Sổ Tích luỹ chuyên môn Ngữ văn THCS

Sổ Tích luỹ chuyên môn Ngữ văn THCS

Nhà văn Lê Minh Khuê với “Những ngôi sao xa xôi”

 YÊN KHƯƠNG

“Tôi đã chứng kiến cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trong thời chống Mỹ - nhà văn Lê Minh Khuê tâm sự về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của mình (được đưa vào SGK lớp 9, và có tên trong tuyển tập “The art of the short story” (Nghệ thuật truyện ngắn thế giới)- Những ngày ấy tôi thấy nhớ Hà Nội vô cùng và tất cả đã được gửi gắm vào trong tác phẩm. Nói đến tác phẩm đó là đã chạm vào sợi dây kỷ niềm đằm sâu trong trái tim nhưng tôi hạnh phúc vì được sống trong thời đại ấy ”

* Viết bằng kỷ niệm, kí ức và tình yêu Hà nội.

 Đây là một truyện ngắn rất khó có thể tóm tắt. Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đ¬ường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối l¬ượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom ch¬o nổ. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Họ phải đối mặt với thần chết trong khi phá bom. Nhưng cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng.

doc 122 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ Tích luỹ chuyên môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà văn Lê Minh Khuê với “Những ngôi sao xa xôi” 
                       YÊN KHƯƠNG    
“Tôi đã chứng kiến cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trong thời chống Mỹ - nhà văn Lê Minh Khuê tâm sự về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của mình (được đưa vào SGK lớp 9, và có tên  trong tuyển tập “The art of the short story” (Nghệ thuật truyện ngắn thế giới)- Những ngày ấy tôi thấy nhớ Hà Nội vô cùng và tất cả đã được gửi gắm vào trong tác phẩm. Nói đến tác phẩm đó là đã chạm vào sợi dây kỷ niềm đằm sâu trong trái tim nhưng tôi hạnh phúc vì được sống trong thời đại ấy” 
* Viết bằng kỷ niệm, kí ức và tình yêu Hà nội.
 Đây là một truyện ngắn rất khó có thể tóm tắt. Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đ¬ường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối l¬ượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom ch¬o nổ... Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Họ phải đối mặt với thần chết trong khi phá bom... Nhưng cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng...
“Những ngôi Sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tiên trong sự nghệp cầm bút của nhà văn Lê Minh Khuê. Bà kể lại: “Ngày đó tôi là phóng viên báo Tiền Phong, đã từng đi đến rất nhiều các chiến trường để viết báo. Năm 1971 tôi cùng một binh chủng làm đường đến đèo Côlanhip và đã ở lại một đêm trong một hang đá cùng một tiểu đội công binh. Họ cũng là những người trẻ, hầu hết là học sinh trung học, những sinh viên đi tham gia kháng chiến. Sống cùng nhau, cùng tuổi, cùng lý tưởng như nhau trong một hoàn cảnh vô cùng ác liệt nên dễ dàng hiểu và chia sẻ cho nhau. Trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kỳ diệu. Và bởi vẻ đẹp kỳ diệu đó mà họ sẵn sàng hy sinh. Đó cũng chính là ý tưởng lớn nhất mà tôi muốn gửi gắm qua truyện ngắn này”.
Tôi không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội  nhưng thời còn nhỏ, hè nào tôi cũng ra Hà Nội vì họ hàng  ở ngoài này nhiều. Khi lớn lên tôi làm việc tại Hà Nội. Vào những ngày cuối tuần tôi thường cùng bạn bè cùng lứa trong đó có cả Lưu Quang Vũ đạp xe đi dọc các con đường, những phố phường Hà NộiRồi đến khi vào chiến trường, dù trong hoàn cảnh ác liệt nhưng những cảnh núi rừng Trường Sơn tuyệt đẹp cũng không khỏi khiến người ta xao xuyến. Những cây cổ thụ cao vút dễ làm người ta liên tưởng đến những rừng bạch dương trong nhạc Nga, rồi những ngày mưa mù mịt khiến những người sống bên nhau như xích  lại gần nhau hơnđể từ đó trong tôi nảy sinh những cảm xúc mãnh liệt để đến khi trở về Hà Nội tôi đã chắp bút viết rất nhanh bằng kỷ niệm, bằng kí ức và một tình yêu tha thiết với Hà Nội.    
