Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì II - Tuần 22

Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì II - Tuần 22

TIẾT 85: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: NGẮM TRĂNG

 (Vọng nguyệt)- Hồ Chí Minh

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu thiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dung trong hoàn cảnh tùi ngục , Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến thiên nhiên để giao hoà với thiên nhiên, với vầng trăng ngoài trời. Thấy được nghệ thuật thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc: Giọng điệu tự nhiên, thanh thoát có phép đối, phép nhân hoá Thể hiện tâm hồn thanh thản gắn bó với thiên nhiên.

- Tích hợp với những bài thơ trăng của Bác.

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, kính yêu lãnh tụ.

- Rèn kĩ năng phân tích thơ , cảm nhận thơ thất ngôn tứ tuyệt.

II. Chuẩn bị :

Thầy : Tìm đọc, giiới thiệu về “Nhật kí trong tù”

PP: Đàm thoại gợi mở ,Thuyết trình ,Giảng giải

Trò: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn

 

doc 23 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì II - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/02/2012
Ngày dạy:	
Tiết 85: Đọc - hiểu Văn bản: Ngắm trăng
 (Vọng nguyệt)- Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu thiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dung trong hoàn cảnh tùi ngục , Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến thiên nhiên để giao hoà với thiên nhiên, với vầng trăng ngoài trời. Thấy được nghệ thuật thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc: Giọng điệu tự nhiên, thanh thoát có phép đối, phép nhân hoáThể hiện tâm hồn thanh thản gắn bó với thiên nhiên.
- Tích hợp với những bài thơ trăng của Bác.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, kính yêu lãnh tụ.
- Rèn kĩ năng phân tích thơ , cảm nhận thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II. Chuẩn bị :
Thầy : Tìm đọc, giiới thiệu về “Nhật kí trong tù”
PP: Đàm thoại gợi mở ,Thuyết trình ,Giảng giải 
Trò: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn
III. Tiến trình lên lớp:
1, ổn định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng và trình bày cảm nhận của em về bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
3, bài mới
- Nói đến những sáng tác trong tù của những chiến sĩ cộng sản ta không quên “ Nhật kí trong tù”của Hồ chí Minh- với bài “ Ngắm trăng”
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Giới thiệu về tập “ Nhật ký trong tù”.
? Đọc chú thích trong SGK?
GV: Nhấn mạnh bổ sung thêm
Giới thiệu nội dung tập thơ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
GV: Giới thiệu và hướng dẫn cách đọc?
? Đọc phần phiên âm. dịch nghĩa, dịch thơ?
? Bài thơ viết theo thể loại gì?
- thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
? Nêu cấu trúc của thể thơ?
 Gồm 4 phần: khai- thừa- chuỷên- hợp.
“Vọng nguyệt” : Vọng : Ngắm 
 Nguyệt : trăng 
=> là đề tài phổ biến trong thơ cổ. Thi nhân xưa thường thảnh thơi uống rượu ngắm trăngvà sáng tác thơ( nhất là có bạn tri âm ngắm hoa)
*Hoạt động 2: Đọc hiểu chi tiết
? Đọc câu 1 “ Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”
? Hãy giải nghĩa từng yếu tố tố trong từng câu thơ?
HS: ngục- nhà tù, tung- trong, vô- không, tửu- rượu , diệc-cũng,hoa- hoa
? nghĩa của câu thơ 1 là gì?
