Tiết 60: Kiểm tra Tiếng Việt 8 (1 tiết) (Đề 3)

Tiết 60: Kiểm tra Tiếng Việt 8 (1 tiết) (Đề 3)

Tiết 60- Kiểm tra Tiếng việt

I/ Phần trắc nghiệm

 Trong đoạn văn sau:

 “Cũng như tôi mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân,chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ.Họ như con chim con đứng bên bờ tổ ,nhìn quảng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ,biết lớp,biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

1.Từ có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm là:

 a.Tính chất b. Đặc điểm c. Hình dáng d. Cảm giác.

2. Các từ học trò, lớp ,thầy thuộc trường từ vựng :

 a.cảm xúc b. sự vật c. nhà trường d. con người

3.Các từ muốn, thèm, ước ao thuộc trường từ vựng chỉ :

 a. khát vọng b.hy vọng c. mong chờ d. ham muốn

4. Trong các từ sau, từ không phải là từ tượng hình là:

a. lò xo b. uc ịch c. lộp bộp d. khúc khuỷu .

5. Đoạn trích sau “ Đột nhiên lão bảo tôi : Này ! Thằng cháu nhà tôi , đến một năm nay , chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ !

 À ! thì ra lão đang nghĩ đến thằng con” . có:

a. một thán từ b. hai thán từ c. ba thán từ d. bốn thán từ

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 60: Kiểm tra Tiếng Việt 8 (1 tiết) (Đề 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tênLớp8/. Điểm:
Tiết 60- Kiểm tra Tiếng việt
I/ Phần trắc nghiệm
 Trong đoạn văn sau:
 “Cũng như tôi mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân,chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ.Họ như con chim con đứng bên bờ tổ ,nhìn quảng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ,biết lớp,biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”
1.Từ có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm là:
 a.Tính chất	 b. Đặc điểm c. Hình dáng d. Cảm giác.
2. Các từ học trò, lớp ,thầy thuộc trường từ vựng :
 a.cảm xúc b. sự vật c. nhà trường d. con người
3.Các từ muốn, thèm, ước ao thuộc trường từ vựng chỉ :
 a.. khát vọng b.hy vọng c. mong chờ d. ham muốn
4. Trong các từ sau, từ không phải là từ tượng hình là:
a. lò xo 	b. uc ịch 	c. lộp bộp 	d. khúc khuỷu .
5. Đoạn trích sau “ Đột nhiên lão bảo tôi : Này ! Thằng cháu nhà tôi , đến một năm nay , chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ !
 À ! thì ra lão đang nghĩ đến thằng con” . có:
a. một thán từ 	b. hai thán từ c. ba thán từ d. bốn thán từ 
6. Câu có chứa tình thái từ là 
 a. Em thích trường nào thì thi vào trường ấy! b. Nhanh lên nào các bạn ơi! 
 c.Nó đi với bạn từ lúc nào? d. câu a và c.
7. Dấu câu thích hợp ở chỗ () trong câu : Năm 33 tuổi, Phan Bội Châu đỗ giải Nguyên () đỗ đầu kỳ thi Hương().Ông là nhà yêu nước và ,nhà cách mạng lớn nhất nước ta những năm đầu thế kỷ XX là: a. hai chấm b. dấu chấm c. dấu ngoặc đơn d.dấu ngoặc kép.
8. Dấu hai chấm trong VD sau :
 Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về KuKu rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết :>
dùng để đánh dấu : 
 a. lời thoại. b.lời dẫn trực tiếp c. giải thích thêm d. câu hiểu theo nghĩa đặc biệt
9.Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý :
 a.tính địa phương b. phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 
c.không sử dụng biệt ngữ d. phải có sự kết hợp với trợ từ 
10. Hai câu thơ : “Những kẻ vá trời khi lỡ bước
 Gian nan chi kể việc con con “ 
sử dụng biện pháp tu từ : a. nói giảm,nói tránh b. ẩn dụ c. nói quá d. hóan dụ 
11. Trường hợp có một bạn rất lười học, khuyên bảo nhiều lần mà không nghe, em nên nói với bạn đó : a. Bạn hãy cố gắng lên cho bố mẹ vui lòng! b. Bạn lười học quá! c.Bạn không được siêng lắm!
12. Trong các câu sau, câu ghép là câu :
a. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
b. Các em đừng khóc. c. Mọi người đi hết cả rồi còn tôi vẫn ở lại	d. Tôi ăn cơm 
II/Tự luận:
1. 3 đ Phân tích câu ghép trong đoạn văn sau: 
 Biển luôn thay đổi tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ (Vũ Tú Nam-“Biển đẹp”). Xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép.
 2. 2đ Viết lại và sử dụng dấu câu phù hợp cho đoạn văn : “Rồi chị túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa sức lẻo kheỏ của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất miệng nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu “
 3. Viết 1 đoạn văn từ 7-10 dòng giới thiệu cấu tạo của cây bút bi có sử dụng dấu ngoặc đơn, trợ từ, câu ghép (gạch dưới các trợ từ . gạch dưới câu ghép và phân tích ) 2đ
Đáp án và biểu điểm
I/ Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
d
c
a
c
b
b
c
b
b
c
b
b
 II/Tự luận:
1. 3 đ Phân tích câu ghép trong đoạn văn sau. 
 Biển luôn thay đổi tùy theo sắc mây trời.
 Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. (1)
Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. (2)
.Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ (3) 
 Xác định mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép: Điều kiện –giả thiết / kết quả.
 2. 2đ Viết lại và sử dụng dấu câu phù hợp cho đoạn văn : “Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo kheỏ của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. “
 3. Viết 1 đoạn văn từ 7-10 dòng giới thiệu cây bút bi có sử dụng dấu ngoặc đơn, trợ từ, câu ghép (gạch dưới các trợ từ . gạch dưới câu ghép và phân tích ) 2đ
 _ Nội dung : giới thiệu cấu tạo của cây bút bi 0.5 đ
 _ Có sử dụng dấu ngoặc đơn , trợ từ, câu ghép (gạch dưới các trợ từ . gạch dưới câu ghép và phân tích ) 1đ
 _ Diễn đạt, đúng cấu trúc đoạn văn 0.5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 60 Kiem tra Tieng Viet.doc