Tuần 4:
Tiết 13,14:
LÃO HẠC
(Nam Cao)
A.Mục tiêu cần đạt:
* Giúp hs
- Thấy được tình cánh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc , qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám .
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao ( thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo ) ; thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ
- Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao : khắc hoạ nhân vật tài tình , cách dẫn truyện tự nhiên , hấp dẫn ,sự kết hợp giữa tự sự , triết lí với trữ tình
- Rèn kĩ năng : tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại , độc thoại , qua hình dáng , cử chỉ , hành động ; Kĩ năng đọc diễn cảm , thay đổi giọng điệu thể hiện tâm trạng các nhận vật khác trong truyện
B.Chuẩn bị :
1.GV: Dự kiến khả năng tích hợp ngang : phần tiếng việt bài Từ láy , từ tượng hình , từ tượng thanh ; phần tập làm văn ở bài Chuyển đoạn trong vb
- Tích hợp dọc : qua các bài Trong lòng mẹ , Tức nước vở bờ đã học
- Anh chân dung Nam Cao , Nam Cao tác phẩm tập 1
2.HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài
Tuần 4: Ngày soạn 13/09/09 Tiết 13,14: Ngày dạy 14/09/09 LÃO HẠC (Nam Cao) A.Mục tiêu cần đạt: * Giúp hs - Thấy được tình cánh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc , qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám . - Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao ( thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo ) ; thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ - Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao : khắc hoạ nhân vật tài tình , cách dẫn truyện tự nhiên , hấp dẫn ,sự kết hợp giữa tự sự , triết lí với trữ tình - Rèn kĩ năng : tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại , độc thoại , qua hình dáng , cử chỉ , hành động ; Kĩ năng đọc diễn cảm , thay đổi giọng điệu thể hiện tâm trạng các nhận vật khác trong truyện B.Chuẩn bị : 1.GV: Dự kiến khả năng tích hợp ngang : phần tiếng việt bài Từ láy , từ tượng hình , từ tượng thanh ; phần tập làm văn ở bài Chuyển đoạn trong vb Tích hợp dọc : qua các bài Trong lòng mẹ , Tức nước vở bờ đã học Aûnh chân dung Nam Cao , Nam Cao tác phẩm tập 1 2.HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài C.Tiến trình lên lớp : 1, Oån định tổ chức 2, Kiểm tra bài cũ : Từ các nhân vật chị Dậu , anh Dậu và bà lão hàng xóm , em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm cách của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám ? - Từ các nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng , có thể khái quát điều gì về bản chất và chế độ thực dân nữa phong kiến Việt Nam trước đây ? 3, Bài mới : I, Đọc –hiểu chú thích : 1, Đọc văn bản: Gv đọc sau đó hướng dẫn hs đọc theo yêu cầu ( Giọng điệu biến hoá đa dạng của tác phẩm , tâm trạng , tình cảm của nhân vật trong truyện được biểu hiện qua ngôn ngữ đọc thoại , đối thoại ..) Giải thích từ khó 2, Chú thích (?) Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ? 3, Bố cục : (?) Vb này chia làm mấy phần ? nêu nội dung từng phần ? - Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu vàng - Cái chết của lão Hạc - Thái độ , tình cảm của nhân vật “tôi” đối với Lão Hạc II, Phân tích : Theo dõi phần đầu cho biết 1.Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu vàng (?) Tại sao một con chó lại được lão Hạc gọi là cậu vàng ? - Lão Hạc nghèo , sống cô độc , chỉ có con chó lão nuôi làm bạn , được gọi thân mật là cậu vàng . (?) Lí do gì khiến lão Hạc phải bán cậu vàng ? - Sau khi bị ốm , cuộc sống của lão Hạc quá khó khăn , lại gặp kì thóc cao gạo kém , lão nuôi thân không nổi (?) Cuộc bán cậu vàng , đã lưu lại trong tâm trí lão Hạc ntn? - Nó có biết gì đâu thế mà lão xử với tôi như thế à? (?) Bộ dạng của lão Hạc khi nhớ lại sự việc này ? - Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước mặt lão đột nhiên co rúm lại . Những