- Trong tù cũng không rượu cũng không hoa
? Em hiểu người tù ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào?- Người tù ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, thiếu hẳn hoa và rượu
GV: Rượu và hoa là điều kiện vật chất để làm thơ- người tù ở đây là Bác
? Câu thơ 1 thông báo điều gì?
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt, thiếu thốn về điều kiện cần thiết.
? Từ” Vô- không” được nhắc đến hai lần trong dòng thơcó ý nghĩa gì?
-- Nhắc đến hai lần có ý nghã nhấn mạnhđiều kiện gợi cảm hứng để làm thơ ở đây là thiếu hẳn.
? Nhìn lại toàn câu thơ , giúp em cảm nhận được điều gì?
HS: - Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt, thiếu thốn về điều kiện cần thiết.
? Đọc câu 2
- Đối thử lương tiêu lại nhược hà
? Giải nghĩa từng từ trong câu thơ?
HS: Đối =đứng trước, đối với, hướng về
 Thử- này, lương –tốt lành( có nghĩa là đẹp)
- tiêu- đêm, lại nhược hà- biết làm thế nào
? Nghĩa của cả cả câu thơ là gì?
- Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
? Đọc câu dịch thơ? 
 - cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
? So sánh nghĩa và cấu trúc câu thơ nguyên tác với câu thơ dịch thơ?
- Câu thơ dịch mất đi phần bộc lộ thái độ bối rối vì đây là câu trần thuật- câu thơ nguyên tác là câu hỏi
GV: Giảng
? Câu thơ giúp em hiều gì của người tù?
- Tâm trạng xúc động bối rối không biết làm gì trước cảnh đẹp của đêm trăng.
? Vì sao người ngắm trăng lại có tâm trạng ấy?
- vì đang bị giam tù- cảnh đêm trăng đẹp hữu tình làm rung động tâm hồn dào dạt cảm xúc của Bác.
GV: Sau gây phút xúc động ấy người tù có quyết định như thế nào
? Đọc câu 3?
- Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
? Em hãy giải nghĩa từng từ trong câu thơ?
-nhân- người, hướng- hướng về phía trươc, song- cửa sổ, tiền- trước, khán- xem, nhìn, ngắm : minh- sáng, nguyệt- trăng.
? Câu thơ có nghĩa như thế nào?
-Người tù hướng ra trước song cửa ngắm trăng sáng
?Em hiểu người tù đã làm gì?
- Người tù chủ động hướng ra song cửa của nhà giamđể ngắm vầng trăng sáng.
GV: Câu thơ dịch tương đối sát nghĩa
? Câu thơ thể hiện tình cảm gì của Bác?
- thể hiện tình yêu trăng( yêu thiên nhiên) tha thiết
GV: Từ phong giam tăm tối người tù hướng tới vầng trăng sáng, ngoài trời tự do
? Câu thơ còn thể hiện tình cảm gì của Người?
- Thể hiện tình yêu tự do
GV Quả thật đây là một cuộc vượt ngục về tinh thần. Đúng là: Thân thể ở trong lao
 Tinh thần ở ngoài lao
* Dù trong hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt, người tù vẫn vượt lên trên hoàn cảnh, tâm hồn tràn đầy cảm hứng trước cảnh đẹp thiên nhiên
?Câu thơ còn thể hiện điều gì ở người tù?
- thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời.
* Chuyển: Cảm động trước tình cảm của Người tù, ánh trăng khi ấy ra sao? Hãy đọc câu thơ cuối?
- Nguyệt tòng song khích khán thi gia
? Hãy giải nghĩa các từ trong câu thơ?
- nguyệt – trăng, tòn- từ, theo; khích- khe cửa, chỗ ử; thi gia- nhà thơ
? Em hiểu câu thơ có nghĩa như thế nào?
- Từ khe cửa trăng ngắm nhà thơ.
? Đọc câu dịch thơ? Câu thơ dịch sát nghĩa.
? Em hiểu ánh trăng đã làm gì?
- ánh trăng từ trên cao sà xuống gần khe cửa để ngắm nhà thơ
? Nhận xét cấu trúc và phép tu từ ở hai câu thơ cuối?
- phép nhân hoá, phép đối
? Phép nhân hoá và phép đối này có ý nghĩa diễn tả điều gì?
- Trăng và người trở lên gần gũi, bình đẳng như hai người bạn chan hoà gắn bó với nhau.