 Mọi người hỏi tôi: “Tại sao chứng kiến cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong mà nhà văn lại cảm thấy nhớ Hà Nội?”. Tôi trả lời rằng: “Tôi cũng giống như bao nhiêu cô gái khác đã trở thành một thanh niên xung phong để góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào cuộc chiến tranh giữ nước thần kỳ của dân tộc. Cuộc chiến tranh ấy để bảo vệ  vẻ đẹp, vẻ thanh bình cho những  làng quê  Việt mà trong đó, Hà Nội là trái tim, là biểu  tượng cao nhất của đất Mẹ Việt Nam. Bằng truyện ngắn này tôi muốn phân tích cuộc sống, tình cảm của những cô gái thanh niên xung phong qua cái nỗi nhớ 'tượng trưng" đó. Tất cả họ đều không ngại gian nguy để giữ cho đất nước được yên bình. Những hình ảnh thành phố trong nỗi nhớ không đối lập với cuộc sống gian khổ của  các cô gái thanh niên xung phong mà đó là cái đích tượng trưng mà mỗi ngưòi trong số họ đều sẵn sàng huy sinh”.
* “Tôi hạnh phúc vì được sống trong thời đại ấy”
Trong tác phẩm, cảm xúc về chiến tranh và Hà Nội đều rất thật dù câu chuyện không hoàn toàn là sự thật. Tên tác phẩm là một câu nói của một nhân vật và cũng là một cái gì đó xa xôi hư ảo
Thời của chúng tôi, mọi thứ cứ mông lung nhưng trong sáng. Có lẽ trong thời đại bây giờ khó có được những điều đó. Dường như mọi thứ giờ đây rõ ràng quá làm cho co người mất đi sự bí ẩn về nhau. Trong cái thời đại mà chúng tôi ra đi không hẹn ngày về, gặp nhau nơi chiến trường lửa đạn, gặp đấy, quen đấy, có khi thân ngay đấy nhưng chẳng bao giờ dám nghĩ đến ngày gặp lại. Nhiều khi những con người ấy lướt qua mình như cổ tích như huyền thoại làm nên sự bí ẩn về nhau của những con người. Mấy chục năm đã trôi qua, tôi đã không còn gặp lại những người lính năm xưa, mà có gặp có lẽ bây giờ cũng khác. Cái thời của chúng tôi đã không còn nữa. Dù giờ đây đất nước đã hòa bình và cũng chẳng ai mong đất nước gặp chiến tranh nhưng với tôi, tôi thực sự hạnh phúc vì đã được sống một thời tuổi trẻ với những người lính, với những điều mông lung và đầy bí ẩn
 Có một điều khá lạ lùng mà chính tôi đã cảm nhận trong thời gian tôi ở chiến trường. Đó là giữa bom đạn như vậy, giữa rừng núi bạt ngàn như vậy, con người lại cảm thấy rất được tự do. Sau này khi đi thực tế,  gặp gỡ các cô gái thanniên  xung phong tôi mới hiểu ra rằng khi con người được lao động, được sống và được huy sinh cho cái lý tưởng lớn lao trong tâm hồn mình thì con người đó sẽ cảm thấy rất tự do, vui vẻ. Nhân vật  trong câu chuyện quả thật rất thảnh thơi  và vô tư lự nữa. Họ có lý tưởng  bảo vệ cuộc sống bình yên của đất nước và đang hàng ngày hàng giờ thực hiện lý tưởng đó. Thế cho nên trong  những giây phút nghỉ ngơi, họ sống hoàn toàn thoả mái. Bom đạn không thể làm nguôi đi niềm vui sống trong tâm hồn họ”.
  * * * * * *
 * *
 Tác phẩm này được in lần đầu tiên trong tạp chí “Tác phẩm mới” và cả trong tuyển tập “The art of the short story” (Nghệ thuật truyện ngắn thế giới). Sau này, tôi rất vui khi biết tác phẩm này được đưa vào giảng dạy trong SGK lớp 9. Tôi cũng mong những thế hệ trẻ giờ đây sẽ hiểu được phần nào cuộc sống của một thế trẻ trong chiến tranh. Cho dù các bạn không phải trải qua những tháng ngày như thế, thậm chí cả những thầy cô giáo giảng dạy về những tác phẩm chiến tranh cũng không có cuộc sống trải nghiệm. Những quả thực, điều đó là rất khó. Bởi lẽ có sống mới thực hiểu được tất cả những gì mà những người lính, những cô gái thanh niên xung phong đã trải qua. Cũng chỉ có thế mới hiểu hết được giá trị thực sự của cuốc sống này. Và như đã nói ban đầu, tôi hạnh phúc vì được sống trong thời đại ấy”
 **************************************
Nhà thơ Y Phương: “Nói với con” cũng chính là nói với lòng mình! (Bài 1) 
Huy Thông - Yên Khương
Nhà thơ Y Phương
Đến gặp nhà thơ Y Phương, tác giả của bài thơ “Nói với con” (SGK lớp 9) tại nhà riêng của ông, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với nhà thơ người dân tộc Tày này. Cánh cửa nhà mở toang, vọng ra tiếng ông đang ngâm một bài thơ tiếng Tày đầy sảng khoái. Khi chúng tôi tới, ông vừa gò lưng lau nhà vừa hát thơ. Ngẩng đầu lên, ông tươi cười, thay cho lời chào đáp lại ông nói:“nghề chính của tôi là tạp vụ, có nghề phụ làm thơ.”