vết nhăn xô lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra . Cái đầu lão ngoẹo lại một bên và caí miệng móm mém của lão mếu như con nít . Lão hu hu khóc đánh lừa con chó (?) Động từ ép trong câu văn Những nếp nhăn xô lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra có sức gợi ta ntn? - Gợi lên khuôn mặt cũ kĩ , già nua , khô héo ; một tâm hồn đau khổ đến cản kiệt cả nước mắt , một hình hài rất đáng thương (?) Tìm những từ õ tượng hình tượng thanh được sử dụng để tạo hình ảnh cụ thể , sinh động cho lão Hạc ? ầng ậng nước , miệng móm mém , khóc hu hu (?) Từ đó , lão Hạc có tâm trạng như thế nào ? (tâm trạng đau khổ , day dứt , ăn năn , vô cùng yêu thương loài vật ) (?) Em nhận xét Lão Hạc là người như thế nào? 2, Cái chết của lão Hạc: * Theo dõi đoạn truyện kể việc lão Hạc nhờ cậy ông giáo , hãy cho biết : (?) Mảnh vườn và món tiền gửi ông giáo có ý nghĩa ntn đối với lão Hạc ? - Mãnh vườn là tài sản duy nhất lão Hạc có thể dành cho con trai .mãnh vườn ấy gắn với danh dự , bổn phận của kẻ làm cha, .món tiền 30 đồng bạc do cả đời dành dụm sẽ được dùng phòng khi lão chết có tiền ma chay . Món tiền ấy mang danh dự của kẻ làm người . (?) Em nghĩ gì về lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ trong cảnh ngộ gần như khống kiếm được gì để ăn ngoài rau má , sung luộc ?( lão Hạc là người tự trọng , không để người đời thương hại và xem thường ) (?) Từ đó , phẩm chất nào của lão Hạc được bộc lộ ? - Coi trọng bổn phận làm cha , coi trọng danh giá làm người (?) Cũng từ đó hiện lên một số phận con người LH ntn? - Nghèo khổ và cô độc trong sự trong sạch * Bằng những việc làm cụ thể , lão Hạc đã chuẩn bị cái chết cho mình . Tác giả đã dành đoạn văn cuối cùng để đặc tả cái chết của lão Hạc . (?) Hãy tìm trong đoạn văn đó những chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc . -Lão Hạc đang vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi ; khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái , nảy lên . (?) đặc tả cái chết của lão Hạc tác giả đã sử dụng từ ngữ ntn? ( Dùng liên tiếp các từ tượng thanh , tượng hình : vật vã , rữ rượi , xộc xệch , long xòng sọc , tru tréo ) (?) Theo em sử dụng như thế có tác dụng gì ? - Tạo hình ảnh cụ thể sinh động về cái chết dữ dội , thê thảm của lão Hạc (?) Vì sao mà lão Hạc lại phải tìm đến cái chết như vậy ? - Chết để giữ mãnh vườn và số tiền dành dụm bấy lâu nay cho người con trai , đồng thời cũng là để tạ lỗi cùng cậu vàng (?) Cái chết của Lão Hạc còn có ý nghĩa như thế nào ?(HSTLN) - Nó góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão Hạc , cũng là số phận và tính cách của nhiều người nông dân nghèo trong XH VN trước CM tháng Tám : nghèo khổ bế tắc cùng đường , giàu tình thương yêu và lòng tự trọng - Mặt khác cái chết của lão Hạc còn có ý nghĩa tố cáo hiện thực XH thực dân nữa phong kiến , học chỉ có thể xa đoạ , tha hoá hoặc giữ bản chất lương thiện , trong sạch , tìm lại tự do bằng cái chết của chính mình (?) Theo em , bi kịch của lão Hạc tác động ntn đến người đọc ? ( tình cảm xót thương , lòng tin vào những điều tốt đẹp trong phẩm chất người dân lao động ) 3, Thái độ , tình cảm của nhân vật “ tôi” đối với lão Hạc * Theo dõi nhân vật ông giáo trong truyện cho biết (?) Vai trò của ông giáo ntn trong truyện ? - Vừa là người chứng kiến vừa tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính vừa đóng vai trò dẫn dắt truyện , vừa trực tiếp bày tỏ thái độ , tính cảm , bộc lộ tâm trạng của bản thân (?) Tháo độ của nhân vật “tôi” khi nghe lã Hạc kể chuyện như thế nào ? - Ông giáo dần dần thay đổi từ chổ dửng dưng đến chổ khâm phục , cảm thương sâu sắc đối với nổi khổ và tấm lòng của lão Hạc . (?) tìm nhữngtù ngữ tả hành động, cách cư xử chứng tỏ lòng đồng cảm , xót xa yêu thương của nhân vật “ tôi” đối với lão Hạc ? Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc ông con mình ăn khoai , uống nước thế là sướng (?) Từ đấy , phẩm chất nào của nhân vật tôi được bộc lộ ? - Lòng nhân ái dựa trên sự chân tình và đồng khổ (?) Khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc , ông giáo cảm thấy cuộc đơì thật đáng buồn . Nhưng khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc , ông gíao lại nghĩ “ Không cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn , hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” . Em hiểu những ý nghĩ đó của nhân vật ông giáo ntn?(HSTLN) - Những tính cảm ấy càng sâu sắc hơn khi ông giáo chứng kiến cái chết vật vã thê thảm của lão Hạc (?) Những ý nghĩ đó cho ta biết được điều cao quý nào trong tâm hồn ông giáo? ( Trong nhân cách , không mất lòng tin vào những điều tốt đẹp ở con người ) III, Tổng kết (?) Học qua vb này em hiểu được điều sâu sắc nào về số phận và phẩm chất của người nông dân lao động trong xh cũ ? (Số phận đau thương , cùng khổ . Nhân cách cao quí ) (?) nhân vật ông giáo trong vb Lão Hạc là hình ảnh của nhà văn Nam Cao . Từ nhân vật này em hiểu gì về tác giả Nam Cao? (HSTLN) - Là nhà văn của những người lao động nghèo khổ mà lương thiện . Giàu lòng thương người nghèo . Có lòng tin mãnh liệt vào những phẩm chất tốt đẹp của người lao động (?) Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của NC trong vb Lão Hạc ? (HSTLN) - Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm , Sử dụng các chi tiết cụ thể , sinh động để khắc hoạ nhân vật - Cách kể tự nhiên , chân thực từ ngôi thứ nhất II, Đọc – hiểu chú thích 1, Đọc văn bản 2, Chú thích a, Tác giả: Nam Cao lµ nhµ v¨n hiƯn thùc xuÊt s¾c tríc c¸ch m¹ng - C¸c ®Ị tµi s¸ng t¸c chÝnh: ViÕt vỊ ngêi n«ng d©n nghÌo ®ãi bÞ vïi dËp vµ ngêi trÝ thøc nghÌo sèng mßn mâi, bÕ t¾c trong XH cị. b, Tác phẩm Lµ mét trong nh÷ng truyƯn ng¾n xuÊt s¾c viÕt vỊ ngêi n«ng d©n, ®¨ng b¸o lÇn ®Çu n¨m 1943. 3, Bố cục : 3 phần a, Phần 1: từ đầu -> “lừa nó” b, Phần 2: tt -> “đáng buờn” c, Phần3: còn lại II, Phân tích 1.Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu vàng - Lão cười như mếu , đôi mắt ầng ậng nước , mặt co rúm lại , những vết nhăn co lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra . - Cái đầu ngoẹo qua một bên , cái miệng móm mém của lão mếu như con nít , lão khóc hu hu à Tâm trạng đau khổ , day dứt, ăn năn , vô cùng yêu thương loài vật - Lão Hạc còn là một người coi trọng danh dự và coi trọng bổn phận làm cha 2, Cái chết của lão Hạc - Lão Hạc vật vã trên giường , đầu tóc rũ rượi , khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái , nảy lên. à Một cái chết dữ dội, thê thảm , kinh hoàng - Nó góp phần bộc lộ rõ số phận và tình cách của lạo Hạc , cũng là tính cách của nhiều người nông dân nghèo trong XH VN trước cách mạnh tháng tám . Mặt khác cái chết của lạo Hạc có ý nghĩa tố cáo hiện thực XH thực dân nữa phong kiến 3, Thái độ , tình cảm của nhân vật “ tôi” đối với lão Hạc - Từ chỡ dửng dưng đến chổ khâm phục , cảm thương sâu sắc đối với nổi khỏ và tấm lòng của lão Hạc , tình cảm và sâu sắc hơn khi ông giáo chứng kiến cái chết vật vã , thê thảm của lão Hạc à Lòng nhân ái dựa trên sự chân tình và đồng khổ . Trong nhân cách , không mất lòng tin vào những điều tốt đẹp của con người III, Tổng kết: sgk 4. Củng cớ: - Nhà văn nam cao - Nhân vật Lão Hac, Ơng Giáo - Thái đợ tình cảm của mọi người đới với Lão Hạc 5, Dặn dò - Học thuộc ghi nhớ Tóm tắt đoạn trích Soạn bài mới : Từ tượng thanh và từ tượng hình “ Cô bé bán diêm” ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần 4: Ngày soạn 13/09/09 Tiết 15: Ngày dạy 16/09/09 TỪ TƯỢNG THANH TỪ TƯỢNG HÌNH A.Mục tiêu cần đạt : * Giúp hs - Hiểu được thế nào là từ tượng hình , từ tượng thanh - Có ý thức sử dụng từ tượng hình , từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng , tính biểu cảm trong giao tiếp - Rèn khả năng sử dụng từ tượng hình , từ tượng thanh trong việc viết vb tự sự , miêu tả , biểu cảm B.Chuẩn bị : 1.GV: Dự kiến khả năng tích hợp : vb Lão Hạc , tập làm văn qua bài Liên kết các đoạn trong vb 2.HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài C.Tiến trình lên lớp : 1, Oån định tổ chức 2, Kiểm tra bài cũ : Thế nào là trường từ vựng ? Cho vd minh hoạ 3, Bài mới : I.