? Trăng và người gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
- Trăng trên trời cao bao la tự do sà xuống gặp nhà thơ bị giam trong ngục tối.
GV: trăng và người tâm sự với nhau qua song sắt nhà tù. Sự giao cảm thiên nhiên và người xuất hiện một sự hoá thân kì diệu.
? Đó là sự hoá thân nào? - Trăng hoá thành người bạn
- tù nhân biến thành thi sĩ
GV: Trăng và người hoá lên thành một đôi bạn nghệ sĩ lặng ngắm nhau trong cuộc hội ngộ đầy cảm động.Lời thơ ở đây rất đẹp , đầy ý vị thể hiện một tư thế ngắm trăng rất hiếm thấy. Tư thế ấy thể hiện một phong thái ung dung tự tại, một tinh thần lạc quan, yêu tự do, yêu thiên nhiên , yêu trăng- Phong thái tự tin ấy gọi là “ chất thép”của người chiến sĩ cộng sản.
- Liên hệ với những bài thơ khác mà Bác cũng nói tới trăng
* Hoạt động 3: Tổng kết luyện tập
? Đọc diễn cảm bài thơ dịch của nam Trân?
Bài thơ ghi lại cảnh gì? 
- Tình cảm của bác được thể hiện ra sao? 
GV: bài thơ ghi lại một buổi ngắm trăng bất thường
Thiếu thốn về vật chất nhưng nhà thơ vẫn chủ động ngắm trăng. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác cụ thể, ta nhận ra một tâm hồn có trí tưởng tượng phong phú, phóng khoáng,nhạy cảm, một tâm hồn tinh tế khoẻ khoắn, một cốt cách thanh cao, một tấm lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, sáng ngời chất thép.
? Bài thơ viết theo thể thơ nào? Đã sở dụng thành công phép tu từ gì?
* Củng cố:
- Học thuộc bài và chuẩn bị bài tiếp theo
? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Ngắm trăng”
* Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm 
Nội dung
I Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
2. Văn bản.
- Tập “ Nhật kí trong tù” ra đời khi bác sang Trung quốc vận động cho cách mạng Việt Nam, Bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942đến mùa thu 1943
- tập thơ bằng Chữ Hán gồm 130 bài 
- Ngắm trăng được viết trong cảnh tù đầy.
3. Đọc.
4. Tìm hiểu chú thích.
5. Bố cục.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Khai đề.
- Điệp từ “không”.
- Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt, thiếu thốn về điều kiện cần thiết.
2. Thừa đề.
- Tâm trạng xúc động bối rối không biết làm gì trước cảnh đẹp của đêm trăng.
3. Câu chuyển.
Người tù chủ động hướng ra song cửa của nhà giamđể ngắm vầng trăng sáng- thể hiện tình yêu trăng -> Thể hiện tình yêu tự do
4. Câu hợp.
- Nt đối, nhân hoá.
- Trăng và người hoá lên thành một đôi bạn nghệ sĩ lặng ngắm nhau trong cuộc hội ngộ đầy cảm động -> Thế ấy thể hiện một phong thái ung dung tự tại, một tinh thần lạc quan, yêu tự do, yêu thiên nhiên , yêu trăng
III. Tổng kết:
1, Nghệ thuật:
- Thể thơ TNTT chữ Hán mang dáng vẻ cổ điển, sử dụng phép đối,nhân hoá linh hoạt điều đó khiến thơ Bác vừa sâu sắc vừa dễ hiểu.
2, nội dung:
- Vẻ đẹp vĩnhviễn của thiên nhiên đồng thời là tình yêu vĩnh viễn của con người giành cho thiên nhiên. Qua đó là nhu cầu được giao hoà với thiên nhiên, khát khao cái đẹp và sống cho cái đẹp.
* Ghi nhớ
Ngày 9/ 2/ 2012
 Ngày soạn:7/2/2012
 Ngày dạy:	
Tiết 86: Đọc - hiểu Văn Bản: Đi đường
( Tẩu lộ - Hồ chí minh)
I. Mục tiêu cần đạt.
- Hs hiểu được bài thơ TNTT bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ manh ý nghĩa sâu sắc: từ việc Đi đường gian khổ để nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.
