghĩa của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả) qua đoạn văn sau:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi  toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (). Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất”
Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. Khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo. Phải biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ, thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
HS: Qua phân tích, tìm hiểu về nhân vật lão Hạc, em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
GV tổng kết lại HS đoc ghi nhớ sgk trang 48
Thảo luận:
Có ý kiến cho rằng lão Hạc làm thế là gàn dở. Lại có ý kiến cho rằng lão làm thế là đúng. Vậy ý kiến của em?
So với cách kể chuyện của Ngô Tất Tố trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, cách kể chuyện của Nam Cao có gì khác?
Cách kể chuyện của Nam Cao theo ngôi thứ nhất dễ bộc lộ được suy nghĩ, quan điểm, tình cảm sâu kín trong lòng. “Tắt đèn” kể theo ngôi thứ ba, mang tính khách quan nhiều hơn.
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Củng cố: - Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ? ( Tình cảnh cùng cực, bế tắc và vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân VN trong xã hội đen tối thực dân phong kiến. Nếu ở “Tức nước vỡ bờ” là sức mạnh của tình thương, của tiềm năng phản kháng thì ở “Lão Hạc” là ý thức về nhân cách, là lòng tự trọng dù nghèo khổ)
 BTTN: 
 1) Trong tác phẩm, lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
 A. Là người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý
 B. Là người nông dân sống ích kỷ đến mức gàn dở, ngu ngốc
 C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng
 D. Là người nông dân có sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ.
 2) Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?
 A. Lão Hạc ăn phải bã chó B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng
 C. Lão Hạc rất thương con D. Lão Hạc không muốn làm liên luỵ đến mọi người.
 2. Hướng dẫn tự học:
 * Bài vừa học: Văn bản LÃO HẠC.
 - Đọc diễn cảm lại văn bản, nắm được nội dung, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
 - Qua nhân vật lão Hạc thấy được số phận cơ cực, đáng thương và vẻ đẹp nhân cách của người lao động nghèo khổ trong xã hội thực dân phong kiến.
 * Bài sắp học: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH.
 - Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi sgkĐặc điểm công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh.
 - Tìm trong các văn bản đã học có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh Tác dụng ?
E. KIỂM TRA:
Tiết : 16 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH.
Ngày soạn: 
A. MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong việc viết vb miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Thái độ: Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm .
 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI: 
 GV:. Soạn bài, bảng phụ, một số bài tập thêm
 HS: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi sgk
 Nhóm HS: Thảo luận.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 I. Ổn định:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 1. Thế nào là trường từ vựng? Lấy ví dụ minh hoạ.
 2. Các bậc của trường từ vựng và tác dụng của cách chuyển trường từ vựng?
 3. Kiểm tra chéo vở bài tập theo bàn.
 III. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Tiếng Việt chúng ta rất phong phú, có những lớp từ được dùng nhiều trong vb miêu tả, tự sự, biểu cảm có tác dụng gợi cảm rất lớn. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em về lớp từ đó: “Từ tượng hình, từ tượng thanh” 
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I. Đặc điểm công dụng:
 - Từ tượng hình là gợi tả hình ảnh dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
 - Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và sự vật
Ví dụ: Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm. (Tức nước vỡ bờ)
 * Ghi nhớ : (sgk trang 49)
III. Luyện tập:
1. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh: soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khẻo, chỏng quèo.
2. Tìm 5 từ tượng hình tả dáng đi:
Đủng đỉnh, ngất ngưởng, khệnh khạng, lom khom, thong thả
3. Phân biệt nghĩa:
- Ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí
- Hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
- Hô hố: cười to, vô ý, thô
- Hơ hớ: Từ mô phỏng tiếng cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy giữ gìn.
4. Đặt câu với từ tượng hình, từ tượng thanh:
- Gió thổi ào ào nhưng vẫn nghe rõ tiếng cành khô gãy lắc rắc.
Phương pháp: Quan sát, nêu vấn đề, thảo luận, luyện tập.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
HS: Đọc các đoạn trích trong “Lão Hạc” của Nam Cao
- Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người? Những từ này có đặc điểm gì, vì sao em nhận ra đó là từ tượng hình, từ tượng thanh?
 + Từ gợi tả hình dáng, trạng thái của sự vật: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, xồng xộc
 + Từ mô tả âm thanh tự nhiên của con người: hu hu, ư ử
- Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?
GV bổ sung, chốt ý: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao
Hoạt động 2: Tổng hợp kết quả phân tích
HS: Từ phân tích trên, em hãy rút ra tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh trong nói và viết?
GV diễn giảng HS đọc ghi nhớ sgk trang 49
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
1. Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu trích từ tác phẩm “Tắt đèn”
 HS làm miệng, sau đó nêu tác dụng của cách sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
2. Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.
 HS làm vở tập, chấm 5 em, nhận xét, bổ sung.
3. Phân biệt nghĩa các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hi hí, cười hô hố, cười hơ hớ.
 HS làm miệng, cả lớp nghe nhận xét Biết cách chọn từ ngữ thích hợp để phát huy tác dụng của từ tượng thanh.
4. Đặt câu với mỗi từ tượng hình, từ tượng thanh sau đây: Lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lành bạch, ào ào, ồm ồm.
 HS: Đặt câu trên bảng, nhận xét .
GV nhấn mạnh tác dụng của hai loại từ này có sức biểu cảm cao.
Tích hợp với với phần văn ở bài “Lão Hạc”; với tập làm văn “Liên kết các đoạn văn trong vb”
Do đặc tính âm và nghĩa mà từ tượng hình, từ tượng thanh khi được sử dụng trong văn tự sự và miêu tả làm cho cảnh vật, con người hiện ra sống động với nhiều dáng vẻ, cử chỉ, âm thanh, màu sắc và tâm trạng khác nhau.
D. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 1. Củng cố: - HS nêu lại đặc điểm công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh.
 BTTN: 
 1) Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
 A. Tự sự và nghị luận B. Miêu tả và nghị luận.
 C. Tự sự và miêu tả D. Nghị luận và biểu cảm
 2) Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
 A. Xôn xao B. Rũ rượi C. Xộc xệch D. Xồng xộc.
 3) Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh:
 A. Vật vã B. Lác đác C. Chốc chốc D. Xôn xao.
 4) Trong các nhóm sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lý?
 A. Vi vu, ngào ngạt, lóng lánh, xa xa, phơi phới.
 B. Thất thểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén.
 C. Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.
 D. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.
 2. Hướng dẫn tự học:
 * Bài vừa học: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH.
 - Nắm được đặc điểm công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh.
 - Thấy được các từ tượng hình, từ tượng thanh gần nghĩa không chỉ khác nhau về âm sắc mà còn khác nhau về tâm trạng và sắc thái biểu cảm.
 - Biết vận dụng từ tượng hình và tượng thanh để lời văn tăng giá trị biểu cảm, tính tạo hình cao
 - Giải bài tập 5 trang 50
 * Bài sắp học: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN.
 - Đọc các đoạn văn sgk và trả lời câu hỏi Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong vb
 - Đọc các ví dụ ở phần 2, chỉ ra các cách liên kết đoạn văn trong vb.
E. KIỂM TRA:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4(2).doc