* Đó là lúctôi dường như không biết lấy gì để vịn!
Sốngtrên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Vợ chồng chúng tôi sinh cô con gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Giống như một người mới ốm dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành sự sống. Thực ra, theo tôi không có con người xấu, mà chỉ có những tính xấu như trộm cắp, tham nhũng, lừa đảo, sự dối tráTa phải biến những cái xấu ấy thành “phân”, để “bón” cho cây cối và làm giàu cho đất cát.
Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Bài thơ 28 câu này được xem như là viết riêng cho đứa con đầu lòng. Ở phạm vi hẹp, bài thơ chủ yếu đề cập đến văn hóa dân tộc, nhằm tôn vinh nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Tày.
Tôi rất bất ngờ khi biết “Nói với con” được đưa vào SGK. Tuy nhiên tôi không biết đích xác đưa vào năm nào. Quan trọng là tác phẩm của tôi đã được đông đảo các em học sinh đón nhận. Với những tác phẩm trong SGK, việc cải cách liên tục như hiện nay thì một tác phẩm nay “để”, mai “bóc” chuyện bình thường. Vì thế phần thưởng lớn nhất dành cho tôi là được mọi người biết đến, nhớ đến tác phẩm của mình.
* Nhiều giáo viên và học sinh đã đến nhà nhờ giảng về bài thơ
Bài thơ “Nói với con”, dù thấy chẳng có gì đặc biệt hay, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn . Chẳng hạn trong bài thơ có hai câu:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
Đấy là hai câu chốt của bài thơ “Nói với con”. Thế nhưng, nhiều giáo viên dường như chưa hiểu hàm ý của hai câu thơ. Nên khi giảng bài, họ chỉ dựa vào hướng dẫn trong SGK là chính. Thực ra, theo tác giả, ý nghĩa của bài thơ khác hơn nhiều. Nó cao và sâu hơn câu chuyện về tình phụ tử. Chúng ta đừng viện cớ thiếu thốn khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa. Tôi thấy, dường như giờ đây, nhiều con em các dân tộc không mấy mặn mà với văn hóa truyền thống. Và họ đang tự nguyện nhập ngoại, lai căng một cách dễ dãi. Tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không thể hòa tan. Văn hóa dân tộc là tài sản lớn. Giữ cho mình và giữ cho con cháu mình. Tôi là người dân tộc Tày. Chúng tôi sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô. Không phải do tôi sợ đánh mất bản bản sắc riêng mà là niềm tự hào chính đáng về văn hóa dân tộc của mình. Tôi tự hào vì tôi là người Tày.
Có lần, một cậu bé ở tận trong Huế lặn lội ra Hà Nội, tìm đến nhà và hỏi chuyện tôi về bài thơ. Hình như cậu bé chuẩn bị thi vào trường quốc học Huế. Đúng vậy. Cậu học trò ấy đã chọn bài thơ “Nói  ... trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót.
Câu 2: (4,5 điểm)
a. Giới thiệu sơ lược về đề tài viết về những con người sống, cống hiến cho đất nước trong văn học. Nêu tên 2 tác giả và 2 tác phẩm cùng những vẻ đẹp của anh thanh niên và Phương Định.
b. Vẻ đẹp của 2 nhân vật trong hai tác phẩm :
* Vẻ đẹp trong cách sống :
+ Nhân vật anh thanh niên : trong Lặng lẽ Sa Pa
- Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất
- Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.
- Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người.
- Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học...
+ Cô thanh niên xung phong Phương Định :
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu : ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm : Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom.
- Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
- Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm...
* Vẻ đẹp tâm hồn :
+ Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa :
- Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người.
- Khiêm tốn thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.
- Cảm thấy cuộc sống không cô đơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện.