- Tích hợp với một số bài thơ viết từ cảm hứng trên đường đi của Bác trong tập NKTT, với phần Tiếng việt ở bài câu cảm thán
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích thơ của Bác cho học sinh.
II. Chuẩn bị:
 -Thầy: Nghiên cứu bài, soạn giáo án. 
PP: Đàm thoại gợi mở ,Thuyết trình ,Giảng giải 
Trò: Học bài và chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp.
ổn định tổ chức.
KTBC: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Ngắm trăng” Và nêu cảm nhận về câu thơ cuối?
Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
?: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
?Bài thơ ghi lại việc gì ?
GV:Yêu cầu học sinh đọc rõ ràng khi đọc cần ngắt nhịp 4-3thể hiện sự suy ngẫm
GV:Đọc phần phiên âm dịch nghĩa ,dịch thơ
?Bài thơ được dịch theo thể thơ nào ?
GV:Bản dịch làm mất đi sự rắn rỏi ở nguyên tác
*Hoạt động 2: Đọc hiểu chi tiết
? Đọc nguyên tác câu 1?
? Tẩu lộ có nghĩa là gì ?
? Giải nghĩa từ "tài chi ,nan"
?Dịch nghĩa cả câu thơ ?
? Em có nhận xét gì về câu thơ đầu ?
Giọng điệu thơ tự nhiên ,thể hiện rõ sự suy ngẫm thấm thía như một sự kết luận được rút ra từ sự trải nghiệm
? ở câu thơ chữ Hán tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
Điệp ngữ "Tẩu lộ "
Làm nổi bật ý thơ đi đường thật khó khăn
GV: Câu thơ có phần khái quát vượt qua chuyện đi đường thông thường
? Nỗi gian lao vất vả được rút ra từ đâu ?
Bác rút ra từ sự thật ,từ bao cuộc đi đường chuyển lao liên miên đầy khổ ải Bác thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc có đi đường mới biết đường đi khó
GV?: Vậy đi đường khó như thế nào ?
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
? Giải nghĩa từ "trùng san ,chi ngoại ,hựu "
? Dịch nghĩa cả câu thơ ?
? Câu thừa đề tiếp tục nói về chuyện gì ?
Nói về nỗi gian lao vất vả mà người đi đường gặp phải
? Câu thơ tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ?
Điệp ngữ
? Điệp ngữ dùng trong câu thơ có tác dụng diễn tả điều gì ?
Có ý nghĩa tạo hình và có giá trị gợi cảm
GV: Trước mắt chúng ta như hiện ra dãy núi trùng trùng điệp nối tiếp nhau không dứt
G?? Từ đó em cảm nhận thấy người đi đường gặp ph khó khăn ntn?
GV: Vừa đi hết lớp núi này lại gặp ngay lớp núi khác cứ thế khó khăn chồng chất khó khăn gian lao tiếp liền gian lao ,khó khăn gian lao giường như bất tận như dãy núi này tiếp dãy núi khác
GV?: Em có nhận xét gì về giọng thơ ở đây ?
Giọng thơ rắn rỏi vững chắc
? Từ giọng thơ đó em ... hiên một người nhà quê mình mẩy lấm láp ,quần áo ướt đẫm ,chạy xông vào ,thở không ra lời :
Bẩm.... quan lớn.....đê vỡ mất rồi. 
c,Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy ,tuổi độ, bốn năm ,năm mươi .Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại. 
d,ÔiTào Khê ! Nước Tào khê làm đá mòn đấy .Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng thuỷ chung của ta !
GV?: Nêu nội dung của câu văn trên Câu (a1)dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta. 
Câu(a2) niềm tự hào của chúng ta về truyền thống lịch sử dân tộc .
Câu (a3)nêu yêu cầu mọi người phải ghi nhớ công ơn đối với các vị anh hùng.
Câu (b1) kể về hình dáng người nhà quê và(b2) lời thông báo của người nhà quê về đê đã vỡ. 
Câu ( c) miêu tả hình thức người đàn ông Cai Tứ 
Câu(d) 
GV? Nhìn vào các câu văn trên em thấy các câu văn trên có đặc điểm hình thức không ?
Các câu đó không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn cầu khiến,cảm thán .
