Giáo án Ngữ văn 8 tiết 75: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 75: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Tiết: 75 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

Tuần: 20

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

1.2 Kỹ năng:

- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.

- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.

1.3 Thái độ:

Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

2. Trọng tâm:

- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.

- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.

- Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên: Đồ dùng.

3.2 Học sinh: Bảng nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 75: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 75	VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Tuần: 20	 	 
Mục tiêu:
Kiến thức:
Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
Kỹ năng:
Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
Thái độ:
Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
Trọng tâm:
Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng. 
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: Không.
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài.
Khi viết bài văn thuyết minh có cần đi theo trình tự hay không thì bài học hôm nay sẽ giúp các em. 
Hoạt động 2: Đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
HS đọc đoạn văn a, sgk/14.
5 Trong doạn văn (a) câu nào là câu chủ đề của đoạn văn? Các câu khác có tác dụng gì?
5 Đoạn (a) được trình bày nội dung theo cách nào?
Gọi HS đọc đoạn b, sgk/14.
5 Đoạn b thuyết minh vấn đề gì?
5 Cách sắp xếp các câu ra sao?
5 Đâu là từ ngữ chủ đề? Các câu sắp xếp theo thứ tự nào?
5 Qua hai đoạn a,b hãy cho biết các câu trong đoạn văn thuyết minh được sắp xếp theo trật tự nào?
¢ Đoạn a: từ khái quát đến cụ thể. 
Đoạn b: từ trước đến sau.
HS đọc đoạn a, sgk/13
GV cho học sinh thảo luận nhóm (5 phút)
Nhóm 1,2,3: Văn bản 1.
Nhóm 4,5,6: Văn bản 2.
Các nhóm trình bày - học sinh nhận xét – Giáo viên nhận xét.
5 Hãy nêu đặc điểm và hình thức nghi vấn ?
GV cho học sinh lên bảng đặt câu hỏi.
Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài tập 1 : 
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
GV định hướng cách làm bài cho học sinh.
GV gọi 1 học sinh thực hiện trên bảng. các học sinh khác thực hiện vào nháp.
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh.
a. Câu chủ đề: Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.
Câu 2: Cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi. 
Câu 3: Cho biét lượng nước ấy bị ô nhiểm. 
Câu 4: Nêu sự thiếu nước ngọt ở các nước thế giới thứ ba. 
Câu 5: Nêu dự báo
à Sắp xếp hợp lí theo lối diễn dịch.
b. 
- Thuyết minh về cuộc đời và những cống hiến của Phạm Văn Đồng.
- Các câu tương đối độc lập với nhau và đều cùng nói về Phạm Văn Đồng à đoạn văn song hành.
- Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng. Các câu sắp xếp theo thứ tự trước sau (thời gian).
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.
Văn bản: Cây bút bi.
- Chưa rõ ràng, còn lộn xộn các ý, các ý còn chồng lẫn lên nhau.
- Đoạn 1: giới thiệu.
- Đoạn 2: nêu cấu tạo.
- Đoạn 3: cáh sử dụng và phân loại.
Sửa:
 Nên nêu cấu tạo trong vì đó là phần quan trọng nhất của cây bút.
Văn bản: Đèn bàn.
- Giới thiệu chưa hợp lí, phần thuyết minh còn lộn xộn.
- Giới thiệu bằng phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
Sửa:
- Đoạn 1: giới thiệu.
- Đoạn 2: cấu tạo, gồm 3 phần.
 + Phần đèn: bóng, đuôi, dây, công tắc.
 + Phần chao đèn.
 + Phần đế đèn.
Ghi nhớ:
- Bài văn thuyết minh gốm các ý lớn, mỗi ý được phát triển thành một đoạn văn, đoạn văn thuyết minh là một bộ phận của bài văn thuyết minh.
- Khi viết đoạn văn thuyết minh cần trình bày rõ, ngắn gọn ý chủ đề; các ý trong đoạn sắp xếp theo một trình tự hợp lí (theo cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức; theo thứ tự diễn biến sự việc hoặc theo thứ tự chính phụ,)
- Đoạn văn thuyết minh phải góp phần thể hiện đặc điểm của bài văn thuyết minh: giới thiệu được về đối tượng một cách chính xác khách quan.
III. Luyện tập:
Bài tập 1 : 
* Đoạn mở bài:
 Mời bạn đến thăm trường tôi - ngôi trường be bé, nằm ở giữa cánh đồng xanh - ngôi trường thân yêu, mái nhà chung của chúng tôi.
* Đoạn kết bài:
 Trường tôi như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quý vô cùng ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỉ niệm về trường sẽ đi theo suốt cuộc đời.
Bài 2: Có thể viết đoạn nhỏ theo các ý sau:
- Năm sinh, năm mất, quê quán và gia đình.
- Đôi nét về quá trình hoạt động và sự nghiệp.
- Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại.
4.4 Củng cố và luyện tập.
GV nhắc lại phần ghi nhớ.
- Bài văn thuyết minh gốm các ý lớn, mỗi ý được phát triển thành một đoạn văn, đoạn văn thuyết minh là một bộ phận của bài văn thuyết minh.
- Khi viết đoạn văn thuyết minh cần trình bày rõ, ngắn gọn ý chủ đề; các ý trong đoạn sắp xếp theo một trình tự hợp lí (theo cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức; theo thứ tự diễn biến sự việc hoặc theo thứ tự chính phụ,)
- Đoạn văn thuyết minh phải góp phần thể hiện đặc điểm của bài văn thuyết minh: giới thiệu được về đối tượng một cách chính xác khách quan.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài.
+ Sưu tầm một số bài văn thuộc các phương thức biểu đạt khác nhau để so sánh, đối chiếu làm mẫu tự phân tích, nhận diện.
+ Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề tự chọn.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:	
Chuẩn bị: “Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) ”. Trả lời các câu hỏi SGK.
5. Rút kinh ngiệm:	
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docVIET DOAN VAN TRONG VAN BAN THUYET MINH.doc