- Là người nhân hậu, chân thành, giản dị.
+ Cô thanh niên Phương Định :
- Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên.
- Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.
- Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình.
Các tác giả miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao thượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ.
c. Đánh giá, liên hệ :
- Hai tác phẩm đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.
- Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc. Liên hệ với lối sống, tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
ĐỀ SỐ 12
Câu 1: (1,5 điểm)
Phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau :
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì tiếng gà thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Câu 2: (6 điểm)
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. 
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 12
Câu 1: (1,5 điểm)
Điệp ngữ trong đoạn thơ là từ vì, được sử dụng nhằm thể hiện mục đích chiến đấu của cháu - anh chiến sĩ trong bài thơ. Những lí do anh đưa ra rất giản dị : vì tiếng gà, vì bà, vì lòng yêu Tổ quốc. Mỗi từ vì nhằm nhấn mạnh một mục đích của anh, thể hiện tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc bắt nguồn từ tình cảm chân thực giản dị : tình gia đình với những kỉ niệm mộc mạc đáng yêu đã hun đúc và là động lực giúp anh thêm sức mạnh vượt qua gian khó, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Câu 2: (6 điểm)
a. Mở bài : Giới thiệu bài thơ Ánh trăng ra đời năm 1978, sau khi đất nước thống nhất, người lính trở về với cuộc sống đời thường. Hình ảnh ánh trăng là biểu tượng của thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam một thuở gian lao anh dũng ; trăng trong hiện tại nhắc nhở người lính về lối sống ân tình thuỷ chung. 
b. Thân bài : 
- Hình ảnh thiên nhiên được gợi lên trong bài thơ mang những nét hồn hậu, đáng yêu qua các hình ảnh : sông, đồng, bể, rừng Đó vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh tượng trưng về đất nước, thiên nhiên một thời quá khứ của người lính mà con người với thiên nhiên "tri kỉ", hoà đồng, gần gũi, thân thiết, gắn bó.
- Hình tượng ánh trăng hiện ra là hình tượng trung tâm với nhiều nghĩa ẩn dụ tượng trưng : là thiên nhiên thơ mộng, hiền hoà, đồng thời là đồng chí đồng đội, gần gũi sẻ chia, là nhân dân tình nghĩa thuỷ chung, là đất nước gian lao mà anh dũng
- Trong hiện tại, ánh trăng hiện về đẹp đẽ như người bạn nhắc nhở nhà thơ, người lính khi anh tự thú nhận đã có những giây phút lãng quên bạn và quá khứ. Trăng hiện về lặng lẽ, bao dung như tấm lòng của nhân dân, đất nước. Sự im lặng gợi nhiều suy tư, để người lính tự thức tỉnh.
c. Kết bài : Khẳng định cái hay của bài thơ chính là gợi lên chân dung con người rất thực, con người với những trăn trở, suy tư, với sự thú nhận của lương tri chớm lãng quên quá khứ, từ đó nhắc nhở mọi người lối sống ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.
ĐỀ SỐ 13
Câu 1: (1,5 điểm)
Có bạn chép hai câu thơ như sau :
"Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh."
Bạn đã chép sai từ nào ? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của đoạn thơ, em hãy giải thích điều đó.
Câu 2: (6 điểm)
Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kì chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng khá độc đáo... Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên. 
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TỰ LUẬN, ĐỀ SỐ 13
Câu 1: (1,5 điểm)
Chép sai từ "buồn" - đúng là từ "hờn". Chép sai ảnh hưởng nghĩa của câu như sau : "buồn" là sự chấp nhận còn "hờn" thể hiện sự tức giận có ý thức tiềm tàng sự phản kháng. Dùng "hờn" mới đúng dụng ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc Kiều thống nhất trong quan niệm hồng nhan bạc phận. Kiều đẹp khiến thiên nhiên hờn ghen để rồi sau này Kiều chịu số phận lênh đênh chìm nổi với mười lăm năm lưu lạc.