GV?: Em hãy chỉ rõ chức năng của các câu trên ?
Câu(a1) trình bày ,câu (a2) 
câu(a3)nêu ra yêu cầu 
Câu(b1) kể ,câu(b2)thông báo 
Các câu (c) đều dùng để miêu tả 
Câu (d2) nhận định ,câu (d3) bộc lộ tình cảm cảm xúc 
GV: Các câu văn trên là câu trần thuật 
GV?: Thế nào là câu trần thuật ?
GV?:Các câu trần thuật trên khi viết kết thúc bằng dấu gì ?
GV?: Trong các kiểu câu câu nghi vấn ,câu cầu khiến ,câu trần thuật kiểu câu nào dùng nhiều nhất ? Vì sao ?
Phần lớn hoạt động giao tiếp của con người đều xoay quanh các chức năng của câu trần thuật 
?: Qua bài học hôm nay em cần ghi nhớ điều gì ?
GV: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ .
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs luyện tập.
GV?: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1?
Xác định chức năng của các kiểu câu
GV?: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2?
Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu trong phần dịch nghĩa ,dịch thơ bài "Ngắm trăng "
GV?: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 3?
GV?: Xác định các kiểu câu và chức năng của các kiểu câu ?
GV?: Nhận xét sự khác biệt ý nghĩa của các kiểu câu này ?
GV?: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 5
Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn xin lỗi ,cảm ơn, chúc mừng 
4.Củng cố: 
- GV Khái quát lại kiến thức cơ bản
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ 
- Làm bài tập 4,6
- Lập bảng so sánh các kiểu câu
Nội dung
I.Đặc điểm hình thức và chức năng:
1.Ví dụ: 
2.Nhận xét:
- Câu trần thuật là câu không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn ,câu cầu khiến ,câu cảm thán .
- Chức năng dùng để kể thông báo nhận định ,miêu tả yêu cầu đề nghị hay bộc lộ tình cảm cảm xúc .
- Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng đôi khi có thể kết thúc bằng dấu chấm than dấu chấm lửng 
3.Ghi nhớ sgk
II .Luyện tập:
1.Bài tập1.
a)Cả ba câu đều là câu trần thuật 
- Câu1dùng để kể 
- Câu2và3dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt .
b)Câu1:câu trần thuật dùng để kể .Câu2:câu cảm thán (được đánh dấu bằng từ quá )dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc .Câu3 và 4 câu trần thuật ,bộc lộ tình cảm ,cảm xúc : cảm ơn 
2.Bài tập 2
Câu thứ hai trong phần dịch là câu nghi vấn ,dịch thơ là câu trần thuật .Hai câu này tuy khác về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa :đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ ,khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó 
3.Bài tập 3
a) Câu cầu khiến 
b)Câu nghi vấn 
c)Câu trần thuật 
Cả ba câu dùng để cầu khiến (có chức năng giống nhau ). Câu (b) và (c) thể hiện ý cầu khiến (đề nghị )nhẹ nhàng ,nhã nhặn và lịch sự hơn câu(a)
4.Bài tập 5
Hứa: Tôi xin hứa với anh là ngày mai tôi đến sớm 
Cảm ơn :Em xin cảm ơn cô 
Chúc mừng :Em xin chúc mừng anh 
Cam đoan:Tôi xin cam đoan là hàng thật 
* Rút kinh nghiệm:
 Ngày 16 tháng 02 năm 2012
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 91 Câu phủ định
I .Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh hiểu được đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định 
-Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp 
-Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định 
-Giáo dục ý thức viết câu đúng mục đích diễn đạt 
II.Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ hoặc máy chiếu