Đặc điểm , công dụng : Gọi hs đọc đoạn trích ( trong Lão Hạc của Nam Cao ) (?) Trong những từ in đậm trên , những từ nào gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật ; những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người ? (?) Những từ ngữ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , hoạt động , trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả , tự sự ? (?) Từ phân tích vd trên hãy cho biết đặc điểm của ø từ tượng hình , từ tượng thanh và công dụng của nó của nó ? (HS đọc phần ghi nhớ ) L Bài tập nhanh : - Tìm những từ ngữ tượng hình , tượng thanh trong đoạn văn sau : Anh dậu uốn vai ngáp dài một tịếng . Uể oải , chống tay xuống phản , anh vưìa rên vừa ngỏng đầu lên . Run rẩy cất bát cháo , anh mới kề vào đến miệng , cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song , tay thước và dây thừng (?) gv gọi hs lấy ví dụ về từ tượng thanh, từ tượng hình ( ngoài SGK) I.Đặc điểm , công dụng : 1.Ví du 1ï: - Từ ø gợi tả hình ảnh , dáng vẻ : móm mém , xồng xộc , vật vã , rũ rượi , xộc xệch , sòng sọc . - Từ ngữ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người : hu hu , ưu ửu à Gợi được hình ảnh cụ thể , sinh động , có giá trị biểu cảm cao 2. Ví dụ 2: bài tập nhanh từ tượng hình : uể oải , run rẫy tượng thanh : sầm sập 3. Ví dụ 3: lấy ví dụy về từ tượng thanh, từ tượng hình ( 2 .Kết luận: Ghi nhớ (SGK/ ) II, Luyện tập Bài tập 1 : Tìm từ tượng hình , từ tượng thanh - Từ tượng hình : rón rén , lẻo khoẻo , chỏng quèo -Tượng thanh : xoàn xoạt , bịch , bốp Bài tập 2 : Tìm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người - Lò dò , khệng khạng , rón rén , lẻo khẻo , huỳnh huỵch , ngất ngưỡng , lom khom , dòm dẫm , liêu xiêu Bài tập 3 : Phân biệt nghĩa các từ tượng thanh . - ha hả : từ gợi tả tiếng cười to , tỏ ra rất khoái chí - Hì hì : từ mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi , thường biểu lộ sự thích thú , có vẻ hiền lành - Hô hố : tiếng cười to, vô ý , thô lỗ - Cười hơ hớ : mô phỏng tiếng cười thoải mái , vui vẻ , không cần che đậy , giữ gìn Bài tập 4 : Đặt câu - Ngoài trời đã lắc rắc những hạt mưa xuân - Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa - Đêm tối , trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập loè Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhân kêu tích tắc suốt đêm 4. Củng cớ - đặc điểm cơng dụng của từ tượng thanh 5. Dặn dò: :- Học thuộc phần ghi nhớ Làm hết bài tập còn lại Soạn bài tiếp theo: Liên kết đoạn văn trong văn bản Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xh Tuần 4: Ngày soạn 13/09/09 Tiết 16: Ngày dạy 18/09/09 LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN A.Mục tiêu cần đạt : *Giúp hs - Hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn , khiến chúng liền ý , liền mạch - Viết được đoạn văn liên kết mạch lạc , chặt chẽ - Rèn luyện kĩ năng dùng phương tiện liên kết để tạo liên kết hình thức và liên kết nội dung giữa các đoạn trong vb B. Chuẩn bị : 1.GV: Dự kiến khả năng tích hợp : vb lão Hạc , với tiếng việt qua bài Từ tượng hình , từ tượng thanh . Một số đoạn văn 2 .HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài C.Tiến trình lên lớp : 1, ỔN định tổ chức : 2, Kiểm tra bài cũ : 3, Bài mới : GV giới thiệu bài mới I.Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong vb Hs đoạn ï thầm 2 văn bản ở mục I . 1 , 2 trong sgk (?) Hai đoạn văn ở mục I . 1 có mối liên hệ gì không ? Tại sao ?( đoạn 1 tả cảnh sân trường làng Mĩ Lí trong ngày tựu trường . Còn đoạn 2 nêu cảm giác của nhân vật “ tôi” một lần ghé qua thăm trường trước đấy - Theo lô- gíc thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường . * Nhận xét hai đoạn văn ở mục I . 