Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Bích Ngọc

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Bích Ngọc

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(4đ)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

“Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông Giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

- Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.”

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT ĐAK PƠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (năm học 2007 – 2008 )
TRƯỜNG THCS M ẠC Đ ĨNH CHI MÔN: NGỮ VĂN 8
Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian phát đề)
Đề bài:
PHẦN TRẮC NGHIỆM(4đ)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
“Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
Cậu Vàng đi đời rồi, ông Giáo ạ!
Cụ bán rồi?
Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.”
Ngữ văn 8, Tập1.
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? (0,25đ)
a. Trong lòng mẹ b. Lão Hạc c. Tức nước vỡ bờ d. Đánh nhau với cối xay gió
Câu 2: Văn bản đó thuộc kiểu văn bản nào sau đây (0,25đ)
a. Văn bản tự sự b. Văn bản miêu tả c. Văn bản nghị luận d. Văn bản thuyết minh
Câu 3: Tác giả của đoạn văn trên là ai? (0,25d)
a. Thanh Tịnh b. Nguyên Hồng c. Nam Cao d. Ngô Tất Tố
Câu 4: Dòng nào dưới đây thể hiên đúng năm sinh, năm mất của tác giả đoạn văn trên? (0,25đ)
a.(1915 → 1951) b. (1915 → 1960) c. (1893 → 1954) d. (1893 → 1961)
Câu 5: Người xưng tôi trong đoạn trích trên là ai? (0,25đ)
a. Binh Tư b. Vợ ông Giáo c. Ông Giáo d. Lão Hạc
Câu 6: Dòng nào dưới đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn văn? (0,25đ)
Tái hiện lại tâm trạng đau khổ ân hận của lão Hạc.
Lão Hạc báo lại chuyện bán cậu Vàng cho ông Giáo biết.
Lòng xót xa thông cảm của ông Giáo đối với lão Hạc.
Cả 3 nội dung trên.
Câu 7: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng thanh? (0,25đ)
a. Vui vẻ b. Hu hu c. Ầng ậng d. Móm mém
Câu 8: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình? (0,25đ)
a. Xót xa b. Ái ngại c. Móm mém d. Vui vẻ
Câu 9: Trong đoạn văn trên có mấy tình thái từ? (0,25đ)
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn
Câu 10: Trong đoạn văn trên có dùng biện pháp nói giảm nói tránh không? (0,25đ)
a. Có b. Không
Câu 11: Hãy đặt tên cho trường từ vựng của nhóm từ sau? (0,25đ)
Hiền lành, độc ác, cởi mở: 
Câu 12: Tìm các từ ngữ có nghĩa đựoc bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ sau? (0,25đ)
(Người) họ hàng:.
Câu 13: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép? (0,25đ)
Nó ở lại lớp vì nó học yếu.
Để cha mẹ vui lòng các em phải cố gắng học.
Chiều mai bạn nhớ đi học nhé!
Bố đi làm, mẹ đi chợ còn hai chị em Dung chơi với nhau.
Câu 14: Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? (0,25đ)
Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Đánh dấu từ ngừ đựoc hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn.
Cả ba nội dung trên.
Câu 15: Văn bản thuyết minh là: (0,25đ)
Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.
Kiểu văn bản nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Cả 2 nội dung trên.
Câu 16: Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải làm gì? (0,25đ)
Quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh .
Nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
Cả 2 nội dung trên
TỰ LUẬN
 Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích.
DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nguyen_thi_bich_ngoc.doc