Hs: Đọc trước bài ở nhà 
III.Tiến trình lên lớp: 
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ:Thế nào là câu trần thuật ?Phân biệt câu trần thuật với câu nghi vấn ?
3.Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
*Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng.
GV: Gọi học sinh đọc ví dụ 
Câu (a) thông báo điều gì ?
Nam đi Huế 
GV?: Các câu b,c,d thông báo điều gì? 
Phủ định việc Nam đi Huế 
GV?: Nội dung phủ định này được bộc lộ trực tiếp qua những từ nào ?
b(không ),c( cha ),d(chẳng )
GV: Đây là từ phủ định 
GV?: Câu( e)bác bỏ ý nào ?
Bác bỏ ý Nam đi Huế 
GV: Những câu b,c,d,là những câu phủ định 
GV: Gọi học sinh đọc đoạn trích "Thầy bói xem voi "
GV?: Tìm câu phủ định trong đoạn trích trên ?
Không phải nó chầnchẫn như cái đòn càn 
Đâu có !Nó bè bè như cái quạt thóc .
GV?: Em hãy so sánh hai câu này với 3 câu này ở mục 1về nội dung phủ định có gì khác nhau ?
Câu b,c,d,có vào nội dung phủ định 
Hai câu phủ định ở ví dụ 2.5không có phần biểu thị nội dung bị phủ định GV?: Nội dung bị phủ định trong câu " không phải nó chần chẫn như cái đòn càn "được thể hiện trong câu nói của ai? 
Thể hiện trong câu nói của ông sờ vòi ( Tưởng con voi nó thế nào hoá ra nó ,hoá ra nó sun sun như con đỉa )
GV?: Nội dung bị phủ định trong câu Đâu có !"được thể hiện trong câu nói của ai ?
Nội dung bị phủ định trong câu phủ định "Đâu có "được thể hiện trong câu nói của ông thầy bói sờ vòi :"Tưởng con voi ....con đỉa "và ông thầy bói sờ ngà :"nó chần chẫn .....đòn càn "
GV?: Vậy mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì ?
"không phải "bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi 
"đâu có "trực tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ ngà gián tiếp bác bỏ nhận định của ông thầy bói sờ vòi 
GV?: Em hiểu thế nào là câu phủ định ?
GV?: Câu phủ định có chức năng dùng để làm gì ?
GV cho học sinh đọc ghi nhớ.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV:Yêu cầu học sinh đọc xác định yêu cầu của bài tập 
Trong các câu sau câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao?
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2?
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3?
GV: Khi thay không bằng "cha " thì ý nghĩa thay đổi 
"Cha "biểu thị ý nghĩa phủ định "đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có nhưng sau đó có thể có ,còn "không "cũng biểu thị ý nghĩa phủ định đối với một điều nhất định nhưng không có hàm ý về sau có thể 
GV?: Câu nào phù hợp hơn ?Vì sao ?
4. Củng cố: GV khái quát lại toàn bộ nội dung chính của bài
5.Hướng dẫn về nhà 
Học thuộc lòng phần ghi nhớ 
Làm bài tập 4,5,6
Nội dung
I.Đặc điểm hình thức và chức năng:
 1.Ví dụ. 
2.Nhận xét. 
-Hình thức : Câu phủ định là câu có từ ngữ phủ định như không ,chẳng chưa. 
-Chức năng : 
+Thông báo không có sự việc ,tính chất quan hệ nào đó 
+Phản bác 1ý kiến một nhận định 
3. Ghi nhớ SGK
II.Luyện tập:
1.Bài tập 1
Câu :"Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ?"là câu ông giáo dùng để phản bác lại suỹ nghĩ của Lão Hạc (Cái giống nó cũng khôn .....lừa nó )
Câu "Không chúng con không đói nữa đâu "là câu cái Tí muốn làm thay đổi điều mà nó cho là mẹ nó đang nghĩ mấy đứa con đang đói quá 
2.Bài tập 2
Cả ba câu đều là câu phủ định .Nhưng câu phủ định này có điểm đặc biệt là có một từ phủ định ,kết hợp với một từ phủ định khác ,hay kết hợp với một từ nghi vấn (ai chẳng )và một từ bất phủ định (không ai không ).Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định chứ không phải là phủ định 
*Những câu không có từ phủ định mà ý nghĩa tương đương với những a)Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường song có ý nghĩa 
b)Thángtám hồng ngọc đỏ ,hồng hạc vàng ,ai cũng từng ăn trong tết trung thu ,ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ .
Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội ,ai ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
3 Bài tập 3
Nếu thay không bằng chưa thì câu này viết lại như sau: 
Choắt chưa dậy được ,nằm thoi thóp 
Trong câu chuyện Dế Choắt sau khi bị mổ đã nằm thoi thóp không bao giờ dậy nữa và chết .Vì vậy câu của Tô Hoài phù hợp với mạch chuyện hơn 
* Rút kinh nghiệm:
 Ngày 08 tháng 02 năm 2011
Ngày soạn :
Ngày dạy:
Tiết92 Chương trình địa phương ( Phần tập làm văn)
I Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử địa phương mình đảm bảo chính xác mạch lạc ,hấp dẫn ,đúng thể loại ,qua đó thêm hiểu biết yêu mến tự hào về quê hương mình .
-Rèn kỹ năng chủân bị viết bài văn thuyết minh về đề tài giới thiệu danh lam thắng cảnh ,di tích lịch sử địa phương 
-Giáo dục lòng yêu mến quê hương đất nước ,khám phá những điêù tốt đẹp trên quê hương mình 
II.Chuẩn bị 
GV: Tìm hiểu danh lam thắng cảnh ở địa phương 
Hs: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên 
III.Tiến trình lên lớp 
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo nhóm 
3.Bài mới:
GV: Nhắc lại đối tượng thuyết minh : Trường T H C S Châu Sơn Thành phố phủ Lý.
Đề bài trên thuộc kiểu bài thuyết minh nào ?
Kiểu bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh 
GV?: Đại diện nhóm một trình bày phần tìm hiểu của nhóm 
Hs: Trình bày yêu cầu : 
+Tìm hiểu về vị trí của trường
+Tìm hiểu về khuôn viên của trường 
+Tìm hiểu về phong cảnh của trường 
Hs:Trình bày kết qua tìm hiểu được theo kiểu bài thuyết minh 
+Vị trí Trường thcs Châu Sơn nằm ở trung tâm xã ,phía Bắc ,phía đông là cánh đồng lúa 
+Khuôn viên : Diện tích 20000m2
 Xung quanh có tường bao bọc 
+ Phong cảnh : Khu nhà cao tầng nhiều phòng ....hướng nam 
 Hai dãy nhà 2 tầng quay mặt vào nhau làm trường có hình chữ u
 Sân chơi thoáng mát 
GV: Nhận xét về ngữ điệu và tác phong về nội dung 
Đại diện nhóm 2 trình bày phần tìm của nhóm 
Hs1:Trình bày yêu cầu : Tìm hiểu về truyền thống của trường (năm trường thành lập ,số lớp những năm đầu ,số học sinh ,số giáo viên ở từng thời kỳ thay đổi) )
Thành tích dạy và học của thầy và trò 
Hs2: Trình bày kết quả tìm hiểu theo kiểu bài thuyết minh 
Năm thành lập 
-Số lớp số giáo viên qua từng thời kỳ 
-Thành tích thi đua hai tốt 
+Thành tích tổng quát 
+Thành tích những năm gần đây
GV: Nhận xét tác phong ,nội dung 
GV: Đây là những tài liệu cần thiết ,các phần trọng tâm của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 
GV?: Muốn có những tài liệu này ta phải làm gì ? 
Ta phải tìm hiểu ,quan sát thực tế ,ghi chép ,sắp xếp theo trình tự và trình bày theo yêu cầu thuyết minh 
4. Củng cố: GV: Khái quát lại kiến thức cơ bản của thể loại
5.Hướng dẫn về nhà.
Từ những tư liệu trên viết thành bài thuyết minh về Trường THCS Châu Sơn.
* Rút kinh nghiệm:
 Ngày 08 tháng 02 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 tuan 22.doc