Câu 2: (6 điểm)
Yêu cầu : Biết làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí.
Nội dung :
1. Mở bài : Giới thiệu về người lính trong hai bài thơ.
2. Thân bài : Cần làm rõ hai nội dung :
- Những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ.
- Những nét riêng độc đáo trong tính cách, tâm hồn của người lính.
Nội dung1 :
- Người lính chiến đấu cho một lí tưởng cao đẹp.
- Những con người dũng cảm bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy.
- Những con người thắm thiết tình đồng đội.
- Những con người lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn.
Nội dung 2 :
- Nét chân chất, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính (bài thơ Đồng chí).
- Nét ngang tàng, trẻ trung của một thế hệ cầm súng mới (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).
3. Kết bài : Cảm nghĩ của người viết về hình ảnh người lính.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH
Câu 1 (1 điểm):
Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
Câu 2 (1 điểm):
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 3 (3 điểm):
Viết một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) nêu suy nghĩ của em về đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Câu 4 (5 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn thơ:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
(Nguyễn Duy, Ánh trăng,
SGK Ngữ văn 9 tập 1 tr.156 NXBGD - 2005) 
Đề bài có sự kết hợp :
+ Phần kiểm tra kiến thức Văn – Tiếng Việt và Làm văn.
+ Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
nhằm giúp việc kiểm tra tòan diện, đa dạng hơn .
Riêng đề bài trong phần làm văn có tác dụng phân hóa trình độ học sinh . Vì đọan thơ trong bài thơ “Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có tính triết lí và chiều sâu suy ngẫu, đối với học sinh cấp 2 là tương đối khó . 
GỢI Ý THEO BIỂU ĐIỂM :
Câu 1: ( 1 điểm )
Chép đúng khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận )
“Mặt trời xuống biển như hòn lủa .
Sóng đã cài then, đêm sập cửa .
Đòan thuyền đánh cá lại ra khơi ,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi .”
· Không sai, thiếu, thừa một từ 
· Không sai lỗi chính tả 
· Không thiếu một câu thơ hoặc đảo trật tự một câu thơ.
Câu 2: ( 1 điểm )
Xác định rõ, đúng thành phần ( có gạch chân , hoặc ghi rõ) 
* Thành phần tình thái : có lẽ 
* Thành phần cảm thán : chao ôi
Câu 3: ( 3 điểm )
Viết 1 đọan văn nghị luận từ 10 đến 12 câu, có chủ đề : đạo lí Uống nước nhớ nguồn
* Nội dung sát đề : lòng biết ơn 
* Diễn đạt phù hợp với văn nghị luận 
* Đúng qui định về số câu 
* Không tách 2 đọan 
Câu 4: ( 5 điểm ) 
Yêu cầu về kĩ năng:
1/ Nắm vững phương pháp nghị luận văn học – Cảm nhận cần gắn với sự phân tích ngôn từ, hình ảnh của đọan thơ.
2/ Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng.
3/ Diễn đạt tốt, lời văn giàu cảm xúc. 
Yêu cầu về kiến thức:
Yêu cầu chung :
* Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng 
* Cảm được cảm xúc ân tình với qúa khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy
* Cảm nhận sự kết hợp hài hòa giửa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của đọan thơ .
* Biết rút ra bài học về cách sống 
Yêu cầu cụ thể ;
Khổ 3, 4 : Cảm nhận của tác giả trước vầng trăng của hiện tại : 
+ Không gian : thành phố với cuộc sống tiện nghi hiện đại
+ Vầng trăng bị lãng quên
+ Vầng trăng tròn xuất hiện đột ngột: đối lập với “ phòng buyn-đinh tối om” : gợi bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao mà nghĩa tình
Khổ 5, 6 :
+ Quá khứ nghĩa tình vẫn nguyên vẹn, thủy chung
+ Ánh trăng im phăng phắc: nhân chứng nghĩa tình, độ lượng mà nghiêm khắc.
o Con người có thể lãng quên nhưng thiên nhiên qúa khứ thì luôn trọn vẹn nghĩa tình .
o Nhắc nhở con người : thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất 
o Gợi lên đạo lí sống thủy chung : Uống nước nhớ nguồn

Tài liệu đính kèm:

  • docTICH LUY CHUYEN MON NGU VAN THCS.doc