2 ? (?) Cụm từ trước đó mấy hôm được viết thêm vào đầu đo văn có tác dụng gì ?(Taọï sự gắn bó giữa 2 đoạn văn ) (?) Sau khi thêm cụm từ trước đó mấy hôm , hai đoạn văn đã liên kết với nhau ntn? - Từ “ đó” tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước . Chính sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa hai đoạn văn với nhau , làm cho 2 đoạn văn liền ý liền mạch (?) Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn . Hãy cho biết tác dụng của nó trong vb ? ( HSTL) Đảm bảo tính mạch lạc trong lập luận , giúp cho người viết vb trình bày vấn đề một cách lô – gíc , chặt chẽ ; đồng thời giúp cho người tiếp nhận vb có thể lĩnh hội đầy đủ nội dung của vb , tương lại ..) II.Cách liên kết các đoạn văn trong vb Gọi hs đọc mục I .1 sgk (?) Xác định các phương tiện liên kết đoạn văn trong 3 vd a, b, d ? (vd a : Sau khâu tìm hiểu ; vd b : nhưng , vd d : nói tóm lại ) (?) Các từ liên kết đoạn đó thường đứng ở vị trí nào ? - được đặt đầu đoạn văn (?) Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng vd ? ( d a : quan hệ liệt kê ; vd b : quan hệ tương phản ,đối lập ; vd d : quan hệ tổng kết , khái quát ) (?) Kể thêm các phương tiện liên kết đoạn văn cho mỗi vd ? VD a : trước hết , đầu tiên , cuối cùng , sau nữa , ột mặt , mặt khác , một là , hai là , thêm vào đó , ngoài ra VD b :nhưng , trái lại , tuy vậy , ngược lại , song , thế mà VD d : tóm lại , nói tóm lại , nhìn chung , tổng kết lại , nói một cách tổng quát thì , nói cho cùng , có thể nói .. GV yêu cầu hs đọc lại 2 đoạn văn ở mục I . 2 (?) Từ đó thuộc từ loại nào ?kể thêm một số từ cùng từ loại với từ đó ? (?) Trước đó là thời điểm nào ? Tác dụng của từ đó ? (HSTLN) - Từ đó là chỉ từ . Một số từ cùng loại : này , kia , ấy , nọ . Trước đó là thời quá khứ , còn trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người là thời hiện tại . - Liên kết 2 đoạn văn Gv yêu cầu hs đọc thầm mục II . 2 (?) Xác định câu nối dùng để liên kết giữa 2 đoạn văn ? ái dà , lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy (?) Vì sao nói đó là câu có tác dụng liên kết ? (HSTLN) - nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ bố đóng sách cho mà đi học trong đoạn văn trên (?) khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác chúng ta phảilàm như tế nào ? Có thể sử dụng các phương tiện liên kết nào để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn ? (HS đọc ghi nhớ ) I.Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong VB - Hai đoạn văn này tuy cùng viết về về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau người đọc sẽ hụt hẫng khi đọc đoạn văn sau - Góp phần bổ sung ý nghĩa cho đoạn văn có chứa phương tiện chuyển đoạn . Chẳng hạn như xác định nhiệm vụ ( lí giải nguyên nhân , tổng kết lại sự việc ) hoặc biểu thị thời gian ( quá khứ , hiện tại - II.Cách liên kết các đoạn văn trong VB - Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác , cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng - Có thể dùng các phương tiện liên kết sau : + dùng từ ngữ có tác dụng liên kết : quan hệ từ , đại từ , chỉ từ , các cụm từ thể hiện ý liệt kê , so sánh , đối lập , tổng kết , khái quát + dùng câu nối II, Luyện tập Bài tập 1 : tìm từ ngữ có tác dụng liên kết trong đoạn văn . a, : nói như vậy ; b, thế mà - c, cũng ( đối đoạn 2 với đoạn 1 ) , tuy nhiên ( nối đoạn 3 với đoạn 2) Bài tập 2 Chọn các từ ngữ hiặc câu thích hợp điền vào chổ trống a, từ đó ; b, nói tóm lại c, tuy nhiên ; d, thật khó trả lời 4. Củng cớ; - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản - có 2 cách để liên kết các đoạn văn trong văn bản: dùng từ ngữ và dùng câu nới để liên kết các đoạn văn. 5. Dặn dò: : - Học thuộc ghi nhớ , Làm hết bài tập còn lại . Soạn bài mới: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hợi Tóm tắt văn bản tự sự
Tài liệu đính kèm: