Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 132, 133: Văn bản: Ôn tập văn học (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 132, 133: Văn bản: Ôn tập văn học (tiếp theo)

Tiết 132, 133 – Văn bản:

ÔN TẬP VĂN HỌC (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như cáo, hịch, chiếu.

- Hệ thống văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại, giá trị tư tưởng và nghệ thuật ở từng văn bản.

- Sơ giản lí luận văn học về nghị luận trung đại và nghị luân hiện đại.

2. Kĩ năng:

- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về các tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.

- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học.

- Học tập cách trình bày, lập luận có lí, có tình

3. Thái độ: - Vận dụng bài học để làm tốt bài Kiểm tra Học kì II.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án, Bảng hệ thống các văn bản nghị luận đã học, Bảng so sánh đặc điểm của văn bản nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1281Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 132, 133: Văn bản: Ôn tập văn học (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Lớp 8A	Tiết (theo TKB):	Ngày dạy:  Sĩ số:	Vắng: 
Tiết 132, 133 – Văn bản:
Ôn tập văn học (Tiếp theo)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như cáo, hịch, chiếu.
- Hệ thống văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại, giá trị tư tưởng và nghệ thuật ở từng văn bản.
- Sơ giản lí luận văn học về nghị luận trung đại và nghị luân hiện đại. 
2. Kĩ năng: 
- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu và nhận xét về các tác phẩm nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học.
- Học tập cách trình bày, lập luận có lí, có tình
3. Thái độ: - Vận dụng bài học để làm tốt bài Kiểm tra Học kì II.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án, Bảng hệ thống các văn bản nghị luận đã học, Bảng so sánh đặc điểm của văn bản nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Hệ thống hoá kiến thức.
I. Hệ thống hoá kiến thức.
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về văn nghị luận đã được học ở lớp 7.
- Hình dung kiến thức và nhắc lại khái niệm.
1. Nhắc lại khái niệm văn nghị luận.
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục và lập luận chặt chẽ.
? Hãy lập Bảng thống kê các văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ Văn 8?
- Lập Bảng hệ thống.
2. Bảng hệ thống các văn bản nghị luận đã học.
- Theo mẫu dưới đây:
Bảng hệ thống các văn bản nghị luận đã học
(Chương trình Ngữ văn 8)
STT
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Giá trị
nội dung, 
tư tưởng
Giá trị
nghệ thuật
Chiếu đời đô
(Thiên đô chiếu)
1010
Lí Công Uẩn
Chiếu.
Chữ Hán.
Nghị luận trung đại.
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước đọc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý thức tự lập, tự cường của đân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tình lí: Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân.
Hịch tướng sĩ
(Dụ chư tì tướng hịch văn)
Trần Quốc Tuấn
Hịch.
Chữ Hán.
Nghị luận trung đại.
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược (thế kỉ XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, trên cơ sở đó tác giả phê phán khuyết điểm của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn luyện quân chuẩn bị “sát thát”. Bừng bừng Hào khí Đông A.
áng văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người; lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng.
.....................
....................
...................
...................
...................
.....................
....................
...................
...................
...................
.....................
....................
...................
...................
...................
.....................
....................
...................
...................
...................
3. So sánh, phân biệt nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
- Hướng dẫn HS so sánh sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại
- So sánh theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Lập theo bảng dưới đây:
Sự khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại
- Văn, sử, triết bất phân.
- Khuôn vào những thể loại riêng: Chiếu, hịch, cáo, tấu... với kết cấu, bố cục riêng.
- In đâm thế giới quan của con người trung đại: Tư tưởng mệnh trời, thần – chủ, tâm lí sùng cổ.
- Dùng nhiều điển cố, điển tích, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng.
- Không có những đặc điểm trên.
- Sử dụng những thể loại văn xuôi hiện đại: Tiểu thuyết luận đề, phóng sự – chính luận, tuyên ngôn....
- Cách viết giản dị, câu văn gần với lời nói thường, gần với đời sống thực.
4. Chứng minh các văn bản trên đều được viết có lí, có tình, có dẫn chứng.
- Giáo viên giải thích thế nào là “lí”, “tình”, “dẫn chứng” để HS dễ hình dung và thìm hiểu.
- Chú ý lắng nghe, hiểu.
* Lí: 
- Luận điểm, ý kiến xác thực, vững chắc, lập luận chặt chẽ. Đó là cái gốc, cái xương sống của bài văn nghị luận.
* Tình: 
- Tình cảm, cảm xúc: Nhiệt huyết, tin vào lẽ phải, vào vấn đề, vào luận điểm mà minh đưa ra.
* Chứng cứ:
- Dẫn chứng – sự thực hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
- Yêu cầu HS lập bảng thống kê các yếu tố trên trong các văn bản nghị luận đã học.
- Lập bảng thống kê các yếu tố.
- Lập bảng thống kê theo mẫu dưới đây.
Tác phẩm
Lí
Tình
Dẫn chứng
Chiếu dời đô
- Dời đô để mở mang, phát triển đất nước.
- Đô cũ không còn phù hợp, cần phải dời sang đô mới thuận lợi hơn mọi bề.
- Thương dân, vì nước, vì sự nghiệp lâu dài của dân, của nước; thái độ thận trọng và chân thành với bề tôi.
- Những lần dời đô trong lịch sử Trung Hoa; Về kinh đô Hoa Lư; Về thành Đại La.
Hịch tướng sĩ
- Làm tướng phải hết lòng vì chủ, vì dân, vì nưỡc.
- Trong khi giặc dữ hoành hành, làm nhục quốc thể, ta thì đau xót, căm hờn còn các ngươi thì thờ ơ, ăn chơi, hưởng lạc; làm sao mà không thất bại nhục nhã? Nhưng nếu mà các người bỏ lối sống cũ, chuyên cần học tập rèn quân thì lo gì không thắng lợi.
- Nhiệt huyết tràn trề, sôi sục, nồng nàn: khi căm hờn, đau xót, nhục nhã tái tê; khi hết lòng lo lắng, thương yêu; khi ân cần khuyên nhủ; khi nghiêm khắc chỉ trích, phê phán; khi mệnh lệnh nghiêm trang, dứt khoát, rạch ròi.
- Hàng loạt những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Hoa.
- Tình hình thực tế hiện tại của nước nhà.
- Nỗi lòng, tâm tình và việc làm của vị chủ tướng.
Nước Đại Việt ta
...........................
...........................
...........................
Bàn luận về phép học
...........................
...........................
...........................
Thuế máu
...........................
...........................
...........................
Đi bộ ngao du.
...........................
...........................
...........................
5. Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức của 3 văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Bình Ngô đại cáo.
- Những điểm chung về nội dung tư tưởng.
 + ý thức độc lập, chủ quyền đất nước.
 + Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
- Những điểm chung về hình thức thể loại.
 + Văn bản nghị luận trung đại.
 + Lí, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục.
- Những điểm riêng về nội dung tư tưởng.
- Hướng dẫn HS làm câu 6 ở nhà.
- Làm theo hướng dẫn
* Hoạt động 2 – Luyện tập .
II. Luyện tập.
? Trình bày cảm nhận của em về một văn bản nghị luận đã học?
* Gợi ý: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, trình bày suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Trình bày cảm nhận.
1. Bài tập 1.
- Cảm nhận về một văn bản nghị luận đã học.
3. Củng cố.
- Giáo viên nhận xét về giờ Ôn tập.
4. Dặn dò.
- Học sinh về nhà hoàn thành nội dung bài ôn tập.
- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 132- 133.doc